Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 11

Thứ hai, các nhà lập pháp cần đưa ra quy định cụ thể về bên thứ ba có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Vậy cha, mẹ, người thân thích khác là những ai? Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc cha mẹ là cha mẹ ruột của vợ hoặc chồng, hay là cả hai bên cha mẹ đều có quyền? Cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn hay không, pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể. Từ đó, dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất trong thực tiễn, đòi hỏi các cán bộ lập pháp cần phải có quy định cụ thể, chi tiết hơn về chủ thể liên quan này. Theo quan điểm của tác giả cho rằng, Cha, mẹ, người thân thích của vợ hoặc chồng đều là những chủ thể có quyền tham gia yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, dựa theo BLDS và Luật TTDS, để có cái nhìn thống nhất, cách áp dụng pháp luật thống nhất từ luật gốc Dân sự.

Do nước ta không thừa nhận chế định án lệ nên rất khó xem xét điển hình cụ thể trong thực tế thế nào là đời sống hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được để các tòa án áp dụng một cách thống nhất. Chính từ những quy định pháp luật còn mang tính chung chung như trên mà phần lớn việc giải quyết các vụ án ly hôn còn phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của người làm công tác xét xử. Để giải quyết các vấn đề trên, pháp luật cần phải có những bước sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn và công tác nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho người làm công tác xét xử cần phải được chú trọng hơn.

Việc đưa ra các hướng dẫn chi tiết về các căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014 có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng pháp luật. Từ đó, góp phần làm rõ ràng hơn các căn cứ ly hôn, để các chủ thể trong quan hệ hôn nhân, các chủ thể có liên quan, cũng như Tòa án có những cái nhìn và áp dụng pháp luật đúng đắn hơn, chính xác hơn.

Thứ ba, Vợ chồng ly hôn vì họ hết tình cảm với nhau, mà trong đời sống hôn nhân của họ không hề có xích mích, mâu thuẫn.

Căn cứ ly hôn được nêu ra tại Điều 55 và Điều 56 của Luật HN&GĐ 2014 mới chỉ quy định về thuận tình ly hôn, ly hôn do yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng; ly hôn do yêu cầu của người thứ ba. Tuy nhiên, trong thực tế đời sống xã hội, có trường hợp, vợ chồng ly hôn vì họ hết tình cảm với nhau, mà trong đời sống hôn nhân của họ không hề có xích mích, mâu thuẫn, hay vấn đề bạo lực gia đình, hay vấn đề một bên chủ thể mất tích hay mất năng lực hành vi dân sự.

Bởi trên thực tế, nhiều vợ chồng lấy nhau vì quan hệ tình cảm đính ước của bố mẹ hai bên, vợ chồng lấy nhau mà không có tình cảm, tự nguyện theo sự sắp đặt của bố mẹ hai bên, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp vợ chồng lấy nhau cho xong nghĩa vụ kết hôn, những người có tâm lý chán ghét cuộc sống hôn nhân, lấy vợ/chồng về chỉ là để an lòng bố mẹ, gia đình,... cuộc sống hôn nhân của họ chỉ mang tính hình thức, mà không có hạnh phúc. Bắt nguồn từ việc quan hệ hôn nhân không hạnh phúc, khi chung sống với nhau, vợ/chồng giống như hai người xa lạ; hoặc họ chung sống với nhau đã lâu, nhưng dần dần khi mà con người thay đổi, tình cảm cũng thay đổi, vợ chồng không còn cảm giác yêu thương nhau, muốn giải thoát cho nhau khỏi cuộc hôn nhân hình thức bằng việc ly hôn.

Phải chăng vấn đề này cũng là một dạng của thuận tình ly hôn? Hay đó là trường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu mà không có các dấu hiệu, điều kiện về căn cứ ly hôn theo Điều 55 và Điều 56 đưa ra?

Bảo vệ quyền tự do của con người là một trong những nội dung được Hiến pháp 2013 quy định rất cụ thể. Vậy, vấn đề bảo vệ hạnh phúc gia đình của mỗi cá nhân trong xã hội cũng là một nội dung khá quan trọng, cần được pháp luật quy định cụ thể rõ ràng hơn nữa,đặc biệt là vấn đề căn cứ ly hôn đối với trường hợp mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên hết quan hệ tình cảm với nhau, không còn muốn chung sống với nhau, khi mà giữa họ không có bất cứ mâu thuẫn nào. Tuy nhiên, vấn đề xác minh “quan hệ tình cảm đã hết” là vấn đề xác định vô cùng khó khăn, pháp luật cần có những hướng dẫn cụ thể.

Theo quan điểm của tác giả, chúng ta có thể quy định việc Tòa án chấp nhận yêu cầu ly hôn của cả hai bên trong trường hợp họ hết tình cảm với nhau, không có mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân, muốn ly hôn bằng việc xem xét tình trạng hôn nhân, và đưa ra quyết định “công nhận thuận tình ly hôn”. Bởi lẽ, vấn đề quan hệ vợ chồng là vấn đề riêng tư, liên quan tới chuyện tình cảm, đời sống cá nhân của mỗi người. Trường hợp cả hai bên cùng yêu cầu ly hôn thì chứng tỏ cả hai đã không còn quan hệ tình cảm với nhau, việc Tòa án ra quyết định ly hôn là một giải pháp tốt nhất đối với họ; vấn đề này có bản chất giống việc thuận tình ly hôn, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau các nội dung liên quan tới hệ quả sau khi ly hôn. Trường hợp giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng – do một bên yêu cầu, thi Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, xem xét tình trạng hôn nhân của họ có thể cứu vãn được hay không? Trường hợp hòa giải không thành, thì có thể cho các bên lựa chọn việc ly thân hoặc ly hôn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thứ tư, hậu quả sau khi ly hôn của trường hợp người thứ ba yêu cầu ly hôn.

Pháp luật quy định cho phép cha, mẹ, người thân thích khác được quyền yêu cầu ly hôn nhưng sau khi ly hôn thì hậu quả được xử lý thể nào thì pháp luật chưa quy định cụ thể. Pháp luật chưa quy định cụ thể ai là người đại diện hoặc ai là người giám hộ của người vợ sau khi ly hôn trong trường hợp này? Do đó sẽ dẫn đến câu hỏi là ai sẽ là người chăm sóc người vợ, quản lý tài sản của người vợ này sau khi ly hôn, ai sẽ là người thay mặt người vợ này chăm sóc con cái họ, đảm bảo quyền làm mẹ cho người vợ này sau khi ly hôn? Ai sẽ là người giám hộ cho người vợ? Có thể là cha, mẹ đẻ của người vợ, có thể là cha, mẹ nuôi của người vợ, cô, dì, chú bác của người vợ, hoặc các con đã thành niên của người vợ....

Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 - 11

Theo quan điểm của người viết, pháp luật mới quy định cho cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu ly hôn trong trường hợp trên để bảo đảm quyền lợi cho người vợ nhưng lại chưa có quy định cụ thể để đảm bảo cho người vợ như thế nào về quản lý tài sản, về quyền làm mẹ, quyền chăm sóc con của người vợ, quyền của người mẹ nhận được sự chăm sóc từ các con. Do vậy, để hoàn thiện hơn nữa quy định này thì cần phải bổ sung thêm nhiều quy định cụ thể hơn.

3.3.2. Nâng cao nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Tòa án

Bên cạnh đó, cần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cũng như thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho những nhà thực thi pháp luật, huấn luyện một đội ngũ cán bộ Tòa án có chuyên môn sâu, am hiểu về hôn nhân và đặc biệt là ly hôn. Công việc này có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động giải quyết các vụ án ly hôn.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hôn nhân và gia đình, Hội đồng xét xử cần xem xét thận trọng nội dung, nguồn và giá trị các chứng cứ chứng minh thực trạng hôn nhân của đương sự, chứng minh các yêu cầu về chia tài sản chung, trả nợ chung, nuôi con chung. Khi các chứng cứ trên không có hoặc có nhưng

chưa đầy đủ thì các thành viên Hội đồng xét xử có thể trao đổi với nhau để thu thập, xác minh, làm rõ trước khi mở phiên tòa xét xử.

Hội thẩm nhân dân phải phát huy trách nhiệm của mình khi thực hiện vai trò đại diện cho nhân dân khi tham gia xét xử; làm tốt công tác hòa giải hôn nhân khi xét xử, bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em; phòng ngừa, chống các hành vi bạo lực gia đình, tuyên truyền, giáo dục, vận động các đối tượng khắc phục những hành vi sai trái; phải làm rõ, đối chiếu các chứng cứ thu thập được với thực trạng hôn nhân theo lời khai của đương sự tại phiên tòa, kể cả trường hợp các đương sự đã thuận tình ly hôn trước đó. Việc làm này vừa hạn chế được những trường hợp xin ly hôn chỉ do xích mích nhỏ.

3.3.3 Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về ly hôn và căn cứ ly hôn cho người dân

Tăng cường công tác hòa giải tại cơ sở, việc hòa giải cho các cặp vợ chồng sẽ giảm bớt số vụ việc ly hôn phải đưa ra Tòa án xét xử. Bên cạnh đó, việc hòa giải giúp hạn chế sự đổ vỡ của hạnh phúc gia đình và đồng thời giúp họ nhìn nhận và suy nghĩ lại về mối quan hệ của mình. Các cán bộ hòa giải ở cơ sở cần nắm rõ nguyên nhân, mức độ mâu thuẫn giữa vợ chồng và hoàn cảnh cụ thể của gia đình để giải thích, khuyên nhủ, động viên, giúp đỡ đương sự hàn gắn những rạn nứt, mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

Cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về luật hôn nhân và gia đình để mọi người nhận thức đúng đắn hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong hôn nhân. Chúng ta cũng cần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về ly hôn và căn cứ ly hôn cho người dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tại địa phương: in ấn văn bản pháp luật, tuyên truyền trực tiếp tại địa phương qua loa phát thanh, hội họp… Cần kết hợp nhiều biện pháp, hình thức tuyên truyền pháp luật đến từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt là tổ chức in ấn một số

văn bản pháp luật cơ bản như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, luật HN&GĐ ra các tiếng dân tộc để phục vụ cho đồng bào thiểu số. Với mỗi hoàn cảnh, điều kiện đặc thù của từng địa phương, từng dân tộc mà có cách thức và biện pháp tuyên truyền phù hợp.


KẾT LUẬN

Nhìn chung, căn cứ ly hôn theo Lu ật Hôn nhân và gia đình năm 2014

đang là môt

chủ đề nhân

đươc

rất nhiều sự quan tâm từ dư luân

xã hôi

. Các

căn cứ ly hôn này đã góp p hần giải quyết tốt nhiều án ly hôn , giải phóng cho

nhiề u cuôc

hôn nhân thoát khỏi những bế tắc.

Trải qua những giai đoạn lịch sử căn cứ ly hôn luôn được kế thừa và phát triển, ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi các nhà lập pháp cần có những hướng dẫn cụ thể hơn nữa để những quy định này đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, bảo vệ quyền lợi của trẻ em, hướng đến mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Để từ đó, ly hôn không chỉ đơn thuần là làm tan rã những mối quan hê ̣

gia đình mà ngươc

laị , nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân

chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và ̃ng chắc trong môt

xã hôi

văn minh .

Vậy nên, nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cũng như góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật thì các nhà lập pháp cần xem xét lại quy định về căn cứ ly hôn nhằm điều chỉnh một cách thấu đáo nội dung liên quan tới quan hệ hôn nhân gia đình.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

I. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965)

2. Bộ luật Dân sự năm 2005

3. Bộ luật Dân sự Nhật Bản

4. Bộ luật Gia Long

5. Bộ luật Hồng Đức

6. Luật Hiến pháp 2013

7. Luật Hôn nhân và gia đình ở Singapore

8. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1959

9. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 1986

10. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000

11. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

12. Luật Ly hôn Canađa năm 1986

13. Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007

14. Luật Tố Tụng Dân Sự sửa đổi, bổ sung năm 2011.

15. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao

16. Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 03 tháng 12 năm 2012.

17. Sắc lệnh 159- SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hôn

18. Sắc lệnh 97- SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022