Cái Tôi Trữ Tình Triết Lý, Chiêm Cảm.

sáng tạo nên những bài thơ độc đáo. Cái tôi trong thơ chị đã kế thừa và phát huy những nét đẹp của thơ ca trước đây, đồng thời gắn với những nét mới. Cái tôi vừa mang những yếu tố bền vững, muôn thuở, vừa mang yếu tố biến đổi, sinh thành phù hợp với đời thường để thể hiện và khẳng định, cái tôi trữ tình trong thơ chị được thể hiện dưới nhiều dạng vẻ, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái phong phú và đa dạng như chính sự phong phú trong tâm hồn với tình yêu của chị.

2.2.2. Cái tôi trữ tình triết lý, chiêm cảm.

Chất triết lý, trí tuệ đem đến cho thơ một đời sống thứ hai trong lòng người đọc, khi những hứng khởi của cảm xúc bất ngờ đã lắng đọng dần. Nhà thơ nào có vốn văn hóa, vốn sống và vốn triết học cao, mang dấu ấn cá nhân độc đáo trong việc thẩm định, xét đoán cuộc sống thì sẽ được xem là nhà thơ có trí tuệ, triết lý. Nói đến chất trí tuệ và triết lý trong thơ là nói đến “Sức mạnh của lý trí trong nhận thức của nghệ thuật thi ca, đến năng lực khái quát hóa, đến tầm cao và chiều sâu của tư tưởng, đến ý nghĩa triết học của vấn đề”. [9,tr.145].

Thơ bắt nguồn từ cuộc sống, là sự rung động của trái tim nhà thơ trước mọi nỗi buồn vui của cuộc đời. Nhưng thơ cũng rất cần sự gắn kết giữa cảm xúc và suy tư, cần sự chiêm nghiệm, đúc kết. Nhà thơ đi từ những băn khoăn, trăn trở trước cuộc đời, nâng lên thành những triết luận vượt lên cái tầm thường, hữu hạn để hướng tới cái vô hạn, vĩnh cửu. Đối với cuộc sống hôm nay, phẩm chất ấy cần cho thơ. Chính nhờ tính triết lý, thơ mới đạt đến độ hòa quyện của tư duy và cảm xúc mang một sức sống mãnh liệt. Tình yêu, tiếng nói của trái tim đa phức lại càng cần tính triết lý. Chất triết lý như cái lõi bền vững, như chất nhựa âm thầm, nguồn sống vô tận cho thơ. Chất triết lý làm cho thơ thêm sống động, mới mẻ và đầy sức cuốn hút. Dư Thị Hoàn không chỉ thể hiện trong thơ cái tôi của tâm trạng, của cảm xúc, mà hơn thế từ những trải nghiệm qua đắng cay, hạnh phúc chị đã đúc kết thành những câu thơ mang tính khái quát cao, xoáy cuộn vào lòng người:

Có lối nhỏ chia đôi thảm cỏ Em thả bước chán chường Có lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá

Gót chân em nện xuống dữ dằn

Có lối nhỏ vương cây xấu hổ Em sợ nó khép cánh

Biết làm sao bây giờ

Chính lối này đưa em tới anh…

(Lối nhỏ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trong tình yêu thường có những cái cớ, đôi khi cái cớ ấy rất nhỏ, rất vô tình nhưng lại tạo thêm hương vị cho tình yêu. Không biết “lối nhỏ” ấy là nguyên nhân ngăn cách sự chung đôi hay do lòng người đang có sự ngăn cách? Nguyễn Du đã từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, bởi vậy nhân vật trữ tình đang mang tâm trạng trong lòng thì nhìn đâu cũng thấy nhuốm một nỗi buồn trĩu nặng. Trong tình yêu có những điều thật khó lý giải, tuy đơn giản mà lại phức tạp. Em buồn. Nỗi buồn hiện lên rõ ràng “Em thả bước chán chường”. Bước chân của nhân vật trữ tình có gì đó xót xa, hờn dỗi. Vẫn là cái lối nhỏ ấy nhưng không còn là chia cách đôi bờ mà là “gập ghềnh sỏi đá”. Con đường gập ghềnh sỏi đá hay trái tim em đang có những nỗi buồn? Thật khó lý giải được những điều mà trái tim muốn nói. Em đang có những ngổn ngang, lo toan. Em cũng bình thường như những người con gái khác cũng giận hờn, dằn dỗi…và có lúc em cũng sợ, sợ một điều gì đó rất mơ hồ không gọi thành tên.

Có lối nhỏ vương cây xấu hổ Em sợ nó khép cánh

Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 7

Lá khép cánh hay lòng em khép lại sau những đau buồn? Con gái là vậy yêu tha thiết hết mình nhưng sau những vấp ngã giống như con chim sợ cành cây cong, sợ nỗi đau lại chất chồng. Em là vậy. Con người tính cách luôn hiện hữu, được giãi bày…em cũng biết yêu và khao khát được yêu. Dư Thị Hoàn đã rất khéo léo khi lấy cái “Lối nhỏ” để diễn tả trạng thái cảm xúc của mình. Khi đau đớn tột cùng nhất cũng là lúc em gặp được hạnh phúc ngay trong đau khổ đó. Chẳng phải là như thế sao? Em đang tuyệt vọng vì sự cách ngăn, chia lìa thì ngay trong sự cách ngăn ấy em đã tìm được hạnh phúc. Dù là hạnh phúc mỏng manh, mơ hồ nhưng nó cũng là cái cớ để níu giữ trái tim đang yêu đa cảm vượt qua khó khăn.

Biết làm sao bây giờ

Chính lối này đưa em tới anh…

Phải rồi chính lối này đã cho em được gặp lại anh, đã mang lại hạnh phúc cho em. Tình yêu thật nhiều cung bậc, thật khó có thể nói được khi nào người ta hạnh phúc, khi nào thì đau khổ. Bởi chính ngay khi khổ đau nhất lại là lúc ta gặp được hạnh phúc riêng của mình.

Theo mạch cảm xúc này, ta tìm thấy trong thơ Lệ Thu từ những khởi đầu, mất mát của cuộc tình dang dở, để lại trong con tim nỗi đau nhức buốt “Lời nói cứa vào tim cũng thành vết xước/ Vết xước nhiều khi cho ngọc cho trầm/ Nhiều khi biến trái tim dịu dàng nhân hậu/ Thành phiến đá vô hồn/ Thớ gỗ lặng câm” (Vết xước). Hay Nguyễn Thị Kim cũng rút ra kinh nghiệm sống từ những trải nghiệm cay đắng của đời mình: “Đắng cay là mật cuộc đời/ Ngọt là cái bẫy như người cả tin/ Mặn cay chắp mối tơ duyên/ Chát chua đợi khách truân chuyên má hồng” (Vị cuộc đời). Khánh Chi triết lý về hạnh phúc, khổ đau: “Vì tất cả bước qua/ Tôi cuộn vào lòng mình năm tháng/ Hạnh phúc và bất hạnh như cát/ Xưa trong lòng trai biển/ Vắt lòng mình bao chặt những nỗi đau” (Hạt cát). Với Lê Thị Mây, người suốt đời trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, hạnh phúc như giấc mơ không có thật, một ảo ảnh trong đời thường để con người mãi kiếm tìm. Cái tôi trong thơ chị đã cất lên tiếng nói triết lý: “Sâu tận đáy cuộc đời/ Ngọc kia là nước mắt” (Sông Hiếu). Còn Đinh Thị Như Thúy, người có trái tim nhạy cảm, tinh tế, luôn xúc động bởi những biến đổi xung quanh mình. Tất cả những cái gì diễn ra qua cái nhìn của chị đều được chị khái quát thành những câu thơ mang tính triết lý về nỗi buồn, nỗi đau thân phận: “Nỗi buồn là một phần không thể thiếu” (Khoảnh khắc); “Giá như em làm vỡ được/ Nỗi đau thập ác trong ngực mình/ Để có thể bắt đầu cuộc đời/ Bằng màu mắt khác” (Valse tháng tám); “Những viên đá trong ly cà phê đang tan ra/ Nuối tiếc lanh canh/ Nhưng tan ra là số phận” (Quán vắng); về sự thay đổi xa cách của lòng người: “Phút giây thổi nến vụt qua/ Sinh nhật đã thuộc về người khác” (Sinh nhật); “Cách biệt không là núi/ Cách biệt không là sông/ Ngoảnh mặt về bóng tối/ Ưu miền gió giông” (Mưa yêu).

Trong thơ Dư Thị Hoàn, có cái tôi cảm xúc, cái tôi đang tư duy hô hứng với nhau, xoắn xuýt lấy nhau. Trong đó, cái tôi triết lý và chiêm cảm mang đến cho

người đọc không ít những ý niệm, liên tưởng bất ngờ, kỳ thú. Thường thì không mấy nhà thơ nữ đi sâu vào thể hiện cái tôi mang tính triết lý và số người thành công lại càng khó gặp. Bởi vì, thiên hướng của phụ nữ là thể hiện cảm xúc, là sự mềm mại, uyển chuyển của những vận động nội tâm. Còn Dư Thị Hoàn, chị đã tìm thấy trong thiên hướng một lợi thế cho mình. Chị kết hợp tư duy phân tích sắc bén và năng lực tổng hợp với những rung cảm bất ngờ của tâm hồn để làm mềm dịu những triết luận mang tính khô khan, lý thuyết.

Điều đặc biệt, Dư Thị Hoàn khám phá nỗi đau âm ỉ khuất lấp đằng sau cuộc sống hối hả của con người bằng những khái niệm triết học Chu Trình:


Mượn xác càn khôn Vi hành trên cõi Gieo xuống trần gian Sinh sự

Mà thản nhiên Đến nỗi

Chỉ loài người đổ lỗi cho nhau

(Hóa công)

Dư Thị Hoàn nhỏ nhẹ, thâm trầm với một lối thơ đậm chất phương Đông, giàu tính triết lý, chị viết không nhiều song đã khẳng định một cá tính sáng tạo độc đáo. Ở bài thơ Đi lễ chùa, nhà thơ đã gói nỗi đau nhân tình vào cái nhìn có tính phóng chiếu của phái nữ - những người bao giờ cũng sôi nổi nhất trước hạnh phúc và cũng sâu sắc nhất trước thương đau. Bài thơ kể về năm người đàn bà trên chuyến xe ngựa cùng đi lễ chùa để cầu sự thanh thản vì cuộc đời họ đã có quá nhiều đau khổ. Người thứ nhất không chồng nên rơi vào sự cô đơn, suốt đời mang gánh dở dang. Người thứ hai không con nên không có gì để tiếp nối về sau. Người thứ ba không khóc được trước mặt chồng, người chồng không phải là điểm tựa để mình nương tựa, chia sẻ những lúc khổ đau. Người thứ tư không cười được khi thấy con. Bốn người phụ nữ, ai cũng cho nỗi đau khổ của mình là nhất. Chỉ có người thứ năm

không hề ca than mà chỉ lặng lẽ “Mô Phật”, chị đã thấy viên mãn khi đi trọn vẹn con đường giác ngộ, tìm được cho mình sự thanh thản trước nỗi đời. Vậy đó, không ai giải thoát cho ta cả, chỉ có ta mới tự giải thoát cho chính mình. Khi thấu hiểu là khi ta đã giải thoát. “Lão xà ích giật dây cương/ Roi quất/tung bụi đường”. Tác giả đã tung ra một lớp hồng trần, đặt năm người đàn bà vào dòng chảy luân hồi của cuộc đời. Giải thoát chỉ là nhất thời, luân hồi mới là mãi mãi. Bụi đời đau khổ sẽ luôn tồn tại trong cuộc sống này. Từ đó, nhà thơ đưa ra một triết lý: hạnh phúc và khổ đau chỉ là vô thường, hiểu được điều đó người ta sẽ có được sự thăng bằng trong kiếp sống. Phái giác ngộ được lẽ vô thường trong cuộc đời thì Dư Thị Hoàn mới có được những bài thơ sâu sắc và thâm thúy như vậy.

Cái tôi trong thơ Dư Thị Hoàn còn bộc lộ ở cách cảm thụ và đánh giá thế giới của thi nhân. Chị nhận ra nguồn gốc loài người bắt nguồn từ một sai lầm: “A- Đam không đi học/ E-Vơ không đi học/ Bàn tay không vâng lời/ Bàn tay lọ lem vặt trái cấm/ Loài người sinh ra” (Bài mẫu giáo sáng thế). Đấy là do A-Đam và E-Vơ “không đi học”, “bắt đầu từ tuổi véo von”. Dù em đã được giáo dục để “có đôi bàn tay trắng tinh” nhưng bàn tay ấy đã không vâng lời mà “vặt trái cấm”. Nhờ sai lầm này mà “loài người sinh ra”. Hóa ra trong cuộc sống này, có những sự bất thường sẽ trở thành sáng tạo. Bài thơ đã thể hiện được cách cảm, cách nghĩ riêng của nữ sĩ.

Cái tôi trữ tình băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống đem lại cho người đọc cái nhìn cảm thông, chia sẻ với nỗi niềm riêng của chị, đồng thời ngẫm ngợi, xót xa trước nhân tình thế thái. Với cái tôi triết lý, chiêm cảm giúp cho người đọc thẩm thấu một cách trọn vẹn hơn về thơ Dư Thị Hoàn, nó mang dáng dấp của nỗi niềm riêng và tâm sự chung.

Quan sát và suy ngẫm để tìm ra bẩn chất và mối liên hệ nội tại giữa các sự vật, hiện tượng, nhà thơ mãi là người rong ruổi trên con đường đuổi bắt những tứ thơ mới lạ. “Cấu tứ là ý tưởng bao quát của toàn bài thơ biểu hiện trong sự liên kết những suy nghĩ, cảm xúc và hình ảnh, trong dạng cấu tạo và phát triển của hình tượng thơ. Chiều sâu của sự suy nghĩ, tính chất sáng tạo của bài thơ bộc lộ một phần quan trọng ở cấu tứ”. Tứ thơ hay là kết quả của một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc và suy tưởng lâu dài đã bắt quyện với phút xuất thần của cảm xúc thăng

hoa. Dư Thị Hoàn đã có được những tứ thơ thú vị, hấp dẫn trong nhiều bài thơ như: Một giọt nước mắt, Xa dần kỷ niệm, Bức tranh chưa vẽ…chị bắt được mạch suy tưởng ngay trong những sự vật, hiện tượng bình dị, đời thường rồi khái quát lên thành những tứ thơ có sức gợi mở lớn

“Căn phòng hẹp không chỗ kê bàn ghế Mâm cơm dọn sẵn đặt lên sàn xi măng Bồn chồn đôi chân đợi ngoài ngõ

Trở vào nâng nhẹ chiếc lồng bàn

Canh cua bể nấu miến đã trương sình Đĩa mực xào không còn bốc khói

Hai cái bát hai đôi đũa chờ nhau Nhận lời rồi sao anh không tới.

(Xa dần kỷ niệm)

Từ một “căn phòng hẹp” không đủ “chỗ kê bàn ghế”, Dư Thị Hoàn liên tưởng đến những vật phẩm thật bình dị “mâm cơm”, “canh cua bể”, “đĩa mực xào”, “hai cái bát”…Nhân vật trữ tình em trong bài thơ đang bồn chồn đợi chờ một người con trai đến dùng cơm, cuối cùng ước mơ đó không thành hiện thực, chàng trai “không tới”. Dường như cô gái trong bài thơ đang có tình ý với chàng trai, cô nghĩ đến một mái ấm gia đình, nhưng rồi phút chốc hình bóng của chàng trai chỉ còn lại những trách cứ, những kỷ niệm trong ký ức của cô gái.

Dư Thị Hoàn thật tài tình đặt nỗi buồn vào một không gian cao rộng, nhân vật trữ tình bị chìm lấp giữa khung cảnh rộng lớn. Vì thế, những tâm sự riêng tư của con người hòa cùng cảm giác lẻ loi, nhỏ bé, hữu hạn trước vũ trụ vô cùng (Nơi dĩ vãng). Chị nhận thức lại về lịch sử dân tộc từ điểm nhìn của con người mang dòng máu Trung Hoa nhưng gắn bó với mảnh đất Việt:

Dải đất này chao đảo

Chẳng riêng mình chị cơi đốm lửa nhọc nhằn

Nếu bài thơ viết bằng ngôn ngữ Của một dân tộc đau khổ”

(Bức thư người Hoa)

Chị cảm nhận được nỗi nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật của mỗi cá nhân qua một chuyến tàu:

Mỗi ngày, ngần ấy chuyến

Đoàn tàu chở bao nhiêu nỗi lo âu lên dốc

(Qua đèo Hải Vân)

Và chị dường như mắc nợ những tiếng kêu thương muôn kiếp từ cuộc đời:


Khối óc tôi tàn tật

Bởi tiếng kêu cứu dai dẳng

Từ những số phận đang đợi chờ

(Trước cửa ban thờ)

Cái tôi tự xác định bằng nhận thức về chính mình qua các tình huống yêu: khi gồng mình lên

Nụ cười em lãnh đạm Đôi mắt em lơ đãng Đâu phải cho anh

Mà để tự hành hình

(Tình lặng) Khi thu mình như biến mất:

Lẽ ra trên thế gian này Đừng nên có em

(Chị ấy)

Về những quy luật của tình yêu: sự viên mãn chính là điểm kết thúc, điểm chệch nhau của tình yêu:

Nếu anh cũng như em Đòi nhau sự viên mãn

Thì điểm gặp nhau của chúng ta Còn thảm hại hơn hai hòn bi

(Viên mãn)

Các dẫn chứng ở trên cũng cho thấy chị đã lồng vào tứ thơ những lời tâm tình, những câu chuyện tình yêu để cho cảm xúc len lỏi vào từng ngõ ngách của tư duy triết luận, làm mềm dịu đi phần gân guốc, khô cứng của lý trí, tránh đi cảm giác nặng nề cho người đọc. Bằng cách đó, chị dẫn dắt người ta đến với “Sự thâm nhập say mê và sự ham thích một tư tưởng nào đó” (V.G.Belinski) trong thơ của mình.

Thơ không chỉ là bữa tiệc của cảm xúc hồn người mà còn là “ngày hội của lý trí” theo như cách nói của Valéry. Còn Chế Lan Viên thì thâm trầm nhận xét: “Cái kết tinh của một vần thơ là muối bể/ Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”. Cái bề sâu trong thơ Dư Thị Hoàn qua triết lý và chiêm cảm của chủ thể trữ tình là những giá trị, những tư tưởng khái quát được trừu xuất lên từ những gì rất đỗi bình dị, giản đơn giữa đời sống thường ngày. Nhẹ nhàng, uyển chuyển mà tinh tế sắc sảo, những suy luận của thơ chị lấp lánh tươi nguyên chất đời bởi đã được thấm quyện với mạch nguồn tình cảm, và khơi nên từ hiện thực đời sống phong phú.

2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến

Trong số những cây bút nữ tài hoa trong lĩnh vực thơ tình như: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Đoàn Thị Lam Luyến…thì Đoàn Thị Lam Luyến có một kiểu tình yêu mạnh mẽ, bạo dạn không giống ai. Chị là người đơn phương phát động cuộc “chiến tranh tình ái”, và tình yêu của Đoàn Thị Lam Luyến có cái khao khát bản năng phóng túng, mãnh liệt và sôi nổi. Ít người có được cá tính như chị: phân cực tình cảm, yêu ghét, rạch ròi. Chị yêu “đến nơi đến chốn” và yêu ai cũng yêu một cách tận cùng. Lam Luyến đã từng nếm trải nỗi đau khổ tột độ trên bước đường kiếm tìm hạnh phúc – bến đỗ của tình yêu. Tình yêu là chủ đề lớn và chiếm đa số trong sáng tác của Đoàn Thị Lam Luyến, thơ chị bộc lộ hầu hết những cung bậc, với những nỗi khát khao về một tình yêu trọn vẹn, đủ đầy. Với chị tình yêu không chỉ đơn giản chỉ là tình yêu mà nó còn là những cái cao đẹp, thánh thiện của con người. Bởi tình yêu là sự sống. Nơi nào có tình yêu, nơi ấy còn sinh sôi, nảy nở. “Chất thơ” trong cuộc sống bắt nguồn từ tình yêu. Cơn khát tình yêu không thỏa nên thi sĩ luôn khao khát tìm kiếm: “Sống mà không có tình yêu/ Thà cùng chết để sớm chiều bên nhau” (Người xưa).Chính vì thế nên cái tôi trữ tình trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến cũng gắn liền mới mảng thơ tình – nỗi niềm khao khát suốt đời của một trái tim đa cảm. Cái tôi – người tình đam mê, mãnh liệt hay cái tôi – cô

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023