Sự Phân Bố Của Các Từ Phủ Định Trong Tiếng Hán Hiện Đại

Dịch: được mấy bước, quay lại thấy tôi còn đứng đó, bố giục: “Lên toa ngồi đi con. Trên ấy đâu cóai!” [124]

2.2.1.2 Phương thức sử dụng cấu trúc cú pháp

Trong tiếng Hán có một số từ không thuộc về từ phủ định, chúng thường đi với cấu trúc cảm thán hoặc nghi vấn, nhưng ở một số trường hợp riêng biệt, chúng được sử dụng theo một cấu trúc cú pháp nhất định, lúc đó mới mang

nghĩa phủ định. Những yếu tố phủ định này gồm có: 什么, , ... Ví dụ:

(37) “他再三再四的请我上湖北,我还没有肯。愿意在这小县城里

做事情。……”

Dịch: “Anh ta khẩn khoản đến ba bốn lần mời tôi đi lên Hồ Bắc, tôi còn chưa chịu đi. Làm việc trong một thành huyện tí hon này, chán chết, aimà thích làm...” [105]

(38) “什么时候跳进你的园里来偷萝卜?Q 且看且走的说。

Dịch: "Tôi nhảy vào vườn bà ăn trộm củ cải bao giờ?" A Q. cãi lại, vừa đi vừa ngó. [105]

2.2.1.3 Phương thức từ vựng ngữ nghĩa

Phủ định tiềm ẩn cũng là một kiểu phủ định trong tiếng Hán xét theo phương thức từ vựng ngữ nghĩa. Những từ mang nghĩa bác bỏ như “ 未必” , những từ mang nghĩa phủ nhận như “ 才怪”, và những từ ngữ mang nghĩa từ

chối như “有约” v.v... Tùy theo trường hợp và nội dung câu thì chúng có nghĩa phủ định rõ rệt. Ví dụ:

(39)知道的人都说阿 Q 太荒唐,自己去招打;他大约未必姓赵,即使真姓赵,有赵太爷在这里,也不该如此胡说的。

Dịch: Những người biết chuyện đều nói A Q. láo xược quá, tự mình chuốc lấy đòn, chứ chưa chắchắn là họ Triệu ; mà dù cho thật họ Triệu đi nữa, trước mặt ông cụ Triệu cũng không nên nói bướng như thế. [105]

2.2.2 Loại hình của câu phủ định

Theo hình thức ý nghĩa của câu, câu phủ định trong tiếng Hán có thể chia thành hai loại: phủ định chung và phủ định ngữ dụng.

2.2.2.1 Phủ định chung

Phủ định chung còn có tên gọi khác là phủ định mặt ngữ nghĩa, kiểu phủ định này chuyên dùng để truyền đạt những nghĩa cần phủ định, và nó thường chỉ có một kết quả phủ định.

Ở trong tiếng Hán có hai loại phủ định chung là phủ định miêu tả và phủ định giả thiết.

a). Phủ định miêu tả trong tiếng Hán

Phủ định miêu tả trong tiếng Hán có tính chất phán đoán đúng - sai cho mệnh đề, tức “nếu A đúng, thì B sai” hoặc ngược lại. Ví dụ:

(40) 第二,立传的通例,开首大抵该是某,字某,某地人也,而我

不知道Q 姓什么。

Dịch: Hai là, lệ thường làm truyện cho ai, mở đầu đại khái phải là: Mỗ, tên chữ là mỗ, người xứ mỗ vậy. Thế nhưng tôi chẳng hề biếthọ của A Q. là gì.

[105]

Ở ví dụ trên, nếu “ 我知道阿 Q 姓什么(tôi biết họ của A Q. là gì)” thì mệnh đề này là sai; nếu “我并不知道阿 Q 姓什么(tôi chẳng hề biết họ của A

Q. là gì)” thì mệnh đề này là đúng.

(41)“我虽然没有见过这部书,但既然连大学教授也那么称赞他,想

来他们也一定都爱看……”

Dịch: “Ta tuy chưathấy qua sách ấy, song đã là cả đến giáo thụ đại học cũng khen nó, thì chắc họ cũng đều thích xem ...” [117]

Ở trong ví dụ trên, nếu “我没有见过这部书(Ta chưa thấy qua sách ấy)”

thì mệnh đề này là đúng; nếu “ 我见过这部书(Ta thấy qua sách ấy)” thì mệnh đề này là sai.

b). Phủ định chung về mặt giả thiết trong tiếng Hán

Phủ định giả thiết là kiểu phủ định đặc biệt, thông thường trước khi đặt ra một mệnh đề phủ định đã có sự khẳng định giả thiết về nội dung mệnh đề, nhưng có lúc khi tiến hành phủ định cũng phủ định luôn nội dung giả thiết của mệnh đề. Ví dụ:

(42) - “打虫豸,好不好?我是虫豸——还不放么?

Dịch: “Đánh sâu bọ, vừa ý chưa? Tớ là sâu bọ đây! - Còn chưa chịu buông ra ư?”

- 但虽然是虫豸,闲人也并不放……

Dịch: Song le, mặc dù là sâu bọ, kẻ kia cũng chẳng chịu buông...

[105]

Ở ví dụ trên, phủ định giả thiết của câu “打虫豸,好不好?” là “放人(thả

người cho đi - theo nội dung trong truyện)”, và cũng có tình hình khác là “不放 (không thả người)”, vậy ở đây khi trả lời câu hỏi này là dựa trên cơ sở chấp

nhận “có khả năng thả người” và có hai cách trả lời gồm cả cách phủ định.

(43) -“胡说!此刻说,也迟了。现在你的同党在那里?

Dịch: "Nói bậy! Bây giờ mới nói thì đã muộn rồi. Hiện nay bọn đồng

đẳng của mày ở đâu?"

-“什么?……”

Dịch: "Thưa, cái gì ạ?"

-“那一晚打劫赵家的一伙人。

Dịch: "Ta hỏi về bọn người đánh cướp nhà cụ Triệu đêm hôm nọ."

-他们没有来叫我。他们自己搬走了。Q 提起来便愤愤。

Dịch: "Chúng nó không hề đến gọi tôi.Chính mình chúng khuân đồ đi mất." A Q. nhắc lại với cái vẻ căm tức. [105]

Ở ví dụ trên phủ định giả thiết của “ 现在你的同党在那里? (Hiện nay

bọn đồng đẳng của mầy ở đâu?)” là “có đồng đẳng”, nhưng câu trả lời đã phủ

định mệnh đề này bằng câu “他们没有来叫我。他们自己搬走了(Chúng nó không hề đến gọi tôi. Chính mình chúng khuân đồ đi mất)” và đồng thời cũng

phủ định cả câu phủ định giả thiết “có đồng đẳng”.

Về phủ định giả thiết, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Trương Bác Giang [49] đã từng lấy hai ví dụ sau để trình bày và phân tích:

(44) 不去了,我不能去了。

Dịch: Tôi không đinữa, tôi không thể điđược. [49]

(45) 当然,我不想感动他们,也感动不了他们。

Dịch: Tất nhiên, tôi không muốnlàm xúc động họ, cũng không thểkhiến họ xúc động được. [49]

Với hai ví dụ trên, ông cho rằng trong mỗi một câu hoàn chỉnh thì ngữ nghĩa của hai phần câu có xu hướng tăng lên và chúng có quan hệ chặt chẽ lẫn

nhau. Về mức độ phủ định, “不能去(không đi được)” mạnh hơn “不去(không

đi)”, “ 感动不了(không thể xúc động được)” mạnh hơn “ 不想感动(không muốn làm xúc động)”. Vì phủ định giả thiết của từ “不去(không đi)” là “可以去(có thể đi được)”, nhưng ở đây “ 不能去(không thể đi được)” đã phủ định

tính giả thiết “ 可以去(có thể đi được)”, vậy thì so với “không đi” thì “không thể đi được” khiến người nghe cảm thấy vì một lý do bắt buộc nào đó nên

“không đi”, vậy mang tính phủ định mạnh hơn.

Đồng nghĩa với trên, phủ định giả thiết của cụm từ “ 不想感动(không muốn làm xúc động)” là “ 能够感动(có thể làm xúc động)”, thì “ 感动不了

(không thể xúc động được)” đã phủ định tính giả thiết của cụm từ “能够感动 (có thể làm xúc động được)”,vậy về mặt mức độ phủ định ngữ nghĩa thì “không

thể làm xúc động được” mạnh hơn.

2.2.2.2 phủ định ngữ dụng

Phủ định ngữ dụng mang tính so sánh đối chiếu, nó không chỉ có một kết quả phủ định, mà còn có thêm nội dung khẳng định liên quan đến việc phủ định của câu, có thể nói loại phủ định này là một biện pháp tu từ đặc biệt.

a). Đặc điểm của phủ định ngữ dụng

Về phủ định ngữ dụng thì nhiều nhà nghiên cứu như Hà Xuân Yến, Từ Thịnh Hằng v.v đã tìm hiểu rất sâu sắc, ví dụ nhà nghiên cứu Hà Xuân Yến [29] cho rằng, phủ định ngữ dụng thường dùng trong trường hợp phi chính thức, là một kiểu tu từ, đó là sự nhận thức của người nói đối với nội dung của giao tiếp.

Thẩm Gia Huyên [43] tổng kết ba đặc điểm chung của phủ định ngữ dụng như sau: phủ định ngữ dụng là sự phủ định lời dẫn; phủ định ngữ dụng là phủ định kiểu biện bạch; phủ định ngữ dụng cùng với sự khẳng định trong phần cuối câu thuộc cùng một hành vi ngôn ngữ. Dưới đây là ba ví dụ:

(45) a.不是鲁镇人。

Dịch: Mụ Tường Lâm không phảingười Lỗ Trấn. [121]

b.不是鲁镇人,她是卫家山人

Dịch: Mụ Tường Lâm không phảingười Lỗ Trấn, mà là người Vệ gia sơn.

c.不是鲁镇人,她是鲁镇东区人

Dịch: Mụ Tường Lâm không phảingười Lỗ Trấn, mà là người Lỗ Trấnkhu Đông.

Trong ba ví dụ trên, “a.” “b.” thuộc loại phủ định chung, còn “c.”là phủ định ngữ dụng. Với câu “a.” không có nội dung khẳng định ở trong câu, vậy nó là kiểu câu phủ định chung; ở trong câu “b.” tuy có phần nội dung khẳng định tương ứng, nhưng xét theo mặt hình thức thì có thể chia nó thành hai câu đơn, tức là hai hành vi ngôn ngữ, vậy nó vẫn là kiểu phủ định chung; còn câu “c.” tuy theo hình thức thì cũng có thể chia thành hai hành vi ngôn ngữ, nhưng xét về mặt ngữ dụng thì chúng ta có thể đoán ra “khu Đông Lỗ Trấn” nằm trong Lỗ Trấn, thì phần trước và phần sau của câu “c.” sẽ mâu thuẫn lẫn nhau, mặc dù xét theo ngữ pháp thì câu này chẳng có vấn đề gì, nói cách khác, trong hai cụn từ “Lỗ Trấn” hay “khu Đông Lỗ Trấn” không hợp với ngữ cảnh cả câu.

b). Loại hình của phủ định ngữ dụng

Phủ định ngữ dụng trong tiếng Hán đa dạng và phong phú, đồng thời tỷ lệ sử dụng cũng khá cao về mặt tu từ, nói chung, các loại hình phủ định ngữ dụng cũng chiếm một phần quan trọng trong cấu trúc câu phủ định.

b1). Phủ định giả thiết

Phủ định giả thiết chỉ có thể xuất hiện ở trong ứng dụng ngôn ngữ, nó dựa

vào ngữ cảch giao tiếp mà tồn tại. Ngữ cảnh đã cung cấp thông tin giả thiết cho cách biểu đạt nội dung của người nói.

Trương Nghị Sinh [53] cho rằng, trong tiếng Hán hiện đại, có hai cách phủ định câu tường thuật: cách thứ nhất là phủ định mệnh đề, còn cách thứ hai là phủ định giả thiết. Trong đó đối tượng phủ định của phủ định giả thiết không phải mệnh đề đó, mà là những nội dung mà người nói và người nghe cùng biết. Ví dụ:

(47)我于是不穿洋服了,改了大衫,他们骂得更利害。

Dịch: Tôi khi ấy không mặcđồ tây nữa, đổi mặc áo dài, họ lại càng mắng mỏ hơn. [116]

Ở ví dụ trên, sự giả thiết của “不穿洋服(không mặc đồ tây)” là “穿洋服

(mặc đồ tây)”, nhưng phần câu sau lại khẳng định đã “ 改 了 大 衫 (đổi mặc áo dài)” có nghĩa là phủ định sự giả thiết này, và chính vì sự thay đổi đồ mặc mà

他们骂得更厉害(họ lại càng mắng mỏ hơn)”, vì vậy giả thiết “tôi mặc đồ tây” là không tồn tại,và sự phủ định này là phủ định giả thiết.

Nói chung, phủ định ngữ dụng về mặt giả thiết so với phủ định chung về mặt giả thiết có sự khác nhau ít nhiều: khi dùng phủ định chung để phủ định giả thiết trong câu, sẽ tăng cường mức độ phủ định những nội dung cần phủ định và nó chú trọng thực chất của nội dung; còn sau khi tiến hành phủ định ngữ dụng về mặt giả thiết, thực chất là mang nghĩa chỉnh sửa thông tin, làm thay đổi nòng cốt câu không phải là phủ định nội dung đang nói, mà là khẳng định nội dung phần câu sau, đó mới là nội dung quan trọng cần lưu ý.

b.2). Phủ định hàm ý của nội dung giao tiếp

Trong một cuộc giao tiếp, khi một lời nói không được chấp nhận, người ta dùng câu phủ định để trình bày thái độ này, trong đó từ phủ định ở trong câu sẽ có chức năng phủ định về nội dung toàn câu chứ không chỉ phủ định về cụm từ nào. Ví dụ:

(48)“什么清白?我前天亲眼见你偷了何家的书,吊着打。孔乙己便

涨红了脸,额上的青筋条条绽出,争辩道,窃书不能算……窃书!

读书人的事,能算偷么?

Dịch: "Chính mắt tôi đây hôm kia thấy ông ăn trộm sách nhà họ Hà, bị treo lên đánh, còn bôi nhọ gì nữa ?" Khổng ất Kỷ bèn đỏ mặt, gân xanh trên trán nổi lên từng sợi, cãi lại rằng: "Lấy cắp sách không thể kể là ăn trộm được... Lấy cắp sách!... ấy là việc của người đọc sách, thế nào kể là ăn trộm được ?" [110]

Ở ví dụ trên “ăn trộm” là sự thật nhưng ở phần đối thoại sau lại phủ định hành vi “ăn trộm”, thì cụm từ phủ định “ 不 能 算 (không thể kể là)” đã phủ định

nội dung chủ yếu của toàn phần câu “偷了何家的书(ăn trộm sách nhà họ Hà)”. b.3). Phủ định nòng cốt của nội dung giao tiếp

Một câu thường có một nòng cốt để diễn đạt ý chính. Trong giao tiếp, nếu người nói có thắc mắc về phần câu người đối thoại vừa mới nêu ra, thì có thể dùng phủ định ngữ dụng phản bác lại, tức là phủ định nòng cốt câu. Ví dụ:

(49)“Q,这不是儿子打老子,是人打畜生。自己说:人打畜生!

Dịch: A Q. nè, đây không phải làcon đánh cha đâu, mà là người ta đánh

súc vật. Hãy nói người ta đánh súc vật đi! [105]

Ở trong ví dụ trên, từ “(đánh)” là nòng cốt câu, phần trước là “儿子打

老子(con đánh cha)” và phần sau là “人打畜生(người đánh súc vật)”, theo nội dung của truyện ngắn này, khi A.Q bị bắt nạt thì hắn nghĩ rằng đó là “con đánh

cha”, nhưng thực chất mọi người đều coi việc đánh A.Q là “ người đánh súc vật”, thì ở đây sự phủ định nòng cốt tuy đều là từ “đánh”, nhưng thực chất lại khác về kiểu tư duy và hành động của nhân vật trong truyện.

b.4). Phủ định ý nghĩa xã hội

Một số từ có hai loại nghĩa biểu hiện, thứ nhất là nghĩa khái niệm nguyên gốc của nó, thứ hai là nghĩa liên tưởng, trong đó nghĩa xã hội là một trong những nghĩa liên tưởng của từ. Để phủ định nghĩa liên tưởng xã hội của từ đó, người ta thường dùng kiểu phủ định nghĩa xã hội thể hiện. Ví dụ:

(50)不是老爷,我是迅哥。

Dịch: Tôi không phải làông lão, tôi là anh Tấn. [109]

Ví dụ trên, “老爷(ông lão)” mang nghĩa xã hội trong cơ chế cũ là người có uy vọng quyền lực, nhưng “迅哥(anh Tấn)” chỉ là một tên người bình thường,

nhưng thực chất “老爷(ông lão)” với “迅哥(anh Tấn)” là cùng một người. Vậy thì dùng cách phủ định này có thể phủ định luôn tính xã hội khiến anh ấy thân

thiện hơn vì lúc này anh ấy là người thường mang tên “迅哥(anh Tấn)”.

2.2.3 Sự phân bố của các từ phủ định trong tiếng Hán hiện đại

Trong phần này, chúng tôi chủ yếu khảo sát cấu trúc phủ định của ba từ

phủ định “” “” “”, ở phần cuối chúng tôi sẽ trình bày và phân tích thêm những từ phủ định khác trong tiếng Hán.

2.2.3.1 Những từ phủ định chủ yếu trong tiếng Hán

Từ phủ định ở trong tiếng Hán cũng có thể gọi là phó từ phủ định, theo

các công trình nghiên cứu như Tóm tắt ngữ pháp tiếng Hán ( 汉语语法纲要》)

của Vương Lực, Cách tu từ ngữ pháp (《语法修辞讲话》) của Lã Thúc Tương, Chu Đức Hy và những giáo trình dạy bậc đại học Tiếng Hán hiện đại (《现代汉

语 》 ) v.v đều cho các từ phủ định thuộc về phó từ. Ngoài ra, những công trình nghiên cứu này cũng thống kê ra một số từ phủ định từ xưa đến nay đã sử dụng

trong tiếng Hán, như “不,没,别,甭,休,莫,非,勿,未,白徒,虚,

枉,空” v.v… trong đó chỉ có ba từ “不,没,别” thường dùng nhất và chúng cũng là từ phủ định chủ yếu ở trong tiếng Hán từ xưa đến nay.

2.2.3.1.1 Sự phân bố của từ “

Trong tất cả những từ phủ định trong tiếng Hán, từ “ ” thường được sử dụng với tư cách là từ phủ định phổ biến, thường dùng nhất. Nó chính là một từ

mà khi chúng ta cần phủ nhận hay bác bỏ điều gì sẽ nghĩ tới và sử dụng trước tiên.

A. Tần số sử dụng của từ phủ định “

Theo sự thống kê của chúng tôi trong những tiểu thuyết và truyện ngắn của hai nhà văn nổi tiếng Trung Quốc -Lỗ Tấn và Chu Tự Thanh, từ phủ định

” có tần số xuất hiện nhiều nhất trong câu phủ định so với các từ phủ định

khác. Dưới đây là bảng thống kê từ phủ định “ ” “” “” của10 trong 30 chuyện ngắn hoặc tiểu thuyết Lỗ Tấn và Chu Tự Thanh.


STT

Tên truyện (tác giả)

Số lần xuất hiện từ phủ định mang

nghĩa phủ định

1

AQ chính truyện

374

278

96

0


(Lỗ Tấn)


(74,3%)

(25,7%)

(0%)

2

Nhật ký người điên

90

78

12

0


(Lỗ Tấn)


(86,7%)

(13,3%)

(0%)

3

Khổng Ất Kỷ

60

40

20

0


(Lỗ Tấn)


(66,7%)

(33,3%)

(0%)

4

Cố hương

77

51

26

0


(Lỗ Tấn)


(66,2%)

(33,8%)

(0%)

5

Xã hí

87

61

26

0


(Lỗ Tấn)


(70,1%)

(29,9%)

(0%)

6

Bóng ánh sau lưng

28

26

2

0


cửa bố


(92,9%)

(7,1%)

(0%)


(Chu Tự Thanh)





7

Các con

76

58

9

0


(Chu Tự Thanh)


(76,3%)

(11,8%)

(0%)

8

A Hà

62

48

10

4


(Chu Tự Thanh)


(77,4%)

(16,1%)

(6,5%)

9

Ghi chuyện lữ hành

48

42

6

0


(Chu Tự Thanh)


(87,5%)

(12,5%)

(%)

10

Tặng ngôn

14

12

1

1


(Chu Tự Thanh)


(85,7%)

(7,1%)

(7,1%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt - 5

Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê thêm 20 bài văn của hai tác giả Lỗ Tấn và Chu Tự Thanh, những bài văn gồm: Lỗ Tấn ( Cái gia đình có hạnh phúc, Chúc phước, Chuyện cái đầu tóc, Con diều, Một việc nhỏ, Ngày mai, Người cô độc, Ối tình ôi, Sóng gió, Thuốc v.v...) và Chu Tự Thanh ( Một bức thư, Lời mở đầu, Phụ nữ, Hoa mai, Tiếng hát, Xuân, Vội vàng, Văn minh trên thuyền, Dấu vết Ôn Châu, Giải mộng v.v...). Thì từ bảng thống kê chúng ta có thể thấy một

cách dễ dàng, từ phủ định “ ” ở trong tắc phẩm văn học của hai nhà văn Lỗ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023