Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 9


LEV

0.272

-0.023

0.038

-0.343***


(1.025)

(-1.024)

(0.822)

(-2.781)

FEE

0.203

-0.014

0.005

0.089


(1.527)

(-0.644)

(0.235)

(1.405)

SIZE

-0.04

0.005

-0.003

-0.054***


(-1.109)

(1.022)

(-0.523)

(-5.393)

_cons

0.816

-0.059

0.056

1.728***


(0.992)

(-0.763)

(0.559)

(8.591)

N

85

292

263

305

R2

0.384

0.156

0.145

0.322

ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, NPL là tỷ lệ nợ xấu, COI là tỷ lệ chi phí, DFO là biến giả đại diện cho sở hữu nước ngoài, DSO là biến giả đại diện cho sở hữu nhà nước, LEV là tỷ lệ đòn bẩy, FEE là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, SIZE là quy mô.

Giá trị trong ngoặc (.) là thống kê t

*,**,***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 9


Kết quả từ Bảng 4.11 cho thấy, trong mẫu các ngân hàng Malaysia, kết quả hồi quy cho thấy sở hữu nước ngoài làm tăng tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần trong khi sở hữu nhà nước làm giảm tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Đối với các ngân hàng ở Philippines, theo Bảng 4.12, đề tài tìm thấy sở hữu nước ngoài và sở hữu nhà nước đồng thời làm giảm tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 4.11 Kết quả ước lượng cho Malaysia



ROE

ROA

NPL

COI

DFO

0.018*

0.003*

-0.008

-0.033


(1.737)

(1.917)

(-0.655)

(-1.039)

DSO

-0.031***

0.000

0.000

0.002


(-3.549)

(-0.194)

(0.023)

(0.093)


LEV

-1.114

-0.263**

-0.673**

-0.037


(-1.340)

(-3.421)

(-2.552)

(-0.036)

FEE

0.405**

-0.001

-0.090

0.257***


(2.455)

(-0.042)

(-1.709)

(6.473)

SIZE

0.011

-0.005

0.052*

0.028


(0.283)

(-0.395)

(2.007)

(0.411)

_cons

0.777

0.388

-0.520

-0.400


(0.549)

(1.082)

(-0.768)

(-0.187)

N

60

70

67

72

R2

0.514

0.255

0.745

0.502

ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, NPL là tỷ lệ nợ xấu, COI là tỷ lệ chi phí, DFO là biến giả đại diện cho sở hữu nước ngoài, DSO là biến giả đại diện cho sở hữu nhà nước, LEV là tỷ lệ đòn bẩy, FEE là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, SIZE là quy mô.

Giá trị trong ngoặc (.) là thống kê t

*,**,***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Như vậy, dựa trên kết quả hồi quy trên toàn mẫu và trên mẫu của riêng lẻ năm quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, đề tài kết luận rằng có bằng chứng cho thấy sở hữu nước ngoài sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở cả hai khía cạnh là gia tăng tỷ suất sinh lợi cũng như cắt giảm tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí. Kết quả này thống nhất với lập luận lý thuyết của Buch (1997) và đồng thời củng cố cho bằng chứng thực nghiệm trong các nghiên cứu của Berger cùng cộng sự (2008) và Rokhim và Susanto (2013). Như vậy, đối với các thị trường mới nổi, sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng mang đến những tín hiệu tích cực. Các nhà đầu tư nước ngoàivới kinh nghiệm quản lý và tính chuyên nghiệp, trình độ cao sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng về hiệu ứng tích cực của sở hữu ngân hàng từ các thị trường Đông Nam Á.

Bảng 4.12 Kết quả ước lượng cho Philippines



ROE

ROA

NPL

COI

DFO

-0.004

0.011

-0.022**

0.004


(-0.361)

(0.701)

(-2.161)

(0.114)

DSO

-0.016

-0.003

-0.014*

-0.014


(-1.488)

(-0.335)

(-1.938)

(-0.791)

LEV

-0.357

-0.093

-0.015

-0.132


(-0.999)

(-0.690)

(-0.134)

(-0.312)

FEE

0.311***

0.132***

-0.031

0.027


(3.489)

(4.499)

(-1.088)

(0.608)

SIZE

-0.082***

-0.014**

0.017***

0.019


(-3.420)

(-2.888)

(3.563)

(1.314)

_cons

2.227***

0.356***

-0.274**

0.083


(3.782)

(11.654)

(-2.505)

(0.676)

N

61

113

94

115

R2

0.637

0.406

0.638

0.551

ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, NPL là tỷ lệ nợ xấu, COI là tỷ lệ chi phí, DFO là biến giả đại diện cho sở hữu nước ngoài, DSO là biến giả đại diện cho sở hữu nhà nước, LEV là tỷ lệ đòn bẩy, FEE là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, SIZE là quy mô.

Giá trị trong ngoặc (.) là thống kê t

*,**,***: Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả


Mặc dù các lập luận lý thuyết về vai trò của sở hữu nhà nước ở các thị trường mới nổi ủng hộ cho một mối tương quan ngược chiều giữa loại hình này và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tuy nhiên đề tài này chỉ tìm thấy bằng chứng ở một mức độ yếu. Về tổng quan, đề tài không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về tác động bất lợi của sở hữu nhà nước lên hiệu quả ngân hàng thông qua vấn đề bất cân xứng thông tin. Ở thị trường Việt Nam, đề tài chỉ tìm thấy bằng chứng yếu về kỳ vọng này. Tác giả cho rằng kết quả này có thể phù hợp với phần nào thực tế tại Việt Nam



khi phần phân tích tổng quan về thị trường ngân hàng Việt Nam ở trên đã chỉ ra rằng các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có hiệu quả hoạt động tốt hơn hẳn các ngân hàng khác. Điều này có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước này đều là các ngân hàng có quy mô lớn trong số các ngân hàng tại Việt Nam. Với lợi thế kinh tế theo quy mô, các ngân hàng này thường duy trì được tỷ lệ lợi nhuận biên tế khá tốt so với các ngân hàng khác. Nguyên nhân thứ hai là các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước đều là các ngân hàng có lịch sử lâu đời với tiền thân là các ngân hàng 100% vốn nhà nước, với uy tín gầy dựng trong nhiều năm, các ngân hàng này có lợi thế trong việc tiếp cận các khách hàng hơn so với các ngân hàng thương mại khác. Như vậy, lợi ích đến từ lợi thế kinh tế theo quy mô cũng như danh tiếng có thể bù đắp cho khả năng bất cân xứng thông tin trong ngân hàng, dẫn đến việc các ngân hàng có sở hữu nhà nước có thể có hiệu quả cao hơn so với các ngân hàng khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn cũng như các kết quả nghiên cứu chính. Từ phân tích trên mẫu các ngân hàng tại Việt Nam cũng như một số các quốc gia Đông Nam Á khác, kết quả cho thấy sở hữu nước ngoài giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, xét trên các thước đo tỷ suất sinh lợi cũng như tỷ lệ nợ xấu hay cấu trúc chi phí. Đối với sở hữu nhà nước, đề tài chỉ tìm thấy bằng chứng yếu về tác động tiêu cực của loại hình sở hữu này lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Nghiên cứu này tập trung vào vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đề tài phân tích tác động của hai loại hình sở hữu quan trọng tại các thị trường mới nổi là sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài.

Đối với sở hữu nước ngoài, nhất quán với các lập luận lý thuyết về tính chuyên nghiệp và sự tích cực trong hoạt động giám sát và quản trị doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài, nghiên cứu này tìm thấy rằng sở hữu nước ngoài giúp cải thiện hiệu quả của các ngân hàng tại Việt Nam cũng như một số nước trong khu vực. Cải thiện hiệu quả ở đây được hiểu là sự gia tăng trong tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷsuất sinh lợi trên vốn cổ phần, và sự sụt giảm trong tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ chi phí trên thu nhập. Như vậy, bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu này tiếp tục ủng hộ cho chính sách mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng.

Đối với sở hữu nhà nước, đề tài tìm thấy bằng chứng yếu về tác động ngược chiều của loại hình sở hữu này lên hiệu quả của các ngân hàng ở Việt Nam. Kết quả này có thể phản ánh phần nào thực tế tại Việt Nam khi các ngân hàng có sở hữu nhà nước đều là các ngân hàng lớn với danh tiếng lâu đời, chính các yếu tố này có thể đã bù trừ cho tác động bất lợi lên tính minh bạch thông tin của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng tại Việt Nam.

5.2. Khuyến nghị

Từ các kết quả nghiên cứu đã phân tích ở trên, đề tài đề xuất một số kiến nghị sau:

- Tăng tỷ lệ sở hữu (room) cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Bằng chứng thực nghiệm ở chương 4 đã cho thấy vai trò tích cực của sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Do đó, đề tài đề xuất việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một trong những giải pháp để tăng nguồn lực tài chính cho



các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Điều này cũng sẽ giúp cho quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong giai đoạn tiếp theo, thuận lợi hơn cho việc tiệm cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động ngân hàng.

Khi hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập sâu hơn, thì sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài là chuyện bình thường. Không những các đối tác nước ngoài này đóng góp về vốn, mà còn đóng góp trong việc nâng cao kỹ năng quản trị; chuyển giao công nghệ; tăng cường, minh bạch thông tin… của ngân hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa hẳn thấy được sức hấp dẫn đối với thị trường Việt Nam, bởi tỷ lệ sở hữu dành cho các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam hiện nay tối đa chỉ ở mức 30%. Tỷ lệ sở hữu thấp, nên hoạt động đầu tư của những đối tác này chắc chắn có phần hạn chế. Vì thế thực tế đa cho thấy có một số trường hợp sau một thời gian mua vốn, các nhà đầu tư nước ngoài đã thoái vốn khỏi ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Việc mở rộng tỷ lệ sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam dù tất yếu, nhưng vẫn cần lộ trình phù hợp.

Khi các nhà đầu tư nước ngoài khi chiếm lĩnh những vị thế quan trọng tại các ngân hàng thương mại trong nước, rất có thể ảnh hưởng tới các chính sách, hoạt động của ngân hàng Việt Nam. Và cũng không loại trừ khả năng, họ sẽ lái con thuyền của ngân hàng đó theo hướng có thể không phù hợp với mục tiêu phát triển của các ngân hàng tại Việt Nam. Do đó, việc dồn dập cho khối ngoại vào ngân hàng, nếu không cẩn trọng sẽ tác động xấu tới mức độ độc lập, cũng như khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng Việt Nam.

Vì vậy, song song với các cam kết WTO về mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện theo lộ trình 30% - 35% - 49% là phù hợp.

- Giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng thương mại nhà nước:



Kết quả từ phân tích của tác giả cho thấy mặc dù chỉ có bằng chứng ở một mức độ nào đó, tuy nhiên sở hữu nhà nước đã thể hiện tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Vì vậy, tôi kiến nghị giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng. Cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần hiện tại rất phức tạp (sở hữu chéo, sở hữu tháp, sở hữu ngầm) là nguồn gốc sinh ra cơ chế quản trị độc quyền cá nhân, lợi ích nhóm, biến ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng thành những ngân hàng thực chất phi đại chúng, làm phân bổ nguồn lực vốn không hiệu quả và tăng rủi ro cho hệ thống tài chính.

Sở hữu của Nhà nước trong các ngân hàng thương mại bây giờ cho phép giảm đến 51%. Nhưng mô hình của các quốc gia khác trên thế giới có rất ít các ngân hàng thương mại mà Nhà nước lại sở hữu cao đến như Việt Nam. Thông thường, Nhà nước chỉ sở hữu những ngân hàng phát triển, các ngân hàng chính sách, còn các ngân hàng thương mại thì do khu vực tư nhân đảm trách. Trong khi đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sở hữu cao của Nhà nước, có những ngân hàng tỷ lệ sở hữu là 95% như tôi nói ở trên. Điều này không tạo được sự linh hoạt trong cạnh tranh và hiệu quả về quản lý, nên cần phải nghiên cứu và giảm xuống thấp hơn nữa.

Tôi cho rằng, các ngân hàng thương mại cũng giống như doanh nghiệp và có thể có những đặc thù riêng. Khi Chính phủ đã có chủ trương thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ thì không có lý do gì Chính phủ lại không có những bước thoái vốn phù hợp ở các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhà nước có thể thực hiện thoái vốn ở 4 ngân hàng thương mại lớn, giảm dần tỷ lệ sở hữu của Nhà nước và bán phần vốn ấy cho các nhà đầu tư nước ngoài và để cho khu vực tư nhân tham gia. Nhà nước dùng tiền đó đầu tư vào những lĩnh vực hạ tầng mà chúng ta đang cần (như giao thông, điện nước, y tế, giáo dục). Như vậy mới thể hiện đúng vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra và bảo đảm những hạ tầng thiết yếu nhất cho sự phát triển của xã hội.


Tài liệu tham khảo


Nguyễn Việt Hùng (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.

Phan Thị Bích Nguyệt, Hoàng Thị Phương Thảo & Phùng Đức Nam (2014). Đòn bẩy và hoạt động đầu tư: Vai trò của tăng trưởng và sở hữu nhà nước, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 16(26), 33-40.

Amihud, Y., DeLong, G. L., & Saunders, A. (2002). The effects of cross-border bank mergers on bank risk and value. Journal of International Money and Finance, 21(6), 857-877.

Antoniadis I., Lazarides T.M, & Sarrianides N. (2010). Ownership and performance in the Greek banking sector. International Conferrence on applied Economics - ICOAE 2010.

Barclay, M. J., & Holderness, C. G. (1991). Negotiated block trades and corporate control. The Journal of Finance, 46(3), 861-878.

Barry, T. A., Lepetit, L., & Tarazi, A. (2011). Ownership structure and risk in publicly held and privately owned banks. Journal of Banking & Finance, 35(5), 1327-1340.

Barth, J. R., Caprio, G., & Levine, R. (2004). Bank regulation and supervision: what works best? Journal of Financial Intermediation, 13(2), 205-248.

Berger, A. N. (1995). The relationship between capital and earnings in banking.

Journal of Money, Credit and Banking, 27(2), 432-456.


Berger, A. N., DeYoung, R., Genay, H., & Udell, G. F. (2000). Globalization of financial institutions: Evidence from cross-border banking performance. Brookings- Wharton papers on financial services, 1, 23-120.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí