Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 1


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC


GIÁO TRÌNH

CHĂN NUÔI LỢN

(Lưu hành nội bộ)


Tác giả:Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

Quảng Ninh, năm 2021

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.


Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Chăn nuôi lợn - Trường CĐ Nông Lâm Đông Bắc - 1

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình chăn nuôi lợn là môđun chuyên ngành của chương trình đào tạo hệ trung cấp nghề chăn nuôi thú y. Mô đun này giúp học sinh nắm được vai trò của ngành chăn nuôi lợn trong sản xuất và đời sống xã hội. Cung cấp cho người học có cái nhìn tổng thể về sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn, từ đó có thể định hướng được những vấn đề cần quan tâm, giải quyết cả về lý thuyết và thực tiễn.

Giáo trình gồm 6 bài:

Bài 1: Giống heo và công tác giống Bài 2: Dinh dưỡng và thức ăn nuôi heo

Bài 3: Xây dựng và quản lý chuồng trại nuôi heo Bài 4: Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc heo

Bài 5: Các biện pháp phòng bệnh trong trại heo Bài 6: Quản lý sản xuất trong trại heo

Để hoàn thiện giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc; phòng đào tạo; Văn bản hướng dẫn của Bộ Lao Động TBXH. Sự hợp tác, giúp đỡ của giáo viên trong bộ môn chăn nuôi, sự đóng góp ý kiến của các cán bộ kĩ thuật của các đơn vị liên quan. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến đến các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.

Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề chăn nuôi, nghề thú y. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.

Quảng ninh, ngày 12 tháng 05 năm 2021

Người biên soạn

1. Trần Thị Vân Hà (chủ biên)

2. Mai Thị Thanh Nga

3. Vũ Việt Hà

MỤC LỤC

GIÁO TRÌNH 1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2

LỜI GIỚI THIỆU 3

MỤC LỤC 4

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN 7

Bài 1: GIỐNG HEO VÀ CÔNG TÁC GIỐNG 9

1. Các giống heo 9

1.1. Giống heo ngoại 9

1.2. Giống heo nội địa 11

2. Công tác giống 14

2.1. Mục tiêu 14

2.2. Chọn giống heo 14

2.3. Chọn heo giống 14

Bài 2: DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN NUÔI HEO 16

1. Dinh dưỡng heo 16

1.1. Vai trò của nước 16

1.2. Vai trò của Protein 17

1.3. Vai trò của Gluxit 17

1.4. Vai trò của Lipit 18

1.5. Vai trò của Vitamin 18

1.6. Vai trò của chất khoáng 18

2. Thức ăn nuôi heo 19

2.1. Thức ăn cơ bản 19

2.2. Thức ăn bổ sung 21

2.3. Thức ăn tổng hợp 22

2.4. Phương pháp phối trộn khẩu phần thức ăn 22

Bài 3: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO 24

1. Yêu cầu trong xây dựng chuồng nuôi 25

1.1. Vị trí chuồng 25

1.2. Hướng chuồng 25

1.3. Tiểu khí hậu của chuồng 25

1.4. Kết cấu chuồng và thiết bị trong chuồng 26

2. Các loại chuồng heo 29

2.1. Chuồng heo đực 29

2.2. Chuồng heo nái khô và nái chửa 29

2.3. Chuồng lồng cho heo nái đẻ 29

2.4. Chuồng heo cai sữa 30

2.5. Chuồng cho heo choai, heo vỗ béo và heo hậu bị 31

3. Hệ thống xử lý chất thải 31

3.1. Đường mương 31

3.2. Nhà ủ phân và bể lắng phân 31

3.3. Hầm phân huỷ hiếm khí và túi sinh học 31

4. Quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại 32

Bài 4: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC HEO 34

1. Nuôi dưỡng chăm sóc heo cái hậu bị 35

1.1. Dinh dưỡng 35

1.2. Tuổi phối giống lần đầu 35

1.3. Dấu hiệu heo cái động dục và thời điểm phối giống 36

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác heo đực giống 37

2.1. Dinh dưỡng 37

2.2. Những điều cần lưu ý khi mua heo đực 38

2.3. Vài đặc điểm của tinh dịch heo 39

2.4. Quản lý và khai thác heo đực giống 39

3. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái mang thai 40

3.1. Phát hiện heo nái mang thai 41

3.2. Chăm sóc và cho ăn 41

4. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con 42

4.1. Dấu hiệu heo nái sắp sinh 42

4.2. Chăm sóc heo nái sau sinh và heo con sơ sinh 42

4.3. Nuôi heo nái sau sinh 44

5. Nuôi heo con theo mẹ 45

5.1. Chăm sóc heo con mới sinh 45

5.2. Cho heo com bú sữa đầu 46

5.3. Ghép đàn 46

5.4. Tập cho heo con ăn sớm 46

6. Nuôi heo con cai sữa 47

6.1. Quản lý và chăm sóc 47

6.2. Dinh dưỡng 48

7. Nuôi heo thịt 49

7.1. Dinh dưỡng 49

7.2. Giai đoạn I 50

7.3. Giai đoạn II 50

Bài 5: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TRONG TRẠI HEO 52

1.Vệ sinh 52

2. Lựa chọn và sử dụng các chất khử trùng để phòng ngừa dịch bệnh 53

2.1. Với chuồng trại 53

2.2. Với phương tiện vận chuyển 53

2.3. Với chất thải của vật nuôi 53

2.4. Với dụng cụ chăn nuôi 53

3. Thiết lập lịch bảo vệ đàn heo 53

4. Tiêm phòng vaccine 54

4.1. Lịch tiêm cho heo con 54

4.2. Lịch tiêm cho heo nái 54

5. Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh 55

5.1. Kiểm soát và tiêu diệt mầm bệnh vào trại 55

5.2. Nâng cao khả năng miễn dịch của heo. 55

Bài 6: QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG TRẠI HEO 57

1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 57

1.1. Heo đực giống 57

1.1.3. Số lượng nái/đực phụ trách 58

1.1.4. Thời hạn sử dụng: 3 năm 58

1.1.5. Khả năng phối giống cho lợn nái cơ bản phải đạt 58

1.2. Heo nái 58

1.3. Heo thịt 58

2. Xác định cơ cấu đàn heo 59

2.1. Khái niệm: 59

2.2. Phương pháp xác định: 60

3. Kế hoạch lao động 62

4. Kế hoạch thức ăn 62

5. Sổ sách và ghi chép 62

6. Tính toán giá thành sản phẩm 62

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN

Tên môn học/mô đun: Chăn nuôi lợn

Mã môn học/môđun: MĐ 13

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Vị trí: Mô đun chăn nuôi lợn được bố trí học sau môn học/mô đun cơ sở. Mô đun cung cấp những kiến thức cơ bản trong công tác chọn giống, xây dựng chuồng trại, quy trình chăm sóc và quản lý đàn lợn sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

- Tính chất: Chăn nuôi lợn là mô đun chuyên môn bắt buộc của chương trình đào tạo nghề chăn nuôi thú y.

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

+ Môn đun chăn nuôi lợn nhằm tạo nền kiến thức cho kỹ thuật chăn nuôi chuyên khoa.

+ Sau khi học xong mô đun người học có thể hiểu được những kiến thức cơ bản về chăn nuôi lợn. Áp dụng để học hiệu quả hơn các môn học/ mô đun tiếp theo đồng thời vận dụng những hiểu biết về mô đun có thể cải tiến các kĩ thuật chăn nuôi cho hiệu quả năng suất cao.

Mục tiêu của môn học/mô đun:

- Về kiến thức:

+ Nhận biết được đặc điểm sinh học của một số giống lợn đang được nuôi phổ biến ở nước ta.

+ Trình bày được cách lựa chọn giống, xây dựng chuồng trại, nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi các loại lợn.

- Về kỹ năng:

+ Thực hiện được các công việc trong quy trình chăn nuôi lợn theo các phương thức chăn nuôi hiện nay

+ Sử dụng được trang thiết bị, công nghệ mới vào trong quy trình chăn nuôi lợn, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

+ Xây dựng được những mô hình sản xuất lợn đảm bảo tạo ra sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho con người và môi trường sinh thái.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình thực hiện công việc.

+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong việc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn.

+ Có tinh thần học tập tích cực, sáng tạo.

+ Có ý thức học hỏi kiến thức của các môn học cùng chuyên môn khác;

+ Có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu thương động vật.

Nội dung của môn học/mô đun:

Giáo trình gồm 6 bài:

Bài 1: Giống heo và công tác giống Bài 2: Dinh dưỡng và thức ăn nuôi heo

Bài 3: Xây dựng và quản lý chuồng trại nuôi heo

Bài 4: Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc heo Bài 5: Các biện pháp phòng bệnh trong trại heo Bài 6: Quản lý sản xuất trong trại heo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2023