1 - 2 | Lạnh | Từ 1630 đến 2740 Ω |
1 - 2 | Nóng | Từ 2065 đến 3225 Ω |
Có thể bạn quan tâm!
- Đọc Giá Trị Bằng Máy Chẩn Đoán (Vị Trí Chân Ga Số 1 Và Số 2)
- Trình Bày Quy Trình Chẩn Đoán Hệ Thống Khởi Động
- Chẩn đoán điện điều khiển động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 13
- Chẩn đoán điện điều khiển động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 15
- Chẩn đoán điện điều khiển động cơ Nghề Công nghệ ô tô - Cao đẳng - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp - 16
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
GỢI Ý:
Trong chương này, khái niệm “Lạnh” và “Nóng” là nhiệt độ của các cuộn dây. "Lạnh" có nghĩa là nhiệt độ của cuộn dây trong khoảng từ -10°C đến 50.00 °C (14°F to 50 °C). "Nóng" có nghĩa là nhiệt độ của cuộn dây trong khoảng từ 50°C đến 100.00 °C (122°F đến 100 °C).
Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, hãy thay thế cảm biến vị trí trục cam.
Câu hỏi và bài tập :
1. Trình bày quy trình chẩn đoán động cơ không nổ
2. Lập quy trình chẩn đoán động cơ không nổ của động cơ xe Hyundai i10
BÀI 14: CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG ĐỘNG CƠ KHÓ NỔ Mã bài: CMĐ 30-14
Giới thiệu:
Hệ thống điều khiển trên động cơ phun xăng điện tử là một hệ thống toàn diện bao gồm các thiết bị đầu vào (các cảm biến) và đầu ra (hệ thống đánh lửa, phun nhiên liệu,…). Hệ thống điều khiển bằng máy tính là sau khi ECM động cơ xử lý các tín hiệu vào từ các cảm biến và truyền các tín hiệu điều khiển đến các bộ chấp hành (đánh lửa, phun nhiên liệu,…)
Trong quá trình sử dụng, hệ thống điều khiển trên động cơ luôn xảy ra các hư hỏng bất thường cần phải được kiểm tra, sửa chữa kịp thời, nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của động cơ ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất.
Vì vậy công việc chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của động cơ cần được tiến hành nhanh chóng và chính xác để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tính năng vận hành và nâng cao tuổi thọ của động cơ.
Mục tiêu:
- Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân động cơ khó nổ
- Chẩn đoán phát hiện và sừa chữa được các hư hỏng động cơ khởi động khó nổ
Nội dung chính:
1. Hiện tượng, nguyên nhân
1.1. Hiện tượng: Khởi động động cơ khó nổ
1.2. Nguyên nhân:
- Hệ thống nhiên liệu
- Mạch điều khiển vòi phun
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
- Hệ thống đánh lửa
- Áp suất nén động cơ
- Hệ thống nạp khí
- Cụm cổ họng gió
2. Kiểm tra và sửa chữa
2.1. Hệ thống nhiên liệu
2.1.1. Kiểm tra ECU chính thân xe (rơ le C/OPN)
- Tháo ECU chính thân xe.
- Nối cực dương (+) của ắc quy và nối cực âm của ắc quy vào hai đầu cuộn của rơ le C/OPN.
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện trở tiêu chuẩn:
Điều kiện kiểm tra | Điều kiện tiêu chuẩn | |
Hai đầu tiếp điểm rơ le C/OPN | Khi không cấp điện áp ắc quy | 10 kΩ trở lên |
Khi điện áp ắc quy được cấp đến 2 cực của rơ le C/OPN | Dưới 1 Ω |
OK
C/OPN
NG
Thay thế ECU chính thân xe hoặc rơ le
2.1.2. Kiểm tra dây điện và giắc nối (ECU chính thân xe – ECM)
- Tháo giắc nối của ECU chính thân xe.
- Ngắt giắc nối của ECM.
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra hở mạch):
Điều kiện kiểm tra | Điều kiện tiêu chuẩn | |
Rơ le C/OPN- (FC) | Mọi điều kiện | Dưới 1 Ω |
Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra ngắn mạch):
Điều kiện kiểm tra | Điều kiện tiêu chuẩn |
Mọi điều kiện | 10 kΩ trở lên |
(FC) - Mass thân xe
OK
NG
Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối
2.1.3. Kiểm tra dây điện và giắc nối (ECU chính thân xe – Bơm nhiên liệu – Mass thân xe)
- Kiểm tra dây điện và các giắc nối giữa ECU chính và bơm nhiên liệu.
- Tháo giắc nối của ECU chính thân xe.
- Ngắt giắc nối của bơm nhiên liệu.
- Đo điện trở giữa 2 giắc nối (Kiểm tra hở mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: dưới 1 Ω
OK
NG
- Đo điện trở giữa các giắc nối với mass thân xe (Kiểm tra ngắn mạch): Điều kiện tiêu chuẩn: 10 kΩ trở lên
Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối
2.1.4. Kiểm tra bơm nhiên liệu
- Kiểm tra điện trở của bơm nhiên liệu:
Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây
Điện trở tiêu chuẩn:
Điều kiện kiểm tra | Điều kiện tiêu chuẩn | |
4 - 5 | 20°C (68°F) | Từ 0.2 đến 3.0 Ω |
- Kiểm tra sự vận hành của bơm nhiên liệu.
Cấp điện áp ắc quy vào các cực của bơm nhiên liệu.
Kiểm tra rằng bơm nhiên liệu hoạt động.
o CHÚ Ý:
Phép thử này phải được thực hiện nhanh (trong vòng 10 giây) để tránh cho cuộn dây khỏi bị cháy.
Hãy giữ cho bơm nhiên liệu càng xa ắc quy càng tốt.
Luôn tiến hành đóng ngắt mạch ở phía ắc quy.
OK
NG
Thay thế bơm nhiên liệu
Thay thế ECM
2.2 Mạch điều khiển vòi phun
2.2.1 Kiểm tra ECM (Điện áp chân #10, #20, #30, #40)
- Ngắt giắc nối của ECM.
- Bật khoá điện ON.
- Đo điện áp theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện áp tiêu chuẩn:
Trạng thái của công tắc | Điều kiện tiêu chuẩn | |
(#10) - (E01) | Khoá điện ON | Từ 11 đến 14 V |
(#20) - (E01) | Khoá điện ON | Từ 11 đến 14 V |
(#30) - (E01) | Khoá điện ON | Từ 11 đến 14 V |
(#40) - (E01) | Khoá điện ON | Từ 11 đến 14 V |
OK
- Nối lại giắc nối của ECM.
NG
Kiểm tra cầu chì AM2, rơ le IG2, mạch vòi phun
2.2.2 Kiểm tra dây điện và giắc nối (Nối mass cho ECM)
- Ngắt giắc nối của ECM.
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện trở tiêu chuẩn (Kiểm tra hở mạch):
Điều kiện kiểm tra | Điều kiện tiêu chuẩn | |
(E01) - Mass thân xe | Mọi điều kiện | Dưới 1 Ω |
- Nối lại giắc nối của ECM.
OK
NG
Sửa chữa hay thay thế dây điện hoặc giắc nối
2.2.3. Kiểm tra vòi phun
- Kiểm tra điện trở: Dùng ôm kế đo điện trở các cực
- Điện trở tiêu chuẩn:
Điều kiện kiểm tra | Điều kiện tiêu chuẩn | |
1 - 2 | 20°C | Từ 11,6 đến 12,4 Ω |
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, thay thế vòi phun
- Kiểm tra lượng phun: 47 đến 58 cm3 (Động cơ 1NZ-FE)
- Chênh lệch về thể tích phun giữa các vòi phun: nhỏ hơn 11 cm3 Nếu lượng phun không như tiêu chuẩn, thay thế vòi phun
- Kiểm tra rò rỉ:
Lượng nhiên liệu nhỏ giọt: ít hơn 1 giọt trong khoảng 12 phút Nếu không đúng tiêu chuẩn, thay thế các vòi phun
2.3. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
- Đo điện trở theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Điện trở tiêu chuẩn:
Điều kiện kiểm tra | Điều kiện tiêu chuẩn | |
1 - 2 | 20°C (68°F) | Từ 2.32 kΩ đến 2.59 kΩ |
1 - 2 | 80°C (176°F) | Từ 0.310 kΩ đến 0.326 kΩ |
Hình 14.1. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát
CHÚ Ý: Khi kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ trong
nước, hãy giữ cho các cực được khô ráo. Sau khi kiểm tra, hãy lau khô cảm biến. Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, hãy thay thế cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ.
2.4. Hệ thống đánh lửa
2.4.1. Kiểm tra bô bin đánh lửa và thử đánh lửa
- Kiểm tra các mã DTC.
CHÚ Ý: Nếu có mã DTC phát ra, hãy thực hiện chẩn đoán theo quy trình cho mã DTC đó.
- Kiểm tra có đánh lửa không:
Tháo 4 bô bin đánh lửa.
Dùng đầu khẩu 16 mm, tháo 4 bugi.
Lắp bugi vào bô bin đánh lửa và nối giắc bô bin đánh lửa.
Ngắt 4 giắc nối của vòi phun.
Tiếp mass cho bugi.
Kiểm tra rằng có tia lửa xuất hiện khi động cơ đang quay khởi động.
CHÚ Ý:
Nối mass bugi khi kiểm tra.
Thay bô bin đánh lửa khi nó đã bị nứt.
Không được quay khởi động động cơ lâu hơn 2 giây.
Nếu không có tia lửa xuất hiện, hãy thực hiện quy trình sau.
- Thực hiện thử đánh lửa theo quy trình sau:
Kiểm tra rằng giắc nối phía dây điện của bô bin đánh lửa đã được cắm chắc chắn.
Kết quả:
Đi đến bước | |
NG | Lắp chắc chắn |
OK | Đi đến bước tiếp theo |
Tiến hành thử đánh lửa cho mỗi bô bin đánh lửa.
Thay thế bô bin đánh lửa bằng chiếc còn tốt.
Tiến hành thử đánh lửa một lần nữa.
Kết quả:
Đi đến bước | |
OK | Thay thế bô bin đánh lửa |
NG | Đi đến bước tiếp theo |
Kiểm tra bugi.
Kết quả:
Đi đến bước | |
NG | Thay thế bugi |
OK | Đi đến bước tiếp theo |
Kiểm tra sự cấp nguồn đến bô bin đánh lửa có IC đánh lửa.
Bật khoá điện ON (IG).
Kiểm tra rằng có điện áp ắc quy tại cực (+) của bô bin đánh lửa.
Kết quả:
Đi đến bước | |
NG | Kiểm tra dây điện giữa khoá điện và |