đối với người được bảo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Các thành viên tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ các bên được đặt trong mối quan hệ thống nhất với nhau. Song cũng như bất cứ một quan hệ pháp luật nào, trong quá trình phát sinh, tồn tại các quan hệ bảo hiểm xã hội giữa các chủ thể không tránh khỏi có sự bất đồng với nhau dẫn đến tranh chấp. Nếu tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội thì giải quyết theo quy định về giải quyết tranh chấp lao động. Nếu tranh chấp giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xó hội thì giải quyết theo Điều 151, khoản 2 Luật Sửa đổi bổ sung quy định có thể do hai bên thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định [11].
1.3.2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người đóng góp phí bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho mình hoặc cho người khác được bảo hiểm xã hội. Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật là người lao động và trong chừng mực nào đó là Nhà nước. Tuy nhiên hiểu theo nghĩa rộng người sử dụng lao động cũng có thể là người tham gia gián tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người sử dụng lao động: có thể là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động, hợp tác xã, chủ trang trại v.v. Người sử dụng lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gián tiếp, thực hiện bảo hiểm bằng cách trả một khoản cố định với tiền lương tháng để người lao động tự lo bảo hiểm.
Người lao động: Là tất cả người lao động trong độ tuổi lao động, kể cả thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Một số ít người lao động có quan hệ lao động nhưng quan hệ này không bền vững, không ổn định, còn hầu hết đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không có quan hệ lao động,
chủ yếu họ là nông dân, xã viên hợp tác xã, người tự tạo việc làm. Cụ thể là các đối tượng người lao động sau đây.
- Người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thực tế họ lại không được tham gia vì nhiều lý do khác nhau.
Theo quy định hiện hành thì gần 42 triệu lao động Việt Nam chỉ có khoảng 11 triệu là đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong số 11 triệu này, chỉ có 6,2 triệu người lao động thực tế đang thực hiện bảo hiểm xã hội, còn lại 4,8 triệu chưa được tham gia bảo hiểm xã hội. Trong số 4,8 triệu này thì 1,8 triệu là công chức. Như vậy, số người tham gia bảo hiểm xã hội không phải là công chức có 3 triệu, một con số quá nhỏ so với toàn lực lượng lao động với hơn 31 triệu người lao động chưa được tham gia bảo hiểm xã hội [27]. Đây là lực lượng vô cùng lớn muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, vì cùng với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện tạo điều kiện cho mọi người lao động tích lũy một phần thu nhập khi còn trẻ để đảm bảo ổn định cuộc sống khi về già, góp phần an sinh xã hội. Thậm chí những người đang thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vì trong quá trình tổ chức, thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng khó xác định được người nào đang tham gia hay không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Lao động làm việc trong các doanh nghiệp có quan hệ lao động, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Những người làm công ăn lương theo hình thức hợp đồng lao động dưới 3 tháng.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng - 2
- Thực Trạng Khả Năng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
- Các Nguyên Tắc Của Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Quy Định Của Ilo Và Một Số Nước Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Thực Tế Thực Hiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Đặc điểm của hai loại đối tượng này là có việc làm và thu nhập tương đối ổn định.
- Lao động làm việc trong các đơn vị không có quan hệ lao động, có nguyện vọng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Những đối tượng này bao gồm tất cả mọi người lao động không thuộc diện bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, để có căn cứ xây dựng các chế độ bảo hiểm xó hội phù hợp với nhu cầu và khả năng tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng loại hình, cần phải nghiên cứu các đặc điểm của từng ngành nghề, tính chất và mức độ thu nhập của các loại hình lao động. Vì vậy, trong số các loại hình lao động không thuộc diện bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Lao động tiểu thủ công nghiệp;
- Lao động buôn bán dịch vụ;
- Lao động nông nghiệp;
- Lao động tự do, lao động cá thể.
Lao động tiểu thủ công nghiệp: Là những lao động sống ở thành phố, thị xã và nông thôn sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đây là lao động có thu nhập ổn định, nhiều đơn vị có thu nhập tương đương với thu nhập của lao động các doanh nghiệp Nhà nước. Theo điều tra của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội năm 1996 thì có đơn vị thu nhập bình quân của người lao động tới 500.000 đồng/tháng. Tổng số lao động tiểu thủ công nghiệp trong toàn quốc khoảng 2,1 triệu người [36].
Lao động làm nghề buôn bán dịch vụ: Chủ yếu sống ở thành phố, thị xã, ước tính khoảng trên 2 triệu người, thu nhập bình quân 480.000 đồng/người/tháng, theo điều tra của Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội năm 1996, tương đương với thu nhập của xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Đặc điểm của loại hình này là lao động tự do, không có tổ chức như hợp tác xã.
Về lao động nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động ở nước ta. Có khoảng 27 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm
việc ở những lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, diên nghiệp, loại hình này có hai đặc điểm chính:
+ Thu nhập thấp và mức độ tăng chậm, theo số liệu điều tra của một số cơ quan thì thu nhập bình quân là gần 300.000 đồng/người/tháng, nhưng trên 60% là thu nhập từ các việc làm phụ, còn thu nhập chính là nông nghiệp bình quân 30kg thóc/tháng tương đương 100.000 đồng. Do sản lượng nông sản tăng hàng năm thấp nên mức độ thu nhập của nông dân không bằng thu nhập của lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đây là đặc điểm cho thấy khả năng tham gia đóng bảo hiểm xã hội của nông dân khác hẳn các loại hình lao động khác.
Vì đời sống nhân dân có nhiều thiếu thốn nên tuy khả năng đóng ít do thu nhập thấp nhưng nhu cầu về bảo hiểm của họ lại rất cao.
Trên thực tế, do nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội của nông dân, từ năm 1991, Chính phủ đã cho phép tiến hành thực hiện chế độ hưu trí cho nông dân ở một số tỉnh là Thái Bình, Hải Phòng, Hà Tây, Nghệ An và Hà Bắc với mục đích làm thí điểm để nghiên cứu, xây dựng chính sách, nông dân tham gia tích cực và đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên việc thực hiện do nông dân tự tổ chức, quản lý và cân đối quỹ trên nên thực tế còn nhiều hạn chế.
Lao động khác: lực lượng này chiếm khoảng 1 triệu người, đặc điểm tính chất công việc của đối tượng lao động này là tương đối phức tạp, không có tính hệ thống. Việc làm, thu nhập không ổn định, đa dạng nghề nghiệp, thường xuyên di chuyển. Do vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội dù có nhu cầu lớn nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.
1.3.3. Người được bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người được bảo hiểm xã hội là người lao động hoặc thành viên gia đình họ khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Các thành viên tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội tự nguyện nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên được đặt trong mối quan hệ tương hỗ, thống nhất với nhau. Đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm cho người lao động, người lao động đóng bảo hiểm cho cơ quan bảo hiểm. Cơ quan bảo hiểm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
1.4. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.4.1. Khái quát chung về quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện có những đặc thù giống như quỹ bảo hiểm xã hội nói chung và có thể được hiểu như sau:
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm.
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là một quỹ an toàn về tài chính. Để đối phó với những rủi ro mang chính chất ngẫu nhiên làm giảm hoặc mất khả năng lao động thì cần phải có một lượng tiền dự trữ đủ lớn được hình thành và sử dụng trong một thời gian nhất định trên cơ sở tính toán những xác suất nảy sinh và mức độ nhu cầu bảo hiểm xã hội tự nguyện trong phạm vi quỹ phục vụ. Do đó, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải là một quỹ tích lũy, đồng thời là một quỹ tiêu dùng trên cơ sở tuân theo quy luật phân phối theo lao động, ở mức độ nhất định theo nguyên tắc tương đồng, đồng thời phải tham gia điều chỉnh cần thiết giữa các nhu cầu và các lợi ích.
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng, nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất bảo đảm cho toàn bộ hệ thống bảo hiểm xã hội tự nguyện tồn tại và phát triển.
1.4.2. Nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trước khi bàn đến nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện chúng ta có thể điểm qua một số nội dung cơ bản về quỹ bảo hiểm xã hội nói chung.
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn nguồn đóng góp quỹ chia ba: Thứ nhất, sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, sự đóng góp là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ; Thứ hai, là phần tăng thêm từ phần tiền nhàn rỗi tương đối của quỹ được cơ quan bảo hiểm xã hội đưa vào hoạt động sinh lời; Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được hình thành từ các nguồn sau
đây:
- Người lao động sử dụng lao động hỗ trợ một phần theo thỏa thuận
khi xác lập quan hệ lao động;
- Người lao động đóng theo mức mà mình đã chọn;
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm và thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động;
- Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng của quỹ bảo hiểm xã hội;
- Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Quỹ bảo hiểm xã hội dùng để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng bảo hiểm xã hội tương ứng với mức đóng và phạm vi bảo hiểm do người tham gia bảo hiểm xã hội lựa chọn khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các chế độ như bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Chi lương hưu (thường xuyên và một lần);
- Chi trợ cấp ốm đau;
- Chi trợ cấp thai sản;
- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Tiền tuất;
- Chi nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe;
- Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh;
- Phí quản lý quỹ;
- Các khoản chi hợp pháp khác.
Khác với loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ dựa trên mức đóng của người lao động là chính, ngoài ra còn nguồn thu từ tiền sinh lời của các hoạt động đầu tư từ quỹ, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
Nhà nước bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng các chính sách ưu tiên đầu tư và các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật.
- Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được tổ chức Bảo hiểm xã hội quản lý, tập trung, thống nhất, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và thống kê.
- Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được sử dụng:
+ Trả các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người tham gia bảo hiểm chỉ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+ Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm đang hưởng lương hưu.
+ Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện (Chí phí quản lý bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng năm được tính từ tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ và bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính Nhà nước);
+ Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết; tiền sinh lời từ các hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải đóng thuế.
Các hình thức đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Nhà nước và các ngân hàng thương mại Nhà nước; Cho Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển; Các ngân hàng thương mại Nhà nước vay; Đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia; Các hình thức đầu tư khác do Chính phủ quy định.
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện là một quỹ được hạch toán độc lập. Quỹ được hình thành từ sự đóng góp chủ yếu của người lao động. Tuy nhiên do đặc điểm của đối tượng này thu nhập thấp, số người tham gia còn chưa ổn định nên rất cần sự ủng hộ, đóng góp của Nhà nước để đảm bảo chi phí hoạt động cũng như khi quỹ gặp khó khăn không có khả năng chi trả cho đối tượng.
Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc là hai quỹ được hạch toán độc lập, do vậy việc xác định cơ chế chuyển tiền từ quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc sang quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và ngược lại đối với người tham gia bảo hiểm vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là rất cần thiết. Tuy nhiên, đây là việc cũng hết sức phức tạp. Về vấn đề này chúng tôi đưa ra một số phương án sau đây: