Những Thành Tựu Và Hạn Chế Về Bảo Đảm Quyền Tự Do Tín Ngưỡng Và Tôn Giáo Trong Pháp Luật Việt Nam

biệt; hỗ trợ cơ sở chăm sóc sức khoẻ người nghèo, người tàn tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần; hỗ trợ phát triển các cơ sở giáo dục mầm non và tham gia các hoạt động khác vì mục đích từ thiện nhân đạo phù hợp với Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo và quy định của pháp luật. Chức sắc, nhà tu hành, với tư cách công dân được Nhà nước khuyến khích tổ chức hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo theo quy định của pháp luật.

- Để giải quyết những vấn đề tồn tại và mới nảy sinh trong những năm gần đây liên quan đến sinh hoạt tôn giáo của người dân theo đạo Tin lành, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/2/2005 về một số công tác đối với đạo Tin lành. "Đối với bộ phận đồng bào đã có thời gian theo đạo Tin lành và có nhu cầu tín ngưỡng thực sự, trước mắt hướng dẫn cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, hoặc nơi nào có nhu cầu thì hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật. Đối với bộ phận đồng bào đã theo đạo, nay có nhu cầu trở lại với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, cần tạo điều kiện, giúp đỡ để đồng bào thực hiện ý nguyện đó" [42].

* Giới hạn quyền: Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo không phải là quyền tuyệt đối. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu vi phạm một trong các trường hợp: xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác.

Điều 13 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cũng quy định: Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế theo quy định của pháp luật thì không được chủ trì lễ nghi tôn giáo, truyền đạo, giảng đạo, quản lý tổ chức của tôn giáo và chủ trì lễ hội tín ngưỡng. Quy định này không trái với khoản 3 Điều 18 Luật Nhân quyền quốc tế, sự giới hạn đúng đắn về quyền là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

* Về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX

về công tác tôn giáo đã xác định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo và công tác vận động quần chúng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, trách nhiệm của mình có trách nhiệm: tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân về các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đồng thời, Điều 42, 43 Nghị định số 92 đã bổ sung các quy định mới cho các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc quản lý đối với hoạt động tôn giáo; về tiếp nhận và xử lý hồ sơ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động tôn giáo. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện chính sách tôn giáo.

Về thủ tục hành chính thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 54/NQ-CP, ngày 10 tháng 12 năm 2010, nghị định quy định rõ số lượng hồ sơ gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thời hạn trả lời các tổ chức, cá nhân tôn giáo được quy định là ngày làm việc và đều được rút ngắn so với quy định của nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005.

* Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt giữa các tín ngưỡng, tôn giáo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

cũng được nhà nước quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan:

- Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp [37].

Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam hiện nay - 9

- Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự: "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tòa án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác"[39].

- Bộ Luật Hình sự quy định về tội phá hoại chính sách đoàn kết trong đó có

hành vi“gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội” [3, đ87], thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Hoặc “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền hội họp, quyền lập hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm” (Điều 129)

- Bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân gia đinh "Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ" [40]; "vợ, chồng tôn trọng Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào [40].

- Bình đẳng trong việc tham gia đời sống chính trị, "Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật" [36].

- Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục "Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập" [39].

- Điều 3 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 quy định: Nhà nước khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo; các tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở bảo trợ xã hội để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam; thành lập và tham gia Hiệp hội Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình - phục hồi chức năng để hòa nhập cộng đồng cho đối tượng bảo trợ xã hội.

Như vậy, từ năm 1990 và nhất là sau Đại hội IX đến nay, công tác tôn giáo được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ ở nước ta lại có hệ thống văn bản đầy đủ và hoàn chỉnh về lĩnh vực tôn giáo như ngày nay. Nhìn chung, đã thể hiện được các nguyên tắc đảm bảo Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, thậm chí, không phải đến khi Việt Nam là thành viên của các điều ước quốc tế, mà ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã quy định là một quyền Hiến định.

Có thể nói, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo Nghị định số 92 so với Nghị định 26, là một bước tiến quan trọng về phương diện pháp lý trong việc bảo đảm Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo, đã tạo ra sự thông thoáng cho các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, không còn cụm từ "xin - cho" nữa mà được thay thế bằng cụm từ "đăng ký". Tuy nhiên còn nhiều bất cập, những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn như hoạt động từ thiện, xã hội liên quan đến y tế, giáo dục của các tổ chức tôn giáo, về sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài, về tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo chưa được quy định, cần phải chờ sửa đổi bổ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hoặc văn bản quy phạm pháp luật cao hơn - Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, mới giải quyết được.

2.3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.3.1. Thành tựu

Với mục tiêu có tính định hướng cho toàn xã hội là chăm lo phát triển nguồn lực con người, khơi dậy và phát huy tiềm năng của mỗi cá nhân, thực hiện dân chủ hoá đời sống xã hội nhằm bảo đảm các quyền, tự do của công dân, Nhà nước Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo cho công dân. Nếu trước đây văn bản pháp luật về tôn giáo được ban hành dưới hình thức sắc lệnh, nghị quyết, sắc luật, nghị định thì giai đoạn này, nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị đã được ban hành. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn như tác giả đã trình bày ở chương 2.

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, có khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến Quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của công dân, trong những năm qua, Nhà nước Việt Nam cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo đến đời sống của bà con tín đồ các tôn giáo, các chương trình hành động và kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, tập trung giải quyết vấn đề an sinh xã hội, phát triển văn hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào như: Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 18/01/2002 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Tây nguyên thời kỳ 2001 - 2010"; Nghị quyết 21/NQ-TW về "Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010"; Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 18/02/2004 của Chính phủ về việc "Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh trật tự đối với vùng đồng bào dân tộc Chăm trong tình hình mới"; Chương trình "Nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án chương trình mục tiêu quốc gia đối với vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng dân tộc, miền núi có tôn giáo" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đề án "Chương trình giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong các trường, lớp đào tạo chức sắc tôn giáo và hoạt động của các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia xã hội hoá giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sơ kết cuộc vận động "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa", rút kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng mô hình làng, xã văn hóa "Sống tốt đời, đẹp đạo" trong các vùng đông tín đồ tôn giáo; xây dựng đề án giữ gìn, phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, bài trừ mê tín dị đoan; …..

Một trong những minh chứng cho sự đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo được thể hiện sống động trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hàng ngày của người dân có tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể:

- Quyền tự do thực hành tôn giáo, tham gia các sinh hoạt tôn giáo của người có tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt được tôn trọng và bảo đảm.

Các cuộc lễ, hội tín ngưỡng, các ngày lễ lớn như lễ Thiên Chúa Giáng Sinh của Công giáo, lễ Phật đản của Phật giáo diễn ra hàng năm diễn ra trang trọng, có sự tham gia của hàng trăm nghìn tín đồ; Đại lễ Phật đản LHQ năm 2008 được tổ chức trọng thể tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 4.000 tăng ni, phật tử trong đó có khoảng 2.000 chức sắc, tín đồ đến từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Lễ hội hành hương La Vang của Giáo hội Công giáo hàng năm đều thu hút đến hàng trăm lượt người hành hương, có năm lên tới một triệu người; Lễ khai mạc Năm Thánh của Giáo hội Công giáo (2009) tại Sở Kiện, Hà Nam là nơi gặp gỡ của gần 100 ngàn người đến từ mọi miền của đất nước và khách quốc tế; Lễ kỷ niệm 100 năm Tin lành đến Việt Nam (2011) ở Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh thu hút hàng vài chục ngàn lượt tín đồ, chức sắc và khách quốc tế tới tham dự; Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu lần thứ X (FABC) tại Xuân Lộc và Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 19 - 25/11/2012 với sự tham dự của 122 Giám mục và đại biểu thuộc Hội đồng Giám mục các nước châu Á, một số châu lục và đại diện Tòa Thánh Vatican. Hồng y Tổng Thư ký FABC tại Hội nghị FABC lần thứ X đã phát biểu khi trả lời phóng vấn của báo chí: rất bất ngờ và phấn khởi trước sự đón tiếp trọng thị của Ban tổ chức FABC cũng như Chính phủ Việt Nam, sự hợp tác toàn diện giữa giáo hội và Nhà nước Việt Nam và đời sống tôn giáo của người Công giáo Việt Nam, không thấy có giới hạn nào về tôn giáo ở bất kỳ đâu tại Việt Nam. Về thực tế này, một số vị chức sắc tôn giáo đã ghi nhận một cách chân thành và khách quan: "Không ở đâu hoạt động tín ngưỡng, tôn giao lại được chính quyền quan tâm như ở Việt Nam" [34]; "Các sinh hoạt tôn giáo luôn được suôn sẻ" [35].

Trước thời kỳ đổi mới, về mặt nhận thức thì tín ngưỡng còn được xếp vào loại mê tín dị đoan và bị hạn chế ở nhiều nơi, thậm chí bị xóa bỏ, khiến cho đời sống tín ngưỡng ở cả nông thôn và đô thị mang bộ mặt rất khó nhận diện. Một mặt do bị xã hội cấm đoán nên nhiều hoạt động hoặc là mất đi hoặc là rút vào hoạt động "chui lủi", nhiều cơ sở thờ tự bị phá hủy hay bị trưng dụng làm các việc khác, như trụ sở ủy ban, hợp tác xã, kho lúa, nhà trẻ, kho phân. Kèm theo đó nhiều di sản văn

hóa cả vật thể và phi vật thể của một số dân tộc bị phá hủy. Sau năm 1986, do tác động của các nhân tố nhận thức, nhân tố kinh tế - xã hội, của kinh tế thị trường, của xã hội đô thị, của hội nhập quốc tế, … đời sống tín ngưỡng đã được hội phục một cách mạnh mẽ. Nhất là khi có nghị quyết TW 5 về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, thì cùng với văn hóa thì tín ngưỡng dân gian gắn với văn hóa truyền thống phát triển theo. Theo thống kê của cục văn hóa cơ sở (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch) cho biết cả nước hiện có khoảng

8.000 lễ hội, trong đó có 7.039 lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng dân gian với đa phần lễ hội có liên quan tới sự thần, chủ yếu là Thành hoàng, 322 lễ hội lịch sử cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài, hơn 40 lễ hội khác. Việc cầu cúng Thành hoàng theo xuân thu nhị kỳ là chính, tổ chức trang trọng, đầy đủ lễ nghi thức tế rước long trọng. Các hình thức tín ngưỡng do không thích hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại nên bị mai một dần, như các hình tín ngưỡng, nghi lễ nông nghiệp, các hình thức ma thuật, bùa yểm, các nghi lễ gắn với đồi sống cung đình,…

- Tổ chức các tôn giáo được củng cố và hoạt động bình thường. Nếu như trước đổi mới chỉ có 03 tổ chức được Nhà nước công nhận (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam và Hội thánh Tin lành Việt Nam- miền Bắc). Từ khi đổi mới đến năm 2012, có thêm 31 tổ chức của 9 tôn giáo được công nhận nâng tổng số tổ chức tôn giáo trong cả nước lên 37 đang hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Cùng với việc công nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức tôn giáo xây dựng đường hướng hoạt động tiến bộ: gắn bó với dân tộc, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, ủng hộ, tham gia công cuộc đổi mới của đất nước như: Sống phúc âm giữa lòng dân tộc, Đạo Pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa, Nước vinh – đạo sáng,... (Xem bảng 2.1, 2.2 và Phụ lục 1).

- Về việc mở trường đào tạo chức sắc các tôn giáo luôn được mở rộng, chất lượng và số lượng không ngừng tăng cương. Trước đổi mới chỉ có một số lớp của Phật giáo, Công giáo, từ khi đổi mới tới nay đã có 12 trường đào tạo chức sắc trình độ đại học. Cụ thể: 04 Học viện của Phật giáo, gồm: Học Việt Phật giáo Hà Nội, Học viện Phật giáo Huế, Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo

Nam tông Khơ-me; 07 Đại chủng viện của Công giáo, gồm: Đại Chủng viện Thánh Giu-se Hà Nội, Đại Chủng viện Vinh Thanh (Nghệ An), Đại Chủng viện Huế (Thừa Thiên - Huế), Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang (Khánh Hòa), Đại Chủng viện Thánh Giu-se TP. Hồ Chí Minh, Chủng viện Thánh Quí (Cần Thơ), Đại Chủng viện Xuân Lộc (Đồng Nai); 02 của Tin lành là Viện Thánh Kinh thần học TP. Hồ Chí Minh và Trường Thánh kinh thần học Hà Nội. Ngoài ra còn gần 40 trường cao đẳng và trung cấp. Tổng số học viên đang học tại các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo khoảng gần 10.000 người. Cũng từ khi đổi mới tới nay, có trên 1.000 chức sắc các tôn giao đi tu học nước ngoài ở bậc thạc sỹ, tiến sỹ.

- Cơ sở thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được xây dựng mới, sửa chữa. Trước đổi mới hầu như không có hoạt động này, từ khi đổi mới đến nay, hầu hết các cơ sở thờ tự của các tôn giáo (hơn 20.000 cơ sở bằng 80%) được sửa chữa, trong đó có đến 1/3 được trùng tu sửa chữa ở quy mô lớn, đồng thời có khoảng 2.000 cơ sở được xây mới. Tính riêng hai năm 2010, 2011 cả nước có 500 cơ sở tôn giáo được xây mới, 600 cơ sở tôn giáo được trùng tu quy mô lớn. Chỉ tính thời gian gần đây, trên căn bản nhu cầu về nơi thờ tự, chính quyền các địa phương đã cấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức tôn giáo xây dựng cơ sở tôn giáo. Điển hình như việc chính quyền TP. Hà Nội cấp hơn 10ha xây dựng Học viện Phật giáo Hà Nội; chính

quyền TP. Đà Nẵng cấp 5.000m2 xây dựng Trụ sở của Hội Truyền giáo Cơ đốc Việt

Nam, 10.000m2 mở rộng Tòa Giám mục Đà Nẵng; chính quyền TP. Cần Thơ cấp 11ha xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, chính quyền Quảng Trị cấp thêm 15 ha mở rộng khuôn viên Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang; chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp 02 ha xây dựng Thiền viện Bạch Mã và 26,5 ha xây dựng Học viện Phật giáo Huế; chính quyền TP. Hải Phòng cấp 10.000m2 xây dựng nhà hưu dưỡng cho các linh mục, tu sỹ của Giáo phận Hải Phòng; chính quyền tính Ninh Bình cấp 15.000m2 xây dựng Trung tâm mục vụ Giáo phận Phát Diệm. Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 1940/CT- TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo đã có 10.370/20.049 cơ sở tôn giáo tại 55/63 tỉnh, thành phố được cấp giấy chứng

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí