Cảm Quan Về Xã Hội Qua Cảnh Sinh Hoạt, Phong Tục

của nền văn xuôi Việt Nam đã khái quát: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm của nó là con người. Người viết nào cũng có thể có tính xấu nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người xung quanh mình. Cần giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống”. Khám phá cảm quan nghệ thuật về con người của một tác giả là đi sâu vào thực chất sáng tạo của người nghệ sĩ để đánh giá đúng về họ.

Tô Hoài viết với quan niệm “đấu tranh để nói ra sự thật, cho dù phải đập vỡ những thần tượng”, vậy nên, cảm quan về con người của nhà văn có những điểm độc đáo, táo bạo riêng. Tô Hoài, trong cuốn hồi kí Cát bụi chân ai đã từng khẳng định: “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”. Nghĩa là với ông, con người trước hết phải là chính mình, phải là tất cả những gì thuộc quyền sở hữu riêng, có xấu và tốt, thiên thần và ác quỷ, ý thức với bản năng tồn tại đan xen, ngay cả những con người vốn được coi là thần tượng cũng có những phần nhỏ nhoi, tầm thường trong họ. Thế nên, trong khi nhiều người viết hồi kí với mong muốn “dựng lên dấu ấn muôn đời của bản thân vượt qua thời gian và kí ức cá nhân”, thì Tô Hoài lại viết hồi kí như một sự “giải thiêng”, không tô vẽ bản thân và tô vẽ một mẫu hình lý tưởng nào, ông tự nhiên và táo bạo miêu tả một thế giới nhân vật với những cá tính và thói tật, những vui buồn rất trần tục, đời thường. Trong thể hồi ký của Tô Hoài, người đọc còn thấy chân dung đời thường của những nhà văn tên tuổi trong nền văn học hiện đại nước nhà: Xuân Diệu "tình trai" lai láng, những

đêm hoan lạc với người bạn tình" khiến hậu thế phải bàng hoàng sửng sốt; Nguyễn Tuân kỹ tính, lịch lãm theo phong cách riêng và cũng không kém phần hóm hỉnh, biết đùa; Nguyên Hồng dễ dãi trong sinh hoạt và ăn uống, lại hay khóc và thường vui buồn đột nhiên khó hiểu; Ngô Tất Tố có tật quệt nước mũi vào gốc cây; Tú Mỡ vừa ngơ ngác vừa thâm thuý ... Dù viết về ai, những người bạn nghệ sĩ, những con người bình thường hay chính bản thân mình, Tô Hoài cũng xuất phát từ quan niệm: “người ta ra người ta thì phải là người ta đã chứ”. Có sao viết vậy, cả tốt xấu dở hay, cả những thói tật, những chuyện “bí mật riêng tư”, nhà văn cũng không hề né tránh. Chính vì thế, đọc hồi kí của ông, chúng ta một lần nữa được biết thêm rất nhiều điều thú vị về chính nhà văn, về tuổi thơ, những gì ông phải trải qua trong cuộc đời. Đó là một Tô Hoài phải lớn lên “giữa những buồn vui, những gian truân trong mọi tập tục thói quen của tầng lớp tuổi tôi ở làng”. Đó là một ông ngoại yêu thương cháu hết mực nhưng cũng có nhiều lúc đối xử rất tàn nhẫn với bà, là thầy giáo Tỏi khắt khe với học trò nhưng hoàn cảnh cũng rất đáng thương, là ông Ngải thật thà chịu khó với những thói quen chẳng bao giờ thay đổi: uống nước chè vò đặc sánh thay cho bữa ăn sáng, ngủ ngoài bụi tre… Đến tuổi trưởng thành, Tô Hoài phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống. Có những lúc cũng rơi vào bế tắc, thậm chí định làm tiền cả những cô gái làm tiền! Chính trong hoàn cảnh đó, ông đã được tận mắt chứng kiến sự buồn thảm, đen tối của xã hội khiến sự xót thương những con người cùng khổ bất hạnh và nỗi thương chính bản thân mình trong con người nhà văn từng ngày lớn dần lên, thấm ra ngọn bút và biến thành niềm khát khao đổi thay. Để có được Tô Hoài như ngày hôm nay, suốt một hành trình dài gần một thế kỉ, Tô Hoài đã trải qua bao khó khăn và phải luôn tự đấu tranh để chiến thắng chính mình. Điều đáng nói là xuyên suốt các hồi kí, Tô Hoài luôn thể hiện cái nhìn chân thực về chính bản thân mình. Càng có tuổi, lời tự bạch của ông về những quãng đời đã qua càng thấm

thía và sâu sắc hơn. Nói như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Bàng bạc trên những trang viết là một cách cảm riêng về cuộc đời, một niềm tâm sự đau đáu” của Tô Hoài!

Trong cảm quan về hiện thực của nhà văn còn có chân dung những người nghệ sĩ mà ta rất yêu mến. Với cái nhìn nhân bản đời thường ấy, nhà văn đã rút ngắn đến mức thấp nhất khoảng cách giữa người đọc với người kể, giúp chúng ta được tiếp cận, được bước vào một thế giới đời thường phía sau thế giới nghệ thuật lung linh, huyền ảo mà ta vẫn thường biết đến qua tác phẩm của những nhà văn. Điều đáng nói ở đây là ngay cả khi viết về những thói tật của những người nghệ sĩ lớn, Tô Hoài vẫn viết bằng tất cả tấm lòng chân thành của một nghệ sĩ chân chính, bằng cái nhìn cảm thông chân tình nên chúng ta không cảm thấy nhà văn hạ thấp họ hay cố tình “đập vỡ” những thần tượng của bạn đọc. Trái lại, càng hiểu về cuộc đời riêng của họ, ta càng cảm thấy gần gũi. Hoá ra những “thần tượng” của bạn đọc cũng là những con người bằng xương, bằng thịt.

Hồi kí là lối văn nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả. Song với Tô Hoài, hồi kí của ông còn là rất nhiều những cuộc đời, những phong tục riêng ở những vùng miền mà nhà văn có dịp được đến, là cuộc sống của người nông dân có cả thời kì cải cách ruộng đất, có cả không khí sáng tác văn học thời kì Nhân văn giai phẩm… Tất cả những chuyện ấy đâu phải là chuyện của riêng ông. Đó là chuyện cuộc đời. Như thế, với Tô Hoài, qua những kỉ niệm và hồi tưởng của bản thân, ông đã nhằm nói về cuộc đời chung. Những chuyện về cuộc đời riêng mà ông kể trong hồi kí bao giờ cũng gợi ra một điều gì đáng nói của cuộc đời. Chính vì thế, có người cho rằng, khó mà nói trong các mạch nguồn làm nên dòng sông chữ nghĩa của Tô Hoài, mạch nào là chìm, mạch nào là nổi. “Có chìm có nổi, nhưng nổi hoặc chìm đều dồi dào trữ lượng và mang sự sống riêng, sự sống Tô Hoài”. Sự hoà nhập những câu

chuyện riêng của đời ông vào cuộc đời chung đã làm nên đặc trưng phản ánh hiện thực của hồi kí Tô Hoài. Mỗi lần viết hồi kí là mỗi lần đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật. Tô Hoài đã đấu tranh, đấu tranh để vượt lên chính mình, để mở rộng tầm mắt cho tất cả sự thật ùa vào, để dũng cảm nói ra sự thật, kể cả những sự thật tưởng như chỉ có thể “đào sâu chôn chặt”. Ông viết Cỏ dại khi ông hơn hai mươi tuổi, viết Tự truyện khi năm mươi tuổi, viết Những gương mặt - chân dung văn học, Cát bụi chân ai Chiều chiều khi đã ở vào trên dưới cái tuổi “thất thập”. Có người cho rằng ông nói ra những sự thật ấy là bởi ông đã già nhưng thực ra không phải như vậy. Có lẽ ông viết sự thật là xuất phát từ quan niệm của riêng mình “sự thật đã là đẹp rồi”. Và đã là đẹp rồi thì cần gì phải thêm bớt, tô vẽ làm gì sự thật ấy. Vượt lên chính mình để trung thành với sự thật, Tô Hoài đã tạo ra được một tiếng nói riêng ở thể hồi kí, không thể lẫn với bất kì một nhà văn nào.

1.2.2.2. Cảm quan về xã hội qua cảnh sinh hoạt, phong tục

Đời sống sinh hoạt vốn tồn tại một cách khách quan, nhưng một khi đi vào tác phẩm, nó đã được soi chiếu và cảm nhận bởi cái nhìn riêng của người nghệ sỹ. Bởi thế, bức tranh xã hội trong cảm quan của mỗi nhà văn có thể được phản ánh từ những mâu thuẫn, những xung đột xã hội quyết liệt, gay gắt, hoặc từ những cảnh sinh hoạt bình dị.

Với một cảm quan hiện thực riêng, Tô Hoài rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những cảnh sinh hoạt của mỗi vùng và mỗi thời. Ông có khả năng dựng lên từ những cảnh sinh hoạt bình dị ấy cả đời sống vật chất và tinh thần của con người và thể hiện cả một đời sống xã hội rộng lớn. Trước Cách mạng, Tô Hoài ít tập trung vào những mâu thuẫn có tính chất đối kháng quyết liệt. Thế nên, làng quê trong tác phẩm của ông không ngột ngạt tiếng trống dồn sưu thúc thuế như trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, không đi sâu diễn tả bi kịch thảm thương của một kiếp người như trong truyện Chí Phèo của Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Cao. Trong làng quê của Tô Hoài có muôn cảnh sinh hoạt thường gặp ở những làng quê như cảnh người ta chửi bới, bêu xấu nhau, cảnh trai gái hẹn hò rồi cảnh một làng nghèo với những mảnh đời chia lìa tan tác.

Sau Cách mạng, Tô Hoài vẫn hoà mình chung vào dòng chảy của nền văn học mới nhưng cuộc sống lại được ông khai thác từ những phong tục, hủ tục ở mọi miền quê. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Tô Hoài được coi là nhà văn phong tục. Ở ta, cái danh xưng nhà văn phong tục nghe không thật oai lắm. Nó thường quá, nó không vươn tới những mơ tưởng cải tạo thế giới. Nhưng với những cây bút thực tài, rất có thể những cái gọi là phong tục lại sớm khẳng định được tên tuổi của mình. Vấn đề là qua những chi tiết về phong tục, văn hóa, nhà văn làm nổi bật lên được những cá tính nghệ thuật đặc sắc, những “con người này” trong tương quan với hàng loạt người khác. Qua đó, người đọc có thể hình dung lại được một cách chân xác, sống động về các thời đại, nhìn thấy các lớp trầm tích văn hóa nằm sâu trong con chữ của nhà văn.

Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 4

Viết về phong tục, mỗi nhà văn in đậm dấu ấn dưới cảm quan hiện thực của riêng mình. Nếu Bùi Hiển được coi là một nhà tiểu thuyết tả chân của xứ Nghệ với những tác phẩm tả phong tục cùng tính tình của người dân chài xứ ấy, Kim Lân được coi là độc đáo và hấp dẫn khi ông viết về những cái gọi là thú đồng quê hay vẻ “phong lưu đồng ruộng”, Nguyễn Tuân cảm nhận phong tục từ những giá trị thẩm mỹ đặc sắc gắn với một lớp người nghệ sĩ tài hoa, thì Tô Hoài “thường nhìn nông thôn nghiêng về phía phong tục với cặp mắt ấy vẫn có con mắt của một nhà xã hội, một cây bút hiện thực”. Tô Hoài cảm nhận phong tục trên mọi phương diện tự nhiên của nó: từ phong tục đến hủ tục, từ nét đẹp văn hoá đến những sinh hoạt lạc hậu ấu trĩ cần phê phán và loại bỏ. Như vậy, với nhãn quan phong tục đặc biệt, Tô Hoài phản ánh hiện thực cuộc sống một phần từ phong tục và hủ tục để tạo nên tầm khái quát mới về

con người và còi nhân sinh. Là một người ham đi và ham quan sát, nên dấu chân Tô Hoài đi đến đâu, phong tục tập quán mọi miền quê đi vào trường nhìn của nhà văn và in dấu lên các trang viết đến đó. Từ phong tục miền núi đến phong tục miền xuôi, từ ngoại thành lầm lũi đến nội thành hoa lệ. Đó là những phong tục đẹp trong những ngày lễ hội đầu xuân, đất quê tưng bừng trong tiếng trống chèo, chơi cờ bỏi, đấu vật, thi bắn nỏ, thi nấu cơm, gói bánh chưng, bánh dày,... (truyện ngắn Mùa ăn chơi, tiểu thuyết Quê người, Nỏ thần, Nhà Chử, Đảo hoang...). Nhưng con mắt tinh quái của Tô Hoài còn cảm nhận cả những "phong tục đã lỗi thời" - những hủ tục như nạn tảo hôn (truyện ngắn Vợ chồng trẻ con), nạn đòi nợ (truyện ngắn Khách nợ), nạn chữa bệnh bằng lối mê tín dị đoan (truyện ngắn Ông cúm bà co), nạn cho vay nặng lãi, nạn ma chay cưới xin, nạn chửi bới bêu xấu nhau... (tiểu thuyết Quê người), khiến bao gia đình điêu đứng, bao số phận bi thảm, bao tình làng nghĩa xóm rạn nứt. Không những thế, thói sĩ diện thường tình tiềm ẩn trong mỗi con người nhiều khi cũng trở thành mảnh đất cho hủ tục hoành hành để lại kết cục bi thảm cho con người. Lệ khao vọng làng (tiểu thuyết Quê nhà) khiến những người nghèo khó càng điêu đứng, họ vừa lo sợ, vừa ước ao, vừa áy náy đăm chiêu. Không hiếm người cùng đường phải trẫm mình, phải thắt cổ, giã biệt gia đình, sống kiếp li hương. Đặc biệt là viết về đề tài miền núi sau Cách mạng, Tô Hoài vẫn phản ánh đầy đủ sự đổi đời của người dân nhờ Cách mạng nhưng tất cả được hiện lên trên cái nền của đời sống phong tục và hủ tục. Nhờ đó, những sáng tác của ông mang lại dấu ấn đặc sắc riêng.

1.2.2.3. Cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật

Với một khả năng quan sát đặc biệt rất thông minh, hóm hỉnh, tinh tế, lại có những ngày thơ ấu gần gũi với thế giới loài vật ngộ nghĩnh đáng yêu ở bãi cơm thi đầu làng, cùng một tình cảm đặc biệt dành cho những "người bạn

thân tình", ông đã cảm nhận thế giới loài vật nhỏ bé đáng yêu trong sự tồn tại tự nhiên của nó.

Trong thế giới loài vật của Tô Hoài, mỗi con vật có một "cá tính" riêng: Dế Mèn thích phiêu lưu,"sống" có " lý tưởng", có " hoài bão"; Dế Trũi "dũng cảm" trong công việc, "thuỷ chung" trong "tình bạn"; chị Nhà Trò yếu đuối hay bị "bắt nạt"; bác Xiên Tóc "chán đời" thích rong chơi; lão Cóc "khoác lác, huênh hoang"; lão ếch Cốm đại vương "dở hơi"; Ri Đá "cần cù, chịu khó"; Mèo già "thâm độc"; Chuột Nhắt "huênh hoang"; Bọ Ngựa "khệnh khạng"; vợ chồng Trê "gian ác xảo quyệt"...Không những thế, thế giới loài vật của Tô Hoài còn có "đời sống tinh thần" phong phú, đa dạng. Mỗi loài, thậm chí mỗi con vật bé nhỏ đều có tốt - xấu, dở - hay, vui - buồn trong trạng thái tự nhiên của nó. Con My (Con mèo lười) là giống mèo mũi đỏ không biết bắt chuột, chỉ biết ăn vụng, suốt ngày nó rong chơi, lười nhác. Đã lười còn hay đòi ăn ngon - phải ăn cơm với cá và nằm tro bếp ấm. Mụ Ngan (Mụ Ngan) thì "đần độn" quá, "đần độn đến phát ghét lên được", "thật là một thứ đàn bà đồ tồi", tranh ăn với cả lũ con, bất chấp tiếng kêu thảm thiết của con ngan nhỏ, mụ chẳng biết, chẳng đoái hoài gì. Không những thế, mụ còn "dí chặt chân lên lưng nó mà xốc ngô như thường", để đến nỗi ngan con bị gẫy xương lưng. Thậm tệ hơn nữa là, đến lúc ấy mụ lại rong chơi để mặc thây đứa con bị trọng thương đang kêu khắc khoải. "Mụ làm như không biết rằng có một đứa con mình vừa mới chết". Trong khi đó Gà Mái (Một cuộc bể dâu) vừa là "một người đàn bà giỏi giang", vừa là "người đàn bà rất đa tình". Khi chưa vướng vào bổn phận "nuôi nấng dạy dỗ con trẻ", "người đàn bà ấy" "yêu hết mình". Nhưng khi đã được "làm mẹ", nó lại là một "bậc mẹ hiền gương mẫu". Mụ không dám rời lũ con thơ đến nửa bước. Chăm chỉ kiếm ăn nuôi con, có khi chỉ bới được một hạt đền nhỏ mụ cũng gọi chúng đến, cho chúng ăn. Mụ vừa "nhìn các con ăn, vừa nói chuyện vui vẻ". Chẳng may con mụ gặp hiểm nguy,

mụ "cong chòm đuôi lên, sù vành lông cổ", "nhảy lên như choi choi", bảo vệ cho kỳ được những đứa con yêu quý của mình...

Thế giới loài vật trong cảm quan của Tô Hoài sinh động, ngộ nghĩnh, có "thế giới nội tâm", có "số phận", có "phẩm chất", "cá tính" và "thói tật" như con người. Chính cảm quan ấy đem lại một sắc thái riêng trên từng trang sách viết về loài vật của ông. Trong con mắt của Tô Hoài, thế giới loài vật không những có "đời sống nội tâm" phong phú mà còn rất "hoạt bát", "năng động". Chúng cũng có "suy tính" và "hành động", có "phong tục" và "tập quán" như con người. Vậy nên viết về loài vật, truyện của Tô Hoài không phải là truyện ngụ ngôn, mà là truyện đồng thoại. Bên cạnh đó, mỗi loài một "tập tục" riêng rất phong phú và đa dạng. Có lẽ những nhà văn quan sát tinh tế, tỷ mỷ, nắm được từng "đặc điểm", "phong tục" của loài vật như Tô Hoài không nhiều và cảm nhận một cách cặn kẽ như thế lại càng hiếm, vẫn biết rằng tất thảy loài vật ấy đều hiện diện xung quanh chúng ta. Cảm quan về loài vật của Tô Hoài thật đặc biệt, chẳng giống ai và cũng chẳng ai theo kịp. Chính nó tạo tiền đề để "Tô Hoài (...) viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật".

1.2.2.4. Cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên, khách quan

Trong các tác phẩm của Tô Hoài, văn hóa, phong tục thường gắn với những trang viết về thiên nhiên rất đỗi tài hoa. Tại đây, ta nhận thấy chất thơ trong duyên kể Tô Hoài. Thiên nhiên trong văn Tô Hoài không kỳ vĩ như thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Nó như những đóa hoa thấp thoáng nhưng rất giàu sức gợi. Nó góp phần làm cho những câu chuyện đời thường có thêm những nét nhạc trữ tình. Dĩ nhiên, để có được những nét nhạc ấy, Tô Hoài phải rất tinh trong quan sát. Sự tinh tường và nhạy cảm ấy, chính là ưu thế của Tô Hoài.

Bức tranh thiên nhiên có giá trị độc lập tự thân, gần với đời sống sinh hoạt của con người. Đó là thiên nhiên trong vẻ quyến rũ đầy sức sống của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022