Hàn Mặc Tử - Một Con Chiên Ngoan Đạo Mà Bất Hạnh

đến sự hình thành, phát triển của tôn giáo và góp phần làm sâu sắc, phong phú hơn nguồn gốc xã hội.

1.1.2. Bản chất của tôn giáo

Trước C.Mác, các nhà tư tưởng đã nghiên cứu bản chất tôn giáo dưới nhiều góc độ khác nhau. Các nhà duy tâm và các nhà thần học, đều thần bí hoá tôn giáo coi tôn giáo như một hiện tượng kỳ bí, vĩnh hằng, có trước con người.

Các nhà duy vật trước C.Mác, đỉnh cao là Lútvích Phoiơbắc đã có những nhận định đúng khi cho rằng: "Bí mật của tôn giáo, xét đến cùng, chỉ là bí mật của sự kết hợp trong cùng một thực thể, ý thức và cái vô thức, ý chí và cái không ý chí" [31, tr.70], là: "Sự đồng nhất cái chủ quan và cái khách quan" [31, tr. 70]. Song, do cách nhìn duy tâm, siêu hình về xã hội, Lútvích Phoiơbắc đã không giải quyết được vấn đề bản chất tôn giáo một cách triệt để.

Kế thừa quan điểm của các nhà duy vật, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong các tác phẩm của mình đã đưa ra những tư tưởng cơ bản, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đúng đắn bản chất tôn giáo.

Trong lời nói đầu tác phẩm Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác viết: "Con người sinh ra tôn giáo, chứ không phải tôn giáo sinh ra con người. Tôn giáo là tự ý thức, tự tri giác của những người chưa tìm thấy mình hoặc tự đánh mất mình một lần nữa" [7, tr.569]. Phát triển tư tưởng của C.Mác, trong tác phẩm “ChốngĐuy Rinh” Ph.Ăngghen viết: “Bất cứ tôn giáo nào cũng đều là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc người ta những sức mạnh từ bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh mà trong đó những sức mạnh của thế gian đã mang hình thức sức mạnh siêu thế gian ” [8, tr.437].

Từ tư tưởng của các nhà kinh điển có thể khẳng định, bản chất tôn giáo là sự phản ánh hư ảo thế giới khách quan vào trong đầu óc những con người chưa tìm thấy mình, hoặc tự đánh mất mình một lần nữa.

Trước hết, cần khẳng định “tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo thế giới khách quan”. Nguồn gốc, nội dung sự tồn tại, phát triển của tôn giáo do thế giới khách quan quy định. Tôn giáo không có nguồn gốc lịch sử tách rời thế giới khách quan. Muốn tìm nguồn gốc, nội dung, hình thức và động lực của sự vận động, phát triển của tôn giáo phải tìm ngay trong hiện thức khách quan, trong tồn

tại xã hội và ngay trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Đây là nội dung quan trọng thể hiện quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử trong việc nghiên cứu, xem xét bản chất tôn giáo, xa rời nội dung này sẽ đẫn tới quan điểm duy tâm, không thể nhận thức đúng đắn bản chất tôn giáo.

Nghiên cứu giáo lý, giáo luật của các tôn giáo lớn, ra đời rất sớm như Đạo Phật (thế kỷ VI TCN) Đạo Kitô (thế kỷ I TCN) đều có nội dung khuyên con người không được trộm cắp. Đạo Phật còn coi "chính mệnh", sống bằng nghề nghiệp chân chính là một trong bát chính đạo để giải thoát nỗi khổ. Nội dung đó vừa phản ánh sự tồn tại cuả chế độ tư hữu vừa khẳng định trong xã hội đã xuất hiện nhiều nghề nghiệp chuyên môn phong phú. Đặc biệt, cõi "Niết bàn" của đạo Phật, vườn "Địa đàng" của đạo Do Thái, hay "Thiên đàng" của đạo Kitô chẳng qua chỉ là một bức tranh sinh động, miêu tả cuộc sống no đủ của những cư dân sản xuất nông nghiệp trong những năm tháng mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt bội thu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Thượng đế, Thiên Chúa, Ngọc hoàng chỉ là hình ảnh hoàn thiện, hoàn mỹ, tập trung tất cả mọi sự tinh tuý, tốt đẹp nhất cả về thể chất và tinh thần của những con người hiện thực. Thực chất, đó là sự thần thánh hoá một ông vua chuyên chế với quyền lực vô hạn, cai quản, điều khiển đất nước, thần dân của mình.

Tuy nhiên, sự phản ánh của tôn giáo đối với hiện thực khách quan không phải là sự phản ánh bình thường, phản ánh đúng đắn, trung thực, mà là sự phản ánh hư ảo, bịa đặt. Đây là nội dung cơ bản nhất cấu thành bản chất của tôn giáo, quyết định sự ra đời, tồn tại và những chức năng đặc thù của tôn giáo. Thiếu nội dung cơ bản này mọi tín ngưỡng, tôn giáo, mọi yếu tố cấu thành tôn giáo sẽ không tồn tại.

Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 3

Tôn giáo không chỉ đảo lộn, xem: "Bản chất khách quan coi như là chủ quan, bản chất của giới tự nhiên là khác với giới tự nhiên, coi như bản chất của con người, bản chất của con người như khác với người, coi như là bản chất không phải người" [20, tr.71], mà còn phủ nhận mọi quy luật khách quan, mọi suy nghĩ và hành động sáng tạo của con người. Mặt khác, tôn giáo còn quy mọi sự tồn tại, vận động, biến đổi của thế giới, từ hoạt động nhận thức của con người tới sự vận động của các thiên hà bao la đều phụ thuộc vào ý chí của đấng siêu nhiên, phục vụ đấng siêu nhiên. Cho nên, tôn giáo không chỉ phản ánh xuyên tạc tình hình, khả năng khách quan mà còn phủ nhận quy luật khách quan, không

chỉ xuyên tạc quy luật của tự nhiên, xã hội, mà còn xuyên tạc quy luật vận động của tư duy; tôn giáo không chỉ sai lầm trong cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề mà còn sai lầm trong kết thúc vấn đề. Đó là chuỗi dài của những phản ánh sai lầm liên tiếp cả về nội dung và phương pháp. Vì thế, những nội dung phản ánh của tôn giáo về cơ bản không có giá trị về lý luận và thực tiễn, thậm chí nó còn là nguồn gốc gây nên những tai hoạ to lớn cho sự phát triển của tự nhiên, xã hội và con người.

Hơn nữa, ý thức tôn giáo, về cơ bản là kết quả của một trình độ phản ánh cảm tính, là "hình thức cảm xúc" của những con người chưa tìm thấy mình, hoặc tự đánh mất mình một lẫn nữa.

Sự ra đời của tôn giáo gắn liền với những con người chưa nhận thức được vị trí, vai trò của mình, chưa làm chủ được tự nhiên, xã hội, hoặc tự đánh mất vai trò, vị trí và lý trí của mình trong quá trình nhận thức, cải tạo thế giới khách quan. Những con người này không chỉ tạo ra các biểu tượng sai lầm, coi biểu tượng sai lầm là có thực trong thế giới khách quan, mà còn gửi gắm cả sinh mệnh và cuộc sống vô cùng quí giá của mình cho những biểu tượng sai lầm đó. Cho nên, mọi giáo lý, giáo luật của tôn giáo nhằm hướng con người tin tưởng vào đấng siêu nhiên đều không thể tồn tại trước sự phán xét của "toà án" lý trí. Và phải chăng do nhận thức được vấn đề này, đạo Kitô đã cho rằng, tội lỗi lớn nhất (tội tổ tông) của con người đối với chúa, đối với tôn giáo là đã cố tình ăn phải "cây lý trí" [4, tr.68].

Cho nên, tôn giáo thật sự là sự ấu trĩ, “thời thơ ấu của nhân loại" [20, tr. 64] việc phê phán tôn giáo đang làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người suy nghĩ trở nên có lý tính" [7, tr. 570].

Như vậy, nội dung phản ánh của tôn giáo luôn luôn là sự thống nhất giữa cái hư và cái thực, trong đó cái hư ảo, cái bịa đặt chiếm tỉ trọng tuyệt đối, giữ vai trò chủ đạo, lấn át, che lấp hầu như toàn bộ cái thực. Cái thực, được hiện ra như một nhu cầu được bù đắp tình cảm, lý trí và sức mạnh để vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc; một khát vọng thoát ra và phản kháng lại cái xã hội buộc con người sinh ra tôn giáo, cần đến tôn giáo. Tuy bị suy biến, bị phủ định và chiếm một tỉ lệ vô cùng nhỏ, song không bao giờ cái thực mất đi hoàn toàn, nó vẫn là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của cái ảo, của tôn giáo. Đúng như Phoiơbắc đã viết: "Trong tôn giáo, ngoài ảo tưởng ra, mặt thực tế tìm tòi cái tốt hơn tìm sự che chở, sự giúp đỡ là cực kỳ quan

trọng" [20, tr. 63] . Hơn nữa, toàn bộ quá trình ra đời, tồn tại, vận động, phát triển của tôn giáo cũng như các hoạt động tôn giáo vừa là sự biểu hiện, vừa là quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa cái hư và cái thực.

1.2. Cảm hứng tôn giáo trong văn học

Không phải ngẫu nhiên, không phải chỉ kinh thánh mà kinh Coran, kinh veda đều là những kiệt tác văn học. Đạo đức, triết học, tôn giáo và nghệ thuật là những đối tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, từ lâu đã có mối quan hệ mật thiết và qua lại. Đạo đức, nhất là triết học tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật, nhưng Tôn giáo lại gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật theo một con đường riêng. Triết học dù có sâu sắc bao nhiêu, đạo đức dù có cao cả đến đâu, cũng là nhằm giải thích thế giới hoặc hướng đạo cuộc sống thực tại. Còn tôn giáo bao giờ cũng hướng về một thế giới khác, cho nên nó dễ bắt gặp tính chất lý tưởng vươn lên trên thực tế của nghệ thuật. Feurerbach đã có một nhận xét khá sâu sắc: Tôn giáo là thơ, người ta có thể nói như vậy bởi vì lòng tin bằng sản phẩm của tưởng tượng.

Văn học chân chính bao giờ cũng hướng con người vươn tới cái đẹp, cái thiện, làm cho con người càng ngày càng hoàn thiện hơn. Nghệ thuật ra đời trong thời kỳ bình minh của lịch sử nhân loại. Xuất phát từ nhu cầu lao động và nhận thức thế giới, xuất phát từ nhu cầu giao tiếp tư tưởng tình cảm, nghệ thuật đã hình thành và phát triển không ngừng. Khi tư duy của con người phát triển, nền nghệ thuật phát triển đến trình độ cao thì tác phẩm nghệ thuật trở thành món ăn tinh thần cho con người.

Văn học nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống của con người nơi trần thế, nơi con người sống với ngổn ngang những suy tư dằn vặt, với những niềm vui, nỗi buồn, nơi con người có sinh thành, phát triển và có già cỗi, mất đi, nơi những kiếp người có sinh có diệt. Văn học nghệ thuật không bao giờ thoát li đời sống. Nó lấy chất liệu từ đời sống phong phú phức tạp rồi sàng lọc qua quá trình sáng tạo của nhà văn để xây nên những hình tượng nghệ thuật.

Khác với nghệ thuật, Tôn giáo là hình thức phủ nhận thực tại, là cuộc trốn chạy hiện thực đời sống trần thế. Tôn giáo hướng con người đến thế giới thiêng liêng cao cả, nơi trú ngụ của thần thánh cao sang, bất diệt. Thế giới của Tôn giáo là thế giới được xây bằng trí tưởng tượng, xây bằng niềm mơ ước thánh thiện.

Đó là thế giới có sự sống vĩnh cửu, nơi đó là tâm hồn con người sẽ được thanh thản, bình yên trong sự cưu mang của Đấng tối cao.

Nghệ thuật và Tôn giáo là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau. Bản chất của Tôn giáo và nghệ thuật không giống nhau, nhưng hai hình thái ý thức ấy lại có những điểm gặp gỡ, giao thoa nhất định. Điểm hội tụ ấy chính là những miền bí ẩn nơi tâm hồn con người, là khao khát đền bù những hạn chế, thiếu hụt trong đời sống con người ở thực tại.

Chính vì thế mà đã từ lâu Tôn giáo đã trở thành đề tài hấp dẫn cho nghệ thuật. Không riêng gì văn học, ở lĩnh vực nhạc, họa, điêu khắc cũng có khá nhiều tác phẩm nổi tiếng hướng vào đề tài Tôn giáo. Không chỉ là đề tài mà Tôn giáo còn trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ….

Thơ là hiện thực cuộc sống được kết tinh, là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ không nói chuyện đời mà còn nói đến chuyện đạo, thơ không chỉ phản ánh các mối quan hệ tình cảm giữa người và người mà còn phản ánh ý thức của con người và giới tự nhiên. Thơ phản ánh biểu hiện con người xã hội nhưng cũng phản ánh con người tâm linh.Tôn giáo đã mượn hình thức nghệ thuật để chuyển tải nội dung giáo lý, đức tin của mình.

Vì vậy ở một số nhà thơ cảm hứng Tôn giáo thâm nhập vào nội dung cảm hứng thơ ca, trong đó có thi sỹ Hàn Mặc Tử và Huy Cận.

Thơ của 2 thi sỹ này vừa phản ánh cuộc đời nơi trần thế vừa phản ánh thế giới tâm linh con người ở miền cực lạc. Có điểm giao thoa giữa tôn giáo và nghệ thuật trong hai nhà thơ này, có điều mức độ đậm nhạt khác nhau. Một người là con chiên ngoan đạo, được mệnh danh là “thi sỹ của đạo quân thánh giá” nói thứ tiếng của Tôn giáo mình, còn người kia là kẻ ngoại đạo (Huy Cận) có cái nhìn của người ngoài cuộc.Nhưng nếu như Tôn giáo là nguồn cảm hứng vô tận đối với Hàn Mặc Tử để tác giả trải niềm đau thì nó lại là chất liệu sống động và hữu hiệu nhất để Huy Cận từ tôn giáo nói đến cuộc đời.

Tôn giáo mà hai nhà thơ này hướng tới không phải là giáo phái nào khác mà chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Đây là hai trong số những Tôn giáo lớn nhất trên thế giới và có hệ thống tín đồ đông đảo.

Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ "Bụt" bị mất đi và được thay thế bởi từ "Phật". Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồi được rút gọn thành "Phật".

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.

Thành tựu lớn nhất của Phật giáo là đã tìm ra Tứ diệu đế: Đạo Phật quan niệm cuộc đời là bể khổ(Khổ đế), tất cả mọi ham muốn của con người không đạt được đều khổ. Nguyên nhân sinh ra khổ là ái dục và vô minh (Tập đế). Đạo Phật còn chỉ ra con đường để thoát khỏi khổ đau đấy chính là Diệt đế. Họ cho rằng sở dĩ con người rơi vào vòng đau khổ chính là có nhiều ham muốn. Do vậy phải tìm cách diệt mọi ham muốn thì con người mới thoát khỏi vòng luân hồi của bể khổ. Đạo đế chính là con đường tu luyện để thoát khỏi vòng luân hồi ấy.

Ngày nay, nhìn vào đời sống văn hoá của xã hội Việt Nam ta có thể thấy các tôn giáo, nhất là hai tôn giáo lớn là Phật giao và Thiên chúa giáo đã và đang

để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc không chỉ trong thơ văn mà còn cả trong hội hoạ, điêu khắc…. Ngày nay, bên cạnh sự phát triển ngày một lớn mạnh của kiến trúc hiện đại, Việt Nam vẫn phục hồi kiến trúc cổ xưa, qua việc tu sửa lại nhà thờ, đền, chùa, miếu mạo, những danh lam thắng cảnh.

Chương 2‌

CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ


2.1. Hàn Mặc Tử - Một con chiên ngoan đạo mà bất hạnh

Trong Mắt thơ, Đỗ Lai Thuý đã có cách so sánh rất hình tượng vị trí của Hàn Mặc Tử trong Thơ mới như sau: Nếu Tản Đà, nhà thơ, nhà nho tài tử - kiện tướng cuối cùng chạy đến hụt hơi mà vẫn không vượt qua ngưỡng của Thơ mới thì Hàn Mặc Tử chính là hiện thân sinh động nhất cho cuộc chạy đua tiếp sức đó [36].

Hàn Mặc Tử là một hiện tượng có sức ám ảnh vào bậc nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ám ảnh Hàn Mặc Tử là một phức hợp gồm nhiều mặt: Một thân phận thơ đầy bất hạnh, một hồn thơ hết sức dị biệt và một nghiệp thơ vừa trong trẻo bí ẩn, vừa huyền diệu ma quái… Bởi thế, trong phong trào Thơ mới 1932 – 1945, nếu Xuân Diệu được xem là “mới nhất”, Nguyễn Bính là “quen nhất”, thì ngôi vị của Hàn Mặc Tử hẳn phải là “lạ nhất” và phức tạp nhất (Chu Văn Sơn).

Hơn nửa thế kỷ trước, Chế Lan Viên đã từng tiên tri về Hàn Mặc Tử như một nhà cách tân duy nhất còn lại với mai hậu “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau những cái tầm thường mực thước sẽ biến tan đi và còn lại cái thời kỳ này chút gì đáng kể, đó là Hàn Mặc Tử” [42]. Không còn nghi ngờ gì nữa, Hàn Mặc Tử chính là một hiện tượng văn học sử có sức sống mãnh liệt và luôn đòi hỏi được khám phá, chiếm lĩnh. Hẳn linh hồn thi sĩ sau khi về với Chúa sẽ được thanh thản. Tấm lòng độc giả sẽ thay thế nàng tiên rửa vết thương lòng cho thi sĩ:

“Một mai kia ở bên khe nước ngọc Với sao sương anh nằm chết như trăng Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc Đến hôn anh và rửa vết thương tâm”

(Lời chàng trong duyên kỳ ngộ)

Cuộc đời bênh tật, mà tâm hồn thanh sạch. Thơ Hàn Mặc Tử là cả một dòng tinh huyết sáng láng, thấm đượm một dòng cảm hứng bao giờ cũng đắm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023