2.3. Thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới tôn giáo sống động nhiều màu sắc
Yếu tố tôn giáo có mặt rất đậm nét trong thơ Hàn Mặc Tử là thực tế không thể bác bỏ. Đọc Hàn Mặc Tử, người ta “vấp” ngay phải vấn đề tôn giáo. Tuy nhiên việc nhận diện thì hết sức phân hoá. Dựa hẳn vào con người công giáo của thi sĩ, nhiều người đã mặc nhiên coi Hàn Mặc Tử là “nhà thơ công giáo” tức là chỉ thừa nhận yếu tố Kitô giáo mà thôi. Một số khác khách quan hơn, khoa học hơn đã dựa vào các chất liệu Kitô giáo đã từng phổ biến trong Kinh thánh, từ Đức bà Maria đến đấng chí tôn để kết luận Hàn Mặc Tử là “nhà thơ Công giáo”. Rõ ràng, ảnh hưởng rất đậm của Thiên Chúa giáo trong thơ Hàn Mặc Tử cũng là thực tế khó bác bỏ.
Hoài Thanh, Hoài Chân khẳng định khá sớm: “Hàn Mặc Tử đã đi một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của Đạo Thiên Chúa” [30, tr.36]. Mặc dù đã có khảo sát khách quan để thấy có mặt của nhiều yếu tố trong thơ Tử, nhưng kết luận cuối cùng của nhà nghiên cứu Đặng Tiến vẫn là “toàn tập thi phẩm của Hàn là một tiếng vọng của Thánh Tự” [37, tr.29]. Võ Long Tê cũng chỉ ra tính phức tạp của các yếu tố tôn giáo khác bện chặt vào, đan chéo với yếu tố thi ca, nhưng tinh thần căn bản của luận điểm cũng là coi Hàn Mặc Tử “ban đầu là một người công giáo làm thơ về sau thành nhà thơ Công giáo” [11, tr.448]. Một căn cứ có thể làm hậu thuẫn khá vững chắc cho cách kiến giải ấy là: Chính Hàn Mặc Tử cũng có tự nhận mình là “thi sĩ của đạo quân thánh giá”, cũng có coi một bộ phận thơ mình là “Thơ cầu nguyện” khác với luồng ý kiến ấy, một bạn thân của Hàn, người được uỷ nhiệm giữ bản quyền Hàn Mặc Tử là Quách Tấn, thì có thiên hướng giải thích yếu tố tôn giáo của thơ ông theo tinh thần Phật giáo: “Tử đi tìm giải thoát và đã tìm thấy cực lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà… Những ánh sáng vô cùng, những tiếng nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh” những điệu nhạc rất trọng vọng rất thơm tho man mát, những cây “bằng gấm và lòng sông toàn ngọc” ở trong thơ Tử là vang bóng của vô lượng quang trên thế giới cực lạc mà Tử đã nhìn thấy qua kinh A Di Đà” [11, tr.40]. Có không ít người coi thơ Tử như sự pha trộn tổng hợp nhiều tôn giáo, nhưng chất đời vẫn là gốc, vẫn là nền tảng và động lực chủ đạo, như ý kiến Chế Lan viên, Yến Lan…Rồi có người coi tư duy thơ của Tử thuộc “Tư duy Tôn giáo” và “tôn giáo trong thơ Tử là tôn giáo vũ trụ”
như Đỗ Lai Thuý .v.v. Xem xét khá nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ đã đi đến một kết luận dễ chấp nhận: “Nhưng có lẽ chúng ta không cần phải tranh luận đến cùng xem Xuân Phục Sinh, thế giới khải huyền của Đạo Thiên Chúa, hay Cực Lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà hay thế giới thần tiên của Đạo giáo. Vì Hàn Mặc Tử không phải là nhà thơ tôn giáo hiểu theo nghĩa là chuyên dùng thơ để truyền bá tôn giáo của mình”. Và ông đồng ý với Phan Xuân Sanh, khi tác giả này cho rằng Hàn Mạc Tử “trong khi ôm một lý tưởng thơ đi tìm cảm hứng đã gặp đạo và tìm được trong đạo nhiều đề tài, nhiều thanh sắc tư tưởng để làm giàu cho thơ mình. Theo thiển ý, Hàn Mặc Tử là người có nhiều lý tưởng thơ và lý tưởng thơ này đã bao trùm cả niềm tin của ông về Tôn giáo” [11, tr.41-42]. Ở một mức khái lược hơn, Thanh Lãng, tác giả công trình “Bảng lược đồ văn học Việt Nam” cũng có một ý kiến gần gũi: Hàn Mặc Tử là một người công giáo, nhưng đức tin của ông chỉ là một đức tin thi sĩ, nó thành thực nhưng mơ hồ, nhất là lãng mạn. Cũng như với các thi sĩ lãng mạn Pháp, tôn giáo của Hàn Mặc Tử chỉ là một cái gì có sức làm cho con người được cảm thấy êm dịu, thái bình, mơ mộng, nhất là tự cảm thấy êm dịu, thái bình, mơ mộng, nhất là tự cảm thấy giải thoát. Tâm hồn thi sĩ lần lượt bị thôi thúc vừa bởi một sự mong đợt tuyệt vọng” vào cuộc sống bất diệt. Có lẽ, để làm sáng tỏ vấn đề phức tạp này, không thể không tách bạch hai thứ tôn giáo. Thứ nhất là, tôn giáo đồng nghĩa với các giáo phái hiện hành như Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo ở đây tín ngưỡng được hiểu theo nghĩa hẹp là sự sùng tín của các tín đồ hướng tới giáo điều, giáo lý, giáo hội, giáo chủ của các giáo phái ấy. Căn cứ quan trọng của nó là: thừa nhận có tồn tại một thế giới siêu tự nhiên, một thế giới sau cái chết, có thần linh có ma quỷ.
Thứ hai là, tôn giáo như một nhu cầu tinh thần phổ biến, khi con người dành đức tin trọn vẹn và mãnh liệt của mình cho những giá trị, những đối tượng mà mình tôn thờ. Nghĩa là nhu cầu đó hướng tới cái tuyệt đối, hướng tới cái tột cùng, khi ấy tín ngưỡng được hiểu như một niềm xác tín phổ quát. Và khi con người tuyệt đối trung thành với xác tín kia, ấy là Đạo vậy. Pôn tilixơ cho rằng: Tôn giáo chỉ sự coi trọng về cái tột cùng, cái vô hạn, vô điều kiện trong đời sống tinh thần của loài người. Tức tôn giáo là cái quan tâm của loài người đối với cái tôi tột cùng. Trong nghệ thuật, tôn giáo hiểu theo nghĩa thứ hai này không phải là hiếm. Bởi, về thực chất nó chỉ là dạng thức tuyệt đối, dạng thức tột cùng của niềm nhiệt hứng ở người
nghệ sĩ. Nói cách khác, tín ngưỡng, tôn giáo hiểu theo nghĩa thứ hai này chính là dạng thức cực đoan của tư tưởng nghệ thuật ở người nghệ sĩ. Tình yêu không phải là một tôn giáo (hiểu theo nghĩa hẹp), nhưng nó đã thực sự trở thành tôn giáo trong thơ Véclen, Tagor, Nêruda… Ở Việt Nam là Xuân Diệu. Cái Đẹp trở thành tôn giáo của Nguyễn Tuân… Nhà thơ Đoàn Văn Cừ cũng phát biểu rằng hồn quê đó là tín ngưỡng của ông. Điều phức tạp là ở chỗ, trong Hàn Mặc Tử cả hai ý thức tôn giáo này đều tồn tại, và chúng tồn tại đan xen chéo đồng thời chuyển hoá sang nhau.
Quách Tấn đã dành hẳn một bài luận về Phật Giáo và Đạo giáo trong thơ Hàn, trong hồn Tử thực chất không có bức thành kiên cố giữa tôn giáo của mình và tôn giáo của người nhất là đối với Phật giáo. Do vậy, mặc dù tự xưng là “thi sĩ của đạo quân Thánh Giá”, Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, hình ảnh của Phật Giáo và dùng trong văn thơ mình, thậm chí vào cả trong những bài có tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất như bài thánh nữ đồng trinh là một.
Bài này là những lời Hàn Mặc Tử dâng lên đức Maria để ca ngợi “ơn phước cả” mà Thánh Nữ đã ban cho Tử trong “cơn lâm luỵ”. Trong bài có những chữ “Từ bi”, “ba ngàn thế giới” là chữ của nhà Phật, dùng một cách sướng khoái.
Lạy bà là Đấng tinh tuyền thánh vẹn Giàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy Cơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế
Hai chữ “Từ bi” còn thấy dùng trong nhiều bài khác, như trong bài cao hứng: “Thơ tôi thương huyền diệu
Có thể bạn quan tâm!
- Hàn Mặc Tử - Một Con Chiên Ngoan Đạo Mà Bất Hạnh
- Từ Cảm Hứng Thơ Đến Cảm Hứng Tôn Giáo Trong Thơ Là Sự Khao Khát Vươn Đến Cái Tột Cùng Của Hàn Mặc Tử
- Sự Khao Khát Đến Cái Tột Cùng Của Hàn Mặc Tử
- Huy Cận Nhà Thơ Của Tình Đời Và Niềm Khát Vọng Sự Sống Vĩnh Hằng
- Triết Lý Đạo Gia Và Khát Vọng Tiêu Dao Trong Vũ Trụ
- Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 9
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Mọc lên đạo từ bi…” Trong bài Hãy nhập hồn em:
“Bỗng hôm nay trước cửa bóng trăng quỳ Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu Não nề lòng viễn khách giữa cơn mơ
Trời từ bi cảm động ứa sương mờ Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá
Trăng choáng váng vòi hoa tàn cũng ngã Anh đoán chừng cơn ấy em ngất đi”
Nhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như “hằng hà sa số”, “mười phương”… cũng thường gặp trong thơ Ông.
“Mây rẽ hàng hà sa số lệ Là nguồn ly biệt giữa cô đơn”
(Cuối thu) “Có tin thôn xa đến Có điềm lạ đêm nay
Đóng cửa mười phương lại Dồn ánh sáng vào đây”
(Điềm lạ)
Ta cho một dòng thơ rất mát
Mới tinh khôi và tinh sạch bằng hương Trời như hớp phải hơi men ngan ngát
Đắm muôn nghìn tinh lạc xuống mười phương
(Nguồn thơm)
Trong thơ Hàn Mặc Tử có nhiều bài còn chịu ảnh hưởng cả hình thức lẫn tinh thần Phật giáo chứ không chỉ những dấu tích bên ngoài mang tính chất liệu, ví dụ bài Phan Thiết:
“Nhớ khi xưa ta là chim Phượng Hoàng Vỗ cánh bay chín tầng trời cao ngất Bay từ Đao ly đến trời Đâu Suất
Và lùa theo không biết mấy là hương
Ngoài những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật, như „thành chánh quả”, “sông Hằng”… ngoài những hình ảnh đẹp đẽ của trời “Đao ly”, trời “Đâu suất” - những cõi phật xa xăm, đầy nhạc, đầy ánh trăng – chúng ta nhận thấy trong bài Phan Thiết, thuyết nghiệp báo và thuyết luân hồi được thi vị hoá một cách tài tình: Con chim phụng hoàng vì sân si mà phải đoạn, và khi trở lại trời tu luyện thành chánh quả rồi, mà vì tập khí chưa tiêu trừ trọn vẹn nên phải trở xuống trần gian “nơi đã khóc, đã yêu đương da diết” để mà “chôn hận nghìn thu” và “sầu muộn ngất ngư”.
Trong bài Phan Thiết, chúng ta còn nhận thấy rằng Hàn Mặc Tử đã nhìn đời bằng con mắt giác ngộ: Những hiện tượng trong cõi đời này đều là những tuồng ảo hoá:
“Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao Trăng tan tành rơi xuống một cù lao Hoá đài điện đã rất nên tráng lệ…”
Và cõi đời này – mà Phan Thiết là tượng trưng – là nơi đau khổ, là nơi “chôn hận nghìn thu”, là nơi “sầu muộn ngất ngư”.
Trong nhiều vần thơ của Hàn MặcTử, chúng ta thấy ẩn hiện những hình ảnh trang nghiêm và kiều diễm của cõi Tây phương:
“Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền Không u ám như cõi lòng ma quỷ
Vì có Đấng hằng sống hằng ngự trị Nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”
(Ngoài vũ trụ) Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác Rất phương phi trên hết cả anh hoa..
(Ra đời)
Rất xuân thu mùa nhạc đến vừa khi Khắp mười phương điềm lạ trở hoài nghi Cây bằng gấm và lòng sông bằng ngọc Và đầu hôm một vì sao liền mọc
Ở phương Nam mầu nhiệm biết ngần mô Vì muôn kinh dồn cõi thơm tho,
Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo.
(Đêm xuân cầu nguyện)
Những “ánh sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền”, những “tiếng nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh”, những điệu nhạc “rất trọng vọng, rất thơm
tho, man mác…”, những “cây bằng gấm và lòng sông bằng ngọc”… Ở trong thơ Tử là vang bóng của “vô lượng quang”, của “thiên nhạc”, của “hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo”… trên thế giới Cực lạc mà Tử đã nhìn qua kinh Adiđà.
Tinh thần Phật giáo đã ảnh hưởng khá nhiều trong thơ văn Hàn Mặc Tử, nhưng nhiều khi hoặc quá tiềm tàng, hoặc bị hình ảnh thơ lấn đi, nên chúng ta không trông thấy, nếu chúng ta không chú ý, không lưu tâm.
Như vậy, trong thơ Hàn Mặc Tử, Đạo chính là nguồn cảm hứng bất tận để làm giàu thêm cho thơ anh. Không chỉ Đạo thiên chúa mà ngay cả đạo Phật đều là nguồn an ủi vô bờ mỗi khi tác giả bị đau về thể xác và tinh thần. Như phần trên đã nói, phần độc đáo, sáng láng nhất của tâm hồn Tử chính là anh đã đưa thơ lên đỉnh cao mới - Một tôn giáo riêng mình để rồi tôn sùng chiêm bái như một con chiên ngoan đạo. Chính vì vậy mà đã có thứ thơ cầu nguyện ra đời. Hàn Mặc Tử đi vào tôn giáo chính là ham muốn làm giàu đẹp thêm cho thơ mình chứ không phải để truyền bá giáo lý tôn giáo. Quách Tấn đã có lý khi viết: “Tử là một nhà thơ – ông viết – đi vào vườn hoa tôn giáo chỉ để tìm hương phấn về ướp cùng hương thơ đó thôi” [11, tr.41]. Như thế, có thể thấy những vang bóng của thế giới Phục sinh Khải huyền, thế giới cực lạc Quốc độ, những thế giới Huyền diệu mà Hàn Mặc Tử dày công xây cất ở đây chỉ là “cõi thanh tịnh của lòng” mà thôi. Khác với “chốn nước non thanh tú” và “trời sâu” là sự phản ánh thế giới thực tại, là ý thức về một thực tại hiện hữu, “Thế giới Huyền diệu” là thế giới của “Mơ ước hoàn toàn”, cho nên Hàn Mặc tử phải chưng cất những gì là tinh tuý, tinh anh của thực tại để sáng tạo, và nếu không đủ dùng, ông phải vay mượn những vật liệu có sẵn của Đạo giáo, Phật giáo, đặc biệt là của Thiên chúa giáo – giáo phái mà ông vốn là một con chiên, là điều dễ hiểu. Hàn Mặc Tử như một vườn hoa đậm sắc thơm hương của tôn giáo cùng chung tiếng nói hướng về cõi đẹp, cõi thanh tịnh của lòng, của tâm vô lượng.
2.4. Đức tin là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử
Hẳn những ai đã từng được đọc thơ Hàn Mặc Tử sẽ thấy rằng đức tin là yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống và trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Nó như nguồn sống, nguồn đạo hạnh, là hơi thở mãnh liệt luôn chảy trong huyết
mạch của tác giả. Trần Thanh Mại đã nói, đức tin “đã có ảnh hưởng tốt đẹp đối với chàng”. Quách Tấn lại nói: Tử tìm được niềm an ủi lớn nhất trong nguồn Đạo. Khi đã sống cùng Đạo thì tâm hồn Tử hết bị day dứt giày vò. Chính nhà thơ đã kể lại một ngày bệnh tật của mình: Lại đọc kinh, lại ngâm thơ, lại làm thơ, lại nhớ, lại nằm. Buổi tối khi ăn xong, cũng vừa đi bách bộ vừa ngâm thơ một cách xung xướng nhất đời. Cả ngày chỉ ngâm thơ và đọc kinh là nhiều hơn cả. Ngày nào cũng như ngày ấy, không thấy buồn lắm, và ngày nào cũng mong mỏi một cái gì…
Đối với Hàn Mặc Tử, thơ là Đạo và Đạo là thơ. Thơ đã đạt tới Đạo và Đạo để đi tới thơ. Hoặc, như Hoài Thanh đã nhận xét chí lý: “Thơ chẳng những để ca tụng Thượng đế mà cũng để nối liền người ta với Thượng đế” [30, tr.211]. Không thể nghĩ giản đơn rằng khi Hàn Mặc Tử mắc bạo bệnh, nhận thấy tình thế của mình không còn cơ hội quay về trần giới nữa, thi sĩ đã dồn toàn bộ tình yêu của mình về phía tôn giáo, hướng thơ ca về phía Đạo. Bệnh trạng có một ảnh hưởng không thể chối cãi được đối với tâm lý và sáng tác Hàn Mặc Tử. Những lúc bi quan, Tử có tìm đến nguồn Đạo của mình mong kiếm tìm một sự cứu rỗi. Tình cảm tôn giáo khi ấy thật mãnh liệt. Nếu klhông có niềm tin thiêng liêng vào Đức mẹ Maria, vào đấng cứu thế, có lẽ Hàn Mặc Tử đã không thể tiếp tục sáng tác trong lúc cơn bệnh hành hạ đau xé ruột gan. Càng đau đớn, càng nghĩ đến việc chia lìa trần giới, Tử vẫn thiết tha với cuộc sống, với tình yêu, với hạnh phúc trần thế. Niềm thiết tha rất nhân văn này cũng là một phương cách cứu rỗi không kém đối với sự sống của Người. Có một điểm gặp nhau rất màu nhiệm trong Hàn Mặc Tử để rồi sản sinh ra những bông hoa sáng tạo tuyệt vời. Cùng lúc tác giả vừa khao khát cái đẹp vĩnh cửu của thơ ca vừa khao khát chốn thiêng đầy quyền uy của Đức Chúa:
Vì có Đấng hằng sống hằng ngự trị Nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh
(Ngoài vũ trụ)
Hai niềm khao khát ấy gặp nhau đã đẩy đức tin của Hàn Mặc Tử đến tột cùng và ở đây chỉ thấy sự rung động huyền bí của tâm hồn nhà thơ khi tiếp xúc với sự màu nhiệm thánh thể. Và ở tại thời điểm này ta không còn thấy ranh giới của thơ và Đạo nữa. Hai thứ đã chuyển hoá cho nhau, hoà nhập vào nhau trong tâm hồn Hàn Mặc Tử.
Đoạn cuối bài Nguồn thơ là bước tiếp của Đức tin cũng là cái đẹp vĩnh cữu của thơ, của hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ:
“Đây thi sĩ của đạo quân Thánh giá Nửa đêm nay vùng dậy để tung hô Để xót cho cả xuân thiên hạ Hương mến yêu là lộc của lời thơ”
(Nguồn thơ)
Trong bài thơ “Ra đời”, dường như có sự gặp gỡ giữa sự màu nhiệm sáng chế và sự sáng tạo ra thơ của thi sĩ Hàn Mặc Tử. Thơ được cất lên từ cái tinh khiết của trời đất, tiết xuân, sự hình thành từ sự màu nhiệm của tự nhiên, của Chúa trời, cũng tạo ra thơ:
Cả trời đất bỗng nổi lên muôn điệu nhạc Rất trọng vọng rất thơm tho man mác Rất phương phi trên hết cả anh hoa Xuân ra đời
Điềm ngọc ấm hơi ngà
Thơ có tuổi và chiêm bao có tính”
Niềm khao khát cuộc sống trong con người Hàn Mặc Tử, thi sĩ đã được dồn tất cả vào cho thơ, trong đau khổ, trong khát khao, trong cầu nguyện, trong niềm tin hy vọng đều bằng thơ:
“Ta chắp tay lạy quỳ hoan hảo
Ngửa trông cao cầu nguyên trắng không gian Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân
Nở một lượt giàu sang hơn Thượng đế”
Với tấm lòng mến yêu, thành kính Đức mẹ Maria, Hàn Mặc Tử đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự cứu rỗi tới những linh hồn bơ vơ cần được che chở:
“Toan ngất đi trong cơn khoái lạc Mẹ dấu yêu liền vội đến tay nâng”
(Ave Maria)