Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 6

Chỉ khi con người nghĩ về điều thiện thì con người sẽ làm được những điều thiện và chỉ khi con người nghĩ về lòng nhân ái thì con người sẽ luôn sống và làm theo những điều nhân ái.

Những cung bậc cảm xúc của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều được trải dài bất tận. Sự vạm vỡ của hồn thơ mang tới cho người đọc những mạch nguồn cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đa đoan, đa sự và đa tình. Đó cũng chính là những cảm nhận tinh tế trong tâm hồn người nghệ sĩ khi cất lên những vẻ đẹp bí ẩn của cuộc sống và của tâm hồn con người.

2.1.2. Cái tôi của những đối cực

Cái tôi trữ tình của Nguyễn Quang Thiều được bắt nguồn từ chính đời sống hiện đại. Nó đã trải qua khá nhiều xung đột tinh thần mang dấu vết của thời đại. Cái tôi trong thơ hiện đại không thuần nhất mà thường chứa đựng những yếu tố đối lập nhau. Cùng trong dòng chảy ấy, cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều là cái tôi đối cực.

Giã từ những hồi ức, kỉ niệm trong Ngôi nhà tuổi 17, cái tôi cảm xúc, cái tôi kí ức của nhà thơ đã thâm nhập và hóa thân vào thực tại:

Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng.

(Sông Đáy)

Nhưng cái tôi hướng về thực tại ấy của Nguyễn Quang Thiều lại rơi vào bi kịch. Hiện thực trong Sự mất ngủ của lửa mạnh mẽ, trần trụi:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Và chuyến xe tan tầm lại đến

Ọp ẹp và bẩn thỉu như chiếc lồng vịt khổng lồ Tôi vội vã bước vào trong đó

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 6

Các cô gái buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ Tóc tai áo quần sặc mùi cá khô

Giấc mơ sẽ thế nào trong giấc ngủ thế kia Và lòng tôi nhói một câu hỏi

Rằng nếu tôi lấy họ

Tôi sẽ ngủ với họ như thế nào.

(Câu hỏi cuối ngày)

Cái thực tại mạnh mẽ, trần trụi, hừng hực sức sống ấy nhanh chóng bị biến dạng, bị đổ vỡ trongNhững người đàn bà gánh nước sông. Ở đó, cái tôi bị dồn nén, bị áp đảo bởi muôn vàn những giá trị thực dụng khác:


Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi lăm và nửa đời tôi thấy Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng Chạy theo mẹ và lớn lên

Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến

Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ Và cá thiêng lại quay mặt khóc

Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi .

(Những người đàn bà gánh nước sông) Trong thế giới ấy, nhiều giá trị tinh thần của con người đã bị tước đoạt. Những giá trị vật chất tầm thường bủa vây cuộc sống của con người, khiến cho con người vừa phải vật lộn, phải tìm cách chạy trốn khỏi nó, nhưng đồng thời

cũng vừa phải chấp nhận nó:

Họ không còn con đường nào ngoài con đường phải đến Để gọi chính tên mình, gọi chính nỗi đau

Nhưng:


Họ không còn con đường nào là chạy trốn nơi họ phải đến Những đồ gỗ trong phòng chết đứng khỏi tên cây

(Tên gọi)

Cái tôi trữ tình luôn mang trong mình nỗi băn khoăn, trăn trở nên tiếp tục tiến về phía trước hay trốn chạy khỏi thực tại đang sống. Con người không biết đi đâu về đâu, dường như mất phương hướng giữa thực tại ngổn ngang. Có khi họ muốn từ bỏ:

Trong giấc ngủ đêm đêm, chúng ta

Chạy trốn khỏi ngôi nhà, đi mãi trên cách đồng hoa vàng

Nhưng lại không thoát ra khỏi sự bủa vây của thực tại:

Nhưng danh phận của kiếp người chúng ta đang sống Lại ném chúng ta trở lại điểm ban đầu

(Đồ thị của đời sống)

Có khi con người lại trở về tìm kiếm:

Tôi trở lại vườn hoang tôi đã bỏ đi

Như con cào cào mải nghĩ về đôi cánh đang dài ra của mình mà quên mất đường bay

Như con rắn say sưa với nhịp uốn lưng lạ lùng mà rời bỏ chiếc ổ con con phải cuộn mình khi ngủ

Cho đến khi cánh cào cào không dài thêm được nữa Lưng rắn không uốn thêm được nữa

Lặng lẽ hoàng hôn tôi cuộn áo chạy về

(Sám hối)

Con người rơi vào bi kịch của đời sống khi mà cuộc sống ấy là một thực tại đầy rẫy những bất công, những mất mát, bất hạnh và đổ vỡ. Họ muốn chối bỏ nhưng không thể nào bứt ra được để rồi trong con người luôn tồn tại những mâu thuẫn, những đối cực.


Cái tôi đối cực trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn được thể hiện ở nhiều cặp đôi đối nghịch. Cái tôi trữ tình ấy luôn khao khát tìm kiếm những giá trị của đời sống, thơ Nguyễn Quang Thiều tràn ngập những hình ảnh yêu thương, tràn đầy tình yêu cuộc sống. Đó không chỉ là tình yêu lứa đôi mà còn là tình

yêu đối với gia đình, với quê hương, với cội nguồn, với thiên nhiên, cây cỏ. Những hình ảnh của tự nhiên góp phần thể hiện tâm tư, tình cảm của nhà thơ:

Sông Đáy ơi! Chiều nay tôi trở lại

Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi

Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng

nước


Tôi chỉ gặp những bẹ ngô trắng trên bãi

Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa.

(Sông Đáy)

Song, bên cạnh những hình ảnh ngập tràn yêu thương ấy vẫn luôn tồn tại một cái tôi cô đơn. Cuộc sống hiện tại khiến cho tâm hồn con người xuất hiện những khoảng trống vắng không định rõ:

Trái đất đang nóng dần lên từng độ Và trái tim con người cứ lạnh dần đi

(Đêm gần sáng)

Những nỗi cô đơn như giằng xé thế giới tâm hồn con người:

Tôi mang đớn hèn tôi, linh thiêng em về sông Đáy

Sông không an ủi nổi tôi, đò dọc, đò ngang mái chèo đang bó bột Hoa cải vàng không nhớ nổi mắt tôi

Chìa vôi non không mượn cánh tay tôi

Và những đàn bà xóm trại vẫn tìm diêm trong bóng tối

Tôi buông tiếng thở dài – chiếc cần câu không lưỡi, không phao vào miền nước ốm.

Trái tim tôi thút sâu đáy vực đau buồn

Tôi mang nỗi buồn tương lai gọi gào sau cửa Chỉ còn trăng, trăng thôi… em khóc bên thềm

(Bản khai sinh lần thứ 2)

Không gì có thể an ủi được nỗi cô đơn ấy trong tâm hồn con người, thiên nhiên có tươi đẹp đến đâu cũng không có cách nào xua tan được cái thực tại tàn nhẫn, thực tại khiến con người trở nên đau khổ, ngột ngạt và trống vắng.

Cái tôi đối cực trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn được thể hiện ở sự đối lập, giằng xé giữa thể xác và tâm hồn con người. Trong bài thơ Bài hát về một người đàn bà, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết:

Sau những giây phút đắm mê thân xác mình, nàng rên rỉ than khóc Con quỷ trong ta nhảy múa, thiên thần trong ta đau khổ

Nàng chạy quay cuồng trên mặt đất để tìm cách bay lên

Nhưng đời sống thế gian này là trái núi đè nặng tâm hồn nàng.

Người đàn bà ấy rơi vào bi kịch tinh thần, luôn phải sống trong sự giằng co giữa hai đối cực của thể xác và tinh thần:

Những con chim xanh của tâm hồn nàng đập cánh không ngừng nghỉ

Tìm lối thoát ra khỏi thân xác của nàng.

Rồi:


Tâm hồn nàng tỏa hương, thân xác nàng rỉ máu.

Tuy nhiên, cả hai đối cực này vẫn song song tồn tại, cái tôi trữ tình trong

thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn luôn khao khát hướng đến cái đẹp, nỗ lực để giữ được vẻ đẹp của tâm hồn, chiếm giữ vùng sáng trong tâm hồn để gìn giữ những giá trị tinh thần tốt đẹp.

Tóm lại, cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều trước hết là cái tôi đối cực. Những đối cực trong thơ ông ẩn chứa chiều sâu của những mối quan hệ mang tính triết học mà tiêu biểu là mối quan hệ biện chứng giữa những giá trị của đời sống hiện đại với những giá trị trong tâm hồn của con người.

2.2. Cái tôi của sự sáng tạo

Trước những cám dỗ của đời sống hiện đại, con người bị dồn đến hai khả năng: hoặc bị cuốn vào những cám dỗ ấy, hoặc tìm cách vươn lên, thoát khỏi nó. Các

nhà thơ hiện đại cũng rơi vào tình trạng chung ấy và mỗi người lại lựa chọn cho mình một lối đi riêng, điều đó được thể hiện rõ ràng qua các sáng tác của họ.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là người có nhiều đổi mới trong tư duy nghệ thuật và đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình cách tân thơ Việt. Đứng trước những đòi hỏi của đời sống hiện đại, ông cũng đã lựa chọn cho mình một con đường riêng. Trên hành trình ấy, nhà thơ luôn nỗ lực tìm kiếm, nỗ lực vươn lên để thoát khỏi thực tại dung tục, tầm thường, nhiều cạm bẫy của đời sống hiện đại. Chính vì vậy, ta có thể thấy cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khao khát tìm kiếm cái đẹp trong cả sự dung tục lẫn sự linh thiêng.

2.2.1. Cái tôi của khát vọng kiếm tìm

Từ những điều bình dị trong cuộc sống, nhà thơ phát hiện ra những vẻ đẹp vô cùng giản dị nhưng không kém phần tinh tế. Đó là cái đẹp rất thô sơ, mộc mạc qua hình ảnh một người đàn bà với khuôn mặt đẹp ngồi trên một chiếc xe bò giữa con đường rét buốt trong bài thơ Cái đẹp:

Trên con đường gồ ghề Gió lạnh gào thét

Con bò cắm mặt bước Kéo chiếc xe nặng nề Người đàn ông chân đất Cúi rạp đẩy xe

Và trên đống đá thùng xe Người đàn bà ngồi im lặng Chiếc khăn trùm đầu

Bọc một gương mặt đẹp

Nhà thơ nhận ra vẻ đẹp long lanh, huyền ảo ngay trong sự chuyển động chậm chạp của bầy ốc sên: “… sự ra đi của chúng đẹp làm sao, như một cơn

mơ, như một đêm vũ hội.(…). Vệt bò của chúng để lại những dòng sáng đặc lóng lánh, những vệt sao đổi ngôi đọng mãi trên trời” (Chuyển động).

Cái tôi khám phá trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn được thể hiện ở việc khám phá ra vẻ đẹp ẩn dấu trong tâm hồn con người. Hình ảnh con chó trong bài thơ Cơn mê có một sức ám ảnh lớn:

Con chó liếm mãi, liếm mãi lên ngực anh

Lưỡi nó như ngọn lửa nhỏ mang cái ấm của hơi nước Sự dịu dàng của chó làm anh bật khóc

(…)

Con chó liếm mãi, liếm mãi Liếm mãi, liếm mãi, liếm mãi

Sự dịu dàng”, “hơi ấm” của một con chó đã đánh thức tính thiện trong con người. Tác giả muốn cho người đọc hiểu được triết lí: thù hận sẽ nảy sinh thù hận và chỉ có tình thương mới gợi được tình thương. Từ đó thể hiện mong muốn hướng thiện, khơi gợi tính thiện trong con người.

Có thể thấy rằng cái tôi khám phá trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã rất nhạy cảm và tinh tế khi khám phá, phát hiện ra được những vẻ đẹp đang ẩn dấu dù trong một hình ảnh rất thô sơ, dung tục. Chẳng hạn:

Những ngọn khói trẻ chăn trâu đốt rạ trên cánh đồng sau vụ gặt Thở vào ta hương vị tháng Mười

Sau mỗi gốc rạ khô tiếng gió ngân lên thổi qua những bẹ lá tướp Ta nghe có người nấp sau ở đó gọi ta, và ta đi, ta đi…

Ta đi qua tháng mười, ta đi qua tiếng gọi buổi chiều của mẹ Mây trời vun lên những đống rơm khô

(Tháng Mười)

Hay, một sự liên tưởng rất thú vị về hình ảnh những người đàn bà vác dậm đi trên đại lộ:

Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận

Cán dậm chúi xuống mặt đường - những nòng sung hết đạn Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giả đám

Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương.

(Trên đại lộ)

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn gợi cho người đọc những ám ảnh tâm linh, đưa người đọc vào khám phá thế giới tâm linh, huyễn hoặc ấy. Nhà thơ đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật huyền thoại hóa, linh thiêng hóa để tạo ra một thế giới vừa lạ vừa quen, vừa thân thuộc vừa thần bí xa xôi trong mắt người đọc. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự ngưỡng vọng của mình qua hàng loạt những hành động mang tính lễ nghi:

Thế giới nước mở ra cách cửa mềm và nặng

Sao ta quỳ xuống đôi bờ, xin lỗi những vầng mây

(Dòng sông)

Dưới những lá cờ, thổ dân của máu quỳ lạy và cầu nguyện

(Thánh ca tĩnh lặng)

Những hình ảnh con cá thiêng, rùa thiêng, con chim đêm, bóng cây, ngôi sao là những biểu tượng cho sự tín niệm, điều thiêng. Qua những điều thiêng ấy, nhà thơ muốn đánh thức phần ẩn khuất, sâu kín nơi tâm linh con người. Hướng đến điều thiêng cũng là một cách để nhà thơ tìm đến sự thanh khiết và bình an trong tâm hồn.

Cái tôi khao khát kiếm tìm trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn thể hiện ở việc nhà thơ luôn hướng đến một đời sống mới - đời sống trong cái chết hay sự tái sinh từ hiện thực lụi tàn:

Khi những ngọn đèn lần lượt tắt và chúng ta đi Tất cả những người chết trở về thành phố

(…)

Họ trở về và sống trong đời sống chúng ta

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí