Nghệ Thuật Thể Hiện Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơnguyễn Quang Thiều

Cảm hứng thi ca trong thơ Nguyễn Quang Thiều được chuyển đổi qua mỗi tập thơ cũng chính là hành trình trở về miền đất thánh của cái tôi trữ tình. Chiều sâu tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều là hành trình đi tìm vẻ đẹp của cuộc sống, là hành trình hướng tìm một đức tin đối lập với thế giới trần tục đầy mưu mô, dục vọng và tội lỗi, là hành trình hướng về nguồn với kí ức tuổi thơ.

Tiểu kết:Sự vận động của cái tôi trữ tình trong “Châu thổ” cũng chính là sự vận động của cái tôi trữ tình cảm xúc sang cái tôi trữ tình triết lý – cái tôi khao khát, nỗ lực tạo ra và nuôi dưỡng một hiện thực mới bằng giá trị tinh thần mới. Trong hình ảnh cái tôi trữ tình thơ Nguyễn Quang Thiều đều mang linh hồn, ẩn chứa những điều thiêng và ánh lên niềm tin bất diệt về cuộc sống tốt đẹp. Trên những cánh đồng và dòng sông ấy là sự vận động không ngừng nghỉ của cuộc sống. Những vì sao được lóe sáng trên nền trời đêm như một niềm tin bất diệt, một ánh sáng nhiệm màu cho sự hướng thiện của tâm hồn con người. Dù có khó khăn, vất vả nhưng hãy biết nhẫn nại, biết chịu đựng, biết kiên nhẫn để vững bước trên chặng đường và đi tới đích. Dù ở trong bóng tối, trong nỗi buồn nhưng người đọc vẫn tìm thấy hình ảnh của con người cùng nhau hướng tới những niềm tin vào tương lai tốt đẹp đang chờ phía trước.

Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠNGUYỄN QUANG THIỀU

3.1. Thể thơ

Khi tìm hiểu nội dung tư tưởng của một bài thơ, chúng ta khó có thể bỏ qua thể thơ mà tác giả đã sử dụng. Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sáng tác trên nhiều thể loại (thơ lục bát, thơ tự do, thơ văn xuôi, trường ca,…), tuy nhiên chủ yếu vẫn là thể thơ tự do với tỉ lệ 93,05% (134/144).

3.1.1. Thơ tự do

Thơ tự do là thể loại thơ xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng phát triển mạnh trong văn học kháng chiến để đáp ứng yêu cầu phản ánh cái khẩn trương, sôi động của đời sống kháng chiến.Không giống Thơ mới, thơ tự do hiện đại xuất hiện như một sự thay đổi toàn diện hệ thống hình thức thi phá truyền thống.

Đặc điểm nổi bật của thơ tự do là không tuân theo những quy tắc về cách luật. Thơ tự do có khả năng biểu hiện rất lớn, ít bị gò bó bởi những quy tắc, những luật lệ như các thể thơ khác, nhịp điệu thơ góp phần phục vụ đắc lực nhất việc biểu hiện nội dung. Về mặt hình thức, thơ tự do có thể có vần nhưng nó không trở thành một quy tắc chặt chẽ mà nhịp điệu lại nổi lên như một yếu tố chủ đạo. Nhịp điệu ở đây không do các yếu tố cách luật xác định mà do những quy tắc nội tại, cảm xúc của nhà thơ quyết định:“Thơ tự do luôn tự đòi hỏi phải giữ được phẩm chất của thơ trong nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Về nội dung, bài thơ tự do phải có đầy đủ chất lượng của một sáng tác thơ ca, phải giàu cảm xúc, hình ảnh tập trung, cô đọng, có chất thơ. Tính chất tự do và sinh động của hình thức nhằm diễn tả trung thực nội dung cảm xúc mà không bị lệ thuộc vào khuôn khổ và luật lệ. Về hình thức, thơ tự do phải giữ được sự hài hòa của nhịp điệu. Nhịp điệu ở đây có thể không dựa trên cơ sở của sự gieo vần, nhưng mà chủ yếu dựa trên cơ sở của sự sắp đặt tiết tấu ở các

mạch thơ, ở âm thanh và màu sắc của các từ, ở sự phối hợp giai điệu trong thơ tạo nên chất nhạc, chất rung ngân lên từ bên trong câu thơ. Sự hài hòa về nhịp điệu trong thơ tự do không do những yếu tố cách luật xác định và cấu tạo như trong thơ Đường, thơ lục bát, v.v…, không xác định được bằng những yếu tố và nguyên tắc cụ thể, mà thường do những quy luật nội tại, những luật vô hình ràng buộc.” “Thơ tự do là mình đặt kỷ luật cho mình một kỷ luật linh động, tùy theo mỗi trường hợp, nhưng luôn có kỷ luật […] Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm.” [44, tr.341].

Thơ tự do không đồng nghĩa với tự do cho thơ. Không phải tự do về âm luật bằng cách văn xuôi hóa thơ, cũng không phải tự do biểu đạt hiện thực hay ý niệm bằng cách ném toàn bộ cái xô bồ hỗn độn của sự sống, kể cả những điều cấm kị, dung tục vào thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Thơ tự do được hiểu đúng nghĩa là sự giải thoát mọi ràng buộc của cái cũ, trong đó có ràng buộc về ngữ âm hoặc ngữ nghĩa. Có nghĩa là ngôn từ thi ca có khả năng tạo ra một hệ hình ngữ pháp âm thanh hoặc ngữ pháp ngữ nghĩa hoàn toàn mới.

Thể loại thơ tự do là thể loại phản ánh rõ nét thế mạnh của ngòi bút thơ Nguyễn Quang Thiều khi nhà thơ phản ánh những vấn đề đa dạng của cuộc sống. Tập thơ Sự mất ngủ của lửacủa Nguyễn Quang Thiều mang những tín hiệu lạ, nó không nằm trong từ trường âm hưởng thơ truyền thống, cũng không nằm trong logic ngữ nghĩa thông thường nên dễ bị quy chụp là bắt chước thơ Tây, thơ dịch. Chẳng hạn, những câu thơ sau:

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 8

Những con rắn được thủy tang trong rượu

Linh hồn chúng bò qua miệng bình cuộn khoanh đáy chén Bò tiếp đi… bò tiếp đi qua đôi môi bạc trắng

Có một kẻ say gào lên những khúc bụi bờ…

(Trong một quán rượu rắn)

Cả đoạn thơ mang nặng trong nó những ám ảnh nằm ngoài những hình ảnh của thị giác. Mạch thơ chuyển hóa nhịp điệu của âm thanh thành nhịp điệu của hình ảnh, một thứ hình ảnh được khơi dậy từ những ám ảnh, mê hoặc, biến hóa, đánh thức vùng mờ của tâm linh, biến ảo cõi chết thành sự sống trong một thế giới khả hữu, dị thường ngoài vùng kiểm soát của lý trí.

Thơ tự do không phải là một hình thức định trước của nhà thơ khi sáng tác mà là một hình thức được nhà thơ tìm đến với độ chín của tâm hồn, là hình thức phù hợp nhất để diễn tả đối tượng và diễn tả những trạng thái tinh vi của tình cảm nhà thơ khi hoài vọng về miền ký ức tuổi thơ hay khi trăn trở về đời sống hiện đại:

“Tiếng con dế bị giam cầm trong góc nhà vươn lên một con đường cỏ dại

Chạy mãi về cánh đồng ngoại ô

Ta là đám rêu vừa cổ kính vừa tơ non ven tường một ngôi miếu cổ Đống lá bưởi khô chưa cháy hết

Mười năm dụi vào ký ức tuổi thơ”

(Mười một khúc cảm – XI)

TrongMười một khúc cảm, các bài thơ được đánh số I, II, III…thay cho tên bài thơ. Hình thức thể hiện mới này nói lên quan niệm của chủ thể: không muốn bị khuôn chặt và gò bó vào một chủ thể xác định, đồng thời tạo ra một khoảng trống cho tưởng tượng và tiếp nhận.

Từ cách cảm nhận chân thực về thế giới khách quan, thể thơ tự do đã làm sống dậy trong nhà thơ Nguyễn Quang Thiều những cảm thức mới mẻ và được thể hiện qua nhịp điệu câu thơ, hình thức câu thơ:

Con đường Con đường Con đường

Dắt ta về hồ nước cũ

(…)

Ra đi từ hồ nước cũ Con đường

Con đường

Con đường

(Lễ tạ)

Những câu thơ của bài thơ này được xây dựng bằng kiểu cấu trúc trùng điệp, thủ vĩ ngâm làm cho cảm hứng của nhà thơ khi hướng về cố hương trở nên trầm lắng, thiết tha và trào dâng qua khát vọng tìm kiếm tri âm.

Về mặt hình thức, thơ tự do có lượng câu chữ dài ngắn khác nhau, mạch thơ có lúc liên tục, có khi lại bị ngắt đoạn tạo nên dự linh động trong cảm xúc. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có khi viết những câu thơ dài khiến cho nhịp điệu của mạch thơ bị dãn ra, có khi lại viết những câu cực ngắn. Chẳng hạn:


Thời gian Rụng xuống

Chiếc lông chót của cái đuôi hoan lạc Thời gian

Tắt lặng

Lời khóc than của bệnh điên ánh sáng

(Con bống đen đẻ trứng)


Sự xen kẽ những câu thơ ngắn dài không do chủ đích sắp xếp mà do sự vận động của cảm xúc đã gợi ra hình thức câu thơ. Những câu thơ dài thích hợp cho sự phát triển rộng rãi về mặt tư duy, dung nạp nhiều liên tưởng và suy tưởng. Thơ tự do Nguyễn Quang Thiều rất linh hoạt trong cách lựa chọn hình ảnh và truyền cảm trong việc giãi bày cảm xúc. Quê hương luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong tâm thức nhà thơ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã viết về quê

hương của mình với nguồn cảm xúc chân thành được khơi nguồn từ hiện thực cuộc sống:

Tôi hát bài hát về cố hương tôi Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó Nó không tiêu tan

Nó thành giun đất

Bò âm thầm qua vại nước, bờ ao Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ

Bò qua bãi tha ma người làng chết đói Đất đùn lên máu chảy ròng ròng.

(Bài hát về cố hương)

Trong thơ Nguyễn Quang Thiều có sự kết hợp, thâm nhập giữa các thể loại trong thơ, điều này tạo điều kiện thuận lợi để nhà thơ bộc lộ những cung bậc cảm xúc của cái tôi trữ tình. Nhà thơ đã tạo dựng bức tranh hiện thực với sự so sánh liên tưởng độc đáo, bất ngờ khi ví những người đàn bà vác dậm như đội quân thất trận trong bài thơ Trên đại lộ.

Thơ tự do luôn có những tìm tòi thể nghiệm mới trong cấu trúc của câu thơ. Trong một số bài thơ tự do xuất hiện hình thức câu thơ bậc thang, lại có trường hợp thiên về kéo dài câu thơ theo chiều ngang thành những câu thơ văn xuôi. Hình thức câu thơ giống như câu văn xuôi. Lại có người kéo dài câu thơ bằng lối xuống dòng không viết hoa chữ đầu dòng nhằm tạo ra những câu thơ dài theo chiều dọc. Cách trình bày văn bản cố ý vượt ra ngoài những quy tắc thông thường như vậy tạo cho câu thơ có khả năng thể hiện trọn vẹn một ý muốn nói mà nếu chỉ riêng một câu thơ ngắn chưa nói hết được. Ở đây, Nguyễn Quang Thiều đã dùng kỹ thuật truyền đạt “dòng ý thức” nhằm mục đích tái hiện quá trình hoạt động của ý thức con người như là một quá trình được xây dựng trên những liên tưởng mở rộng như là một quá trình tri giác thực tế khách quan hết sức cá biệt và độc đáo:

“Hãy nhắm mắt và đặt từng bước chân như đặt từng quân cờ

Nếu nhắm mắt anh sẽ chẳng thể nào đi qua cái quảngtrường ấy được Chúng sẽ lao vào anh – những kẻ rồ dại của thế kỷ trênxứ sở của ta

(…)

Hãy rẽ sang bên trái. Có nghe thấy tôi nói không. Nhưngđừng mở mắt Chỉ hé mở một lần suốt đời anh sẽ không dám bướcthêm một bước”

(Hoa tiêu)

Bài thơ cũng chính là chiếc chìa khóa quan trọng cho những bạn đọc trên hành trình khám phá thơ Nguyễn Quang Thiều. Để đi đến cái đẹp của cuộc sống, con người phải có sự kiên định và lòng kiên nhẫn.

Như vậy, có thể thấy thơ tự do trong thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn có hạt nhân thi pháp của nó chứ không hoàn toàn tự do tùy tiện. Không đơn giản là tự do hình thức với lượng câu chữ dài ngắn khác nhau mà quan trọng hơn là tự do ở nội dung biểu đạt. Nó chấm dứt lối thơ tự sự và miêu tả để tạo nên một lối thơ trữ tình đúng nghĩa, không lấy vần điệu làm đơn vị cấu trúc để tạo nên hình tượng âm thanh, thơ tự do thực hiện chức năng thi ca của ngôn từ bằng nhịp điệu của hình ảnh (các từ ngữ hoạt động trong cấu trúc liền mạch hoặc đứt đoạn tự chúng dựng dậy chuỗi hình ảnh song hành hoặc tương phản, những ám tượng bình thường và đột biến, gần gũi và bất ngờ làm nảy sinh trong đầu người xem những tư tưởng); ngôn từ không còn là phương tiện biểu đạt mà trở thành chất liệu tạo hình trực tiếp (như đường nét, màu sắc của hội họa, hình khối của điêu khắc) để thực hiện sự tự do của mộng tưởng, sự phiêu lưu bất tận của tâm hồn.

3.1.2. Thơ văn xuôi

Đứng thứ hai về thể loại trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều sau thơ tự do là thể thơ văn xuôi. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thơ văn xuôi là “một hình thức cơ bản của thơ được viết bằng văn xuôi. Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ (cũng gọi là “câu thơ”)

làm đơn vị nhịp điệu không có vần. Chất thơ của văn xuôi được tạo nên bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi, bất ngờ, chất triết lý thâm thúy, mơ mộng” [17, tr.319].

Giai đoạn đầu thế kỷ XX, thơ văn xuôi chỉ chiếm một lượng nhỏ trên thi đàn. Đây là thể loại ít được phổ cập trong tâm lý người sáng tác cũng như trong tâm lý người tiếp nhận. Số lượng bài thơ văn xuôi thành công ở giai đoạn văn học nào cũng ít và hiếm. Trong giai đoạn văn học sau 1975, đặc biệt là sau thời kỳ đổi mới thơ hiện đại đã mang một diện mạo mới. Hiện thực bề bộn của cuộc sống được phản ánh vào trong thơ với nhiều vấn đề phức tạp, thơ có xu hướng tiến gần đến với cái đời thường. Các nhà thơ nỗ lực thể nghiệm cảm xúc trữ tình trong cách thể hiện mới bằng hệ thống thể loại đa dạng. Thơ tự do và thơ văn xuôi là thể loại khá phù hợp và được nhiều nhà thơ hướng tới để bộc lộ những nét sáng tạo trong tư duy thơ. Luôn nỗ lực trong cách thể hiện cảm xúc, Nguyễn Quang Thiều không chỉ dành được nhiều thành công ở thể thơ tự do mà nhà thơ còn để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả khi mở ra nhiều nội dung mới trong thể thơ văn xuôi và trường ca hiện đại.

Khám phá thơ Nguyễn Quang Thiều, người đọc sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước bản lĩnh và tài năng của nhà thơ khi ông đã đưa hơi thở của đời sống hiện đại vào trong thơ văn xuôi và mang chất văn xuôi hòa quyện trong thể thơ tự do và trường ca hiện đại.“Thơ văn xuôi buộc người viết phải tuân theo những quy luật nội tại nghiêm khắc của nó. Nhà thơ phải tìm được sự hài hòa bên trong của ngôn ngữ, nhịp điệu, hình ảnh. Ở bài thơ văn xuôi, cảm hứng thơ ca tuy không biểu hiện ra ở những câu thơ có vần điệu quen thuộc, nhưng đòi hỏi người viết phải biết chọn lọc những hình thức phô diễn thích hợp.” [8, tr.389].

So với các thể thơ cách luật và thơ tự do, thơ văn xuôi có thế mạnh là có thể diễn đạt cùng một lúc những cảm xúc trùng điệp, những hình ảnh, những tứ thơ liên tiếp. Do đó trong một câu văn xuôi, có thể diễn tả được nhiều sự kiện, nhiều hình ảnh, nhiều cảm xúc bề bộn đan xen nhau. Có những bài thơ văn xuôi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024