Con Người Đời Thường Với Những Tính Cách Và Số Phận Đa Đoan

Nội đều muốn đưa ra những nhận xét, những góc nhìn về con người được coi là tinh hoa đất nước. Về Người Hà Nội có thể ấn tượng với bài viết của Hoàng Hưng, của Lê Phú Khải. Tuy không phải là nhà nghiên cứu, nhưng họ là người Hà Nội gốc kể về người Hà Nội gốc: Hoàng Hưng có tám nhận xét về Người Hà Nội:

1. Coi trọng đời sống gia đình. Một gia đình yên ổn, nền nếp, có trên có dưới, có tình có nghĩa. Khó hy sinh gia đình cho sự nghiệp, lý tưởng.

2. Có ý thức mạnh mẽ về lợi ích cá nhân, quyền tư hữu, không dễ để người khác xâm phạm, dễ bị coi là "khoảnh", tính toán, nhưng cũng không thích xâm phạm lợi ích người khác, sòng phẳng, rạch ròi ("yêu nhau rào giậu cho kín").

3. Coi trọng tự do cá nhân của mình cũng như của người. Trong quan hệ ngoài gia đình như bà con, bè bạn, đồng nghiệp, hàng xóm… giữ giới hạn ở mức phải chăng, "thoang thoảng hoa nhài". Ngại tranh chấp, đối đầu, "dĩ hoà vi quý". Dễ bị xem là "khôn ngoan", dễ trở thành ba phải, "hoà cả làng".

4. Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp xã hội, cả về ăn vận lẫn lời ăn tiếng nói. Ghét sự thô thiển, lố bịch, trắng trợn. Ngại "nói toạc móng heo". Chỉ muốn làm người tử tế, biết điều.

5. Không chỉ cắm cúi làm việc mà biết hưởng thụ cuộc sống, và hưởng thụ một cách hào hoa, thanh nhã, có chừng mực, không mê đắm, sa đà hay "sả láng".

6. Tôn trọng nền nếp có sẵn: gia phong, luật lệ, quy ước xã hội. Có thể thích nghi với sự thay đổi chứ không chủ động tạo nên thay đổi.

7. Trọng danh dự, trọng chữ "tín" trong các quan hệ. Tự trọng trong công việc, có lương tâm nghề nghiệp. Có thể kiên nhẫn để vươn lên hoặc khôi phục quyền lợi, điạ vị bị mất một cách từ tốn. Không thích mạo hiểm hay thành công bằng mọi giá.

8. Trung dung, một vừa hai phải. Ôn hoà, không cực đoan hay quyết liệt. Lý trí mạnh hơn tình cảm. Tư duy lô-gích mạnh hơn trực cảm, bản năng.

Lê Phú Khải nói về đặc trưng phổ quát của người Hà Nội: "Người Hà Nội ưa thích sự liêm chính trong sạch không có "máu" tham nhũng, không thích hà hiếp kẻ dưới, người Hà Nội thanh lịch đến lịch lãm. Họ rất hào hoa, phong nhã, có trí thông minh, có tư duy sắc bén, lập luận chặt chẽ, có ngôn ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với mọi người. Nếu ở một thời đại thanh bình, người Hà Nội sẽ là những nhà khoa học trung thực, họ có phẩm chất của những vị "tôi hiền" trong một triều đình có "vua sáng", có minh quân. Người Hà Nội không có chí tiến thủ, không dám làm việc lớn "khai sơn phá thạch" "lay thành nhổ núi" như các cụ Phan, cụ Hồ ở miền sông Lam núi Hồng. Người Hà Nội sống khép kín, lo gia đình vợ con, không xâm phạm của ai, quan hệ thì có đi có lại, không hào phóng như người Nam Bộ. Người Hà Nội sống bình lặng, lịch lãm, tôn trọng lẽ phải đạo đức và chính nghĩa, thích gặm nhấm nỗi cô đơn, buồn tủi của kiếp người. Người Hà Nội không ưa sự ồn ào phô trương, rất ghét thói "trưởng giả họ c làm sang " kệch cỡm lố bịch. Họ sống bình lặng, nhưng rất sành điệu ăn chơi".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Và tất nhiên, trong tác phẩm của mình, Tô Hoài cũng đưa ra một cách nhìn về người Hà Nội thời xưa và thời nay. Ông nhận thấy nét đẹp của sự tinh tế trong cư xử, nét đẹp trong lời ăn tiếng nói, trong thú chơi tao nhã, trong cách ăn uống, vận trang phục nếp nghĩ, nếp cảm riêng của họ. Rất ít gặp trong Chuyện cũ Hà Nộicủa Tô Hoài chân dung của những người lao động mang một số phận hay tính cách của kiểu nhân vật điển hình. Rò ràng, trong tâm niệm của Tô Hoài khi viết tác phẩm này, ông không có ý định xây dựng nên những nhân vật lớn, như là nhân vật trung tâm của thời đại. Người ta thường gặp trong đó bóng dáng của những con người lao động bình thường, chân chất thay vì hình ảnh những con người thượng lưu, đài các của một Hà Nội hào hoa. Nhưng điều đáng chú ý là ở họ, vẫn toát lên vẻ đẹp của tâm hồn người bình dân, nhân hậu, trọng nghĩa tình.

Đó là bà Viết, một phụ nữ nông dân nghèo khó, lưng còng rạp làm thợ đụp thợ vá, chuyên đi vá quần áo rách cho các nhà vào tháng chạp khi cái rét tìm đến. “Bà Viết thật khéo giật gấu vá vai. Cái áo nâu dài của dì tôi được đổi vai hẳn hoi mà không cần thêm một mảnh vải mới. Quần áo tôi, đít quần, đầu gối, khuỷu tay, chỗ nào bàn ghế mài mòn, ngã rách, bà Viết vá chằng lên. Bà Viết xẻo đằng trước đưa xuống gấu, rồi đột tà, lấp khuy thành dải buộc, tự lo liệu thu xếp lấy tất cả”. Bà Viết ngồi nhai trầu “phóm phém” vì răng bà chẳng còn nổi chiếc nào, nhưng bà lại là một kho chuyện, kho vè làm những đứa trẻ con không thể rời ra. Nhớ lại những câu vè vu vơ ấy, Tô Hoài đã phải thốt lên: “Chao ôi những câu hát ngớ ngẩn ngày xưa, những niềm mong ước vui sướng ngông nghênh và cười cợt nhạo báng”. Còn những câu chuyện của bà, không phải chuyện Tấm Cám, mà bà có một kho chuyện trong làng từ đời xửa đời xưa, nhớ lâu nhớ mới không biết bao nhiêu là chuyện Chuyện ma, chuyện áp tết, chuyện buôn tranh gà, chuyện các ông khởi nghĩa, chuyện người bỏ làng, chuyện vỡ đê…Có cảm giác, chính kiểu nhân vật này lại được Tô Hoài tâm đắc, vì đó là người giữ và lưu truyền những huyền thoại về làng, khiến cho tâm hồn những đứa trẻ quê nghèo khó được tắm trong bầu không khí của tưởng tưởng, hư và thực. Bà Viết như kiểu nhân vật thường gặp trong các chuyện của Gorki, chính Tô Hoài cũng khẳng định sự ảnh hưởng của những câu chuyện bà Viết kể tới tác phẩm của mình: “Sau này, khi làm nghề cầm bút, trong tưởng tượng của tôi, cái làng Nghĩa Đô xa xôi từ bao giờ lại trở về trong tôi, có lẽ những hình ảnh ấy đã chồng chất in xa từ những câu chuyện ngày xưa này”. Đó chính là vẻ đẹp trong tâm hồn người bình dân mà Tô Hoài mang ơn và ghi nhớ mãi.

Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 7

Với những nét đẹp truyền thống đã ngấm vào căn cốt, nên ngay cả trong cảnh đòi nợ và khất nợ, những người Hà Nội đích thực thuở xưa vẫn thể hiện sự kiềm chế cảm xúc và nhân hậu. Người đi đòi nợ (trong Những ngày áp Tết) mỗi năm một bần hàn, năm trước còn dùng khăn mùi xoa để khạc khi

ho, những năm sau dùng giấy nhật trình (ho rồi nhổ đờm vào giấy, rồi gấp lại, bỏ vào túi), người bị đòi nợ thì chưa bao giờ có của nả gì đáng kể cho người ta bắt nợ (“không có tiền, chẳng có đồng nào, trong nhà không có gì đáng nửa xu, làm gì nhau nào”). Đáng lẽ đồng tiền đã phải làm con người ta đối xử với nhau thô bạo, nhất là khi kẻ mắc nợ lại “lì lợm thi gan”. Vậy mà ông Phán vẫn ngồi im, cuối buổi chỉ nói môt câu, giọng như đứt quãng: “Cụ hẹn…Cụ hẹn cho tôi một câu chắc chắn, sang giêng tôi lại lên vậy”. Điều đáng kể là hành động của họ lúc người đòi nợ ra về. “Bà tôi lúc bấy giờ mới lấy trong thắt lưng ra mấy đồng xu dúi vào tay ông: Tôi gửi ông suất tàu điện, ông cầm tạm vậy”. Nhiều năm sau, nợ vẫn chưa đòi được, người bị nợ đã đói khổ càng đói khổ hơn, hành động lịch sự “gửi ông suất tàu điện” cũng không còn nữa. Đã thế, kẻ đòi nợ phải đòi…lấy tiền xe. Vậy mà, ông phán chỉ bảo bà tôi: “Cụ cho tôi xin một vé tàu điện”. Đặt cách ứng xử ấy “giữa cảnh chợ chiều cuối năm, táo tác, vội vã, chợ búa như cướp giật”, phải chăng Tô Hoài thấy nó đáng thương và lạc lòng? Phải, cảnh ấy đáng thương, nhưng chính sự lạc lòng của họ đã nói lên một điều rất quý, khi con người ta giành giật nhau vì miếng cơm manh áo, thì cử chỉ nhỏ nhẹ kia vẫn có khả năng làm ấm lòng người, bởi nó có tình người.

2.2.2. Con người đời thường với những tính cách và số phận đa đoan

2.2.2.1. Khám phá con người Hà Nội từ cảm quan hiện thực đời thường, phát hiện những tính cách đa dạng…

Tô Hoài vốn mang cảm quan nhân bản đời thường về con người, ông không có thói quen nhìn con người bằng cái nhìn lý tưởng hoá, phiến diện một chiều. Thế nên, ngay cả khi rất nhiều nhà văn cùng thời rơi vào “chủ nghĩa đơn giản, chủ nghĩa minh hoạ” thì nhân vật của Tô Hoài vẫn rất đời, tức là sinh động, bởi được nhìn một cách đa chiều, làm phát lộ những tính cách đa dạng, chân thực như bản chất thường ngày của nó. Trong Chuyện cũ Hà Nội, nhiều giai tầng của Hà Nội được mô tả, thượng lưu có, hạ lưu cũng nhiều,

nhưng đáng chú ý là, dù miêu tả tầng lớp quan Tây, đội sếp, đầm Tây, hay những ông chủ giang hồ, người soát vé trên tàu điện, đến ông đồ dạy học ở chốn quê, kẻ kéo xe nơi đường phố, người đàn bà điên dại đi ở mất con…cái nhìn của Tô Hoài vẫn giữ được sự khách quan, điềm đạm, không thiên kiến. Mỗi nhân vật, trong tính cách của họ, đều nhá nhem tốt xấu, đều hay dở lẫn lộn, đều sinh động đời thường, tức là đa dạng và đáng nhớ, không thể kết luận giản đơn trong chỉ một từ.

Thế nên, mới có một ông đồ, vào lúc “thời thế nhố nhăng, bút lông bút chì lẫn lộn, nhiều thầy đồ dạy cả chữ Nho và chữ quốc ngữ, vừa dạy chữ cho con trẻ rất oai phong, vừa “như con gà mái ấp xoè cánh” để che đi chai rượu trong vụ lính “đoan” trên sở về bắt rượu.

Ông không ngần ngại chỉ ra cái hạn chế của tầng lớp mình, những người vốn rất nghèo nhưng “cũng chưa ai đi làm mướn kiếm cơm thiên hạ”, đơn giản vì “người ta hay ra vẻ cho đẹp mặt, huống chi, ở đất Kẻ Chợ, bề ngoài thường hay mầu mỡ riêu cua” [14,423]. Ông càng không bao giờ vẽ lên một khung cảnh diễm tuyệt để ở đó nhân vật hiện lên trong bầu không khí vô trùng, mà trái lại, ông luôn để nhân vật hiện lên trong một không gian nghệ thuật đời thường, đôi khi “nhếch nhác”, nhưng chính vì thế mà sống động và chân thực. Đó là khung cảnh của một lớp học ở gian đầu hè, nơi mà “con gà mái dẫn cả đàn gà con lên bới xó luồn chạy qua cứt gà cuốn rác bụi bê bết, thế mà đến lúc có học trò sao mà sạch sẽ trật tự”. Ngay cả cái chiếu trải chòng cho thầy ngồi cũng là “cái chiếu lâu ngày bị hổng một lỗ to tướng ở giữa”. Tuy vậy, sự nhếch nhác không làm con người ta quên đi đạo lý và lễ nghĩa, nên lũ trẻ, lúc trải chiếu mời thầy ngồi dạy vẫn “phải ý tứ, mặc dầu mép chiếu đã đã rách lươm nhươm cũng xem mặt trái mặt phải, không được trải chiếu ngược” [14,424]. Vẫn theo cách đó, thầy đồ hiện lên vừa tề chỉnh, đạo mạo trước lũ học trò vừa “tinh quái” trong vụ trốn bắt rượu của quan trên. Ngay

trong sự tề chỉnh cũng có sự đời thường ở vẻ nghèo không thể nào che giấu: “Thầy đi giày mòm nhái da trâu sống vàng ệch xốn lên; vuông khăn nhiễu tam giang chít đỡ cái búi tóc hành; tấm áo the thâm dài đã bợt cả hai khuỷu tay mới thay được hai ống vải nâu” [14,424].

Thế giới nhân vật của Tô Hoài, mỗi người một tính cách, rất nhiều khi, người ta thấy những con người ấy dường như nhạt nhoà quá. Thiết nghĩ, đó chẳng phải là một điểm yếu của Tô Hoài. Vì khi đã nhìn đời bằng con mắt đời thường, phải sòng phẳng mà thấy rằng, nhạt nhoà cũng là một trong những đặc điểm của tồn tại nhân sinh. Biết bao người sống rồi tan biến trong cuộc đời này đã tồn tại nhạt nhoà như thế. Nhưng, ám ảnh người đọc không phải bao giờ cũng phải cần những tính cách điển hình, bản thân sự nhạt nhoà cũng là một cách gây ám ảnh và gợi nỗi xót xa. Điều đáng nói là, cái nhạt nhoà của nhân vật Tô Hoài cũng vô cùng đa dạng, đó là sự đa dạng nảy sinh từ chính cuộc sống bộn bề lấm láp này. Thế nên, người đọc mới bắt gặp một người bà vừa nhân hậu, giàu đức tin vừa như đánh mất lòng tự trọng (khốn khổ, vì lòng tự trọng là một điều đôi khi quá xa xỉ với kẻ nghèo); một ông Ấm hết thời vừa buồn nản vừa cố ra oai, một anh điên “như con bướm lượn, nhưng là con bươm bướm ma” vì chỉ quen đi đòi nụ cười của những cô con gái chưa chồng, một Mợ Hai bệ vệ lạnh lùng, một đám đông ồn ào, ưa nịnh nọt và hay khôn lỏi…

Nguyễn Vinh Phúc, trong lời giới thiệu Chuyện cũ Hà Nội đã khẳng định rằng: “Cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây…Chỉ nêu vài tên bài như thế càng thấy sự hiện diện của cái nội thành đa đoan lắm chuyện” [14;5]. Quả đúng vậy, phố Hàng Đào với những mợ Hai khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, Phố Hàng Ngang với những chú Tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có

nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen, những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ…

Tô Hoài không thi vị hóa người ở tầng lớp trên trong xã hội cũ như Khái Hưng, Nhất Linh, nhưng cũng không đem họ biếm họa đến mức khủng khiếp kiểu Vũ Trọng Phụng, hay cường điệu về họ với giọng ngả sang hoạt kê kiểu Nguyễn Công Hoan. Cùng miêu tả với tình thương người ở tầng lớp dưới, nhưng Tô Hoài thủ thỉ chứ không ồn ào như Nguyên Hồng, hóm hỉnh chứ không tinh quái như Nam Cao, tinh tế chứ không mộc mạc như Ngô Tất Tố, cũng không đề cập đến những biến động xã hội lớn như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng... ông chỉ kể những câu chuyện hàng ngày trong đời sống bình thường của những con người bình thường, không khoa trương, tô vẽ để thu hút người đọc, không phóng đại, dồn ép nhằm hiệu quả giật gân. Cái cười của ông cũng là cái cười nhẹ nhàng, từ tốn chứ không cay độc.

2.2.2.2. Những số phận đa đoan

Trong Hà Nội và Hà Nội, Tô Hoài viết : “điều lạ lùng là tôi không thể bao giờ cắt nghĩa hết được sự nối tiếp chìm nổi của những cuộc đời con người trong thế kỷ vừa qua trên đất nước ta”. Chuyện cũ Hà Nội là thân phận trầm luân cuả những kiếp người dập dềnh giữa ánh sáng và bóng tối.

Phải sống thật, thâm nhập sâu vào đời sống Hà Nội xưa mới biết được nỗi nhục của dân nghèo thị thành từ những hình ảnh cụ thể: “thời ấy, nuôi cái xe đạp nhọc lắm. Xe phải gắn một mảnh sắt, mảnh kền khắc tên, số nhà, tên phố của chủ xe. Không có phạt. Đè nhau phạt, trông cái xe mướp quá, ngứa mắt, cũng phạt”. Thuở đó, “nhan nhản toàn nhà tranh, tường đất mấp mô như những con rùa bò” đêm “tiếng chim cuốc hoàng hôn về kêu khắc khoải”. Nhà văn đã chạm đến đời sống khốn khổ của Hà Nội xưa mà hầu như ít nhà văn nào nói đến. Thuở xưa, người ta mải miết đi kiếm ăn, kiếm gần chẳng ra, phải

bò ra xa, tận Đất đỏ, Dầu Tiếng trong “sa ghềnh” đi không về, nhiều lắm”: Nhiều chi tiết, tưởng như chỉ vô tình ghi lại nhưng đắng xót tận đáy lòng, “các ông tây ăn trên ngồi trốc, còn thì người ta bới bèo tìm bọ, sinh sống trên lưng nhau, nuôi lẫn nhau… Thất thểu đi tìm việc qua đêm qua ngày”. Trong cái nhìn rất riêng, thăm thẳm, nhà văn Tô Hoài đặc biệt thể hiện thành công một mảng sống của người Hà Nội xưa, từ thợ củi, thợ giầy, lầm than bụi bặm, đói khổ, từ cảnh các làng quê ven nội chìm trong cảnh Tây đoan bắt rượu lậu dẫn đến thảm cảnh người dân nghèo phải “đi tù rượu thay để vợ con ở nhà có người nuôi”, đến cảnh ở vọng, cổng rong, chợ Mơ, bến chợ trâu Hà Đông, Cầu Gỗ, cầu Cuối…” nhan nhản người tàn tật, ăn mày, ở đâu cũng “ai oán vang lên tiếng nức nở trên môi là câu kẻ khó xin ăn” là hình ảnh buồn nao lòng cảnh đòi nợ, người chủ nợ và kẻ nợ đều nghèo, quá nghèo nên mỗi năm vào dịp những ngày áp tết, chủ nợ đến đòi, cũng chỉ biết nhìn nhau, năm nào cũng vậy và kết thúc là lời hẹn “sang giêng… sang giêng” để rồi chẳng bao giờ trả nổi món nợ. Những hình ảnh rất thực của đời cứ đan cài vào nhau, tạo nên dòng mạch ngược xuôi của cuộc đời lam lũ.

Đó còn là một Hà Nội với những kiếp lầm than - Những kiếp “trèo me, trèo sấu”. Tô Hoài đã tường tận giải thích câu nói cửa miệng “trèo me trèo sấu” vốn chỉ quen được hiểu như một câu chửi những đứa trẻ lêu lổng ở thị thành. Nhưng ngay trong sự giải thích của ông cũng thấm dư vị của nỗi xót xa về những kiếp trẻ nghèo đi trộm me trộm sấu “đem bán để sinh sống hàng ngày, có khi nuôi cả nhà”. Những đứa trẻ ấy luôn bị sự truy đuổi của đội sếp, chỉ cần người đội sếp doạ bắn là “bỗng dưng, trên cây tụt xuống, nhanh như tàu cau rơi, một đứa, hai đứa, ba bốn đứa. Đứa nào cũng cởi truồng co ro, gầy đét, trần trụi như cành củi khô gãy xuống. Cái quần, hai ống quần mỗi đứa buộc vắt quanh cổ lèn chặt cứng tận cạp những quả me”. Người Hà Nội hiện đại có thể không quá xa lạ với cảnh trẻ lang thang thành phố, nhưng những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022