Phương Pháp, Phương Tiện Dạy Học Dạy Học Môn Lịch Sử


hiện đại.

Xuất phát từ đặc trưng của môn học, chương trình môn Lịch sử nhấn mạnh các quan điểm xây dựng chương trình như: khoa học, hiện đại; hệ thống, cơ bản; thực hành, thực tiễn; dân tộc, nhân văn; mở, liên thông. Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh tiếp cận lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử dân tộc một cách khoa học trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại của khoa học lịch sử và khoa học giáo dục.

1.3.5. Phương pháp, phương tiện dạy học dạy học môn lịch sử‌

* Phương pháp dạy học dạy học môn lịch sử

Mỗi một môn khoa học cơ bản ở trường THPT đòi hỏi cần có một phương pháp, cách thức truyền thụ khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nội dung yêu cầu và cả tâm sinh lý của đối tượng học sinh, quá trình, hình thức giảng dạy môn học đó. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi phải có phương pháp, cách thức nào đó để truyền đạt kiến thức môn học đến người học một cách hiệu quả nhất.

Phân loại hệ thống phương pháp dạy học lịch sử:

Nhóm 1: Thông tin tái hiện lịch sử, trên yêu cầu này giáo viên phải thông qua tài liệu sự kiện tạo cho được các biểu tượnglịch sử giúp học sinh nhận thức quá khứ

. Nếu không hình dung dung quá khứ thì không thể hiểu được bản chất của lịch sử dễ bị bhiện đại hóa lịch sử. Nhóm phương pháp này được trình bày bằng việc trình bày miệng và hệ thống các phương pháp sư phạm tương ứng như tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giải thích và việc sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng văn bản.

Nhóm 2: Nhóm phương pháp nhận thức lịch sử là phương pháp tiến hành trên cơ sở học sinh nắm vững các sự kiện, hiện tượng quá khứ một cách cụ thể có hình ảnh để đi sâu tìm hiểu những mối liên hệ bản chất của nó, giúp học sinh đi từ biết sử đế hiểu sử. Việc nhận thức lịch sử phải thông qua các hoạt động tư duy của học sinh không phải là sự áp đặt mộ cách công thức. Phương pháp nhậ thức lịch sử chủ yếu được tiến hành thong qua việc dạy học nêu vấn đề, nêu câu hỏi có tính chất bài tập nhận thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.


Nhóm 3: Tìm tòi và nghiên cứu lịch sử nhằm nâng cao trình độ của học sinh trong việc biến kiến thức lịch sử đã học thành kiến thức của mình, chủ động sử dụng những tri thức đó có hiệu quả trong học tập và đời sống. Phương pháp tìm tòi nghiên cứu lịch sử được tiến hành thong qua các hình thức từ thấp đến cao của những công việc học tập như sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lới các câu hỏi, hoàn thành các bài tập, thực hành việc tìm tòi từng phần và bước đầu tập dượt việc nghiên cứu khoa học một số vấn đề phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh.

Quản lí hoạt động dạy học môn Lịch sử tại các trường trung học phổ thông huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long - 6

Bên cạnh đó, trong dạy học hiện đại ngày nay cần chú ý đến các phương pháp:

Phương pháp dạy học theo hướng tích cực là phương pháp thảo luận nhóm

Là tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm, để giúp các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau khai thác kiến thức , tạo bầu không khí đoàn kết , giúp nhau tin tưởng học tập ,qua đó các em tự lĩnh hội được nội dung bài học từ sự tìm tòi, phát hiện của mình, giúp các em nhớ bài kĩ hơn ,sâu hơn đồng thời gây được niềm say mê hứng thú học tập bộ môn.

Phương pháp sử dụng văn,thơ, bài hát…..trong dạy học Lịch sử để bồi dưỡng niềm say mê và hứng thú học tập cho HS.

Vì lịch sử là những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của nhân loại, lịch sử không chỉ liên quan đến sự kiện mà nó còn liên quan đến nhiều lĩnh vực như điều kiện tự nhiên , về văn học nghệ thuật , khoa học….Nên trong một tiết học GV cần đưa văn , thơ, bài hát…vào bài giảng thì tiết học sẽ sinh động , hấp dẫn nâng cao hứng thú học tập cho HS , từ đó các em thích học ,thích sưu tầm tìm hiểu tài liệu.

Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy

Lịch sử là một môn học có nhiều sự kiện, nhiều hiện tượng, nhiều nhân vật lịch sử. Nếu giáo viên không biết lựa chọn những kiến thức cơ bản thì bài ghi sẽ dài học sinh khó nhớ. Đề bồi dưỡng niềm say mê và hứng thú học tập, tạo điều kiện cho HS mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình, HS dễ nhớ bài, dễ so sánh sự giống và khác nhau giữa các sự kiên... thì trong quá trình giảng dạy GV phải sử dụng bản đồ


tư duy

* Phương tiện dạy học dạy học môn lịch sử

Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ xã hội của loài người, nó tồn tại độc lập, khách quan với ý muốn của con người.

Chúng ta đã từng biết đến phương pháp cổ truyền trước kia: Thầy đọc trò chép rồi về nhà học thuộc vì vậy học sinh bị động trong việc lĩnh hội kiến thức, học vẹt đôi khi còn lười nhác, ỷ lại. Với cách học đó học sinh không thể phát huy khả năng sáng tạo của mình, đồng thời giờ học lịch sử sẽ trở lên nặng nề áp đặt với cả thầy và trò.

Trong thực tế hiện nay với sự phát triển của xã hội hiện đại, sự bùng nổ thông tin từ đài, báo, mạng Intenet....sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đòi hỏi phải có nhưng vì vậy phải có sự thay đổi phương pháp dạy phương tiện dạy học cho phù hợp.Vì vậy, trong dạy học lịch sử ở nhà trường phổ thông hiện nay ngoài các phương tiện dạy học truyền thống ( tranh ảnh, bản đồ, SGK...) thì cần phải có nhưsử dụng tranh ảnh, phim tư liệu trong giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, từ soạn giảng án giáo điện tử.

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn lịch sử‌


Hiện tại Bộ GD& ĐT đã ban hành và áp dụng Thông 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạođể đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra.

Qui trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các hình thức kiểm tra - đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn


luyện việc đạt các mục tiêu đã xác định của môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá:

1) Kiểm tra - đánh giá thường xuyên;

2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ.

Kiểm tra - đánh giá thường xuyên là hoạt động của giáo viên sử dụng các kĩ thuật đánh giá khác nhau trong các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy, như một bộ phận của phương pháp dạy học nhằm rèn luyện và kiểm tra các kiến thức, kĩ năng đã được xác định trong mục tiêu của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kì là hoạt động của giáo viên vào những thời điểm đã được qui định trong môn học, gắn các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của học sinh. Kết quả kiểm tra - đánh giá định kì được xem là kết quả học tập môn học của học sinh và là cơ sở để đánh giá chất lượng khi kết thúc môn học.

Đánh giá kết quả GD ở môn học lịch sử và hoạt động GD trong mỗi lớp cần

phải:


- Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực.

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được cụ thể hóa ở

từng môn học, hoạt động GD.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, đánh giá của GV và tự đánh giá của học sinh, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, của cộng đồng.

- Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

- Sử dụng bộ công cụ đánh giá thích hợp.

1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở các trường THPT‌


1.4.1. Chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT‌


Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn


lịch sử tại các trường THPT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long do chủ thể quản lý là hiệu trưởng và trưởng bộ môn lịch sử của trường THPT.

Đối với hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý tổ chuyên môn về hoạt động dạy và học cần thể hiện các mặt sau:

- Triển khai đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, những qui định của ngành về giảng dạy tổ bộ môn của từng năm học, đặc biệt là những nội dung mới bổ sung hoặc điều chỉnh trong chương trình giảng dạy.

- Phân công giảng dạy hợp lý, chỉ đạo công tác lập thời khoá biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi của GV và quyền lợi học tập của học sinh. Hiệu trưởng dùng thời khoá biểu để quản lý giảng dạy hàng ngày, qua đó nắm bắt được việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn lập lập kế hoạch hoạt động của tổ, trong đó lập kế hoạch giảng dạy ngay từđầu năm học. Tổ chức hoạt động thăm lớp dự giờ của tổ chuyên môn, bản thân hiệu trưởng phải dự giờ của giáo viên để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

- Hàng tháng, hiệu trưởng quy định các tổ chuyên môn báo cáo việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, các giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của lớp.

Đối với tổ trưởng chuyên môn:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình.

- Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng


của tổ viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình; soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó; viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém...).

- Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kì quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định).

- Quản lý, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên (thực hiện hồ sơ chuyên môn; soạn giảng theo kế hoạch dạy học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng; ra đề kiểm tra, thực hiện việc cho điểm theo quy định; kế hoạch dự giờ của các thành viên trong tổ...).

Như vậy, ở trường THPT hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý, là tập hợp các nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình lãnh đạo quản lý. Trong đó vai trò của hiệu trưởng quản lí về hoạt động dạy và học có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử ở trường THPT‌


1.4.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn lịch sử‌

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, kế hoạch giáo dục là những thành tố của hệ thống giáo dục và chúng có quan hệ hữu cơ, gắn bó và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy việc quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học quan tâm chỉ đạo hàng đầu, nó xác định được hướng đi và là


kim chỉ nam thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn là một văn bản có tính pháp lý để hiệu trưởng có cơ sở thực thi chức năng chỉ đạo điều hành. Vì vậy, định hướng mang tính nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học của bộ môn Lịch sử phải đảm bảo:

- Đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ trong chương trình giáo dục phổ thông,

- Chú trọng định hướng phát triển năng lực học sinh theo hướng tăng cường kĩ năng vận dụng kiến thức, phù hợp với điều kiện và khả năng học tập của học sinh, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Phải phản ánh mục tiêu giáo dục toàn diện bao gồm những yêu cầu về giáo dục đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, lao động kỹ thuật. Kế hoạch giáo dục phải phản ánh tính hài hòa, cân đối giữa các mặt giáo dục đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, kế tiếp.

Để quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học bộ môn, hiệu trưởng cần phải thực hiện các công việc sau:

- Cung cấp những thông tin căn bản và trao đổi với tổ trưởng những căn cứ cần thiết để xây dựng kế hoạch.

- Quy định cụ thể về việc lập kế hoạch giảng dạy.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ.


1.4.2.2. Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giảng dạy môn lịch sử‌

* Quản lý việc thực hiện mục tiêu giảng dạy môn lịch sử

Trong các chức năng quản lý của hiệu trưởng, trong chức năng quản lý chuyên môn có quản lý thực hiện mục tiêu giảng dạy. Đối với bộ môn lịch sử đòi hỏi phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học. Nội dung mức độ bài học gồm các yếu tố: kiến thức, tư tưởng và kĩ năng.


Để quản lí mục tiêu dạy học môn lịch sử, HT yêu cầu GV bộ môn cần thực hiện một số nội dung sau:

- Về việc xác định nội dung kiến thức, giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài viết trong Sách giáo khoa, hướng dẫn của sách giáo viên để tìm ra nội dung chính của bài học, những sự kiện cơ bản, mức độ trình bày.

- Để xác định nhiệm vụ giáo dục tư tưởng của bài, giáo viên cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khoá trình và nội dung cụ thể của bài. Như vậy sẽ không rơi vào công thức giáo điều.

- Muốn xác định nhiệm vụ phát triển kĩ năng, giáo viên nên dựa vào mức độ cần đạt được chương trình lịch sử mỗi lớp, đặc điểm trình độ học sinh, nội dung cụ thể của bài học mà xác định cụ thể.

Các biện pháp HT thực hiện để quản lý mục tiêu dạy học:

- Kiểm tra nội dung thiết kế bài giảng của GV phù hợp mục tiêu bộ môn.

- Dự giờ đánh giá việc thực hiện mục tiêu môn học.

- Kiểm tra nội dung các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra thường xuyên của GV để đánh giá mức độ phù hợp với mục tiêu bài học.

* Quản lí nội dung chương trình giảng dạy môn lịch sử

Chương trình giảng dạy là văn bản pháp qui của Ngành Giáo dục& Đào tạo ban hành, tất cả các trường phải tuân thủ nghiêm túc mà người trực tiếp thực hiện là đội ngũ GV. Hiệu trưởng không chỉ căn cứ vào đó để hướng dẫn GV thực hiện đủ nội dung chương trình, không được cắt xén, dồn ép mà còn lấy đó làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá GV có nghiêm túc trong công tác giảng dạy hay không. Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo sao cho: Nhà trường phải dạy đúng, đủ số môn theo qui định; GV dạy đủ tiết/tuần/môn/; GV dạy đúng, đủ số tiết/bài.

Khi hiệu trưởng quản lý giáo viên thực hiện chương trình dạy học phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:

- Đảm bảo đúng nội dung kiến thức qui định của chương trình từng môn

Xem tất cả 164 trang.

Ngày đăng: 30/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí