Cá Tính Sáng Tạo Trong Thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng.

Đó là những hình ảnh của một cụ già bán thuốc, một người đạp xích lô ế khách trong Ánh sáng nhờ nhờ của Nguyễn Thị Hồng; là nỗi cô đơn tội nghiệp của bà lão ăn xin trong Mẹ của Lê Hồ Lan; bà lão bán trầu trong Bà lão bán trầu cau của Hoàng Kim Dung; nỗi đau của những em bé phải chịu thiệt thòi bởi cảnh ly hôn của cha mẹ chúng trong Đồ chơi của Đoàn Ngọc Thu; tình cảnh của những con người tội nghiệp, kém may mắn qua Người ăn mày, Hòn vọng phu sau mùa bão của Phạm Thu Yến… Tất cả đều thể hiện qua cái nhìn cảm thông, yêu thương, trìu mến của các nhà thơ nữ. Trong thơ nữ ta cũng bắt gặp những nỗi niềm, tình cảm, những lo âu, khắc khoải, đau đáu yêu thương người thân, gia đình trong Những vần thơ về mẹ, Nước mắt một đời, Thay cho lời ru, Cho ngày cuối, Cỏ trắng của Bùi Anh Kim; trong Chỉ còn ảnh cha, Ngày của bà ngoại của Hoàng Kim Dung; trong Thời tuổi trẻ bà đâu của Lâm Thị Mỹ Dạ…Nguyễn Thị Mai cũng có những câu thơ xót xa về người mẹ đã quá cố của mình: “Mẹ ơi/ Thơm cay một miếng trầu xưa/ Mà con phải bớt tiền mua vì nghèo/ Bây giờ đã bớt gieo neo/ Lại không còn mẹ mà chiều. Khổ không?” (Qua hàng trầu nhớ mẹ).

Thơ của các nhà thơ nữ đôi lúc là tiếng nói đối thoại, điều trần với xã hội, báo động sự xuống cấp của đạo đức, thói thờ ơ vô trách nhiệm của người đời: “Những con lừa đã giấu đi bản chất/ Râu xanh/ Khoác trên vai mùi thơm những vòng nguyệt quế”(Ốc đảo – Đoàn Thị Lam Luyến). Thơ bộc lộ nỗi đau thế thái nhân tình trước sự thay đổi của lòng người, những tiêu cực trong xã hội (Nghịch lý – Nguyễn Thị Hồng Ngát, Bài ca thời gian – Lê Thị Mây, Kết thúc một tác quyền – Phạm Thị Ngọc Liên). Các chị đau đớn vì linh cảm được sự đổi thay của lòng người trong thời buổi kinh tế thị trường, những điều cao quý thiêng liêng như tình yêu cũng được đem bán mua, đổi chác, trái tim cũng trở nên cằn khô, cạn kiệt: “Thật khủng khiếp khi lời yêu thương cạn kiệt/ Khi người ta cứ vô cảm sự đời/ Trước vẻ đẹp của ánh trăng, ngọn cỏ/ Trước nỗi buồn da diết cũng dửng dưng” (Khoảng cách – Hoàng Kim Dung).

Tình yêu luôn đồng hành với đau khổ và “những vết thương do tình yêu gây ra dù không làm cho người ta chết, cũng không bao giờ chữa khỏi được” (Bairon). Vì thế, thơ tình của các nhà thơ nữ hôm nay còn là nơi để họ giãi bày những nỗi đau của

mình. Đó là nỗi đau về cuộc đời, thân phận bị phụ bạc (Nhiều khi, Dalida của Lâm Thị Mỹ Dạ); đau vì dang dở trong tình yêu (Vết xước, Vết thương của Nguyễn Thị Hồng); đau khi đánh mất tình yêu (Chơi vơi, Tự mình của Bùi Kim Anh);…Dù là bị người tình phụ bạc hay do lầm lỡ đánh mất tình yêu, trái tim phụ nữ đều rung lên những nhịp đập xót xa đến tê dại, và đó là lúc: “Lặng im ngạt trái tim em/Tê dại đợi chờ/ Khiến cảm xúc trở nên băng giá/ Thêm một giọt lặng im/ Để chịu đựng vỡ òa/ Con người đi nhanh hơn đến bờ bên kia cuộc sống” (Giọt lặng im – Bùi Kim Anh).

Khi phải chia tay, trong tình yêu người phụ nữ luôn nhận về mình những sự thua thiệt, mất mát: “Khi chia tay/ Ta đã mất nhau rồi/ Đâu có nghĩ lại còn lần mất nữa/ Lần mất sau nỗi đau hơn dao cứa/ Em đánh mất mình/ Anh vĩnh viễn mất em” (Đánh mất – Nguyễn Thị Kim Quy). Và dù có cố gắng vùng vẫy thoát khỏi nỗi đau, nhưng như một hệ lụy tất yếu của cuộc đời, của tình yêu, họ vẫn rơi vào thất vọng ê chề. Tình yêu lúc ấy chỉ còn là “con đường hun hút” của những bi kịch. “Em gọi mãi vừng ơi/ Câu thần chú đã không còn linh ứng/ Trước cánh cửa là em/ Sau cánh cửa là con đường hun hút” (Không là cổ tích – Đinh Thị Như Thúy).

Cuối cùng, họ đành ngậm ngùi chấp nhận “sự dối lừa” như một liệu pháp tự kỷ của tâm hồn “Thuốc đắng bao ngày dã tật thành quen” (Trước mùa đông – Đoàn Thị Lam Luyến). Khi tình yêu qua đi, trái tim người phụ nữ hằn lên bao tiếc nuối. Đoàn Ngọc Thu trước sự tan vỡ của tình yêu, đã nghẹn ngào “tìm trong ký ức” của ngôi nhà tình yêu: “Giã biệt những giấc mơ dang dở, “Giã biệt niềm khao khát vẹn nguyên” để đi về “Nơi biển không có dã tràng”, để phải “đau từng bước chân xa” khi đi qua ngôi nhà ký ức, nơi “có một phần tình yêu ở lại sau bậc cửa” (Ký ức nhà cũ – Đoàn Ngọc Thu). Còn Bùi Kim Anh lại nuối tiếc vì dại dột “Cái thuở ban đầu bối rối/ Dại dột tin màu hoa thủy chung”(Tím lỡ làng). Riêng Lâm Thị Mỹ Dạ thì xót xa vô ý đánh mất những gì quý giá nhất của đời người con gái: “Làm sao xin lại được/ Xin lại một lần hoa” (Hoa quỳnh).

Đặc biệt là Ý Nhi, người đàn bà có trái tim luôn “khắc khoải về những miền ký ức”, thơ của chị là sự trăn trở, day dứt, hoài niệm về kỷ niệm của cuộc tình đau khổ. Và khi đi qua những năm tháng đắng cay, hạnh phúc, cảm xúc của chị như được dồn nén, ngưng kết lại trong tập thờ Vườn. Những câu thơ sau đây là tiêu biểu

cho mạch thơ ấy: “Em lặng lẽ nói cười/ lặng lẽ nát tan/ em thành lá, thành sương, thành lửa/ em lặng lẽ kêu gọi, lặng lẽ cầu xin/ lặng lẽ chờ mong/ lặng lẽ vỡ òa thành lệ/ ôi thời khắc huy hoàng” (Năm lời cho bài hát).

Còn bao nhiêu hoài vọng nuối tiếc, xót xa trở đi trờ lại trong thơ của các cây bút nữ như Giấc mơ giữa những tầng ký ức, Lượm từ cổ tích…(Đoàn Ngọc Thu); Giọt cuối (Bảo Chân); Giấc mơ xanh, Gọi thu (Nguyễn Thị Hồng), Tình tự ca (Vi Thùy Linh), Ngày anh trở lại (Đinh Thị Thu Vân)… Yêu thương, nhớ nhung, đau khổ, nuối tiếc…tất cả đã làm nên phẩm chất thơ tình yêu của họ. Đi sâu tìm hiểu các sắc thái, cung bậc trong thơ tình của các cây bút nữ, ta càng hiểu,trân trọng và nâng niu những giai điệu tình yêu của họ mang đến cho đời. Mỗi chị đều có một cách nói rất riêng về tình yêu, đồng thời cũng bày tỏ những quan niệm, nhận thức của mình về tình yêu vừa có tính kế thừa truyền thống nhưng cũng có những điều rất mới mẻ, khác lạ mang màu sắc tiến bộ, nhân bản.

Nhìn chung, mọi biến động của cuộc đời đều được các nhà thơ nữ để ý và phản ánh. Họ nói bằng những cảm xúc của “trái tim đàn bà”, bằng sự thành thực,không né tránh những mặt trái đầy đau xót của xã hội. Họ luôn ý thức về trách nhiệm công dân của mình, đồng thời khẳng định cái tôi đầy cá tính. Song các nhà thơ nữ luôn chú ý đến những nỗi đau của đồng loại, đến thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ với những khát vọng bản năng rất người. Đó là khát vọng hạnh phúc, đươc làm mẹ, làm vợ, được sống bình yên trong mái ấm gia đình, được yêu hết mình với cõi lòng rộng mở, vị tha, bao dung nhưng cũng đòi hỏi sự đáp lại bằng tình yêu chân thành, tuyệt đích. Các nhà thơ nữ có đóng góp rất lớn trong việc thể hiện đề tài muôn thuở của nhân loại, đó là đề tài tình yêu. Thơ tình của các chị là tiếng nói của những người trong cuộc, không phải là những lời lẽ than vãn buồn đau của người “chinh phụ” hay của người “cung phi” bất hạnh; không phải là nỗi bi lụy, sướt mướt, úa tàn của người phụ nữ trong “Thơ Mới”, mà ở các chị, tình yêu luôn là tiếng nói sòng phẳng, tư thế của con người là tư thế chủ động đáng trân trọng. Thơ họ còn là một bức thông điệp gửi đến mọi người nhằm giải minh cho những cái nhìn định kiến, những quan điểm không đúng về người phụ nữ, mong muốn thay đổi về quan niệm “mẹ chồng nàng dâu”, “dì ghẻ con chồng”, sự lỡ thì, sự có con ngoài giá thú, sự kết hợp muộn màng với tư cách là kẻ đến sau…Với những đóng góp ấy, các nhà thơ nữ đã tạo nên một hương sắc riêng trong vườn thơ của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

1.2.2. Cá tính sáng tạo trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng.

1.2.2.1. Đoàn Thị Lam Luyến – người đàn bà “dại yêu” và khát vọng sống mãnh liệt.

Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 4

“Lam Luyến yêu ghét không bao giờ lưng chừng, mạnh bạo, cả quyết đến liều lĩnh bản năng. Với nàng, chưa yêu là chưa sống. “Con tim em hạn hán – Tình anh là mưa bay”. Cứ thế Lam Luyến lặng lẽ nhả hương trong bóng tối đời mình. (Thái Doãn Hiểu- Rút trong bộ Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại). Và có hẳn một tập thơ của Đoàn Thị Lam Luyến có tên là… “Dại yêu”, có cả một tập hợp chân dung những người đàn bà “dại yêu” trong thơ chị: xưa là Mỵ Châu, Xúy Vân, Thị Mầu, Thúy Kiều, Hồ Xuân Hương…nay là người đàn bà “lỡ chồng” với đứa con mang họ mẹ, một người bạn thơ “càng say càng gặp tình vờ”, một người em gái với đời riêng lấy “cái thất tình làm vui”…Bởi thế mà trong thơ chị nhắc đến rất nhiều những cả tin, dại khờ, nông nổi… của chủ thể trữ tình, một người đàn bà vốn “đa tình liền với đa đoan/ Tơ duyên đã nối lại càng nối thêm”… Thế nên, không hề quá lời khi người ta nói rằng người đàn bà dại yêu là một hình tượng nổi bật trong thơ Đoàn Thị Lam Luyến. Đấy là một cách khái quát mộc mạc, dân giã, pha chút trào lộng nhưng xác đáng về những người phụ nữ có bản năng yêu đương sôi nổi, bất chấp mọi ràng buộc cũng như thói tục thông thường, và như một tất yếu, thường có số phận lỡ làng, bi đát…Vô tình hay cố ý, những nét “đặc tả” hình tượng này khiến những ai từng biết Đoàn Thị Lam Luyến không khỏi liên tưởng tới tiểu sử của chính tác giả.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cuộc sống của Đoàn Thị Lam Luyến vất vả từ nhỏ, khi bước vào đời lại gặp nhiều éo le ngang trái. Đoàn Thị Lam Luyến sinh ngày 14 – 06 – 1951 (Tân Mão), quê quán tại xã Anh Dũng, Phù Tiên, Hưng Yên. Hiện sống tại Nghĩa Đô, Từ Liêm, Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học (Văn học và Mỹ thuật) là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996). Chị theo học khoa Mỹ thuật nhưng lại có đam mê với thơ. Thơ với chị không phải nghề mà là nghiệp! 1976 - 1982: Học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Từ 1983 đến 2003: biên tập viên mỹ thuật tại Nhà xuất bản Thanh niên. Hiện chị làm giám đốc Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam .

Tác phẩm đã xuất bản:

1. Mái nhà dưới bóng cây (In chung - 1985).

2. Lỡ một thì con gái (1989).

3. Cánh của nhớ bà (1990).

4. Chồng chị chồng em (1991).

5. Châm khói (1995). 6. Dại yêu (2000).

7. Sao dẫn lối (2005)

Nhà thơ đã được nhận: Giải thưởng cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1989 - 1990. Tặng thưởng thơ của Nhà xuất bản Hội Nhà văn 1995 (tập thơ Châm khói). và 2005 (tập thơ Sao dẫn lối).

1.2.2.2. Dư Thị Hoàn – một “lối nhỏ” độc đáo trên hành trình sáng tạo thi ca.

Bốn mươi mốt tuổi mới bước vào làng thơ bằng “Lối nhỏ”, Dư Thị Hoàn dường như không có ý định làm thơ như một sự lựa chọn sinh tồn, mà thơ đến với chị như sự bù đắp những nghiêng ngả mệnh kiếp long đong. Chính chị từng tâm sự rằng “Chính là thơ, cái mà chị căm giận nhất, lại đến và cứu vớt chị”. Qua thơ chị, người đọc nhận ra chân dung một người phụ nữ đầy tình thương, bao dung và độ lượng. Có lẽ đấy còn là chân dung về người phụ nữ của một thời, của hôm qua và hôm nay mà chị ghi lại cho cuộc đời này.

Dư Thị Hoàn tên thật là Vương Oanh Nhi, sinh ngày 01 – 08 – 1947, quê quán Quảng Tây – Trung Quốc. Chị sống ở Hải Phòng, làm thơ, dịch Hán học và viết phê bình văn học. Bố và mẹ chị đều là người Hoa Kiều, bố chị làm chủ bút cho một tờ báo lớn của cộng đồng người Hoa tại Hà Nội. Cuộc sống của chị trải qua những bước thăng trầm cùng lịch sử.

Dư Thị Hoàn là người Trung Quốc thuần chủng, nhưng mang gia phả bảy đời sống ở đất Việt. Chị học hết phổ thông chính quy và tương đối hệ thống trong các trường Trung văn có tiếng cả thời Tây lẫn thời Ta. Tám tuổi chị mới học đánh vần Việt ngữ, chị say mê môn tiếng Việt bắt đầu từ một lần nghe thầy giáo Việt Nam giảng Truyện Kiều hồi lớp bảy. Từ đó, chị đắm chìm trong một thế giới tiếng Việt dung dị và diệu kỳ. Rồi sau này không chút do dự, chị trao thân gửi phận cho

người thầy giáo dạy Việt văn. Chị là người Hoa nhưng lại lấy chồng Việt, chị yêu và kết hôn với thầy giáo dạy văn trong trường của người Hoa lúc chị 21 tuổi. Chồng chị là anh giáo Trọng hơn chị 9 tuổi, người đen gầy, tướng mạo xấu xí, anh mắc bệnh ho lao nhưng giảng Truyện Kiều thì hút hồn, nhờ anh mà Dư Thị Hoàn biết có một nền văn học Việt Nam.

Vào thời chiến, hiểm nguy kèm theo những khó khăn, anh giáo Trọng đổi nghề thành nhà thơ Trịnh Hoài Giang, làm việc ở Hội văn nghệ thành phố cảng Hải Phòng. Bao nhiêu khó khăn dồn dập đến với chị. Chị làm đủ nghề sau khi giấc mộng đại học không thành như: công nhân lọc dầu nhà máy cá hộp, thợ tiện nhà máy đóng tàu, chị còn là đội phó đội văn nghệ nhà máy, hay ca hát, dựng tiết mục phục vụ công nhân, tự vệ, bộ đội ở các trận địa, ụ pháo, ụ súng trong thành phố. Sau khi bị tai nạn lao động, chị phải nghỉ việc, ra buôn hàng ở chợ Sắt để nuôi sống gia đình. Chị bán từ đồ sắt, đồ kim loại cho đến hoa quả, thuốc tây, vải vóc, quần áo… Có một thời gian chị phải vào bệnh viện để điều trị tâm thần.

Công việc sinh nhai của chị cũng được hồi sinh nhờ thời đổi mới. Chị lao vào làm kinh tế. Sẵn có vốn tiếng Trung chị làm phiên dịch, làm chức phó văn phòng, đại diện cho Công ty Mee Wah Hồng Kông tại Hải Phòng. Sau đó vào năm 1995 chị thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Huệ Hoa tại Hải Phòng và giữ chức giám đốc cho đến năm 1999 thì từ giã thương trường.

Dư Thị Hoàn nghẹn ngào khi bày tỏ nỗi lòng của mình “tôi có một gia đình êm ấm, hạnh phúc như thế đấy…Giá như không có cuộc chiến 1979, giá như không xảy ra biến cố người Hoa”. Dẫu chị có một gia đình êm ấm, hạnh phúc nhưng chị không bao giờ quên được những biến cố, mất mát về người thân của chị. Chị đã viết những bài thơ đầu tay trong đau đớn, mất mát đó (Mười năm tiếng khóc, Bức thư người Hoa, Tổ quốc – trong tập “Lối nhỏ”) và bất đắc dĩ trở thành nhà thơ.

Cuộc đời chị đã trải qua bao nhiêu biến cố thăng trầm, bao lênh đênh chìm nổi. Chị tìm đến thơ như là một niềm an ủi để giải tỏa mọi bức xúc của mình. Hiện tại chị là nhà văn người Hoa duy nhất trong Hội nhà văn Việt Nam.

Ngay từ tập thơ đầu tay Lối nhỏ (Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng xuất bản, năm 1988), Dư Thị Hoàn đã khẳng định được tài năng của mình. Một trái tim

nhạy cảm và thâm thúy đã giúp chị cảm nhận những vấn đề đời tư, thế sự một cách đầy trách nhiệm. Với Lối nhỏ, nhà thơ Dư Thị Hoàn đã đánh dấu bước chuyển biến của thơ Việt đổi mới cùng nhiều hiện tượng thơ nữ khác như Giáng Vân, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây, Phạm Thị Ngọc Liên…Chị đại diện cho “lối thơ” trở về với cá nhân. Dư Thị Hoàn đã đi vào thơ bằng con đường riêng, bằng cách riêng không giống ai. Đó là một “Lối nhỏ” với tâm trạng phức tạp pha lẫn yêu thương, chán chường, giận dỗi, dữ dằn cùng với lo âu. Tập thơ Lối nhỏ, mỏng manh với 43 bài thơ, gây được sự chú ý của bạn đọc vì sự mới lạ của cảm xúc và cách phô diễn của nó. Người ta bắt gặp không ít những giọt nước mắt trong thơ, nhưng cũng chưa thấy mấy ai khóc thảm thiết như Dư Thị Hoàn: “Khóc cho hết hơi/ Khóc cho trời sập/ Khóc cho cột điện đổ/ Khóc cho tà – vẹt trôi/ Khóc cho còi tài câm bặt/ Khóc cho tay lái rời vô lăng/ Khóc cho đoàn tàu không dám lăn bánh…”(Mười năm tiếng khóc). Đấy là tiếng khóc cho cuộc “sinh li” vĩnh viễn với người mẹ của chị.

Một thời gian sau, chị cho ra đời tập thơ tiếp theo Bài mẫu giáo sáng thế (NXB Hội Nhà Văn, 1993) khi cuộc sống của chị khá giả. Vẫn trên nền tảng giọng thơ rất riêng ấy, ta cảm nhận được rằng, tập thơ trước chị nói nhiều về những cung bậc, sắc thái của tình yêu đôi lứa, đến tập thơ này chị thể hiện nỗi lòng mình với nhiều số phận khác nhau trong cuộc đời, thông qua tình thương: thương người, thương thân và suy ngẫm về cuộc đời. Thơ chị đi sâu vào nỗi đau âm ỉ trong lòng con người, đồng thời bộc lộ khát vọng vươn tới một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng, khơi dậy bản chất tốt đẹp, hướng thiện của con người.

Tập thơ thứ ba Du nữ ngâm dù đã có giấy phép xuất bản nhưng chị chưa cho xuất bản. Nó chưa được lưu hành rộng rãi đến tất cả mọi người nhưng hầu hết những bài thơ trong đó đã được đăng tải rải rác trên các báo, tạp chí. Ý thức đổi mới của chị thể hiện trong Du nữ ngâm hết sức rõ rệt. Những nhan đề đã mang màu sắc tôn giáo, hình ảnh thơ hơi quái dị: cuồng nhân, du nữ, đám lửa nhảy nhót cười trên bãi tha ma…

Thơ “cứu vớt cuộc đời” của Dư Thị Hoàn, chị sống với thơ bằng một trái tim đầy tổn thương. Nói cách khác, từng nhịp đập của trái tim, từng hơi thở của cuộc

sống đã trở thành âm hưởng chính trong thơ chị “Nhịp tim chạm phải ngày đông cứng/ Trí não va vào đêm sạt lở/ Không gian chật chội quá/ Muốn chan tất cả vào thơ” (Thi sĩ). Trái tim tổn thương, đầy trải nghiệm ấy đã cho Dư Thị Hoàn sự nhạy cảm, tiếng nói sẻ chia trước nỗi đau thân phận những người phụ nữ bất hạnh trong tình yêu và đắng cay của đời mình. Từ đó, tạo nên trực cảm lâu bền của thơ chị. Dư Thị Hoàn luôn trân trọng, chăm chút từng biểu hiện nhỏ của cuộc sống, luôn quan tâm chia sẻ một cách chân thành với bạn bè và những người xung quanh. Bởi thế, chị là người phụ nữ của tấm lòng bao dung và độ lượng. Nhờ những trực cảm mạnh mẽ mà thơ của Dư Thị Hoàn trở thành “tiếng thốt” của trái tim chứ không phải “chuyện lựa đời mà viết” như nhiều người khác, nên thơ ấy luôn chân thật, mới mẻ và xúc động lòng người. Cái “trực cảm thơ” ấy là do số phận và sự từng trải của từng nhà thơ tạo nên, không học hỏi ở bất cứ sách vở hay trường lớp nào. Có lần Dư Thị Hoàn đã bộc bạch “Hồi bán cá ở chợ, cả vỉa hè nữa, tôi buôn vải vóc quần áo, ca cốc, thuốc men, hoa quả, ngao ốc…thượng vàng hạ cám, không thiếu thứ gì, xông xáo và tháo vát. Nhưng lại sượng sùng khi phải đi bán thơ!”. Thế mới biết cá tính Dư Thị Hoàn là vậy, quyết liệt, rõ ràng, và kiêu hãnh.

 Quan niệm nghệ thuật của Dư Thị Hoàn.

Thơ là gì? Thật khó gọi đích danh, nhưng tham vọng của con người lại đi tìm cái không thể nắm bắt được nó. Thơ ca xuất phát từ trái tim tài năng và trong sạch, từ trí tuệ minh mẫn và sự lao động kiên nhẫn bền lòng. Thơ ca không chỉ là nguồn an ủi mà là sự gột rửa tâm hồn, nó giúp cho con người vượt qua được những bi kịch nội tâm, nó đánh thức lương tri thánh thiện của mỗi con người. Bởi thế mỗi bài thơ hay là một định nghĩa cho thơ.

Với thi sĩ Dư Thị Hoàn thì thơ ca chính là sự cứu vớt cuộc đời chị. Bởi thế hơn ai hết chị ý thức rõ về công việc lao động nghệ thuật, đề cao giá trị và thiên chức của người cầm bút. Khi được hỏi về quan niệm sáng tác thơ, Dư Thị Hoàn đã trả lời: “Nếu độc giả chịu khó bóc tách từng phần ẩn dụ trong bài thơ thì quan niệm của tác giả sẽ được biểu lộ trên mặt chữ”. Tính triết lý trong thơ chị không nằm ở phần bề mặt của ngôn ngữ mà nằm ở phần ngôn ngữ được bóc tách ấy. Thơ là sự kết tinh những gì tinh túy nhất ẩn giấu đằng sau bề mặt nỗi của ngôn từ. Thơ phải

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023