Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 6

đang được yêu làm cho cuộc sống có ý nghĩa, ấm áp và giàu có – điều mà ngoài tình yêu ra không gì có thể làm được”. Bởi thế mà từ xưa đến nay thơ ca viết về tình yêu rất phong phú. Mỗi người đều có số phận riêng và tình yêu của họ cũng gắn liền với số phận của cuộc đời họ. Có thứ tình đẹp, tròn đầy viên mãn, nhưng cũng có thứ tình dang dở, để lại cho người trong cuộc sự nuối tiếc, lỡ làng. Bởi khi đau khổ nhất cũng là khi con tim cất thành lời, và những áng thơ tình cũng xuất hiện từ đó.

Tiếng nói thơ tình hôm nay thực hơn, đời hơn, phức tạp hơn và cũng đau đớn hơn. Cái tôi trong thơ Dư Thị Hoàn thể hiện nhiều trạng thái, cung bậc khác nhau:

Tất cả rồi dễ qua đi, qua đi

Chúng mình sẽ thành vợ thành chồng Nếu không có một lần…

Một lần như đêm nay Sau phút giây

Êm đềm trên ghế đá

Anh không cài lại khuy áo ngực cho em

(Tan vỡ)

Cuộc tình tan vỡ một cách rất đáng tiếc chỉ vì một việc nhỏ. Chỉ vì cái tội “lơ đãng” mà anh – nhân vật trữ tình của chị - “mở ngăn kéo rồi anh bỏ ngỏ/ Bút viết xong không đậy nắp bao giờ”. Chị không hề trách cứ, không lời phàn nàn…bởi có thể là anh mải nghĩ, mải làm rồi quên đấy thôi. Ai mà chẳng có lúc lơ đãng. Hơn nữa chính sự lơ đãng nhiều khi đem lại cho cuộc sống thêm một chút lãng mạn. Và anh cũng đáng yêu hơn. Dưới mắt nhìn của chị, anh như “con nai rừng ngơ ngác” trong thơ Lưu Trọng Lư giữa đêm vàng hư ảo:

Ôi anh yêu, lơ đãng đến là Con nai rừng của em…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hai câu thơ của chị Dư Thị Hoàn đẹp trong cái nhìn thi vị và thật dễ thương bởi tình yêu chân thật. Chị là con người ý tứ và cẩn trọng trong hình thức, thế mà, chị vẫn dành cho anh – nhân vật hay “lơ đãng” được nói đến trong bài thơ – một sự bao dung. Cứ ngỡ “tất cả rồi sẽ dễ qua đi, qua đi”, hai con người yêu nhau kia “sẽ thành vợ thành chồng”. Câu chuyện thơ khép lại. Nào ngờ…cái điều chị muốn trao

gửi đến bạn đọc lại không chỉ là sự “lơ đãng” thường tình mà lại là một vấn đề lớn hơn không thể tha thứ trong tình yêu. Những câu thơ đổ gãy như dự báo một tình yêu tan vỡ. Anh có thể quên đóng ngăn kéo, không đậy nắp bút và gì gì đi chăng nữa nhưng đừng bao giờ “lơ đãng” kiểu đó. Dư Thị Hoàn không đòi hỏi sự viên mãn trong tình yêu thế nhưng khó chấp nhận một sự thật phũ phàng đến thế. Vẫn biết, ai cũng có lúc thiếu cẩn trọng trong việc làm, nhưng tình yêu lại không cho phép điều đó vì nó vốn mong manh, dễ vỡ.

Cái tôi trữ tình trong thơ Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, hoàng Việt Hằng - 6

Cũng giống như Lê Thị Mây, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phạm Thị Ngọc Liên khi nói về tình yêu họ cũng nói đến những chia ly, mất mát, những giây phút chạnh lòng, có éo le nghịch lý, có cuồng nhiệt, đam mê. Nhưng, ở những nhà thơ nữ khác thì đằm thắm, dịu dàng, mang đậm chất nữ tính. Còn Dư Thị Hoàn lại khác, chị mạnh mẽ và quyết liệt, không né tránh đến sự tan vỡ trong tình yêu. Và khi tình yêu không còn:

Khi tình yêu bị đẩy vào trận Chỉ còn cách

Mượn họng súng để ngắm nhau

(Không đề)

Không có một tiếng khóc, một lời than, không có sự buồn chán hay khổ đau. “Mượn họng súng để ngắm nhau” là một cách bày tỏ thái độ rất độc đáo, trước và nay chỉ thấy ở Dư Thị Hoàn. Không phải chị không thấy đau đớn, nhưng cách thế hiện và quan niệm về tình yêu của mỗi người một khác. Chị đã nhận thức được nghịch cảnh ngang trái trong cuộc chiến tình yêu, cũng là cuộc chiến của mỗi người với bản thân mình.

Thơ tình yêu của nữ giới sau năm 1975 là tiếng nói của cuộc sống thường nhật. Nó luôn chứa hơi thở ấm nóng của cuộc đời nên nó đời hơn và thực hơn thơ tình thuở trước. Và một điều nữa “họ nhạy cảm hơn trước những gì dễ xúc động trái tim, dễ gây ra tình thương, dễ gợi nên cảm thông, trìu mến. Họ đánh giá các hiện tượng đời sống theo một tiêu chuẩn riêng.. Thơ ca của các nhà thơ nữ có đươc điều mà một nhà văn đã nói: sự thông minh của trái tim” (Đỗ Bạch Mai).

Dư Thị Hoàn cũng vậy, chị yêu hết mình nhưng trong tình yêu chị cũng rất giàu lý trí. Bởi thế mà chị nhận lấy khổ đau về mình dù người đàn ông kia yêu chị thật say đắm: “Anh đến thăm em”, “Anh ngắm nhìn em”, “Anh ca tụng em”, lẽ ra em thật hạnh phúc vì điều đó nhưng em lại thấy “ớn lạnh”. Vì sao vậy? Vì chị nghĩ đến người phụ nữ của anh, người vợ đáng thương đang “thẫn thờ đợi cửa”, đang “ôm gối thở dài” và nước mắt tuôn rơi vì đau khổ. Chị cũng là phụ nữ nên chị hiểu nỗi khổ đau của người cùng giới khi bị phụ tình, và nhận ra rằng:

Lẽ ra trên thế gian này Đừng nên có em.

(Chị ấy)

Em không thể vì tình yêu của mình mà lấy đi hạnh phúc của người khác. Chị ấy đâu có tội tình gì. Phải là người có bản lĩnh, tỉnh táo và có một tấm lòng vị tha “thương người như thể thương thân” mới có thể nói với người đàn ông mến thương của mình như vậy, để không làm tổn thương người phụ nữ khác.

Trong thơ Dư Thị Hoàn, cái tôi trữ tình luôn tự vấn, luôn đi tìm sự thật, bản chất của tình yêu. Ta gặp rất nhiều cuộc đối thoại giữa anh và em, những đối thoại ngầm đầy khẩn thiết để người này qua người kia có thể hiểu mình, biết được khuôn mặt thật của mình:

Hãy buông xuống

Đừng giơ bàn tay che ngọn đèn dầu Đừng khám phá em

Bằng đôi mắt nấp sau bóng đen Hỡi bàn tay nhân từ khôn khéo Xin hãy buông xuống

Giữa chúng ta

Hãy để ánh lửa bập bùng sáng Dù đang lúc đôi mắt anh

Phóng ra mũi tên tẩm thuốc Nhằm rơi rụng trái tim em

(Ánh lửa)

Nhân vật trữ tình trong bài thơ yêu say đắm, và trong khi đắm say nhất, chị vẫn không để tình cảm lấn át lý trí, vẫn đưa ra những lời đề nghị, vẫn mong muốn một sự thành thực bởi tình yêu vốn rất thiêng liêng. Nó đòi hỏi cả hai bên sự chân tình. Chị muốn có một sự đàng hoàng, sòng phẳng, công khai của tình cảm. Phải là “ánh lửa bập bùng sáng” chứ không thể là “bóng đen”. Nếu có được điều ấy, chắc chắn tình yêu sẽ bền vững. Chúng ta đừng nhầm tưởng rằng chị là người hay đòi hỏi, bởi lẽ chị hiểu rằng:

Nếu anh cũng như em Đòi nhau sự viên mãn

Thì điểm gặp nhau của chúng ta Còn thảm hại hơn hai hòn bi

(Viên mãn)

Trong tình yêu, sự viên mãn chính là điểm kết thúc, điểm chệch nhau. Nếu đòi hỏi điều ấy thì chắc chắn tình yêu sẽ có một kết thúc thảm hại vì Dư Thị Hoàn hiểu rằng, sự viên mãn của tình cảm là điều không thể có. Và chỉ có sự thành thực mới làm nên điều tốt đẹp mà thôi.

Dư Thị Hoàn là một người phụ nữ đa cảm nhưng cũng rất thẳng thắn và mạnh mẽ. Chị dám nghĩ và dám nói to lên bằng thơ những điều mà các nhà thơ khác có thể sẽ rụt rè, né tránh. Chẳng hạn:

Nụ cười em lãnh đạm Đôi mắt em lơ đãng Đâu phải cho anh

Mà để tự hành hình Chớ dừng chân

Khi vô tình gặp em anh nhé Em mang bản án chung thân

Gái đã có chồng

(Tình lặng)

Người Việt Nam có câu “Gái có chồng như gông đeo cổ”. Còn Dư Thị Hoàn thì lại cao hơn một bậc. Chị đã cụ thể hóa việc có chồng bằng bản “án chung thân” và cuộc “tự hành hình”. Vì thế, nhân vật phải tự nén lòng mình với “đôi mắt lơ

đãng”, “nụ cười lãnh đạm”. Nếu người được gọi bằng anh kia có quyết tâm cao thì chắc gì đã hủy được cuộc tự hành hình và cả bản án?

Tình yêu muôn đời vẫn thế. Nó là món quà quý giá nhất mà thượng đế dâng tặng cho loài người. Nó không có thời gian, không già đi, không mất đi nhưng ở những giai đoạn khác trước, ở những nhà thơ khác nhau thì tình yêu sẽ có những sắc thái riêng, có những cách thể hiện riêng. Dư Thị Hoàn không nói đến những đơn côi của những trái tim con gái đã lỡ hẹn cùng hạnh phúc sau chiến tranh như Lê Thị Mây, không có sự hờn ghen, mong nhớ đến diết da cũng như không trực tiếp bày tỏ khát khao yêu đến tột cùng. Đọng lại trong thơ tình của chị là sự thẳng thắn, bạo liệt, là những khát vọng bình dị, những triết luận sắc sảo của người trong cuộc mà ít có một nhà thơ nữ nào thể hiện được điều đó.

Với Dư Thị Hoàn tình yêu cần phải tự biết những giới hạn của nó, nhất là đối với phụ nữ:

Cho anh tiễn em tới gốc cây đa

- Thôi, xin cảm ơn

- Cho anh tiễn em qua chân cầu gỗ

- Thôi. Em cảm ơn lần nữa

- Anh chỉ tiễn em đến ngôi chùa đổ

- Thôi mà…khi khác…em xin

- Thế thì cho anh địa chỉ

- Kia kìa, đằng sau cơn mưa

(Thôn quả phụ)

Nhân vật nữ trong bài thơ là một phụ nữ đã góa chồng. Và người con trai lạ đem lòng yêu mến cô đã đề nghị được tiễn đưa nhưng người con gái lần lượt từ chối. Cô đã góa chồng làm sao có thể để một người đàn ông xa lạ đưa tiễn được chứ? Phải chăng cô sợ những lời dị nghị, đàm tiếu. Hay là do tình yêu trong cô không đủ để cô có thể chấp nhận những lời đề nghị ấy? Mặc cảm về thân phận “góa chồng” đã vô tình khép chặt trái tim yêu, hạnh phúc mà đáng lẽ cô được nhận. Cách cô gái trả lời rất khôn khéo “Kia kìa, đằng sau cơn mưa” đó là lời từ chối tế nhị. Địa chỉ ấy vừa xác định lại vừa rất mơ hồ. Phụ nữ thời nào cũng vậy, không vượt qua được định kiến của xã hội để kiếm tìm hạnh phúc cho riêng mình. Đó phải chăng là

số kiếp của những người phụ nữ bất hạnh phảng phất trong văn chương từ kim cổ đến nay.

Chiến tranh đã chìm sâu vào quá khứ, một cuộc sống khác trở về làm thay đổi diện mạo của toàn đất nước và số phận của mỗi con người. Dư Thị Hoàn đã từng sống trong cuộc chiến và chứng kiến sự thay đổi của thời cuộc sau ngày đất nước lặng im tiếng súng. Thế nhưng, thơ chị lại ít đề cập đến thực trạng thời hậu chiến như một số nhà thơ đương thời mà lại nói nhiều về thân phận con người, nhất là thân phận của người phụ nữ. Từ thân phận của mình, chị nghĩ về thân phận của những người phụ nữ khác trong xã hội:

Đừng bắt tôi lên diễn đàn Đừng buộc tôi ra sân khấu

Hãy để tôi ngồi yên trong góc tối Như cái triện đen

Giáng xuống Tờ khai sinh của tôi Thời cuộc sắp đặt tôi Gần hết một đời rồi Tôi đã quen chỗ ngồi Góc tối

(Số phận)

Đó là một số phận khổ đau, đen tối mà khi sinh ra tôi đã mang sẵn trong mình, nó đã giáng xuống “tờ khai sinh của tôi”. Vì thế người phụ nữ này mới có đề nghị: “đừng bắt tôi”, “đừng buộc tôi”. Bài thơ là sự cay đắng, chua xót về nỗi đau thân phận của những người phụ nữ bất hạnh.

Dẫu chế độ phong kiến không còn nhưng tư tưởng nặng nề của nó thì vẫn lưu lại trong lòng xã hội hiện đại. Vì thế, việc không chồng mà chửa vẫn bị lên án, rẻ rung. Thực tế cho thấy, đã có một số người phụ nữ hoang thai và những đứa con hoang không tìm được chỗ đứng của mình trong xã hội. Ngày xưa, nữ sĩ Hồ Xuân Hương thật dũng cảm lên tiếng bênh vực cho những con người này: “Không có…nhưng mà có…mới ngoan” (Không chồng mà chửa), và ngày nay Dư Thị

Hoàn lại tiếp tục lên tiếng. Chị đã gọi họ là “người sáng tạo” đã được “niềm vui hoang thai” từ khuôn mặt xanh xao của người mẹ khi nhìn thấy đứa con “vì sao” nhỏ của mình chào đời (Người sáng tạo).

Thơ chị nói đến thân phận của những người phụ nữ có cuộc đời đen bạc, không phải vì nghèo đói, lam lũ, vì phải ôm một số phận chưa ra đời đã bị ruồng bỏ mà nỗi đau ấy:

Bắt đầu từ một chiều mưa, chiến tranh Tuổi hai mươi

Tôi thành bà góa sống Không còn biết khóc

Quen rồi chỉ mím chặt môi.

(Gửi một nhà thơ mặc áo lính)

Người phụ nữ ấy trở thành bà góa khi tuổi đời mới “hai mươi”, cái tuổi đẹp nhất của một đời người. Nỗi đau ấy lớn biết nhường nào. Chị chỉ biết nuốt nước mắt ngược vào trong, sống chung với nó cho đến trọn đời. Đây không chỉ là sự đau đớn của một mình chị mà đó còn là hoàn cảnh chung của rất nhiều người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến.

Là một người phụ nữ có tâm hồn nhạy cảm, chị luôn thông cảm và đồng cảm trước nỗi đau của những “kiếp đoạn trường”:

Lang thang cuối đất cùng trời Tiếng tỳ bà gõ cửa

Tiếng tỳ bà đòi nợ Cho nàng Kiều

Cho những nàng Kiều

Kiếp đoạn trường muôn thuở

(Hồn tỳ bà)

Với thái độ nâng niu, bênh vực, che chở, Dư Thị Hoàn đã nói lên được tâm sự của người đàn bà ngồi đan (Tặng người đàn bà ngồi đan). Người phụ nữ này chấp nhận mọi nhọc nhằn, khó khăn mà không hề lên tiếng kêu than vì trên tay mình đang hiện dần lên chiếc mũ len cho thiên thần nhỏ sắp chào đời. Và chị hiểu

đằng sau cái vẻ lơ đãng của người phụ nữ (Tình lặng) là một tiếng nói câm lặng, một sự “tự hành hình” mình.

Cái tôi trong thơ chị đan xen nỗi niềm trắc trở giữa cuộc đời và nỗi đau nhân thế nhưng không phải là tâm trạng bi quan, chán nản, buông xuôi trước cuộc đời. Thơ chị toát lên từng cung bậc buồn vui với cuộc đời theo từng ngõ nghách mỗi số phận, đồng thời có trách nhiệm với đời, chứa đựng những suy nghĩ chín chắn và sâu sắc:

- Vâng

Em có thể ngồi hàng giờ bất động như cây cảnh

- Vâng

Em có thể ngồi không một sợi che thân Đôi mắt kia tha hồ bòn rút

Thuốc nước màu dần tha hồ vét vơ Mảnh hình hài

Và những đường cong…

(Người mẫu)

Có lúc Dư Thị Hoàn rơi vào tâm trạng cô đơn, cái tôi trở về với chính mình vì thế trong thơ chị thường xuất hiện hình ảnh của đêm (Chớ vội vàng hỡi con trai yêu, Mười năm tiếng khóc, Khóc hoa quỳnh, Thi sĩ…).

Đi với cái tôi riêng, từng tiếng nói nhạy cảm của trái tim, Dư Thị Hoàn đã thể hiện rõ một cái tôi ý thức bản ngã và khẳng định cá tính. Giới nữ vốn mang bản tính dịu dàng nên cái tôi trữ tình trong thơ của chị thường được thể hiện qua lời nói mềm mại. Dẫu có lúc thơ của chị bứt phá mạnh mẽ, đầy bản lĩnh, phá bỏ những rào cản, những gì giả tạo để khẳng định mình, nhưng ẩn đằng sau cái vẻ dữ dội đó vẫn là trái tim yêu thương đầy nhân ái, bao dung.

Nhìn chung, cái tôi băn khoăn day dứt trước hiện thực đời sống trong thơ Dư Thị Hoàn thế hiện một cách đậm nét hơn, từ cái tôi hòa nhập vào cái ta, ấm áp, chan hòa giữa vui buồn… Có thể nói qua thơ, Dư Thị Hoàn đã bộc lộ cái tôi của mình với những ý tưởng chân thành, những cách nói thẳng thắn. Bằng sự khám phá của cái tôi nội cảm, khám phá những biểu hiện sâu kín trong tâm hồn mình, chị đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023