Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 9

có sức bao quát rộng, ôm chứa được nội dung khá lớn. Nó giúp cho nhà thơ chuyển tải được những tư tưởng phức tạp, những cung bậc gồ ghề, sắc cạnh của tình cảm. Hình ảnh bầy ốc sên trong bài “Chuyển động”:“Ánh trăng im phắc, những vòm cây im phắc. Bầy ốc sên bò qua giấc ngủ của cỏ và của những chiếc lá vàng rụng trên mặt đất. Chúng miết những tấm thân mềm qua những mảnh chai vỡ sắc lạnh. Tôi không nghe thấy tiếng chúng kêu than hay nguyền rủa điều gì. Chỉ cảm thấy có tiếng nước dâng lên, dâng lên mãi tràn ngập cả đêm trăng…”.

Thơ văn xuôi đến với người đọc không đơn thuần chỉ là cảm xúc. Nhiều bài thơ buộc người đọc phải suy ngẫm, trăn trở, xem xét dưới nhiều góc độ, mới có thể cảm nhận được hết những chiều sâu triết lí ẩn chứa trong đó. Thơ văn xuôi đòi hỏi người đọc phải có một trình độ tư duy nhất định. Khi tiếp nhận một bài thơ văn xuôi, bên cạnh phần rung động của cảm xúc, người đọc phải biết huy động sức cảm và sức nghĩ của trí tuệ.

Thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn luôn tiềm ẩn và vận động theo mạch nguồn cảm xúc của cái tôi trữ tình – tự sự. Nếu như thể loại thơ tự do thể hiện rõ nét tính cách mạnh mẽ, lý trí của Nguyễn Quang Thiều thì ở thể thơ văn xuôi, chất văn xuôi xâm nhập vào thơ đã mang tới cho thơ hiện đại những nguồn cảm xúc mới mẻ, thơ văn xuôi mở rộng biên độ hình ảnh thơ và sự kiện khiến cho việc thể hiện tình cảm của nhà thơ cũng giàu cảm xúc hơn: “Thời gian cứ lặng lẽ chảy vào chiếc bình gốm cổ khổng lồ. Những người đàn bà góa bụa làng tôi như những con cào cào áo nâu khuất dần sau cỏ. Từ chân trời xa chạy về những ngọn gió loang lổ màu đỏ. Những ngón tay của gió như điên cuồng, như kiệt sức bới rối tung từng đám lá cỏ gai. Tôi đứng trên con đường cuối làng khóc run lên như đứa trẻ mất mẹ. Tôi làm sao lật hết từng lá cỏ trên đất đai rộng lớn nhường kia, để tìm lại những người đàn bà góa bụa…”Những ví dụ. Cách nói trúc trắc như kiểu văn xuôi có hiệu quả nghệ thuật đắc địa khi gợi lên

số phận trắc trở đầy bi kịch của những người đàn bà góa bụa. Hình ảnh thơ được hiện lên cụ thể để lại nhiều thương cảm trong lòng người đọc.

Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài, ở mỗi thể loại sáng tạo nghệ thuật ông lại ấp ủ những niềm say mê riêng. Những cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều được biểu hiện rõ qua việc nhà thơ sử dụng linh hoạt thể thơ tự do và thơ văn xuôi ở những tập thơ đầu để khát quát những bề bộn, ngổn ngang của cuộc sống hiện đại. Đặc điểm riêng của hai thể thơ này dường như càng góp phần mạnh mẽ vào việc thể hiện những cung bậc tình cảm phong phú của nhà thơ. Nó tạo nên một giọng thơ mới lạ trên cánh đồng thi ca Việt Nam hiện đại.

3.2. Ngôn ngữ

Theo GS. Hà Minh Đức, ngôn ngữ nghệ thuật “ vừa là tiếng nói chân thực, giàu có của đời sống hiện thực, vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang rung động. Chiều sâu của sức suy nghĩ, tính chất mẫn cảm và tinh tế của sức sáng tạo, những trạng thái rung động của tâm hồn…tất cả, tất cả chỉ có thể đến được với người đọc thông qua vai trò của ngôn ngữ.” [13, tr.421]. Để thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình, mỗi người nghệ sĩ luôn xây dựng những hình tượng nghệ thuật và thổi hồn vào đó giọng điệu, lời văn mang âm hưởng sắc thái riêng. Ngôn từ là yếu tố thể hiện rõ rệt nhất phong cách nghệ thuật của mỗi tác gia văn học. Do đó, khi đi sâu tìm hiểu về những đóng góp riêng của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thì yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết.

Cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều được thể hiện rõ qua việc nhà thơ nỗ lực thể nghiệm những cung bậc cảm xúc của cái tôi trữ tình qua thể thơ tự do, thơ văn xuôi và thể loại trường ca. Chất hiện thực của đời sống được nhà thơ trải dài qua những câu thơ tự do gồ ghề với nhiều âm tiết hay những câu thơ văn xuôi giàu hình ảnh. Sự đan xen hòa quyện giữa chất thơ và hiện thực cuộc sống khiến cho ngôn ngữ thơ Nguyễn Quang Thiều cũng mang vẻ đẹp riêng. Đó

là ngôn ngữ mang đậm hơi thở của đời sống và ngôn ngữ mang tính chất siêu thực, lạ hóa.

3.2.1. Ngôn ngữ tự nhiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Thơ Nguyễn Quang Thiều chứa đựng nhiều biểu tượng có nguồn gốc từ phong tục tập quán của văn hóa dân gian. Giống như nhiều nhà thơ khác, Nguyễn Quang Thiều cũng sử dụng thể thơ lục bát truyền thống để diễn đạt những rung động của cõi lòng:

Bây giờ lấm tấm lộc mơ Lưa thưa lộc khế, lơ thơ lộc đào

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 9

Tình tôi có chút lộc nào

Nẩy xanh qua tiếng thét gào bão mưa Bây giờ cải đã thành dưa

Làng bao cô gái cũng vừa lớn lên Ra đường gặp tiếng xưng em

Đêm về tôi với ngọn đèn nhìn nhau

(Bây giờ đang cuối mùa đông)

Ở những bài thơ khác, nhà thơ còn sử dụng những thán từ: Ơi, hỡi…biểu lộ tình cảm tự nhiên, như: Sông Đáy ơi!, Ôi cái con mèo hoang, Chàng ơi…

Trên hành trình về nguồn, cái tôi trữ tình luôn dành cho cố hương những tình cảm thành kính thiết tha:


Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng áo người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt(…) Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi

Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng.

(Sông Đáy)

Nhìn nhận và phản ánh tất cả những vấn đề phức tạp của cuộc sống, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khám phá cái đẹp ngay từ những điều giản dị nhất. Vẻ đẹp của cuộc sống được toát lên từ những chuyển động nhỏ nhất và luôn ẩn chứa những triết luận sâu sắc:

Trên con đường gồ ghề Gió lạnh gào thét

Con bò cắm mặt bước Kéo chiếc xe nặng nề

Người đàn ông chân đất Cúi rạp đẩy xe

Và trên đống đá thùng xe Người đàn bà ngồi im lặng Chiếc khăn trùm đầu

Bọc một gương mặt đẹp

(Cái đẹp)

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn khát khao đi tìm cái đẹp. Đối với nhà thơ, cái đẹp luôn có mặt trong đời sống. Trên hành trình kiếm tìm cái đẹp thì con người phải kiên nhẫn và phải biết trân trọng nó.

Cũng như những nhà thơ khác trên hành trình cách tân thơ Việt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn nỗ lực đưa thi ca tiến đến gần với đời thường hơn. Hình ảnh của những người đàn bà góa, những người điên, những người đàn bà

vác dậm… hay nỗi niềm day dứt của những cựu chiến binh Mỹ sau chiến tranh được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều miêu tả chân thực, đầy xót xa:

Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải mép đại lộ

Người họ bọc kín bởi những lớp vải nâu và đen Chỉ đôi tay, đôi chân và đôi mắt lộ ra

Nhưng tất cả cùng một màu như thế

Những chiếc dậm từ trên vai họ như vầng trăng khuyết vớt từ bùn lên Những cái giỏ bên hông như những cái đầu trọc lắc lư theo nhịp bước Bóng họ đổ xuống đường thành những vũng đen.

(Trên đại lộ)

Cách nói trúc trắc như kiểu văn xuôi mà Nguyễn Quang Thiều thiết lập đã tạo ra một hiệu quả nghệ thuật đắc dụng, nó gợi nên sự trắc trở đầy bi kịch của số phận lầm lũi, chịu thương, chịu khó của những người đàn bà làng Chùa quê ông. Việc vận dụng cách nói thường ngày vào thơ là một nhu cầu của việc dân chủ hoá trong thơ nhưng nếu rơi vào lạm dụng, thơ sẽ trở thành dễ dãi và quay trở lại với tính đơn nghĩa trong khi bản chất của ngôn ngữ thi ca là đa nghĩa, mơ hồ. Nguyễn Quang Thiều đã dựng lên bức họa chân thực về cuộc sống nhưng chất thơ vẫn luôn nồng cháy.

Ta bắt gặp trong thơ Nguyễn Quang Thiều những bức tranh đậm đà màu sắc của đồng quê với những hình ảnh quen thuộc với tiếng chim cuốc kêu, bờ tre gầy rạc, chân đê, đầm cỏ lác:

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Tỏa mát cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ,

nơi những chú Bống đến làm tổ được dàn dụa nước mưa sông.

(Sông Đáy)

Trở về với mảnh đất tâm linh, trở về với cội nguồn sáng tạo, Nguyễn Quang Thiều dường như được đắm mình trong thế giới của những hoài niệm, những dòng suy tư đầy triết luận được nhà thơ bộc bạch một cách thoải mái nhất:


Có một ngày không gieo, gặt

Tôi trốn những lo âu về lại cánh đồng (…) Tôi trở lại nhặt lên vành nón gãy

Những chân trời gập khúc xuống mùa đông

Người nông dân già chiều nay rút rơm khô thổi lửa Xa tít một lưỡi cày mơ tên gọi vì sao.

(Cánh đồng)

Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều tự nhiên, gần gũi góp phần tạo nên hiệu quả trong quá trình tiếp nhận của người đọc. Bên cạnh ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Quang Thiều còn mang tính siêu thực, lạ hóa.


3.2.2. Ngôn ngữ siêu thực, lạ hóa

Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, ta bắt gặp nhiều hình ảnh mang màu sắc huyền ảo, siêu thực. “Khi thế giới tâm linh trở thành đối tượng thẩm mỹ dẫn đến sự thay đổi cách biểu hiện của ngôn từ trong thơ. Hình tượng thơ có sự hòa lẫn giữa cái thực và cái ảo, giữa phi lý và hợp lý, cái mộng mị, mơ hồ, vô thức, lấn át sự tư duy và ý thức.” [15, tr.310 - 311]:


Ta khóc vụng một ngày thưa bóng mẹ Tiếng gà buồn mổ rỗ mặt hoàng hôn

(Mười khúc cảm)

Những trái cây mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống Góc vườn khuya cỏ thức một mình

(Bài hát về cố hương)

Tôi trở lại nhặt vành nón gẫy

Những chân trời gập khúc xuống mùa đông

Người nông dân già chiều nay rút rơm khô thổi lửa Xa tít một lưỡi cày mơ tên gọi vì sao

(Cánh đồng)

Chất lãng mạn như nâng cánh cho hồn thơ được rộng mở, không gian thơ cũng trở nên kỳ vĩ, lạ thường:

Những người đàn bà xuống gánh nước sông Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi Bàn tay kia bám vào mây trắng

( Những người đàn bà gánh nước sông )

Ngay cả hình ảnh lầm lũi của những người đàn bà gánh nước sông, qua cái nhìn của nhà thơ cũng hiện lên với vẻ đẹp khác thường. Nguyễn Quang Thiều đã mang tính huyền ảo, siêu thực đan xen với cuộc sống hiện thực lầm lũi để làm nổi bật lên số phận nhọc nhằn, cay đắng của những người đàn bà gánh nước sông.

Những biện pháp tu từ được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sử dụng đắc địa, cùng với sự liên tưởng so sánh nghịch dị làm cho câu thơ mang màu sắc tượng trưng. Trong bài thơ “Hòa âm của những đa bào”, nhà thơ nhìn sự vật với những đặc tính khác lạ, việc sử dụng biện pháp nhân hóa với những động từ mạnh đã gây ấn tượng trong lòng người đọc:

Bầy nhái kéo những cỗ súng thần công ra khỏi thành đất Bắn những viên đạn âm thanh ẩm ướt, mơ hồ

Cánh đồng bị thương kêu lên một tiếng cười ngái ngủ Và lịm vào những thửa ruộng bùn nâu.

Hay:


Những vòm cây tự xé rách lưỡi mình Trong cơn ngứa ăn nhầm ánh sáng Những dòng sông tự cào tướp họng

Cơn buồn nôn những bến già không thuyền Những hồ nước thủ dâm đục sóng

Trước loài sen đổi giới tính theo mùa

(Con bống đen đẻ trứng)

Ngôn ngữ siêu thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều chính là cách thể hiện bản lĩnh của nhà thơ khi nỗ lực tạo nên những trường liên tưởng độc đáo khi kết hợp giữa lý trí và tiềm thức. Nguyễn Việt Chiến cho rằng: “Thơ của anh như một bản giao hưởng của rất nhiều khái niệm, cảm giác, ý tưởng và suy ngẫm cùng tấu lên tràn đầy sức tưởng tượng lạ lẫm. Nguyễn Quang Thiều đã âm thầm khắc hoạ bằng cảm xúc, bằng những liên tưởng thơ để tìm ra cách nói riêng bằng ngôn ngữ hình ảnh đặc thù mà chỉ thơ mới có được.” [4]:

Cán dậm chúi xuống mặt đường Những nòng súng gỗ hết đạn

(…)

Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương

(Trên đại lộ) Một cơn sốt ngồi ôm một cơn sốt Những tiếng ho bình đẳng vỡ làm đôi

(Thời gian)

Ngôn ngữ siêu thực lạ hóa trong thơ Nguyễn Quang Thiều là tiếng vọng của đời sống qua lăng kính chủ quan của nhà thơ. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, sự lạ hóa được dùng làm cách biểu đạt chính, nhiều khi sự lạ được tạo nghĩa trong sự lạ, các hình ảnh biểu đạt có thể có sự liên hệ, có khi độc lập với nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024