vẫn còn những thiếu sót, như có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng dây dưa kéo dài, có vụ còn bị sửa, hủy gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự.
Tại các toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng các vụ án về ly hôn tăng về số lượng. Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp khác nhau, nên việc giải quyết gặp không ít khó khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật về căn cứ ly hôn cũng như những khó khăn từ khách quan mang lại. Tuy vậy, quá trình giải quyết các vụ án ly hôn tại Toà án nhân trên địa bàn TP Đà Nẵng trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hòa trong hôn nhân, bảo vệ quyền lợi các quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, qua quá trình giám đốc kiểm tra và xét xử phúc thẩm của TAND TP Đà Nẵng đã phát hiện có những thiếu sót trong quá trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị cải sửa; một số ít vụ án còn bị dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Trong hoạt động xét xử, các tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như áp dụng pháp luật sai, có vụ án vi phạm thời hạn tố tụng.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: "Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại Toà án nhân dân trên địa bàn Tp Đà Nẵng " làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Dân Sự.
Qua đề tài này, tôi mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án ly hôn của ngành Tòa án nói chung và của các TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Căn cứ giải quyết các trường hợp ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 tại Toà án đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những
người trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Tòa án quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài như:
Nguyễn Ngọc Điệp, Trần Đông Phong, Hồ Thị Hệ (2001), “Những điều cần biết về ly hôn”, NXB Phụ nữ TPHCM; Nguyễn Anh Tuấn (2005) “Một số vướng mắc trong giải quyết án ly hôn với người mắc bệnh tâm thần”, Tạp chí kiểm sát, VKS nhân dân tối cao số 7; Th.s Đoàn Đức Lương (2005) “ Cần có hướng dẫn thống nhất về thụ lý yêu cầu ly hôn hay không công nhận vợ chồng và thủ tục giải quyết”, Tạp chí kiểm sát, VKS nhân dân tối cao số 9; Đỗ Văn Chỉnh (2006), “Ly hôn với người mắc bệnh tâm thần – thực tế và giải quyết”, Tạp chí Tòa án, TAND tối cao số 9; Phạm Thị Quý (2009), “Việc ly hôn có bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở trước khi khởi kiện ra Tòa án ?”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 10; TS Đặng Quang Phương (1999), "Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các bản án", Tạp chí TAND số: 7, 8; Th.s Nguyễn Văn Cừ (2000), “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Luật học số: 4; Trần Thị Quốc Khánh (2004), “Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải ở sơ sở ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Bùi Văn Thuấn (2002), “Phụ nữ và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và chung”, Nhà xuất bản Phụ nữ; Trương Kim Oanh (1996), "Hòa giải trong tố tụng dân sự", Luận văn thạc sỹ Luật học; Th.s Nguyễn Phương Lan (2005) "Một số ý kiến về vợ chồng nhận nuôi con nuôi", Tạp chí Luật học số 2; Th.s Nguyễn Hồng Hải (2003), "Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay"; Khoa Nhà nước và Pháp luật- Học viện CTQG Hồ Chí Minh (2004), "Lý luận chung về nhà nước và pháp luật", Hà Nội…
Qua nghiên cứu những công trình nêu trên cho thấy, các tác giả chỉ đề
Có thể bạn quan tâm!
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 1
- Khái Niệm, Đặc Điểm Của Áp Dụng Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn
- Căn Cứ Ly Hôn Qua Các Giai Đoạn Phát Triển Của Pháp Luật Việt Nam
- Trong Trường Hợp Vợ Hoặc Chồng Của Người Bị Tòa Án Tuyên Bố Mất Tích Xin Ly Hôn Thì Tòa Án Giải Quyết Cho Ly Hôn”.
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
cập mặt này hay mặt khác trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Là thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn trong hoạt động xét xử của TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng.
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng, trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích luận văn:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung căn cứ ly hôn.
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về áp dụng pháp luật.
+ Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Đề ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Xây dựng khái niệm: Áp dụng pháp luật, Hôn nhân gia đình, Ly hôn, Căn cứ ly hôn và phân tích các đặc điểm, nội dung, cũng như nêu lên các căn cứ giải quyết cho ly hôn.
+ Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế trong áp dụng pháp luật về giải quyết các vụ án ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ đó rút ra các nguyên nhân hạn chế.
+ Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Tòa án; hoàn thiện các QPPL nhằm đảm bảo áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và HTND… nhằm đảm bảo chất lượng trong giải quyết các vụ việc ly hôn của TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề về áp dụng pháp luật trong giải quyết các trường hợp ly hôn.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án ly hôn, làm rõ những đặc thù của loại án này ở TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong áp dụng pháp luật về giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng có hiệu quả.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về áp dụng pháp luật trong
giải quyết án ly hôn tại TAND trên địa bàn TP Đà Nẵng. Góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về căn cứ giải quyết các vụ việc ly hôn nói chung, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác giải quyết án ly hôn, nhằm thực hiện nghiêm chỉnh luật HN và GĐ.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người đang trực tiếp làm công tác giải quyết án ly hôn tại TAND nói chung và TAND trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ ly hôn và việc áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn trong thực tiễn xét xử.
Chương 2. Cơ sở pháp luật, các điều kiện tác động và việc áp dụng căn cứ ly hôn qua thực tiễn xét xử của Tòa án tại thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn và một số giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn tại Đà Nẵng.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CĂN CỨ LY HÔN VÀ VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ LY HÔN
TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ
1.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG CĂN CỨ LY HÔN
1.1.1. Khái niệm ly hôn
Ly hôn và kết hôn là một trong những quyền dân sự cơ bản của công dân, là quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân. Vì vậy mà không thể ủy quyền hay chuyển giao khi thực hiện quyền này. Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án cho chấm dứt quan hệ hôn nhân khi có lý do chính đáng”, và cụ thể hơn theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trong mối quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn là hình thức, còn thực chất mối quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, cuộc sống gia đình vợ chồng đã mất hết ý nghĩa và không thể tiếp tục duy trì đời sống chung. Ly hôn chính là khi trong quá trình chung sống vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, vợ chồng không có tiếng nói chung, không tôn trọng và quan tâm lẫn nhau. Và việc duy trì hay cố níu kéo cuộc hôn nhân đó chỉ làm cho vợ chồng thêm mệt mỏi và không thể hàn gắn được. Mục đích của hôn nhân chính là xây dựng gia đình hạnh phúc. Vợ chồng cùng chung tay nuôi dạy con cái, nhưng khi hôn nhân có sự rạn nứt, trong nội bộ đời sống vợ chồng không thể đạt được những mục đích là ý nghĩa của hôn nhân thì dù cố gắng duy trì mối quan hệ đó cũng không thể mang lại hạnh phúc được.
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng có những điểm khác nhau. Tùy theo thể chế chính trị, truyền thống văn hóa và quan điểm lập pháp của từng nước. Trên thế giới hiện nay có những quốc gia quy định cấm ly hôn (như một số nước theo đạo thiên chúa), một số quốc gia khác thì hạn chế ly hôn bằng cách đặt ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt đối với vợ chồng muốn ly hôn. Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều là đi trái với quyền tự do dân chủ của mỗi cá nhân. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin thừa nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng cũng là thừa nhận quyền dân chủ xã hội. Lênin khẳng định: “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng”.
Trên quan điểm tự do hôn nhân, bao gồm cả tự do kết hôn và tự do ly hôn, pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn khi họ không yêu nhau thì cũng không bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau khi tình yêu giữa họ không còn nữa. Việc ly hôn nhằm giải phóng cho vợ, chồng thoát khỏi cuộc sống chung đầy đau khổ và không có hạnh phúc, với những mâu thuẫn sâu sắc mà trong một thời gian dài họ đã không giải quyết được. Thừa nhận quyền tự do ly hôn của vợ, chồng còn nhằm bảo vệ quyền lợi của những thành viên còn lại trong gia đình. Vì vậy: “Tự do ly hôn tuyệt đối không có nghĩa là làm “tan rã” những mối liên hệ gia đình, mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh”[11].
Xét về mặt pháp lý thì ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng và theo quy định của pháp luật chỉ có vợ, chồng mới có quyền yêu cầu ly hôn. Để ly hôn vợ, chồng hoặc cả hai
người hoàn toàn tự do trong việc làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của họ.
Khi vợ, chồng ly hôn không những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tình cảm vợ chồng, chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau, mà còn ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong gia đình. Tòa án với chức năng là cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định vợ, chồng có được ly hôn hay không (Tòa án có thể chấp nhận đơn ly hôn hoặc bác đơn ly hôn của vợ, chồng). Bằng biện pháp tư pháp đó, Tòa án có thể hạn chế hoặc ngăn chặn những hiện tượng vợ, chồng lạm dụng quyền tự do ly hôn gây hậu quả xấu cho gia đình và xã hội. Nhất là đối với những trường hợp một trong hai bên vợ chồng có quan hệ ngoại tình, không có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Vì ích kỷ cá nhân họ muốn ly hôn càng sớm càng tốt để rủ bỏ trách nhiệm với gia đình để chạy theo người tình.
Việc Tòa án cho vợ, chồng ly hôn hay bác đơn yêu cầu của họ phải dựa vào thực chất mối quan hệ vợ, chồng. Tuy nhiên, việc đánh giá thực chất mối quan hệ vợ, chồng là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Trong những năm gần đây, số vụ ly hôn ở nước ta nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng, với những mâu thuẫn vợ chồng rất đa dạng và phức tạp. Để đánh giá thực chất mối quan hệ vợ, chồng đã thực sự rạn nứt và có thể hàn gắn được hay không đòi hỏi bản thân những Thẩm phán trực tiếp giải quyết phải có kinh nghiệm sống và kiến thức chuyên môn vững vàng. Đồng thời phải điều tra xác minh thật kỹ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ, chồng. Phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của vợ, chồng trong thời gian tiến hành giải quyết vụ kiện. Khi đã tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn của vợ, chồng, mặc dù đại diện Tòa án đã tiến hành hòa giải hai bên vợ, chồng theo hướng đoàn tụ gia đình. Phân tích và giải thích cho vợ, chồng về hậu quả của ly hôn cũng như ảnh hưởng của việc cha, mẹ ly hôn đối với đời