Một Số Vướng Mắc Trong Áp Dụng Các Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Chung Của Vợ Chồng

2.2.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng


- Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ HNGĐ trong điều kiện kinh tế – xã hội có những phát triển mới trong nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN; Đồng thời, giúp Tòa án có thêm các căn cứ pháp lý khi xét xử các tranh chấp về HNGĐ nói chung và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng. Nhà nước ta đã và đang rất quan tâm xây dựng một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về HNGĐ. Với sự quan tâm này, các quy định của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đang ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn. Có thể khẳng định, trong giai đoạn hiện nay, chưa bao giờ hệ thống các quy phạm pháp luật HNGĐ lại được các cơ quan nhà nước quan tâm ban hành kịp thời và đầy đủ như vậy. Ngoài Luật HNGĐ năm 2000 ban hành ngày 9/6/2000, đã có một loạt các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể, như:

+ Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật HNGĐ năm 2000

+ Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ năm 2000 như: Nghị định số 70/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 77/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn; Nghị định số 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số; Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài....

+ Bộ Tư pháp, TANDTC, VKSNDTC đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thị hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 07/2001/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 77/2001/NĐ-CP

ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội; Thông tư số 07/2002/TT-BTP; Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 thágn 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001....

+ Hội đồng thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình; ...

Các quy định này đã góp phần không nhỏ, giúp người dân, các cơ quan áp dụng pháp luật có thể dễ dàng xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

- Bên cạnh việc chú trọng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước cũng đã chú trọng đổi mới, dành sự quan tâm thích đáng, hiệu quả hơn của cả Nhà nước và xã hội đối với công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục Luật HNGĐ năm 2000 và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Ngày 9/8/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 15/2000/CT- TTg về việc tổ chức thi hành Luật HNGĐ, trong đó quy định rõ: “Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật HNGĐ phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và trong nhân dân, đặc biệt là ở xã, phường, thị trấn, cụm dân cư, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà trường và gia đình...”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Trên thực tế, các cơ quan chức năng, đoàn thể xã hội đã thực hiện rất tốt chỉ thị trên. Động thái tích cực đó đã góp phần nâng cao trình độ dân trí về pháp luật nói chung và pháp luật về HNGĐ nói riêng. Từ đó, nâng cao ý thức pháp luật của người dân trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ

lợi ích của chính mình và của những người có liên quan. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp Tòa án giải quyết tốt các tranh chấp về HNGĐ nói chung, tranh chấp về tài sản của vợ chồng nói riêng; đồng thời cũng là một trong những điều kiện góp phần hạn chế các tranh chấp, đảm bảo ổn định trật tự xã hội.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 9

- Thực tế áp dụng Luật HNGĐ năm 2000 trong tám năm qua cho thấy, nhiều quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình trong đó có các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng tỏ ra rất phù hợp với đặc điểm văn hóa, đời sống hôn nhân của nước ta nên đã nhanh chóng được áp dụng, đi vào cuộc sống như quy định về điều kiện kết hôn là sự khác biệt về giới tính, các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng v.v... Các quy định này đã thể hiện được quan niệm của xã hội về mục đích của hôn nhân là sự kết hợp trên cơ sở yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau phát triển, xây dựng gia đình.

- Cùng với sự phát triển, tiến bộ của xã hội, các quy định mang tính tiên tiến, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, tôn trọng các quyền tự do của cá nhân đã và đang được xã hội chấp nhận ngày càng nhiều hơn, tạo điều kiện thúc đẩy, điều tiết các quan hệ hôn nhân gia đình theo hướng tiến bộ, lành mạnh. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, kết hôn đúng độ tuổi, không kết hôn giữa những người có cùng dòng máu trực hệ v.v.... Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của các giao dịch dân sự, các quy định nhằm đảm bảo quyền tự do của các cá nhân như cá quy định về chia tài sản trong hôn nhân, quyền tự do thỏa thuận về tài sản chung của vợ chồng cũng đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn.

- Trong công tác xét xử, ngành Toà án đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án HNGĐ, TANDTC đã tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ cho các thẩm phán Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời

cũng đã triển khai tổ chức tập huấn kịp thời các văn bản pháp luật mới về Luật HNGĐ cũng như các văn bản pháp luật về dân sự. Các cấp Tòa án đã cố gắng bám sát các quy định của BLDS, Luật HNGĐ và đã chú ý thực hiện các hướng dẫn của TANDTC, các ngành hữu quan để vận dụng trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Các hoạt động đó đã giúp cho các Tòa án, đặc biệt là đội ngũ thẩm phán ngày càng vững vàng trong công tác. Đây là điều kiện thuận lợi về con người và công tác chuyên môn để chất lượng xét xử của Tòa án các cấp đạt nhiều tiến bộ trong thời gian qua.

2.2.2 Một số vướng mắc trong áp dụng các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

Thứ nhất, việc xác định sự tồn tại của quan hệ vợ chồng trong trường hợp một hoặc cả hai bên đã nhờ vào sự can thiệp của y học nhằm xác định lại giới tính. Hiện nay, có một số trường hợp do giới tính bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác nên đã buộc phải nhờ vào sự can thiệp của y tế để “tìm lại chính mình”. (Theo thống kê của Bộ y tế, hiện nay ở nước ta có khoảng 7.000 trường hợp bị các bệnh về giới tính). Tuy nhiên, sau khi họ “tìm lại mình” thì họ lại gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì các giấy tờ hộ tịch của họ đều ghi giới tính khác so với giới tính họ đang có. Bộ Luật dân sự 2005 chỉ xác nhận quyền xác định lại giới tính của cá nhân tại Điều 36 “Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính” mà không có quy định cụ thể về việc thay đổi lại giới tính trong các giấy tờ hộ tịch của họ. Điều này tạo ra nhiều khó khăn cho những người này trong cuộc sống, kể cả việc đăng ký kết hôn. Vì thông thường, để xác định giới tính của một người và xác định xem họ có tuân theo điều kiện về sự khác biệt giới tính khi đăng ký kết hôn hay không, các cơ quan có thẩm quyền chỉ căn cứ vào các giấy tờ hộ tịch của họ.

Thứ hai, mặc dù pháp luật Việt Nam quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn, tuy nhiên, nạn tảo hôn (kết hôn trước tuổi) vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu điều tra của Vụ gia đình (Uỷ ban Dân số – Gia đình và Trẻ em) năm 2006 cho thấy, 15 tỉnh, thành phố trên có nước có trên 1% trẻ em ở độ tuổi từ 14-16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà Giang 5,72%, Cao Bằng 5,1%, Lào Cai 2,7%, Sơn La 2,6%, Quảng trị 2,4% và Bạc Liêu 2,1%. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế, do phong tục, tập quán lâu đời để lại và các quan niệm về sớm có con, cháu và một phần do nhận thức pháp luật của chính quyền, địa phương. Đương nhiên, trong trường hợp này, pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa những người này và do đó, họ không thể cùng nhau xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trên bất cứ một tài sản nào. Tuy nhiên, nếu pháp luật không quan tâm tới những trường hợp đã xảy ra thì quyền và lợi ích của các bên sẽ không thể được đảm bảo. Thực tế này, đặt ra nhu cầu bức thiết về việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân, gia đình đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nhằm hạn chế và dần dần xóa bỏ các phong tục này. Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu về việc giải quyết mềm dẻo linh hoạt đối với các trường hợp đã xảy ra nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan. Để giải quyết vấn đề này, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao đã xác định “Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật”

Như vậy, có thể nói pháp luật đã có sự giải quyết mềm dẻo trong trường hợp cả hai bên đã đến tuổi kết hôn và trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng của họ. Tuy nhiên, Nghị quyết không nói rõ thời điểm nào được coi là thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng trong trường hợp này. Quan hệ vợ chồng của họ được xác lập kể từ thời điểm chung sống với nhau như vợ chồng hay từ thời điểm họ đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hay từ thời điểm họ tiến hành đăng ký kết hôn? Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định quyền sở hữu của họ đối với các tài sản của các bên, buộc các nhà làm luật cần có những quan tâm thích đáng.

Thứ ba là vấn đề về kết hôn theo các phong tục tập quán lạc hậu như tục nối dây của một số đồng bào dân tộc thiểu số miền Trung, Tây nguyên. Mặc dù trong những năm gần đây, tục nối dây đã có chiều hướng giảm bớt nhiều nhưng vẫn còn tồn tại. Theo tục nối dây, khi người chồng hoặc người vợ mất đi thì người vợ hoặc người chồng phải lấy một người nam giới hoặc nữ giới trong họ dù người đó đã có vợ hay chưa, tuổi tác bao nhiêu... và hầu như việc quyết định sử dụng các tài sản lớn của gia đình đều phải được sự đồng ý của người này. Thông thường, trong những trường hợp này, họ không tiến hành đăng ký kết hôn, nhưng hiệu lực hôn nhân của họ vẫn có trong thực tế. Như vậy, mặc dù theo pháp luật, họ không được công nhận là vợ chồng và không xác lập bất cứ một quyền sở hữu chung của vợ chồng

đối với một tài sản nào. Nhưng trên thực tế, quan hệ hôn nhân của họ vẫn được công nhận và quyền sở hữu chung của vợ chồng của họ vẫn được duy trì trên thực tế đối với những tài sản chung của gia đình.

Thứ tư là việc xác nhận quan hệ vợ chồng (cấp Giấy chứng nhận hôn nhân) cho những trường hợp cư trú nhiều nơi, hoặc không có đăng ký cư trú hợp pháp. Pháp luật hôn nhân gia đình quy định cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác. Trên thực tế, để đảm bảo điều kiện này, khi tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền thường yêu cầu các bên phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Về nguyên tắc thì UBND cấp xã chỉ xác nhận tình trạng hôn nhân theo các giấy tờ cư trú như: sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.... và việc xác nhận tình trạng hôn nhân phải liên tục từ khi đủ tuổi kết hôn đến lúc đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đối với những người cư trú nhiều nơi, hoặc không có đăng ký cư trú hợp pháp thì việc xác nhận gặp nhiều khó khăn hoặc không thể xác nhận được. Để “gỡ vướng” cho những trường hợp này, ngày 5/6/2006 Bộ Tư pháp đã có Công văn số 2488/BTP-HCTP hướng dẫn các địa phương như sau: Đối với việc xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mà đương sự đã cư trú nhiều nơi thì chỉ cần xác nhận tình trạng hôn nhân tại nơi đang cư trú, còn những nơi cư trú trước đó cho phép đương sự làm giấy cam kết về tình trạng hông nhân. Giấy này phải có xác nhận chữ ký của đương sự tại UBND cấp xã. Tuy nhiên, trong thực tế áp dụng, một số cơ quan có thẩm quyền đã không áp dụng hướng dẫn linh hoạt này, gây khó khăn cho những người tham gia đăng ký kết hôn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong quá trình đăng ký kết hôn, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, pháp luật về hôn nhân gia đình nên chăng có những quy định cụ thể, linh hoạt về vấn đề này để mọi người dân, cơ quan, tổ chức đều biết và áp dụng.

Thứ năm, thực tế đời sống chung của vợ chồng cho thấy, do quan niệm coi trọng yếu tố tâm lý, tình cảm các vấn đề liên quan đến tài sản

chung và tài sản riêng của các bên thường không được quan tâm, chú ý. Khi cuộc sống vợ chồng diễn ra bình thường, các bên đều cố gắng vì mục tiêu chung, xây dựng gia đình mà không phân biệt “của anh”, “của tôi” làm cho ranh giới giữa các tài sản chung và tài sản riêng trong nhiều trường bị mờ đi, bị trộn lẫn, rất khó xác định. Ví dụ, trường hợp của vợ chồng chị

M.P tại Hà Nội, trong quá trình chung sống, chị P đã sử dụng hết số tiền mà mình có được, kể cả tài sản riêng đã có trước khi kết hôn để đầu tư, sửa chữa nhà cửa, phục vụ cho cuộc sống chung của vợ chồng. Sau một thời gian chung sống, anh chị xích mích, ly hôn, tuy nhiên chị không còn lưu giữ các căn cứ xác định các tài sản riêng mà mình đã đầu tư vào việc xây dựng nhà cửa của hai vợ chồng. Chính vì vậy, theo quyết định của Tòa án, ngôi nhà mà anh chị đang sinh sống hoàn toàn thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Thực tế này làm ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Cũng do tâm lý coi trọng tình cảm, không xác định rõ ràng các tài sản chung của vợ chồng, trong nhiều trường hợp, khi xảy ra mâu thuẫn, một bên thường lợi dụng tạo ra các căn cứ xác định tài sản chung là tài sản riêng ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên kia như trường hợp anh T và chị H: Xuất thân từ trường luật, nhờ may mắn, anh T. được công tác tại một tòa án ở TP và đang trong thời kỳ được đề bạt làm chánh án. Chị T.H., vợ anh, thì không được may mắn như chồng. Sau khi kết hôn, chị mang bầu và không thể hành nghề luật sư. Chị T.H. xin làm trưởng phòng nhân sự cho một công ty và chờ ngày sinh con. Nhưng khi con chị được 8 tháng tuổi cũng là lúc chị hay tin “bồ nhí” của anh T. cũng có thai 8 tháng. Tình cảm sứt mẻ, chị quyết định chia tay nhưng chồng chị không chịu và hứa sẽ sửa đổi. Vì con, chị chịu đựng và tiếp tục sống đến khi bé

N. được 2 tuổi. Lúc này chị mới tá hỏa vì trong thời gian đó, chồng chị đã hô biến tài sản chung thành của riêng một cách hợp pháp. Căn nhà chị đang ở đã được chồng chị làm giấy tờ xác định mua lùi lại cách đó 3 năm, tức trước khi kết hôn. Nó trở thành tài sản trước hôn nhân và là tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023