Đọc Giá Trị Bằng Máy Chẩn Đoán (Vị Trí Chân Ga Số 1 Và Số 2)

1. Trình bày quy trình chẩn đoán van VSV

2. Lập quy trình chẩn đoán van VSV của động cơ xe Honda City

BÀI 11: CHẨN ĐOÁN MÃ LỖI MẠCH CẢM BIẾN VỊ TRÍ BÀN ĐẠP GA Mã bài: CMĐ 30-11


Giới thiệu:

Cảm biến vị trí bàn đạp ga dùng để chuyển góc mở của bàn đạp ga thành tín hiệu điện áp chuyển về ECM. ECM sử dụng tín hiệu này để điều khiển môtơ và mô tơsẽ điều khiển góc mở của bướm ga.

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của cảm biến, dây điện, giắc nối, ECM,… trên động cơ dần thay đổi và dẫn tới hư hỏng bất thường trong quá trình sử dụng của ô tô. Vì vậy các kiến thức và kinh nghiệm về công việc chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng thường gặp của hệ thống điện ô tô rất cần thiết cho người thợ sửa chữa ô tô và người cán bộ kỹ thuật. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện trên động cơ ô tô luôn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy có công suất lớn và an toàn cao nhất.


Mục tiêu:

- Trình bày được quy trình chẩn đoán mã lỗi cảm biến vị trí bàn đạp ga

- Sử dụng thành thạo máy chẩn đoán, dụng cụ kiểm tra

- Chẩn đoán đúng theo qui trình, phát hiện và sửa chữa được mã lỗi cảm biến vị trí bàn đạp ga


Nội dung chính:


1. Đọc giá trị bằng máy chẩn đoán (vị trí chân ga số 1 và số 2)

- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.

- Bật khoá điện ON.

- Bật máy chẩn đoán ON.

- Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / Data List / Throttle Pos

#1 and Throttle Pos #2.

- Đọc giá trị.


Hình 11 1 Đạp nhả bàn đạp ga Điện áp tiêu chuẩn Điều khiển bàn đạp ga 1


Hình 11.1. Đạp, nhả bàn đạp ga

Điện áp tiêu chuẩn:


Điều khiển bàn đạp ga

Accelerator position no. 1

Accelerator position no. 2

Nhả

Từ 0.5 đến 1.1 V

Từ 1.2 đến 2.0 V

Đạp

Từ 2.6 đến 4.5 V

Từ 3.4 đến 5.0 V

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


OK

NG

Đi đến bước 2


Kiểm tra hư hỏng do chập chờn

2. Kiểm tra dây điện và giắc nối (cảm biến vị trí bàn đạp ga - ECM)

- Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí bàn đạp ga.

- Ngắt giắc nối của ECM.

Hình 11 2 Giắc cảm biến bàn đạp ga và ECM Đo điện trở giữa 2 giắc nối 2


Hình 11.2. Giắc cảm biến bàn đạp ga và ECM

- Đo điện trở giữa 2 giắc nối (Kiểm tra hở mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: dưới 1 Ω

OK

NG

- Đo điện trở giữa các giắc nối với mass thân xe (Kiểm tra ngắn mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên


Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối


3. Kiểm tra ECM (điện áp VCPA và VCP2)

- Ngắt giắc nối của cảm biến vị trí bàn đạp ga.

- Bật khoá điện ON.


Hình 11 3 Giắc cái cảm biến vị trí bàn đạp ga Đo điện áp theo các giá trị 3

Hình 11.3. Giắc cái cảm biến vị trí bàn đạp ga

- Đo điện áp theo các giá trị trong bảng dưới đây.

Điện áp tiêu chuẩn:

Trạng thái của công tắc

Điều kiện tiêu chuẩn

(VCPA) - (EPA)

Khoá điện ON

Từ 4.5 đến 5.5 V

(VCP2) - (EPA2)

Khoá điện ON

Từ 4.5 đến 5.5 V

Nối dụng cụ đo


OK

NG

Thay thế ECM


4. Thay thế cụm bàn đạp ga

5. Kiểm tra xem mã DTC đã phát ra có xuất hiện lại không (mã DTC của cảm biến vị trí bàn đạp ga)

- Nối máy chẩn đoán vào giắc DLC3.

- Bật khoá điện ON.

- Bật máy chẩn đoán ON.

- Xóa các mã DTC.

- Để cho động cơ chạy không tải trong 15 giây trở lên.

- Đạp hết và nhả nhanh bàn đạp ga vài lần.

- Chọn các mục sau: Powertrain / Engine and ECT / DTC.

- Đọc các mã DTC.

Kết quả:


Kết quả

Đi đến bước

P2120, P2122, P2123, P2125, P2127, P2128 hoặc P2138

A

Mã mã DTC không phát ra

B

Kết thúc Thay thế ECM  Câu hỏi và bài tập 1 Trình bày quy trình chẩn đoán 4Kết thúc Thay thế ECM

Câu hỏi và bài tập :

1. Trình bày quy trình chẩn đoán cảm biến bàn đạp ga

2. Lập quy trình chẩn đoán cảm biến bàn đạp ga của động cơ xe Honda City

BÀI 12: CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG ĐỘNG CƠ KHÔNG KHỞI ĐỘNG ĐƯỢC

Mã bài: CMĐ 30-12


Giới thiệu:

Hệ thống khởi động có nhiệm vụ cung cấp cho động cơ một mô men quay đủ lớn ban đầu để động cơ thực hiện hút nén nổ xả và sau đó động cơ tiếp tục hoạt động bình thường.

Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật các bộ phận của hệ thống khởi động trên động cơ dần thay đổi và dẫn tới hư hỏng bất thường trong quá trình sử dụng của ô tô. Vì vậy các kiến thức và kinh nghiệm về công việc chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các hư hỏng thường gặp của hệ thống điện ô tô rất cần thiết cho người thợ sửa chữa ô tô và người cán bộ kỹ thuật. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của các thiết bị điện trên động cơ ô tô luôn ở trạng thái làm việc với độ tin cậy có công suất lớn và an toàn cao nhất.


Mục tiêu:

- Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân động cơ khởi động không được

- Chẩn đoán phát hiện và sừa chữa được các hư hỏng động cơ khởi động không được

Nội dung chính:

1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng

1.1. Hiện tượng: Khi khởi động, động cơ không quay

1.2. Nguyên nhân hư hỏng:

- Ắc quy

- Cầu chì khởi động, rơ le khởi động

- Máy khởi động

- Mạch điện khởi động.

2. Kiểm tra và sửa chữa

2.1 Ắc quy

2.1.1 Kiểm tra tình trạng ắc quy

- Kiểm tra hư hỏng hoặc biến dạng của ắc quy. Nếu phát hiện ra ắc quy bị hỏng, bị biến dạng hoặc có rò rỉ, hãy thay thế ắc quy.

- Kiểm tra mức dung dịch trong từng ngăn.

Nếu mức dung dịch thấp hơn mức dưới, hãy bổ sung nước cất vào từng ngăn. Sau đó nạp lại ắc quy và kiểm tra tỷ trọng dung dịch.

Tỷ trọng riêng tiêu chuẩn: 1.25 đến 1.29 ở 20 °C ( 68°F)

Nếu điện áp nhỏ hơn 9.6 V, hãy nạp điện hoặc thay thế ắc quy.

Chú ý:

Trước khi kiểm tra điện áp ắc quy, tắt tất các các thiết bị điện (đèn pha, quạt gió,…).

2.1.2. Kiểm tra cực ắc quy và cầu chì

- Kiểm tra rằng các cực ắc quy không bị lỏng hoặc bị ăn mòn. Nếu các điện cực bị ăn mòn, hãy làm sạch các cực.

- Đo điện trở của các cầu chì.

- Điện trở tiêu chuẩn: Dưới 1 Ω

Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay thế các cầu chì cần thiết.

2.1.3. Kiểm tra dây đai máy phát

- Kiểm tra mòn, nứt hoặc dấu hiệu hư hỏng khác của dây đai. Nếu tìm thấy hư hỏng, hãy thay dây đai chữ V.

CHÚ Ý:

Thay thế đai dẫn động nếu tìm thấy có bất kỳ hư hỏng sau đây:

Đai bị mòn và dây lộ ra.

Nứt trên dây điện nhiều hơn một vị trí.

Đai đã bị sứt một miếng.

- Kiểm tra rằng đai được lắp đúng vào puli.

CHÚ Ý:

Kiểm tra lại bằng tay xem đai không trượt ra khỏi các rãnh ở bên dưới của puli.

2.1.4. Quan sát dây điện của máy phát :

Kiểm tra rằng dây điện đang ở tình trạng tốt.

2.1.5. Lắng nghe tiếng kêu bất thường từ máy phát

Kiểm tra rằng máy phát không phát ra bất kỳ tiếng kêu bất thường nào trong khi động cơ đang nổ máy.

2.1.6. Kiểm tra mạch đèn báo nạp

- Bật khoá điện ON. Kiểm tra xem đèn báo nạp sáng lên không.

- Khởi động động cơ và kiểm tra rằng đèn báo nạp phải tắt đi. Nếu đèn không hoạt động như mô tả, hãy sửa chữa mạch đèn báo nạp.

2.1.7. Kiểm tra mạch nạp không có tải

- Nối một Vônkế và Ampe kế vào mạch nạp như sau:

Ngắt dây điện ra khỏi cực B của máy phát và nối nó vào cực âm (-) của Ămpe kế.

Nối cực dương (+) của Ampe kế vào cực B của máy phát.

Nối cực dương (+) của vôn kế vào cực dương (+) của ắc quy.

Nối Mass cực âm (-) của vôn kế.


Hình 12 2 Kiểm tra mạch nạp không có tải Kiểm tra mạch nạp 5

Hình 12.2. Kiểm tra mạch nạp không có tải

- Kiểm tra mạch nạp:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2023