Có muốn ăn nhãn thì lồng sang đây
- Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà
Cái tôi trữ tình dân gian về cơ bản là cái tôi phi cá thể hóa.Hình thức của loại hình văn học dân gian là diễn xướng và truyền miệng.Thời gian và không gian mang tính ước lệ, làm cho thời gian cá thể hóa của cái tôi tác giả mờ nhạt hẳn đi. Không gian có thể thay đổi, chẳng hạn từ địa danh này sang địa danh khác vì thế làm mất đi cá tính cụ thể của một hoàn cảnh cụ thể. Diện mạo duy nhất của cái tôi dân gian là cái chung.
1.2.2. Cái tôi trữ tình trong văn họctrung đại
Trong thơ trung đại đã có sự bộc lộ “cái tôi” tác giả, tuy nhiên “cái tôi”của tác giả trung đại chỉ hiện ra trong khuôn khổ đại.Chưa có được ý thức về sự tồn tại của mình như một cá thể độc lập, con người trong văn học trung đại ẩn mình, hoà vào trong quan hệ cộng đồng. Con người trong thơ trung đại luôn tìm mọi cơ hội để tan biến vào thiên nhiên. Do đó, bối cảnh xuất hiện của “cái tôi” trong thơ ca trung đại là bối cảnh thiên nhiên.Xuất hiện trong bối cảnh ấy, “cái tôi” trong thơ trung đại là “cái tôi” nhà nho ẩn dật. Khi chốn quan trường lấm bụi trần với sự ganh đua danh lợi, các nhà nho thường trở về với thiên nhiên, hoà vào môi trường thiên nhiên thuần khiết. Ở chốn thanh tịnh, không có một dấu vết nào của cuộc sống xã hội, “cái tôi” nho sĩ thật sự gắn bó, thân thiết trong mối quan hệ đặc biệt với thiên nhiên:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn như đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm Trong rừng có bóng trúc râm
Có thể bạn quan tâm!
- Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 1
- Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 2
- Nguyễn Quang Thiều Và Những Đổi Mới Trong Cảm Hứng Sáng Tác
- Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 5
- Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 6
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
( Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi)
Sự thể hiện “cái tôi” trong thơ ca trung đại, “cái tôi” nhà Nho chủ yếu xuất hiện ở tư cách nhà nho. Họ xem mình là một bộ phận trong chỉnh thể thiên – địa – nhân và có một thiên sứ đặc biệt mà vũ trụ giao phó. Ở thời kì Trung Đại, những câu thơ có sự xuất hiện“cái tôi” trực tiếp trên câu chữ là một điểm nhấn, báo hiệu biểu hiện “phản thi pháp văn học trung đại” đã đến lúc rõ nét:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi
(Mời trầu - Hồ Xuân Hương)
, trung đại
.
1.2.3.Cái tôi trữ tình trong thơ hiện đại
Khác với “cái tôi” trong văn học trung đại, “cái tôi” trữ tình trong văn học hiện đại có sự chuyển mình rõ rệt qua từng giai đoạn. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, “cái tôi” trữ tình của tác giả là cái tôi cá nhân, mang dấu ấn của tác giả. Chẳng hạn, cái tôi trữ tình rất “ngông” của Tản Đà:
Trời đất sinh ta rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
(Ngày xuân thơ rượu)
Hay:
Đêm thu buồn lắm chị hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi Cung Quế đã ai ngồi đó chửa ?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi
(Muốn làm thằng cuội)
Giai đoạn (1945 – 1954), gắn liền với hoàn cảnh và yêu cầu lịch sử, văn học lúc này đặt vấn đề dân tộc lên trên tất cả. Do yêu cầu của Cách mạng nên cái tôi là cái tôi của quần chúng, nói tiếng nói chung của giai cấp tầng lớp địa chúng. Cái tôi trữ tình của tác giả hòa tan vào cái chung, nhập vai nhân vật quần chúng. Ví dụ: thơ Tố Hữu, ChếLan Viên.
Tôi đã là con của vạn nhà
Là anh của vạn kiếp phôi pha Là em của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Từ ấy – Tố Hữu)
Trong cái tôi mỗi người có cả một hệ thống cái tôi khác nhau, trong quá trình tự nhận thức trước cuộc sống, cái tôi nào đó được lựa chọn, vươn lên tự khẳng định, cái tôi lúc này đã là cái tôi công dân xã hội, hướng về tình cảm chung của cộng đồng, cái tôi hòa hợp vào cái ta cộng đồng. Nó khác với cái tôi cá nhân phân biệt người này với người khác, cái tôi khẳng định sự chung sức chung lòng cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước.Đến giai đoạn sau 1954, cái tôi riêng của tác giả xuất hiện trở lại, xu hướng trữ tình hướng nội đã tăng lên. Những cảm xúc cá nhân được quan tâm nhiều hơn:
Ngày mai tôi xa rồi Biết bao giờ trở lại Ôi thành phố tôi yêu
Dưới một trời nắng dãi (…) Ngày mai tôi xa rồi
Lòng tôi còn ở lại
(Gặp lại thành phố nắng – Xuân Diệu)
Giai đoạn sau năm 1975, cái tôi trữ tình của tác giả là cái tôi đa diện.Chiến tranh đã lùi xa, đất nước vẫn chưa tìm được con đường đi đúng cho mình. Cái tôi trong văn học được thể hiện nhiều nhưng là một cái tôi cô đơn, bâng khuâng trước dòng chảy của thời gian, của tình hình đất nước. Sau năm 1986, đất nước bước vào thời kì cải cách mở cửa để tìm ra con đường đi đúng đắn cho toàn dân tộc, cái tôi tự do phát triển cùng thời đại.Thơ cũng bước vào thời kì cách tân đi trước thời đại đề cao cái tôi cá nhân, lên tiếng đòi cải cách thay đổi. Hàng loạt những cây bút trẻ ra đời với những phong cách mới, thể hiện dấu ấn cá nhân đậm nét như: Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh.
Tóm lại, cái tôi trữ tình trong văn học hiện đại là một cái tôi đa diện, cái tôi ấy thay đổi theo từng giai đoạn trong tiến trình vận động của nền văn học.
1.3.Những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều
1.3.1.Khái quát về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13 tháng 2 năm 1957 tại làng Chùa, ven bờ sông Đáy thuộc xã Sơn Công – huyện Ứng Hòa – tỉnh Hà Tây cũ (Nay thuộc Hà Nội). Hiện giờ, ông sống ở thị xã Hà Đông – Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình viên chức, thủa nhỏ sống ở quê. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Cu Ba, ông về nước công tác ở ngành an ninh một thời gian.
Năm 1983 Nguyễn Quang Thiều bắt đầu viết văn và trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1991. Năm 1992 ông làm việc ở tuần báo văn nghệ - biên tập báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2007 ông cùng với nhà văn, thiếu tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo: “An ninh thế giới cuối tháng” và “Cảnh sát toàn cầu”.
Tại Đại hội toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam khóa VIII (8/2010)Nguyễn Quang Thiều được bầu vào ban chấp hành. Hiện nay, ông là phó chủ tịch Hội nhà văn phụ trách đối ngoại, đồng thời là ủy viên ban biên tập báo điện tử Vietnamnet. Cùng với ban chấp hành mới, trong bộn bề công việc với trách nhiệm lớn lao nhưng ông vẫn luôn dành thời gian cho việc sáng tạo thơ ca.
1.3.2. Những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác
Tới nay Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch và hơn 300 bút ký, tiểu luận, phê bình, tản văn. Những tác phẩm thơ và truyện ngắn của ông đã được xuất bản ở Hoa Kỳ, Pháp, Úc, Na – uy, Thụy điển, Nhật, Ai – len, Côlômbia, Venezuela, Hàn Qu ốc, Đài Loan, Thái Lan.
* Các tác phẩm đã xuất bản
- Thơ: Đêm trên sân ga (1983), Trò chuyện với Hôxê Macti (1986), Ngôi nhà tuổi 17(1990), Sự mất ngủ của lửa(1992), Những người lính của làng(Trường ca, 1994), Những người đàn bà gánh nước sông(1995), Nhịp điệu châu thổ mới(1997), Thơ Nguyễn Quang Thiều(1997), Bài ca những con chim đêm(1999), Cây ánh sáng(2008), Châu thổ (2010).
- Tiểu thuyết: Cỏ hoang(1990), Vòng nguyệt quế cô đơn(1991), Tiếng gọi tình yêu(1992), Kẻ ám sát cánh đồng(1995).
- Truyện ngắn: Mùa hoa cải bên sông(Truyện ngắn, 1989),Thành phố chỉ sống 60 ngày (Bút kí, 1991), Cái chết của bầy mối (Truyện ngắn, 1991), Hai người đàn bà xóm Trại(Truyện ngắn, 1993), Người đàn bà tóc trắng(1993), Rùa trắng(Truyện thiếu nhi, 1995), Đứa con của hai dòng họ (1996), Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều(1996), Người cha(Truyện thiếu nhi, 1997), Bí mật hồ cá thần(Truyện thiếu nhi, 1997), La Fille du Fleuve(Nxb Laube – Pháp, 1998), Lapetide Marchande ge Vermicelles(Nxb Laube – Pháp, 1998), Con quỷ gỗ (Truyện thiếu nhi, 2002), Người nhìn thấy trăng thật(2003), Ngọn núi bà già mù(2004), Có một kẻ rời bỏ thành phố (Tiểu luận và tản văn, 2010).
- Dịch thuật:Chó Dingô(Truyện ngắn Australia tác giả tham gia tuyển chọn, giới thiệu và tham gia dịch chung, 1992),Thế giới không kết thúc (Thơ đương đại Mỹ, 1995), Năm nhà thơ Hàn Quốc (dịch 2003), Khoảng thời gian không ngủ (Tập thơ Mỹ viết về chiến tranh và Việt Nam, tác giả tuyển chọn và tham gia dịch chung, 1995).
* Giải thưởng văn học đã nhận:
Năm 1983 – 1984 đạt giải thưởng thơ của tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm Đêm trên sân ga. Năm 1986 đạt giải thưởng thơ của Liên đoàn Thanh niên sinh viên Đại học Tổng hợp Lahabana với Trò chuyện với Hôxê Macti. Năm 1989 – 1990 đạt giải thưởng tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm truyện ngắn Mùa hoa cải bên sông. Năm 1991 đạt giải thưởng của Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm truyện ngắn Cái chết của bầy mối. Giải thưởng bút kí 1991 của tuần báo Văn nghệ (Hội nhà văn) với Thành phố chỉ sống 60 ngày. Giải thưởng thơ hay 1993 của báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh với tác phẩm Những người đàn bà gánh nước sông. Giải thưởng truyện ngắn (1993 – 1994) của tạp chí Văn nghệ Quân đội với Hai người đàn bà xóm Trại. Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam với tập thơ Sự mất ngủ của lửa(1993).
Tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều còn được dịch ra nhiều thứ tiếng và cũng nhận được nhiều giải thưởng ở ngoài nước. Tiêu biểu là cuốn The Women Carry River Warter (Nxb Báo chí Massachu – Sertts and Amharst – USA, 1997). Đây là bản Anh ngữ của cuốn Những người đàn bà gánh nước sông được University của Massachusetts Press xuất bản năm 1997 và được The national Translation Association of America trao giải thưởng vào năm 1998.
1.3.3. Quan niệm sáng tác và tư duy đổi mới thơ của Nguyễn Quang Thiều.
1.3.3.1. Quan niệm sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Đặc tính quan trọng nhất của lao động nghệ thuật là sáng tạo. Nó thể hiện bản lĩnh, tài năng và niềm đam mê đối với nghệ thuật của mỗi nhà thơ. Trên hành trình đổi mới thơ ca, mỗi một nỗ lực cách tân nghệ thuật đều mang những quan niệm thẩm mỹ và hệ tư tưởng triết học riêng và nó được thể hiện qua những quan niệm và phương thức biểu hiện của mỗi cá nhân khiến cho con đường thơ ca luôn đa chiều, đa sắc.
Thơ Việt Nam hiện đại sau 1975 là hành trình đổi mới đầy nỗ lực của nhiều thế hệ thi sĩ, trước hết là cái nhìn mới trong quan niệm về thơ hiện đại.
Mỗi nhà thơ thể hiện cái tôi thông qua bản lĩnh, tài năng và niềm đam mê khác nhau bằng những quan niệm thẩm mỹ, hệ tư tưởng và phương thức biểu hiện.
Nguyễn Quang Thiều đã thể hiện niềm say mê bất diệt ấy của mình qua nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật khác nhau. Theo nhà thơ: “Không ít văn nghệ sĩ thường nghĩ, có một cái gì đó giống như một sự xung đột hay sự mâu thuẫn giữa nghệ thuật trong cùng một con người sáng tạo ra nó. Đấy là một sai lầm. Bởi bản chất của mọi sáng tạo nghệ thuật là như nhau. Chúng chỉ khác nhau về hình thức và ngôn ngữ thể hiện. Hơn nữa, mọi loại hình nghệ thuật mà tôi sáng tạo chỉ nhằm tìm đến nền tự do của tôi mà thôi. Đấy là nơi chốn duy nhất vẫy gọi tôi.” [3]. Nguyễn Quang Thiều hoạt động và sáng tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch sân khấu, kịch bản phim, tiểu luận, báo chí. Ở lĩnh vực nào ông cũng gặt hái được những thành công. Tuy nhiên, thơ ca vẫn luôn là “miền đất thánh” vẫy gọi ông, là nơi duy nhất giải phóng hữu hiệu sự sáng tạo của nhà thơ.
Nguyễn Quang Thiều đã mang tới cho độc giả sự lôi cuốn không tưởng trong những sáng tác thơ đầy chất mới mẻ. Những phát ngôn mang khát vọng đổi mới tư duy thơ của ông được thể hiện chân thành qua những lời nhận định trong tác phẩm, những bài trả lời phỏng vấn... Đây cũng là nhịp cầu dẫn dắt người đọc trên hành trình khám phá thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nguyễn Quang Thiều quan niệm làm thơ là “làm mới lại những gì đã cũ và làm sống lại những gì đã chết” [21]. Với nhà thơ: thế giới ngàn đời luôn tồn tại như vậy, cái mới có hay chăng chính là cái nhìn mới của con người về cuộc sống? Bởi vậy, cái mới là những gì mà nhà thơ phát hiện trong đời sống của mình, hoặc một đời sống liên quan đến nhà thơ mà nhiều khi chính ông tưởng đã cũ mèm. Ông nói: “Với cá nhân tôi, khi tôi viết nghĩa là tôi đang hồi tưởng về một đời sống tôi đã sống. Tôi đang tự mang đến cho mình một nền tự do, một trí tưởng tượng và một giấc mơ” [16]. Quan niệm này thể hiện mạch cảm xúc chính trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
Theo Nguyễn Quang Thiều, trong việc đổi mới thơ ca “điều quan trọng nhất là tạo ra sự ám ảnh và điều tệ hại nhất là thiếu trí tưởng tượng.” [21]. Thơ Nguyễn Quang Thiều đã đem tới cho người đọc một thế giới riêng biệt nhưng chứa đầy bí ẩn sâu xa, phản ánh được cuộc sống thực tại đa chiều. Những tác phẩm thơ của Nguyễn Quang Thiều không chỉ hướng về cái đẹp mà còn hướng tới việc thể hiện những suy tư, trăn trở về sự đồi bại, sự suy tàn, hủy diệt cái đẹp của cuộc sống hiện nay. Trong “Thông điệp về cái đẹp và tự do”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bày tỏ: “Sự giải phóng hiệu nghiệm nhất những bế tắc của đời sống con người là sự tự nở hoa trong tâm hồn của chính con người. Thơ ca là con đường dẫn con người đến sự tự nở hoa đó” [53]. Chức năng thẩm mĩ luôn là một đặc tính của thơ ca, nó không chỉ mang tới cho người đọc những tư tưởng đẹp mà còn là những hình thức đẹp. Từ những cái nhìn mới đó, con người sẽ cảm nhận và gạn lọc khơi trong tâm hồn mình để hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong thế giới hiện đại, chức năng thanh lọc tâm hồn của thi ca được nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hướng tới với niềm ước vọng không nguôi: “có thể những bài thơ cụ thể nào đó không cứu rỗi được thế giới nhưng những gì mang tinh thần của thi ca đã và đang cứu rỗi thế giới”[53].
Khi nhìn nhận việc đổi mới trong thơ hiện đại, Nguyễn Quang Thiều cho rằng việc đổi mới thơ ca không dễ dàng một chút nào. Nó không chỉ là hình thức, nó không chỉ là nội dung mà nó phải mang đến một tư duy khác, một mỹ học và một tư tưởng khác. Đổi mới thơ ca không bao giờ chứa đựng tính thời thượng. Quan niệm về thơ của Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự nghiêm túc và đầy nỗ lực của một người nghệ sĩ mang khát vọng đổi mới thơ ca; bởi đối với ông: “Thơ ca mãi mãi là một phần sự sống quan trọng của tôi.” [47].
Nguyễn Quang Thiều luôn sáng tác thơ ca với niềm say mê và không bao giờ thỏa mãn. Cái tôi trữ tình trong thơ của ông là sự hối thúc, là sự suy ngẫm cuộc đời dẫn dắt tới những thành công. “Tôi luôn tìm cách phủ định chính bản thân mình bằng những thử thách khác nhau.”, “Phủ định chính bản thân mình chính là sự chuyển động. Nếu không chuyển động thì mọi vật đều bị hủy diệt.