Quan Điểm Về Phủ Định Cấm Của Dấu Hiệu Phủ Định “别”

ngữ chính là sự phản ánh của hiện thực thế giới, vậy những từ ngữ trong ngôn ngữ cũng có thể dùng hai đặc điểm ngữ nghĩa - chia tách hay chắp dính liên tiếp để miêu tả. Ông cũng đã lập bảng miểu tả đặc điểm về lượng của ba từ chủ yếu trong ngôn ngữ về thuộc tính tách rờì hay chắp dính [52]:


Từ loại Dấu hiệu

Lượng tính

Danh từ

Động từ

Tính từ

Chắp dính liên tiếp

-

+

+

chia tách

+

+

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt - 4


Từ bảng trên chúng ta sẽ thấy, danh từ điển hình có đặc điểm ngữ nghĩa về lượng chia tách; tính từ điển hình có đặc điểm ngữ nghĩa về lượng chắp dính liên tiếp; còn động từ thì vừa mang tính chia tách vừa mang tính chắp dính liên tiếp. Dựa vào cơ sở này, Thạch Dục Trí cho rằng, sự phân công về phủ định

trong câu của hai dấu hiệu phủ định “” và “” là:

否定具有离散量语义特征的词语。

Dịch: Ký hiệu “ ” phủ định cho những từ mang đặc tính ngữ nghĩa có lượng chia tách.

否定具有连续量语义特征的词语。

Dịch: Ký hiệu “ ” phủ đinh cho những từ mang đặc tính ngữ nghĩa có lượng chắp dính liên tiếp.

Theo quan điểm của ông, danh từ có tính chia tách, vậy phủ định bằng ký

hiệu “” ; tính từ có tính chắp dính liên tiếp, vậy phủ định bằng ký hiệu “ ”; còn động từ vừa có tính chia tách vừa có tính chắp dính liên tiếp, vậy có thể

phủ định bằng cả hai ký hiệu “” và “”. Hãy quan sát ba nhóm ví dụ sau:

(17)…… 没有旁人的时候,便和我说话,于是不到半日,我们便熟识了。(“” cũng có thể dùng tương đương với “没有”)

Dịch: ... Khi vắng người, hắn mới nói chuyện với tôi. Vì thế chưa đầy nửa ngày, chúng tôi đã thân nhau. [109]

(18) 他见人很怕羞,只是不……

Dịch: Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽnvới một mình tôi thôi...

[109]

(19)“咬人么?” cùng nghĩa với “咬人么?

Dịch: “Nó không cắn à?” [109]

1.3.5 Quan điểm về phủ định cấm của dấu hiệu phủ định “

Thành tố chủ yếu để cấu thành câu phủ định ngoài hai ký hiệu “ ” và

” ra, còn có ký hiệu “ ”, nhưng vì ý nghĩa của ký hiệu này quá rõ ràng, nên các nhà nghiên cứu cũng ít khi bàn đến nó. Khuất Thừa Hi [41] cho rằng

ký hiệu “ ” chỉ dùng trong cấu trúc cầu khiến; Lã Thúc Tương [34] thì cho rằng “ ” có nghĩa biểu thị khuyên bảo hoặc cấm; nhưng Thiệu Kính Mẫn và

La Hiểu Anh [42] lại cho rằng, những câu mang ký hiệu “” theo ngữ nghĩa cả câu thì cũng có thể coi là phủ định những thứ mà không mong muốn. Nhưng

tựu trung lại, thì họ cũng có sự thống nhất về ý nghĩa phủ định của ký hiệu

” là: nó có thể biểu thị sự phủ định về ngăn trở; sự phủ định về phán đoán; sự phủ định về đánh giá và cảnh báo v.v.

1.4 Một số quan điểm của các nhà nghiên cứu Việt Nam về câu


phủ định

Trong tiếng Việt, từ rất lâu, câu phủ định cũng đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm, trong đó hình thức biểu hiện của câu phủ định được các nhà nghiên cứu như Trần Trọng Kim, Lê Văn Lý, Bùi Đức Tịnh v.v chú ý nhiều nhất; còn về đặc điểm cú pháp - ngữ nghĩa hoặc về ngữ pháp, ngữ dụng học v.v, thì lại được nhiều nhà nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo v.v quan tâm.

Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông tập II” đã đưa ra định nghĩa về câu phủ định: “câu phủ định là câu xác nhận sự vắng mặt của vật, hiện tượng, hay sự kiện, sự vắng mặt của đối tượng hay của đặc điểm đối tượng trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng bằng những phương tiện hình thức xác định” [1]. Trong định nghĩa này, ông chia hình thức của câu phủ định thành bốn loại chủ yếu: yếu tố phủ định làm thành câu đặc biệt; câu có vị ngữ bị phủ định; câu có chủ ngữ bị phủ định; câu có thành phần phụ của từ bị phủ định.

Nguyễn Kim Thản trong “Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997, đã đưa ra một kiểu hình thức câu phủ định đặc biệt: câu nghi vấn - phủ định. Đây là cách phân loại theo mục đích của câu. Kiểu cấu trúc này có tỷ lệ xuất hiện cao ở trong khẩu ngữ hay đối thoại để nhấn mạnh ý nghĩa phủ định hay mang nghĩa bác bỏ ý kiến của người khác, và đặc điểm biểu hiện của cấu trúc phủ định này là thường có từ nghi vấn, nhưng thực chất nó lại là câu phủ định.

Nguyễn Thị Lương cũng đã trình bày về hình thức biểu hiện của câu phủ

định trong cuốn “Câu tiếng Việt”,Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2006. Trong cuốn sách này, có định nghĩa và phân loại hình thức thể hiện của câu phủ định gồm có ba loại: “dựa vào các tiêu chí khác nhau, ta có những cách phân loại khác nhau. Người ta thường nói đến ba cặp câu phủ định sau: câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận, câu phủ định chung và câu phủ định riêng, câu phủ định miểu tả và câu phủ định bác bỏ.” [10]

Như vậy, có thể thấy rằng, tùy theo nhà nghiên cứu và mục đích phân loại khác nhau, sự phân loại hình thức biểu hiện của cấu trúc phủ định cũng khác nhau, nhưng chúng có một điều chung giống nhau là: để xác định một câu phủ định, trong câu phải có một trong hai yếu tố chủ yếu ở trong câu: nghĩa biểu hiện phủ định hoặc từ phủ định.

1.4.1 Về khẳng định và phủ định trong tiếng Việt

Trong ngữ pháp truyền thống, câu phủ định và câu khẳng định được phân biệt theo hai cách là nghĩa biểu đạt và hình thức biểu đạt. Còn ở trong ngữ học, câu phủ định là một phán đoán phủ định và nó có mối quan hệ chặt chẽ với câu khẳng định.

Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp Việt Nam phần câu” NXB ĐH Sư Phạm, 2004 cho biết, phủ định có đặc điểm riêng biệt thể hiện dưới phượng diện nghĩa và phương diện hình thức trong ngôn ngữ:

“Về phương diện nghĩa, câu phủ định ghi nhận sự vắng mặt (nêu lên tính âm) của vật, việc, hiện tượng, hay sự vắng mặt đặc điểm, quan hệ của vật trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng.

Về phương diện hình thức, câu phủ định chứa những yếu tố ngôn ngữ đánh dấu sự phủ định.” [2]

Phần CHƯƠNG III trong cuốn sách “Ngữ pháp tiếng Việt” của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2000) phân định ra ba tình huống quan hệ giữa khẳng định và phủ định. Trước hết, khẳng định không có một hình thức riêng như phủ định, tức là với phủ định thì sẽ có thể dùng các phụ từ biểu thị phủ định như không, không phải là, chưa, chưa phải là, chẳng, chẳng phải là để biểu thị cấu trúc này là phủ định. Trong những trường hợp nhấn mạnh nghĩa khẳng định thì từ “có” sẽ đảm nhiệm ký hiệu khẳng định cho câu. Ví dụ:

(20) Thực tình, em có nói dối. (khẳng định) Thực tình, em không nói dối. (phủ định)

(21) Anh Tư làm việc tốt. (khẳng định)

Anh Tư làm việc không tốt. (phủ định) [12]

Thứ hai, nói về việc dùng hình thức phủ định để biểu đạt ý khẳng định mạnh, tác giả cuốn sách này đã đưa ra một ví dụ và giải thích như sau:

(22) a.Công việc này không dễ

b.Công việc này không phải là dễ. [12]

Với hai ví dụ này, câu 2 “công việc này không phải là dễ” có nghĩa là “công việc này khó” dùng để phản bác lại ý kiến cho rằng “công việc này dễ”, và đây là cách “khẳng định mạnh bằng hình thức phủ định” trong tiếng Việt.

Cuối cùng, chúng ta có thể dùng nguyên lý triết học lý giải tình huống phủ định của phủ định, nó sẽ là sự khẳng định của một sự vật hiện tượng đang bị phủ định. “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng đã viết: “Có thể có sự liên kết hai hình thức phủ định mà kết quả là khẳng định. Nói cách khác, đó là sự phủ định đối với một sự phủ định.” Dưới đây, chúng tôi dẫn lại một vài ví dụ đã được đưa trong cuốn sách nói trên:

(23) Em học sinh này không phải (là) không thông minh. = thông minh

[12]

(24) Chẳng ngày nào anh không nghĩ đến em. = nghĩ đến em [12]

(25) Không phải (là) tôi không hiểu anh. = hiểu anh [12]

1.4.2 Về cách bày tỏ ý phủ định trong tiếng Việt

Việc bày tỏ ý phủ định rõ ràng và trực tiếp nhất trong tiếng Việt có thể nói là cách sử dụng những dấu hiệu phủ định (về những trường hợp dấu hiệu phủ định không có nghĩa phủ định ở CHƯƠNG II sẽ phân tích sau).

Nguyễn Kim Thản [19] cho rằng có ba cách bày tỏ ý phủ định, và ông cũng cho biết việc nhận biết dấu hiệu phủ định là cách đầu tiên để chúng ta nhận diện câu phủ định. Phương thức này cũng là cách biểu thị phủ định phổ biến nhất. Trong cuốn “Nguyễn Kim Thản tuyển tập” của NXB Khoa học xã hội, năm 2003, ông đã khái quát về cách bày tỏ ý phủ định sau:

1) Dùng từ kèm phủ định (phương thức dùng hư từ như không, chẳng (chả), chưa (chửa), đừng, chớ, không hề, chẳng hề (chả hề), chưa hề (chửa hề), chưa từng.

2) Dùng cấu tạo của câu hỏi bộ phận với một giọng điệu đặc biệt. Ví dụ:

(26)Ai biết được!

3) Dùng một số lối nói đặc biệt cộng với một giọng điệu đặc biệt. Ví dụ:

(27)(- Cho tôi nghỉ năm phút! )

- Có mà năm phút. [19]

Cũng giống như việc nghiên cứu cấu trúc phủ định trong tiếng Hán, các nhà ngôn ngữ Việt Nam cũng rất quan tâm đến sự khác biệt giữa các dấu hiệu phủ định. Đái Xuân Ninh trong “Hoạt động của từ tiếng Việt” (1978) đã nêu lên sự khác biệt giữa “chưa” và “không” xét về mặt chức năng ngữ nghĩa là ở chỗ: chưa giả định có một khả năng x nào đó, nhưng cho đến lúc nói thì không. Còn sự khác biệt giữa “không” và “chẳng” thì ông cho rằng: chẳng được đặt trước từ mà nó xác định. Nó nhấn mạnh về sự phủ định hơn yếu tố không.

Đái Xuân Ninh cũng đưa ra ví dụ để minh hoạ quan điểm của ông:

(28) a.Mẹ không ăn gì cả.

b.Mẹ chẳng ăn gì cả. [13]

Với hai ví dụ trên, ông phân tích rằng: thông thường chẳng chỉ dùng trong các trường hợp thật cần thiết để nhấn mạnh ý nghĩa phủ định hoặc đảm bảo tính chất cân đối hài hòa trong câu, như thế cũng có nghĩa là sự đối lập không/ chẳng có tính chất linh hoạt và tế nhị.

Cách bày tỏ ý phủ định trong tiếng Việt đa dạng và phong phú, về mặt hình thức thì ngoài việc có thể dùng những dấu hiệu phủ định ra, còn có thể dùng những cấu trúc nghi vấn nữa, chẳng hạn từ “đâu”, ở một số tình huống cũng mang ý nghĩa phủ định. Diệp Quang Ban trong “Ngữ pháp Việt Nam phần câu” của ông cũng đã đưa ra một số ví dụ chứa từ “đâu” mang nghĩa phủ định:

(29) a.Tôi biết đâu. b.Tôi biết đâu đấy.

c.Tôi có biết đâu. [2]

Ở đây đáng chú ý là những tổ hợp mang yếu tố phủ định và chúng đã hình thành một cái khuôn cố định, như “có ...đâu”, “...đâu đấy”, “có phải ...đâu” hay “làm gì có...” v.v (những kiểu cấu trúc này sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn ở chương 2).

Như vậy, có thể đi đến nhận xét là: các tù phủ định “không”, “chưa”, “chẳng” hoặc “đâu” có thể gọi là những dấu hiệu phủ định tiêu biểu nhất trong tiếng Việt. Ngoài những ký hiệu này, do sự đa dạng về từ ngữ trong việc bày tỏ ý phủ định, trong khẩu ngữ thông tục còn có những từ như “đếch”, “cóc”, “khỏi” v.v và những từ ngữ như: “…làm chó gì”, “đéo …”, “quái gi”... dùng với thái độ thô tục (chúng tôi sẽ trở lại với những từ ngữ này ở CH Ư ƠNG II).

1.5 Tiểu kết

Trong CHƯƠNG I chúng tôi đã trình bày một số lý thuyết cơ bản về phủ định về mặt lô-gích học và một vài ý kiến tổng quan về việc nghiên cứu câu phủ định trên quan điểm ngôn ngữ học, trong đó đã xem xét đến vấn đề câu phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt mà thực chất là việc nghiên cứu cấu trúc cùng với những cách sử dụng dấu hiệu phủ định trong câu.

Đồng thời, chúng tôi cũng đã sơ bộ tìm hiểu về một số khác biệt về cách dùng của các dấu hiệu phủ định trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt. Những vấn đề lý luận này là cơ sở để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về câu phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt ở các chương sau.


CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CÂU PHỦ ĐỊNH TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT

2.1 Một số nguyên tắc cần bàn luận

Chúng tôi xin nêu lên một số nguyên tác chung để thực hiện trong việc nghiên cứu cấu trúc câu phủ định như sau:

2.1.1 Phạm vi nghiên cứu của cấu trúc phủ định trong luận văn

Một số câu mang nghĩa phủ định mà không thuộc dạng câu phủ định, như những câu mệnh lệnh phủ định mang nghĩa cấm đoán, khuyên ngăn; những câu nghi vấn phủ định hay những câu cảm thán phủ định; hoặc dùng các phương thức ngữ âm để phủ định như sử dụng trọng âm, thanh điệu phủ định v.v, sẽ không phải là đối tượng xem xét của luận văn. Luận văn chỉ tập trung ở những cấu trúc phủ định tiểu biểu.

2.1.2 Câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ

Về chức năng, cấu trúc phủ định trong tiếng Việt được chia thành hai loại cơ bản: câu phủ định miêu tả và câu phủ định bác bỏ.

2.1.2.1. Câu phủ định miêu tả

Diệp Quang Ban trong sách “Ngữ pháp tiếng Việt” của NXB Giáo dục in năm 2008 đã đưa ra định nghĩa về câu phủ định miêu tả: phủ định miêu tả được thực hiện trong quá trình miêu tả, nhìn nhận sự vắng mặt (tính âm) của vật, hiện tượng hoặc đặc điểm, quan hệ của vật, việc, hiện tượng.

Nói cách khác, nếu dựa vào ý nghĩa phủ định của câu, thì câu phủ định miêu tả là thực hiện hành vi khẳng định một thuộc tính không A của sự vật, và chúng sẽ không hề xuất hiện tình trạng phản bác lại tính khẳng định của thuộc

tính đó. Ví dụ:

(30) Nó mới biết cầm vững cái chổi để quét nhà và thổi một niêu cơm con con không sống, không khê. [73]

(31) Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. [71]

(32) Cái ý nghĩ có lẽ chẳng được thơ cho lắm, nhưng cuộc sống vốn

không tha thứ những cái gì quá thơ. [72]

2.1.2.2. Câu phủ định bác bỏ

Theo “Từ điển tiếng Việt 2008” của Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng, từ bác bỏ có nghĩa là “bác đi, không chấp nhận, không thừa nhận”, và trong từ điển cũng đưa ra ví dụ : đề nghị đưa ra bị bác bỏ; bác bỏ tin đồn, đồng thời từ trái nghĩa của bác bỏ là chấp nhận, chấp thuận. Theo giải thích của từ bác bỏ thì câu phủ định bác bỏ được hiểu là những câu mang nghĩa không chấp nhận thậm chí phản bác sự việc nào đó đã nêu ra.

Theo Nguyễn Đức Dân trong “Lô-gích và tiếng Việt” của NXB Giáo dục năm 1996, câu phủ định bác bỏ được định nghĩa: sự bác bỏ một điều A chỉ xảy ra khi trước đó đã có sự khẳng định A, khẳng định trực tiếp, gián tiếp hay khẳng định phi ngôn ngữ qua một hành động, cử chỉ nào đó.

Trong đó, phủ định bác bỏ được thể hiện theo hai phương diện: tường thuật và nghi vấn. Đặng Thị Hảo Tâm cũng trình bày quan điểm tương tự trong sách “Hành động ngôn từ gián tiếp và sự tri nhận” - nhà xuất bản Đại học Sư phạm in năm 2010: hành động bác bỏ là sản phẩm ở lời của những phát ngôn có hiệu lực ở lời khẳng định nhưng hình thức có thể khác nhau (ví dụ như hỏi, trần thuật).

a) Câu phủ định bác bỏ - tường thuật

Cấu trúc phủ định này nói một cách đơn giản là trước hết phải có sự khẳng định của một nội dung nào đó, và sự khẳng định này tức là nội dung dẫn ra sự phủ định để bác bỏ những ý kiến của nội dung đó, và trong cấu trúc này sẽ dùng những từ phủ định như “không, chưa, chẳng, chả...” hoặc những cụm từ phủ định như “không phải, chẳng phải, đâu phải...” để thực hiện hành động bác bỏ. Ví dụ:

(33) Ban đầu ba tôi nói: "Nhà tôi cũng như nhà mấy chú, đừng có nghe lời người ta tới đây đòi dọn đòi dời, tôi không đi đâu!" [85]

b) Câu phủ định bác bỏ - nghi vấn

Câu phủ định bác bỏ - nghi vấn là loại câu dùng từ nghi vấn bác bỏ ý kiến của người khác, kiểu cấu trúc câu này có thể coi như kiểu câu chất vấn bác bỏ.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân trong bài viết “câu chất vấn” đã trình bày rõ mối quan hệ giữa câu phủ định bác bỏ - nghi vấn với câu chất vấn: “Hàm ý hoặc hành vi ngôn ngữ gián tiếp của câu chất vấn là sự phê phán, sự bác bỏ một sự tình nào đó. Cơ sở lô gích cho sự hình thành những hàm ý này như sau: Tôi chất vấn sự tình A, nếu người nghe không trả lời được tức là không có sự tình A. Mà tôi tin là người nghe không trả lời được tức là không có sự tình A. Vậy lời chất vấn của tôi có hàm ý tôi bác bỏ A.” [6]

Theo Nguyễn Đức Dân, cấu trúc chất vấn của câu phủ phủ định sẽ gồm có những từ nghi vấn vừa mang nghĩa chất vấn, vừa mang nghĩa bác bỏ, còn Đặng Thị Hảo Tâm, trong sách “Hành động ngôn từ gián tiếp và sự tri nhận” đã đưa ra một số khuôn cố định để thể hiện sự phủ định bác bỏ - nghi vấn cũng như phủ định - chất vấn: “thế nào được, ...sao được, làm gì có..., có phải...đâu, nào...đâu, v.v”[16]. Ví dụ:

(34) Nó chưa hề gì, dẫu có về, chân nó đã gẫy rồi nào có nối liều lại được

đâu? [79]

2.2 Đặc điểm cấu trúc của câu phủ định tiếng Hán

Câu phủ định trong tiếng Hán từ trước đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý. Đặc điểm và cấu trúc của câu phủ định tiếng Hán hiện nay đã có nhiều sự thay đổi về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa, tuy vậy, cách sử dụng và nghĩa biểu hiện của ba yếu tố phủ định chủ yếu trong tiếng Hán hầu như không thay đổi. Ở phần này chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về cấu trúc phủ định

của ba yếu tố “”, “”, “”.

2.2.1 Các phương thức thể hiện câu phủ đinh

Xét theo phương thức thể hiện, câu phủ định tiếng Hán có bốn phương thức thể hiện cơ bản sau:

2.2.1.1 Phương thức vị trí của các yếu tố

Xét về mặt ví trí của yếu tố phủ định trong câu, do sự phân bố của các yếu tố phủ định, câu phủ định trong tiếng Hán được chia thành hai loại là phủ định

chung và phủ định ngữ dụng. Trong đó, các từ phủ định gồm có: , 不是,不能,

, 没有, , , ... Ví dụ:

(35)我与父亲相见已二年余了,我最不能忘记的是他的背影。

Dịch: Bố và tôi khônggặp nhau đã hơn hai năm nay. Không bao giờtôi quên được dáng người của bố nhìn từ sau lưng. [124]

(36)他走了几步,回过头看见我,说,进去吧,里边人。

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023