Từ Cảm Hứng Thơ Đến Cảm Hứng Tôn Giáo Trong Thơ Là Sự Khao Khát Vươn Đến Cái Tột Cùng Của Hàn Mặc Tử

say, cuồng nhiệt, có lúc cả hồn ông, thơ ông đã bay lên cõi ước mơ, một vùng trời tinh khiết đến Thiên đàng, nơi có Đức Chúa trời, có mẹ Maria nhân từ, có cuộc sống vĩnh cửu.

Thơ Hàn Mặc Tử là sinh lực trong con người,là chính cuộc đời bạc mệnh đau khổ của nhà thơ. Nên để hiểu được thơ Hàn Mặc tử, ta phải tìm hiểu ông, Và đời ông sẽ giúp ta hiểu kỹ hơn về thơ ông. Chính dòng thơ đời nóng hổi này đã làm nên một Hàn Mặc Tử - thi sĩ tài hoa.

Có người so sánh quá trình hoạt động của con gấu và của các nhà thơ, nhà văn là quá trình hoạt động ngược chiều nhau. Con gấu ăn bao nhiêu cỏ ngọt để rồi tiết ra thứ đắng nhất trên đời đấy là mật gấu, còn các nhà văn, nhà thơ lại nếm trải bao đắng cay ở đời để rồi tiết ra thứ mật ngọt nhất đấy là các tác phẩm văn thơ của họ. Trong sự liên tưởng này ta thấy đúng tuyệt đối với Hàn Mặc Tử

- Một con chiên bất hạnh giữa cõi trần.

Hàn Mặc Tử sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912, tên thật là Nguyễn Trọng Trí, được đặt tên thánh là Pierre, kế đó là Francois tại Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Con của ông Nguyễn Văn Toản, chủ sự Thượng thánh Nhật Lệ và bà Nguyễn Thị Duy con gái một ngự y thời Tự Đức.

Năm 1921, cả gia đình Hàn Mặc Tử vào Quy Nhơn, rồi trở ra Bồng Sơn. Năm 1926, Hàn Mặc Tử ra Huế học Pellerin và cũng năm này, thân sinh của Hàn Mặc Tử mất, thọ 45 tuổi.

Năm 1930, Hàn Mặc Tử thôi học về Quy Nhơn, ông được giải nhất trong cuộc thi thơ do một thị xã tổ chức và đổi bút hiệu là Phong Trần. Nguyễn Trọng Trí nổi tiếng với bút hiệu Phong Trần vì được cụ Phan Bội Châu chủ nhân thi xã Mộng Du hoạ thơ và giới thiệu.

Sau đó, Hàn Mặc Tử ra thăm ông già bến Ngự tại Huế. Nguyên trước đó, cụ Nguyễn Hữu Bài, bạn thân của ông Nguyễn Văn Toản đã ghi tên Nguyễn Trọng Trí vào danh sách đi du học tại Pháp. Nhưng sau việc này, Nguyễn Trọng Trí đã bị xoá tên.

Năm 1932 – 1933, Hàn Mặc Tử xin vào làm việc ở sở Đạc Điền – Quy Nhơn. Công việc của Hàn Mặc Tử không bận lắm nên vẫn có thời gian đọc sách,

làm thơ. Ông bị gọi là “Thằng nghiện sách” vì thư viện Quy Nhơn, tên Hàn Mặc Tử chiếm phần nửa. Lúc này thơ ông đã nổi tiếng khắp nơi. Nhưng, Hàn Mặc Tử vẫn theo thể thơ cũ Đường luật, thơ ông được đăng tải ở các báo như: Phụ nữ; Tân Văn; Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Năm 1933, Hàn Mặc Tử lên Đà Lạt chơi với Quách Tấn và thăm thú cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh nào cũng khiến Hàn Mặc Tử trìu mến. Tuy thời gian lưu lại Đà Lạt không lâu nhưng cảnh đã thấm tình trong thơ Hàn Mặc Tử như trong bài “Đà Lạt trăng mờ” hay như trong bài “Huyền ảo” sau này.

Năm 1934 – 1935, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo cùng Thúc Tề, Trọng Miên, hoạ sỹ Hồ Viết Tư ở đường Espagne(ét panh).

Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 4

Từ lúc vào Sài Gòn, Hàn Mặc Tử chuyển từ thơ Đường sang thơ mới. Sau khi chọn lựa các bài ở báo Sài Gòn Công Luận cùng một số báo nữa, Hàn Mặc Tử chuẩn bị xuất bản tập thơ Gái Quê. Tiện có Phạm Văn Tý và Nguyễn Thị Manh ra Nha Trang, Hàn Mặc Tử mang “Gái Quê” ra nhờ đề tựa. Vào cuối năm 1936, ông đã cho ra đời tập thơ này. Hàn Mặc Tử có ước vọng với số tiền nhuận bút đó, ông sẽ đi du lịch khắp Bắc Nam. Nhưng rồi năm đó Hàn Mặc Tử đổ bệnh. Nguyên nhân chẳng rõ. Theo nhà thơ kể lại với Quách Tấn thì ông có một cô bạn ở Phan Thiết. Một đêm thứ bảy hai người đi chơi ở lầu ông Hoàng. Khi đang đi bộ giữa đường thì trời đổ mưa giông, xung quanh không có nhà cửa. Hai người phải đứng núp dưới những bia mộ ở nghĩa địa cạnh đường. Mưa giông thật khủng khiếp thấy cách nhà chừng ba mươi mét có một túp lều tranh xiêu vẹo, tồi tàn, hai người đành vào đó trú tạm. Sấm chớp bủa vây tứ bề, trời tối đen, rùng rợn. Bỗng túp lều tranh vụt toé lửa, cứ bùng lên rồi lại tắt trong đêm mưa giông, kỳ lạ nhất lại còn nghe thấy tiếng thùng sắt ngoài đường cái. Hai người sợ hãi chỉ còn biết ngồi ôm nhau đợi tạnh mưa, và khi ngớt cùng nhau chạy qua những ngôi mả cũ mới của nghĩa địa mà chạy về nhà. Từ đó ông thấy ngứa ngáy, nhất là hai chân. Về Sài Gòn ông lo chạy chữa, uống thuốc Bắc mãi mới hết.

Nhưng vì thời gian đổ bệnh không được ngủ nên sức khoẻ ông bị giảm sút, Hàn Mặc Tử bỏ nghề báo về Quy Nhơn. Gia đình ông trở về đường Khải Định. Theo

Nguyễn Bá Tín thì con đường như ràng buộc định mệnh vào gia đình ông . Và từ ngày cha ông mất, gia đình ông thường sống trong cảnh nghèo khó.

Bạn bè vẫn tụ tập chơi bời và sinh hoạt thơ văn cùng với ông ở đây. Người ta đã từng nghe thấy tiếng họ đọc thơ. Khi thì sang sảng hào hùng, khi thì não nề hay có lúc còn cãi cọ nhau. Và có cả những người con gái Huế lắng nghe thơ họ, những vần thơ tuyệt diệu đó trở thành bất hủ. Họ là những chàng trai thời loạn hay ở ngưỡng cửa của thời loạn. Họ tìm cách chối bỏ thực tại, kể cả cái nhỏ nhất cho đến những mối lo âu khủng khiếp đang đe doạ họ, thậm chí đang biến chuyển trong con người họ. Chỉ có Mộng Cầm dám nói ra sự thật, khi cạnh Hàn Mặc Tử: “Hai tai dày lên kia là dấu hiệu của bệnh phong cùi rồi”.

Năm 1936 Nguyễn Bá Nhân, anh của Hàn Mặc Tử qua đời. Khi Hàn Mặc Tử từ Sài Gòn trở về , gia đình suy sụp. Nhìn bề ngoài tuy có trắng trẻo nhưng má của Hàn Mặc Tử lại có nhiều chấm đỏ. Mấy tháng sau nó rát đỏ, sưng lên như mề đay. Mẹ ông có gọi lang y danh tiếng đến, thầy này bắt mạch và nói Hàn Mặc Tử bị chứng phong. Ông cắt mười thang thuốc bổ huyết khu phong vẫn không thuyên giảm.

Cuối năm 1937, một người bạn gái vào Nha Trang tin cho ông Quách Tấn là Hàn Mặc Tử bị mắc bệnh nan y. Quách Tấn viết thư hy vọng đó là tin thất thiệt nhưng lại nhận được thư của Hàn Mặc Tử thông báo đúng là sự thật.

Mùa xuân năm 1938, cậu Quách Tấn là Đoàn Phong có báo cho là một võ sỹ có danh, cũng là một lương y có tiếng. Cậu ra Quy Nhơn gặp Hàn Mặc Tử. Thoạt uống mười thang, bệnh của Hàn Mặc Tử có giảm xuống bất ngờ khiến cả nhà đều rất vui mừng. Cuối năm 1938 bệnh của ông lại tái phát một cách dữ dội, thầy này cũng phải bó tay.

Cuối năm 1939, Hàn Mặc Tử gầy xọp hẳn đi, chỉ còn đôi mắt là vẫn linh hoạt. Ngày 20 tháng 9 năm 1940, ông được đưa vào nhà thương Quy Nhơn mang số 1134.

Ngày 11 tháng 11 năm 1940 Nguyễn Trọng Trí qua đời.

Mộ Hàn Mặc Tử được đặt trên đèo Son. Ngày 13 tháng 01 năm 1959, Nguyễn Bá Tín đã cải táng mộ Hàn Mặc Tử về Giành Ráng, Quy Nhơn.

Ngày nay trên mộ Hàn Mặc Tử có đức mẹ nhân từ giơ tay che chở cho Hàn Mặc Tử. Đời thực cõi trần của Hàn Mặc Tử đã chịu nhiều đau khổ, bệnh tật. Chắc chắn với tấm lòng nhân hậu, Hàn Mặc Tử đã được siêu thoát về bên kia thế giới. Linh hồn Hàn Mặc Tử sẽ được gặp đức chúa trời, được sống trong “ngàn kiếp vô thuỷ vô chung với những hạnh phúc bất tuyệt”.

Sẽ không có “nàng tiên mô” đến khóc và đến rửa vết thương tâm cho Hàn Mặc Tử. Nhưng tấm lòng độc giả các thế hệ sau này cùng bàn tay Đức Mẹ muôn ngàn từ bi sẽ cứu rỗi linh hồn Hàn Mặc Tử trọn vẹn. Đến đây ta nhớ lần chia tay giữa Hàn Mặc Tử với Nguyễn Bá Tín. Trước khi đi Lào, Nguyễn Bá Tín có hỏi Hàn Mặc Tử bút tích sẽ phó thác cho ai xuất bản thì Hàn Mặc Tử chỉ cười và nói chỉ muốn một pho tượng Đức Mẹ bằng thạch cao đang ban ơn. Có lẽ Hàn Mặc Tử nhớ câu thơ của mình, gửi gắm một tình yêu thương thành kính và lòng biết ơn sâu sắc:

“Toan ngất đi trong cơn khoái lạc Mẹ dấu yêu liền vội đến tay nâng”.

(Nguồn thơm)‌

2.2. Từ cảm hứng thơ đến cảm hứng tôn giáo trong thơ là sự khao khát vươn đến cái tột cùng của Hàn Mặc Tử

2.2.1. Cảm hứng trong thơ

Cảm hứng là một trạng thái tâm lý đặc biệt của con người khi sức chú ý tập trung cao độ, kết hợp với cảm xúc mãnh liệt tạo điều kiện để óc tưởng tượng hoạt động sáng tạo, tích cực. Giây phút cảm hứng là giây phút toàn bộ tiềm lực tâm lý – tinh thần, sức sống bên trong đã tích tụ của con người được huy động triệt để với tất cả nội dung phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó. Bất kỳ ngành nghệ thuật nào cũng đều cần có cảm hứng. Cảm hứng là ngọn nguồn của mọi sáng tạo nghệ thuật, là một trong những yếu tố quyết định để người nghệ sỹ cho ra một tác phẩm. Đối với những người làm công tác nghệ thuật nói chung, cảm hứng là một trạng thái hưng phấn cao độ của nhà nghệ sỹ do việc chiếm lĩnh được bản chất đối tượng mà họ phản ánh. Khi ấy tia chớp sáng tạo sẽ làm

bùng cháy những chất liệu hiện thực, đó cũng chính là giây phút quyết định số phận tác phẩm.

Trong văn học, sáng tác văn xuôi cũng cần có cảm hứng nhưng đó là thứ cảm hứng xuất hiện trong một sự cân bằng giữa những rung động của trái tim và suy tư của trí tuệ. Đặc biệt, có những nhà văn bắt đầu sáng tác bằng sự tỉnh táo của lý trí rồi cảm hứng của tâm hồn dần xuất hiện sau đó. Gôgôn nhà văn lớn của Nga có nói: “Những người viết không thể ngừng bút viết được cũng như những người vẽ không thể ngừng bút vẽ được. Tuy viết gì thì viết, mỗi ngày đều phải viết. Cứ gay gắt là bàn tay phải tuyệt đối phục tùng tư tưởng” [24, tr.49].

Xtangdan, trong một đoạn du hý viết ở Italia năm 1804: “Tôi cưỡng bức mình để viết, mặc dù tôi không muốn viết, thậm chí đối với bữa sáng cũng cảm thấy đau đầu. Nhưng cuối cùng tôi đã viết ra một đoạn kịch xuất sắc mà bất cứ lúc nào cũng đòi hỏi tôi phải viết, đó là màn một, cảnh thứ 3, do đó tôi đã có kết luận: cứ quất vào mình mỗi ngày mà viết” [24, tr.49].

Như vậy, trong quá trình cho ra đời một tác phẩm văn xuôi, trái tim nhà văn không phải bao giờ cũng duy trì liên tục trạng thái trào dâng của cảm hứng sáng tạo.

Cảm hứng trong thơ là cảm hứng sáng tạo nghệ thuật ở giây phút hứng khởi mãnh liệt nhất, đó là thời điểm mà Hoàng Trung Thông nói: “ Sức sống bên trong đã tích tụ, ấp ủ lên men sáng tạo, thời điểm mà ngọn lửa thơ ca bùng cháy” [24, tr.49]. Nghĩa là tác phẩm thường ra đời một cách tức thì, bất ngờ, không định trước, khi cảm hứng xuất hiện. Tuy vậy, vẫn có những bài thơ được viết bằng ý chí, bằng suy tư trí tuệ thuần tuý mà không có, không cần cảm hứng, nhưng ít khi thành công và càng không thể trở thành kiệt tác.

Sự xuất hiện của cảm hứng thơ tưởng như là ngẫu nhiên, nhưng thực ra, sự ngẫu nhiên đó lại hàm ẩn một lý do tất yếu bên trong. Nicôlai Ôxtơrôpxki, người viết Thép đã tôi thế đấy nói: “Tôi chỉ tin một điều rằng cảm hứng được sản sinh ra từ trong lao động. Nhà văn cũng nên như kiến nghị của tôi: thành thực công tác, vô luận thời tiết như thế nào, vì lao động đó là thầy thuốc tốt nhất cho mọi cảm hứng” [24, tr.49].

Như vậy, với bất cứ ngành nghệ thuật nào, đặc biệt là với văn học, với thơ thì cảm hứng cũng phải xuất phát từ kết quả của quá trình lao động trí tuệ,

tích luỹ tình cảm hàng ngày. Bông hoa cảm hứng ngỡ như là nở ngẫu nhiên , nhưng thực ra nó là kết quả tất yếu của quá trình cây tâm hồn nhà thơ cắm rễ sâu vào mảnh đất đời sống, đón nắng, đón mưa của thời đại qua bao ngày tháng. Quá trình sức sống bên trong đã tích tụ, ấp ủ ấy là quá trình chuẩn bị âm thầm đợi đến một ngày “lên men sáng tạo” để người nghệ sỹ sản sinh ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực.

Nói về cảm hứng và cảm xúc trong thơ, Hoàng Trung Thông có viết: “Cảm hứng là một sự nhất thời nhưng cũng rất lâu bền”. Nhất thời là khi mới nghe, nhìn thì xúc động, một lúc sau có thể sẽ nguội lạnh. Lâu bền là khi những cảm hứng ấy nó đã trở thành nếp cảm xuất phát tự bản thân của nhà thơ. Chỉ cần bắt gặp tín hiệu từ đâu đó ngoài kia bất chợt vỗ vào tâm hồn thường trực ấy thì nhà thơ sẽ ở trong “tâm trạng nhiệt hứng”.

Cảm hứng nghệ thuật chân chính bao giờ cũng xuất phát từ đời sống chân chính, phải “sống hết mình” với cuộc sống thiên nhiên, cuộc sống con người, lao động sản xuất và tư tưởng tình cảm thì mới có được cảm hứng mãnh liệt, sâu sắc và chân thật. Tuy nhiên, cảm hứng tự nó chưa phải là tác phẩm, mà còn phải nhờ vào tài năng của nhà nghệ sỹ: “Biết rút ra cả từ trong một khối kiến thức và ấn tượng những sự việc, những hình tượng, những chi tiết đập vào tâm trí người nhất và phú cho chúng những lời hết sức chính xác, rực rỡ, truyền cảm” (M. Gorki) [22, tr.30].

Những cảm xúc mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng đã như “một phép màu thiêu đốt những gì người nghệ sỹ đã lấy ở cuộc sống để rồi đem trả lại cho cuộc sống hình ảnh của cuộc sống nhiều lần chân thật hơn cuộc sống” [22, tr.30].

Cảm hứng đưa người làm thơ đến với thơ và rung động thơ thật sự, nhưng người nghệ sỹ không chỉ rung động với mình mà còn phải truyền sự rung động đó đến với người đọc. Nói cảm hứng phải chân thực là bởi vì chỉ có tiếng hát chân thực của trái tim mới tìm được con đường nhanh nhất đến trái tim độc giả mà thôi.

2.2.2. Cảm hứng tôn giáo trong thơ

Cảm hứng nghệ thuật là cảm hứng gắn với cái đẹp. Còn cảm hứng tôn giáo là tiếng nói của một vùng tâm hồn dành một đức tin trung thành với sự tồn

tại của một lực lượng siêu nhiên tới sự hiện sinh của con người. Những nguồn cảm hứng luôn được hình thành và phát triển trong tâm hồn đan xen lẫn nhau và tất nhiên có sự tác động lẫn nhau. Tôn giáo và văn học nghệ thuật là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau nhưng đều có nguồn gốc xã hội rất lâu đời và đều có sự tác động lớn đến con người.

Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của nhân loại. Không biết tự bao giờ, con người đã đi vào cái thế giới khác lạ với cõi trần gian này bằng cả một cuộc hành trình đầy bí ẩn của cõi tâm linh. Nơi ấy có sự vĩnh hằng, có sự uy nghiêm của đấng tối cao, nơi ấy có ánh sáng lung linh huyền ảo, nơi ấy có sự linh thiêng huyền bí có thể cứu rỗi tâm hồn con người. Con người đến với tôn giáo cũng là quá trình tự cắt nghĩa về bản thân mình, kiếp người với sự sống và cái chết, giữa quá khứ và tương lai, giữa hữu hạn và vô hạn, giữa sự bất biến và khả biến luôn luôn làm cho con người phải trăn trở và suy nghĩ. Tôn giáo tồn tại trong đời sống tâm linh của con người, nó như một dòng chảy, một luồng suy tưởng, nó là cái gì đó vừa mơ hồ, vừa hiện hữu. Nó có sự “thiên biến vạn hoá” và cần vươn lên một cái đích, không phải là sự ngự trị, chiếm hữu tâm hồn mà nâng tâm hồn con người lên cao.

Thơ là hiện thực cuộc sống được kết tinh, là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp nhất. Thơ không những nói chuyện đời mà còn nói chuyện đạo. Thơ không chỉ phản ánh các mối quan hệ tình cảm giữa người và người mà còn phản ánh mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. Tho phản ánh ý thức của con người và cũng phản ánh vô thức. Thơ phản ánh hiện thực con người xã hội nhưng cũng phản ánh con người tâm linh. Thơ ca và tôn giáo đều gắn liền với cảm xúc và tưởng tượng. Câu thơ mang trong người nó bao nhiêu cảm xúc mãnh liệt. Có như vậy thơ mới có thể thực hiện được một hành trình từ trái tim đến trái tim.

Tôn giáo cũng được xây dựng bằng những cảm xúc mãnh liệt và bay bổng. Nếu không có sự tưởng tượng phong phú thì không thể có tích hay đến thế. Vì vậy, ở một số nhà thơ, cảm hứng tôn giáo đã thâm nhập vào nội dung cảm hứng thơ ca. Tago ở Ấn Độ là một ví dụ, và còn nhiều nhà thơ khác đã thành công trong việc lồng ghép, giao thoa cảm hứng tôn giáo và cảm hứng thơ

để cho ra đời những tác phẩm sẽ còn sống mãi với thời gian, tất nhiên, trong số đó có Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử trước khi là thi sỹ đã là một con chiên ngoan đạo của Chúa. Thơ Hàn Mặc Tử vừa phản ánh cuộc đời trần thế, vừa phản ánh thế giới vô biên cực lạc, vừa phản ánh cái hữu hình của cuộc sống con người, vừa phản ánh cái vô hình của cuộc sống tâm linh và Đấng siêu linh, ở thơ ông có sự giao thoa giữa tôn giáo và nghệ thuật. Hay nói cách khác, cảm hứng tôn giáo và cảm hứng nghệ thuật đã gặp gỡ nhau trong tâm hồn Hàn Mặc Tử.

Nếu coi văn học nghệ thuật trong đó có thơ là dòng sông lấp lánh chảy giữa đôi bờ nghệ thuật và tôn giáo thì nhà thơ Hàn Mặc Tử là người đã đưa thơ đời lên đến miền tôn giáo. Thơ Hàn Mặc Tử đã chạm vào nơi có “Muôn vàn thần thánh sống cao sang”. Tiếp bước đường của những nhà thơ đi trước như Bauderlaire, nhưng Hàn Mặc Tử không rơi vào lối mòn để rồi bế tắc mà thơ ông đã đạt đến ngưỡng cao của cảm xúc trần thế và chiều sâu của tâm linh. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử đã thể hiện cả trong quan niệm nghệ thuật. Tuy không hẳn là lời tuyên bố, song nó tác động đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ rất lớn. Trong bài “Nghệ thuật là gì” Hàn Mặc Tử đã nhận biết được một thực thể bên ngoài mà luồng tinh chất mình thu nhận được cho tâm hồn một nguồn cảm hứng mới lạ. Khi tâm hồn thanh thoát, nó sẽ không còn bị hạn chế bởi thân xác, nó sẽ tự do đi trong không trung, đưa tâm hồn đạt đến những ước vọng của con người. “Quăng mình đi giữa cái vũ trụ mênh mang, vượt và theo những nguyện vọng cao xa, những ý nghĩa ấy là do năng lực tinh thần mạnh mẽ thúc giục mình. Rồi ta tìm thấy sự vui mừng trong khi vạn vật đổi thay luân chuyển. Một tiếng gọi ở chốn xa xăm, thiêng liêng và huyền bí làm rung động cõi lòng ta” (“Nghệ thuật là gì”).

Cho dù có một thời Hàn Mặc Tử làm báo đã có bài ca ngợi Phan Bội Châu, Uông Tình Vệ, những nhà văn cách mạng như Gorky… Nhưng Hàn Mặc Tử vẫn là nhà thơ lãng mạn theo trường phái “ nghệ thuật vị nghệ thuật”, “làm việc là làm việc, văn chương là văn chương, ta chỉ cần xét đến văn tải của quyển truyện, dầu nó không phù hợp với thời đại mình đang sống, dầu nó không hợp ý tưởng mình cũng chả cần, chỉ có văn chương mới đáng kể mà thôi” (Than oan cho Tố Tâm). Trong bài “Quan điểm thơ” Hàn Mặc Tử đã bộc lộ quan điểm của

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí