Những Yếu Tố Tạo Nên Cảm Quan Hiện Thực Về Hà Nội Trong Hành Trình Sáng Tạo Của Tô Hoài

cảnh sắc làng quê ngày mùa: "Mùa đông, giữa những ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau (...). Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm (...). Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối (...). Bụi mía vàng xong (...). Dưới sân, rơm và thóc vàng dòn. Quanh đó, con gà con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới (...). Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng" [24,97]. Khác với nhà văn Nguyên Tuân - một nghệ sỹ của sự hoàn thiện tuyệt mỹ, từ con người đến phong cảnh thiên nhiên trong con mắt của ông đều phải đạt tới vẻ đẹp tinh khôi của tạo hoá. Vì thế, bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Tuân luôn có vẻ đẹp rực rỡ, toàn bích. Từ màu sắc của nước biển Cô Tô đến cảnh đất trời Tây Bắc, nơi có dòng sông Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo", nơi có bạt ngàn là hoa: hoa gạo đỏ, hoa ban trắng, hoa đào hồng rực rỡ... tạo nên cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp khác thường; Khác với Nguyên Hồng, nhà văn đặc biệt nhạy cảm trước những khung cảnh rộng lớn, hùng vĩ - trời cao, biển cả, sông dài, nước rộng, nắng mênh mông...; Và cũng khác với Vũ Trọng Phụng, thiên nhiên quay cuồng trong dông tố, thiên nhiên khốc liệt, dữ dội luôn báo hiệu sự bất thường trong cuộc đời con người.:.; thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài mang đậm hình ảnh bình dị khách quan: có ánh sáng và bóng tối, có mặt trời và mặt trăng, có nắng và mưa, có cỏ cây hoa lá chim muông... như trong cuộc sống thực. Mỗi bức tranh thiên nhiên trên từng trang sách của ông lại luôn gần gũi, gắn bó, theo sát với cuộc sống sinh hoạt của con người. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét rất có lý rằng: "Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng, không có dấu vết ngăn cách khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội. Trong tác phẩm của

ông, thiên nhiên luôn có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn" [6;54]. Trong cảm quan của Tô Hoài, thiên nhiên còn thể hiện vẻ quyến rũ đầy sức sống. Vẻ quyến rũ hiện diện trong nhiều cung bậc, khi là khoảnh khắc thiên nhiên dữ dội vận động theo quy luật của tự nhiên, khi lại rất hiền hoà, thơ mộng. Rò ràng là thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hoài hoàn toàn mang đậm dấu ấn hiện thực khách quan. Nhà văn không tô hồng hiện thực, cũng không né tránh sự thật cho dù đó là sự thật khắc nghiệt khiến cuộc sống con người càng gian truân, vất vả hơn. Từ tấm lòng gắn bó với cuộc sống, với đất trời, Tô Hoài đã cảm nhận phong cảnh thiên nhiên từ những dáng vẻ hoang sơ nhất. Cảm nhận thiên nhiên, Tô Hoài luôn hướng tới mọi phương diện tồn tại khách quan của nó. Do vậy thiên nhiên không chỉ có vẻ dữ dội, khắc nghiệt, mà còn có vẻ đẹp nên thơ của cỏ cây hoa lá chim muông - mang chất liệu nguyên sơ và tinh tuý của tạo hoá. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều không thể quên mùi thơm dìu dịu trong nắng của bó hương nhu (Mương Giơn); mùi hương hồi thấm đẫm không gian xứ Lạng, bởi ở đó "một mảnh lá gẫy cũng dậy mùi thơm" (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ); mùi hoa chanh hoa bưởi sực nức, mùi hoa mộc, hoa cau ngoài hiên đưa vào thơm nhẹ (Nỏ thần). và cũng không thể quên cảnh dữ dội trước con suối lũ (Miền Tây), cảnh những con vắt nhua nhúa bám lên cổ, lên chân những người đi rừng (Nhớ Mai Châu)... Có thể khẳng định, cảm quan hiện thực của Tô Hoài là yếu tố quyết định tạo nên đặc sắc của tác phẩm.

1.3. Những yếu tố tạo nên cảm quan hiện thực về Hà Nội trong hành trình sáng tạo của Tô Hoài

1.3.1. Tình yêu Hà Nội cháy bỏng và mãnh liệt

Bị “đóng đinh” cái tên vào “chú dế mèn”, rồi được nhắc đến như một tác giả hàng đầu về truyện thiếu nhi và núi rừng Tây Bắc, vậy nhưng Tô Hoài vẫn bảo rằng tất cả những gì ông viết đều gợi mở từ cảm hứng về một Hà Nội

nhiều thăng trầm. Đến giờ, ở tuổi 91, nhà văn đã song hành cùng mảnh đất này gần như suốt toàn bộ thế kỷ XX và cả 11 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Năm 2010, ông đã được vinh danh với giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội do báo TT&VH phối hợp với Quỹ Bùi Xuân Phái tổ chức, và năm 2011, ông được trao danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

Quê gốc Tô Hoài ở làng Vạn Phúc, Hà Đông. Thế nhưng, ông lại lớn lên ở vùng quê ngoại ven sông Tô Lịch. Chẳng vậy, cái bút danh Tô Hoài cũng ghép từ hai chữ Tô Lịch – con sông quê với Phủ Hoài Đức - vùng Nghĩa Đô, Cầu Giấy bây giờ. Còn bản thân nhà văn lại không mấy hào hứng khi nói tới khái niệm “Hà Nội gốc”. Ông tâm sự:“Thật ra, lập nên Hà Nội cũng là do dân tứ xứ dồn về, chứ làm gì có Hà Nội gốc tới mấy chục đời. Họa chăng, gốc là dăm, bảy anh đánh cá từ hồi nó là vùng sông hồ chằng chịt”- nhà văn nói rồi tủm tỉm cười. Nghĩ một lát, ông bảo thêm: “Tính cách người Hà Nội hay, nhưng phải hiểu đó là cái hay kết chưng từ tinh hoa bao nhiêu xứ khác về đây. Rạch ròi so sánh vùng nọ, vùng kia thì hơi khó”.

Hơn năm mươi năm qua, Tô Hoài chủ yếu viết về hai vùng quê Hà Nội và Tây Bắc. Hai mảng không gian rất khác nhau này đều là nguồn cảm hứng không vơi cạn của nhà văn. Có thể coi ông là nhà văn của Hà Nội, điều này trước hết bắt nguồn từ sự gắn bó sâu nặng của ông với thủ đô. Không kể thời gian kháng chiến chống Pháp và không kể những đợt đi công tác ngắn ngày, thì từ nhỏ đến nay, Tô Hoài luôn luôn sống ở thủ đô. Tính đến đầu năm 1985, ông từng viết 43 cuốn sách về Hà Nội. Bởi vậy, có thể nói, giữa thủ đô và một đời văn như đời của Tô Hoài quả có nhiều mối quan hệ đặc biệt với nhau. Óc quan sát tinh tế và tỉ mỉ đã giúp Tô Hoài nhớ và ghi được nhiều chi tiết về cuộc sống Hà Nội. Tô Hoài lý giải kinh nghiệm viết đơn giản bằng sự quan sát và suy ngẫm về mọi mặt của cuộc sống đang diễn ra quanh mình. Ông kể, thập niên 1990 đọc Bố mìn mẹ mìn, lãnh đạo thành phố gặp ông bèn hỏi

nguyên cớ để dựng được một vỉa hè Hà Nội sống động đến thế - với đủ cả những xe kéo, đội xếp, ông đồng bà cốt, hàng rong... ngổn ngang và nhếch nhác trong thời Pháp thuộc? “Thì hồi đi bán thuê cho cửa hàng giày, cứ rảnh là tôi lang thang mãi suốt đoạn dọc Hàng Đậu và Gầm Cầu để đi ra phố cổ”. Ông bảo: Ngày xưa, sông Tô Lịch vẫn còn rộng, bờ cỏ đủ xanh dày để trẻ con vùng Hoài Đức bắt dế chọi chơi. Cơ duyên ra đời Dế mèn phiêu lưu ký cũng là từ đấy, từ vùng đất ngoại thành Hà Nội. Bởi thế, dù không có một cái tên cụ thể nhưng tất cả những cảnh, vật, người trong câu chuyện đồng thoại đấy luôn khiến độc giả hình dung tới những vùng quê quanh lưu vực sông Hồng. Thậm chí, truyện Kẻ cướp Bến Bỏi viết về những người học trò Cao Bá Quát ở Bắc Ninh nhưng nhà văn cũng “lôi” được họ về Hà Nội với những địa danh như Kẻ Chợ, Khải Bối, Đình Ngang...

Nói về khu phố cổ Hà Nộ i, nhà văn Tô Hoài từng tâm sự : “Nhà cửa có thể khác tí chút, có tân trang hơn hoặc nâng thêm tầng, nhưng đường phố vẫn vậy, nên phố phường về cơ bản vẫn không có gì thay đổi. Ngày xưa thế nào thì bây giờ vẫn thế. Tôi có thể nhắm mắt đi đến khu phố nào cũng được. Vỉa hè vẫn là vỉa hè cũ . Ở các phố Ngô Quyền , Hàng Khay, Tràng Tiền, Hàng Bài, hay Nguyễn Xí, Đinh Lễ… đầu vỉa hè còn bọc đá xanh. Đấy là vỉa hè xưa, vỉa hè đầu tiên của Hà Nội. Đá bọc vỉa hè là đá lấy từ núi Thầy, núi Trầm. Lý do dùng đá ốp vỉa hè vì dạo ấy ta chưa có lắm xi-măng. Đi trên đường phố Hà Nội, tôi thấy quen thuộc vô cùng. Cả hệ thống cống ngầm bên dưới cũng thế, cũng là hệ thống cũ. Ta còn thấy những nắp cống tròn còn nguyên cả dòng chữ “Marseille”. Đó là nắp cống đúc từ bên Pháp, rồi mang sang bán ở ta. Hồi bấy giờ, ở phố Quán Thánh, ngay cạnh đền Quán Thánh bây giờ, Pháp có mở Công ty Sacric. Đấy là công ty gạch ngói Đông Dương. Khu sản xuất khá rộng, đến mấy ngàn mét vuông. Đất sét đóng gạch lấy ở Quán La, bên kia Tây Hồ, rồi dùng thuyền chuyên chở sang . Thuyền bè bấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

giờ tấp nập lắm . Hồ Tây trước đây rộng lắm . Ngút ngát cả một vùng trời nước. Xung quanh hồ, um tùm cây lá rậm rạp . Ven bờ, người ta còn thả nhiều sen lắm”. Nhữ ng kí ứ c về Hà Nộ i dườ ng như bao giờ cũ ng ngồ n ngộ n, đầ y ắ p, tườ ng tậ n , rò ràng và tồn tại mãi mãi trong trí nhớ của nhà văn Tô Hoài . Chẳ ng thế mà vớ i Hà Nộ i , ông có thể “nhắm mắt đi đến bấ t cứ khu phố nào cũng được”.

Hà Nội gắn liền với cuộc sống củ a Tô Hoài như hơi thở p hải đi liền với sự số ng , vì thế mà ông có những cách nhìn người Hà Nội hết sức độc đáo . Ông từ ng nó i rằng : "Người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy là tinh hoa của nhiều vùng đất tạo nên. Dân Hà Nội là dân tứ chiếng. Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ địa phương. Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội” [16].

Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài - 5

Tô Hoài rất am hiểu về Hà Nội. Ngoài vốn sống trực tiếp, ông còn tạo vốn sống gián tiếp bằng cách chăm chỉ đọc báo, hàng ngày ghi chép tỉ mỉ những chi tiết về giá cả sinh hoạt chợ búa, tiếng nhà nghề, tiếng lóng, tiếng "thời đại", những mốt quần áo, bài hát, trò chơi... thông dụng trong từng giai đoạn. Tô Hoài còn cùng với Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng đến khắp các quán ăn Hà Nội, Từ Đại Lầu, Hoan Lạc Viên, Mỹ Kinh của người Hoa, đến bà bún thang đeo chuỗi ngọc xanh trong chợ Đồng Xuân, bà nem chua giò chả chợ hàng Da, ông kính cận canh giò sấu phố Hàng Buồm, ông Văn Phú ếch tẩm bột rán phố Ga, ông Sinh thịt chó chợ hoa Cống chéo, bà cụ chả cá phố Hàng Lược, bác phở "sửa sai" phố Hàng Giày, quán ông "Thủy Hử" ngò Ngô Sĩ Liên, hiệu chả cá Lã Vọng của các con ông My phố Chả Cá... Những quán, cửa hiệu này bác Tuân và bác Tưởng đã là khách quen từ trước năm 1945. Khi thấy bác Tuân đến, bà My ra chào và hỏi một câu thân mật: "Hồi này các ông đóng ở đâu mà không thấy lại chơi". Lại có quán, bà chủ quán tóc trần cuốn lần khăn nhung, mặc the tứ thân nâu, trịnh trọng đưa cơi

trầu ra mời bác Tuân bác Tưởng, giọng đặc Hà Nội cũ: "Chẳng hay quý ông nhậm chức đây hay rồi còn phải đổi đi đâu?". Tô Hoài mặc cho bác Tuân, bác Tưởng thù ứng với chủ quán theo phép lịch sự, chỉ tủm tỉm cười quan sát rồi về ghi chép, để sau đó viết ra những trang đặc sắc về quà Hà Nội trong Chuyện Hà Nội tinh tế, cặn kẽ hơn cả những trang viết của Thạch Lam trong Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Vũ Bằng trong Miếng ngon Hà Nội..

Tô Hoài khẳng định: “Nhà văn phải viết về những gì xảy ra quanh mình và với mình. Đời tôi chủ yếu sống ở Hà Nội, không viết về nó thì biết làm gì?”. Trả lời một cuộc phỏng vấn, Tô Hoài nói về đề tài và cách viết của ông: "Cho tới nay tôi đã viết và in hàng trăm đầu sách, và dù nhân vật có là con vật được nhân cách hóa nhưng thật thì tôi cũng chỉ tập trung vào hai đề tài: 1 - Vấn đề và con người vùng ngoại ô thành phố Hà Nội, bởi vì ngoại thành là sinh quán của tôi và cho tới nay tôi vẫn đi về đấy, do vậy, hầu như đó là một đề tài do bẩm sinh. 2 - Trong kháng chiến chống Pháp, tôi đã ở Việt Bắc ngót mười năm, về sau còn đi lại nhiều nữa, nhờ vậy tôi am tường đôi chút về một số dân tộc anh em như Tày, Nùng, Dao, H'Mông... Tôi coi Việt Bắc, Tây Bắc cũng như một quê hương đề tài của tôi. Đề tài của tôi chỉ có hai, không nhiều và không phải cái gì cũng viết được. Còn như tôi thường miêu tả phong tục, tập quán thì cũng là một quan niệm cho phương pháp xây dựng truyện và nhân vật của tôi. Tôi cho rằng câu chuyện và nhân vật phải luôn luôn được bao bọc và ảnh hưởng qua lại với phong tục, tập quán, nghề nghiệp và quan hệ từ gia đình ra ngoài xã hội". Một người có khiếu văn chương được số phận đặt vào giữa dòng chảy đời sống của Thủ đô, hóa ra không phải Tô Hoài mà chính Hà Nội chọn ông là một trong những tác giả viết về con người và cuộc sống nơi này.

1.3.2. Nhãn quan phong tục đặc biệt

Nhãn quan phong tục đem lại cho tác phẩm của Tô Hoài sức hấp dẫn riêng biệt và độc đáo. Đọc Tô Hoài, người đọc được tiếp xúc với vô số phong

tục, tập tục từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi..., ở rất nhiều vùng, từ làng quê ven thành, vùng đồng bằng Bắc Bộ đến vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, cả ở những xứ sở xa xôi ngoài bên giới. Bất cứ nhà dân tộc học, xã hội học nào cũng mong có được một vốn hiểu biết cực kỳ phong phú, sinh động như của nhà văn Tô Hoài. Trong những tác phẩm viết về thời dựng nước xa xưa, Tô Hoài tạo dựng được không khí và màu sắc huyền sử bằng những bức tranh chi tiết cụ thể sống động về phong tục, sinh hoạt, lao động của thời xưa cùng với những bức tranh thiên nhiên, trong thời kỳ mà bước chân và bàn tay khai phá của con người đang lấn dần từ vùng đồi núi xuống vùng châu thổ còn hoang sơ, rậm rạp, mênh mông, đến cả những hòn đảo ngoài biển. Tô Hoài không hấp dẫn độc giả bằng các thủ pháp mới lạ trong cách viết, trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm. Nhà văn cứ để dòng đời trên trang sách trôi chảy tự nhiên, nhiều khi khá lặng lẽ, với nhiều quãng dừng, mạch rẽ ở những chỗ miêu tả sinh hoạt, phong tục thiên nhiên. Mạch truyện vì vậy thường chậm, ít có những chỗ được đẩy tới căng thẳng, những cao trào. Người kể chuyện trong truyện của Tô Hoài cứ nhẩn nha, bình thản mà kể, mà tả. Nhịp điệu chậm trong tiểu thuyết của Tô Hoài có thể làm cho một số người đọc dễ sốt ruột, khó kiên trì theo cùng với tác giả trên hành trình của dòng đời và nhân vật. Đây phải chăng cũng là một đặc điểm khiến cho tiểu thuyết của ông khó được ưa thích với một số người đọc. Nhưng vượt qua những hạn chế ấy, bạn đọc đến với tiểu thuyết Tô Hoài là đến được với những pho bách khoa thư về đời sống, cả hiện tại và xa xưa, ở nhiều vùng từ gần gũi đến xa xôi.

Trước Cách mạng, Tô Hoài viết nhiều về vùng quê ngoại của mình – làng Nghĩa Đô với các khu vực lận cận như Bưởi, Trích Sài, Thuỵ Khuê, Vòng Thị…Những đường thôn ngò xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách cách, những “tàu seo” róc rách nước đêm khuya, những

cánh đồng ruộng, những mảnh vườn đủ thứ cây quả của một làng quê nghèo. Nơi đó là không gian sinh tồn của thế giới nhân vật Tô Hoài: những người nông dân, người thợ thủ công hoặc nông dân pha thợ thủ công, vừa làm ruộng vừa dệt lụa và dệt lĩnh. Ông còn miêu tả một thế giới những loài vật bé nhỏ với sự phong phú của tính cách, số phận và tâm trạng. Thông qua thế giới loài vật ấy, nhà văn muốn hướng tới những phận người, như qua đôi chim ri đá, ông thấy cả “hình bóng của một thứ người cù rù nhưng nhẫn nại, lam lũ và luôn chân lấm tay bùn - thứ người cần lao của đồng ruộng”. Chúng “ăn ở dè sẻn, bình lặng, chịu khó, ồn ã. Cuộc đời trôi chảy âm thầm dưới khu lá xanh, y như cuộc đời của những người Nghĩa Đô, cần cù và nghèo khó trên cái khung cửi, trong bốn luỹ tre già” (Đôi ri đá - truyện ngắn).

Tác phẩm Cỏ dại miêu tả cụ thể hơn một xã hội của vùng ngoại thành Hà Nội thông qua hồi ức của chính mình thời thơ dại. Tác giả kể lại những hồi ức khó quên của thời học sinh những ngày đi học trường làng thật khủng khiếp và hài hước: hơn hai mươi năm trời ra Hà Nội ở với người bạn thân của bố, tiếng là trọ học nhưng cả ngày quần quật làm đủ thứ việc của một chân giúp việc ở cửa hàng tạp hóa: dọn hàng, đánh giày, cọ chai, lau xe, rửa bát…Với những trang văn ấy, Tô Hoài đã miêu tả xã hội vùng ngoại thành Hà Nội với những phong tục và những con người đặc trưng của nó, đã ghi nhận cảnh đời ngày một lam lũ, bần hàn của người nông dân và cuộc sống quẩn quanh, mòn mỏi của lớp thị dân nghèo.

Nói là viết về Hà Nội, nhưng không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Tô Hoài chủ yếu thu hẹp trong phạm vi vùng “kẻ Bưởi” quê ông. Càng về sau, quy mô hiện thực càng có sự bao quát, rộng mở và biến chuyển, thay đổi cả về không gian và thời gian. Ông viết về Hà Nội hồi đầu thế kỷ với những cuộc đấu tranh, quật khởi chống Pháp ngấm ngầm công khai (trong tiểu thuyết Quê nhà, truyện ngắn Câu chuyện bờ đầm sau cửa miếu Đồng Cổ).

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí