Giới Thiệu Về Cao Chiết Lá Cây Chè Vằng (Jasminum Subtriplinerve Blume Oleaceae)

+ Trên hệ tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu não, đột quỵ Rối loạn lipid máu là nguyên nhân dẫn tới quá trình xơ vữa động mạch làm hẹp lòng động mạch. Lượng máu không đủ cung cấp cho tim và não - hai cơ quan quan trọng của cơ thể. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não... Bên cạnh đó các mảng xơ vữa gây ra do rối loạn lipid máu khiến mạch máu bị thu nhỏ lại, thành mạch bị xơ vữa, không đàn hồi. Vì vậy lượng máu lưu thông chảy qua sẽ khó khăn đòi hỏi tim phải tăng co bóp dẫn tới huyết áp tăng cao.

+ Trên hệ nối tiết: Một số tuyến nội tiết sản xuất ra các hormon cho cơ thể phải sử dụng cholesterol như estrogen, testosterone và cortisol. Vì vậy phụ nữ trung niên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch tương tự nam giới do nồng độ estrogen suy giảm.

+ Trên hệ thần kinh: cholesterol trong máu cao có thể đẩy nhanh quá trình hình thành các mảng beta-amyloid gây tổn thương não ở những người mắc bệnh Alzheimer.

+ Trên hệ tiêu hóa: khi có quá nhiều cholesterol trong dịch mật, phần dư thừa sẽ thúc đẩy hình thành các tinh thể, lâu dài sẽ tạo thành sỏi cứng trong túi mật, đường mật trong gan. Hệ quả sẽ gây tắc nghẽn làm người bệnh đau quặn từng cơn hoặc sốt cao do nhiễm trùng - nhiễm độc từ đường mật.

1.3. CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN LIPID MÁU

Rối loạn lipid máu được đặt ra ở những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng hoặc biến chứng của rối loạn lipid máu (ví dụ xơ vữa động mạch). Rối loạn lipid máu tiên phát được nghi ngờ ở những bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng của rối loạn lipid máu, bệnh xơ vữa động mạch xuất hiện sớm (trước 60 tuổi), tiền sử gia đình có người mắc bệnh động mạch hoặc cholesterol máu > 240 mg/dl (>6,2 mmol/L). Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm các thành phần lipid máu: cholesterol toàn phần, TG, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol [8].

Định lượng các thành phần lipid máu: TC, TG, HDL-C được định lượng trực tiếp; nồng độ TC và TG phản ánh cholesterol và TG trong các lipoprotein lưu hành, bao gồm chylomicron, VLDL, IDL, LDL, và HDL. Nồng độ TC thay đổi khoảng 10% và TG biến đổi tới 25% giữa các ngày khác nhau ngay cả trong

điều kiện bình thường. TC và HDL-C có thể xét nghiệm khi bệnh nhân không đói, tuy nhiên người ta thường xét nghiệm khi đói để đạt độ chính xác tối đa và chắc chắn. Không nên làm xét nghiệm khi bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính, nhất là viêm nhiễm vì lúc này TG thường tăng và cholesterol thường giảm. Các thành phần lipid máu có thể thay đổi trong thời gian 30 ngày sau nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên kết quả xét nghiệm trong vong 24h sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp vẫn có giá trị hướng dẫn điều trị bằng thuốc hạ lipid máu [8].

Nồng độ non-HDL-C thường được tính bằng công thức: (Non-HDL-C) = (TC) – (HDL-C)

Các xét nghiệm khác: Glucose máu khi đói, SGOT, SGPT, creatinin, TSH và protein niệu.

Nên được xét nghiệm cho hầu hết các bệnh nhân mới được chẩn đoán rối loạn lipid máu và những bệnh nhân có các thành phần lipid máu biến đổi theo chiều hướng xấu đi không giải thích được. Ngoài ra, cũng nên định lượng C- creractive protein (CRP) và homocysteine nếu điều kiện cho phép [8].

1.4. ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU

1.4.1. Không dùng thuốc

+ Thay đổi lối sống

+ Hạn chế thực phẩm chứa cholesterol và axit béo bão hòa là biện pháp hiệu quả nhất làm giảm LDL-C và TG, khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa kỳ và NCEP lượng chất béo trung bình ở người lớn ≤ 30% tổng calo nhập vào trong 24h, hạn chế thức ăn chiên xào…

+ Giảm cân nặng càng gần BMI < 22 càng tốt

+ Hoạt động thể lực: ngồi tại chỗ < 2h/ngày, và tăng thời gian hoạt động mạnh > 60 ph/ngày, 3 – 4 lần/ tuần

+ Ngừng hút thuốc lá…[12-14].

1.4.2. Dùng thuốc


Bảng 1.4: Điều trị RLLPM bằng thuốc [12-14, 32]


Tác dụng trên lipid

Liều

Nhóm statin

Giảm LDL-C Giảm TG Tăng HDL

18 – 55%

7 – 30%

5 – 15%

Simvastatin: 5-40mg/ngày Atorvastatin: 10-80mg/ngày Rosuvastatin: 5-40mg/ngày

Cơ chế: ức chế HMG-CoA reductase, ngăn chặn tổng hợp cholesterol

Tác dụng phụ: đau cơ, nhức đầu, chướng bụng, nổi mẩn đỏ, tăng men gan...

Nhựa gắn với acid mật

Giảm LDL-C Tăng HDL-C TG

15 – 30%

3 – 5%

Không ảnh hưởng


Cholestiramin: 8-32g/ngày Colestipol:10-40g/ngày

Cơ chế: tăng oxyd hóa cholesterol thành acid mật

Tác dụng phụ: táo bón, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn...

Acid fibtic

Giảm TG Giảm LDL-C Tăng HDL-C TC

20 – 50%

5 – 20%

10 – 20%

20 – 25%


Gemfibrozil: 600mg x 2/ngày Fenofibrate: 200-300 mg/ngày

Cơ chế: là chất chủ vận cho yếu tố chuyển nhân, kích thích sự tổng hợp các men oxyd hóa acid béo làm giảm TG

Tác dụng phụ: khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy

Acid nicotinic

Tăng HDL-C Giảm LDL-C Giảm TG

15 – 35%

5 - 35%

20 - 50%


1-3 g x 3/ngày

Cơ chế: ngăn chặn sự hấp thu axít mật ở ruột, thúc đẩy tăng thụ thể LDL ở gan để thu nhận cholesterol tuần hoàn để tổng hợp mật.

Tác dụng phụ: đỏ bừng da, rối loạn tiêu hóa, viêm gan…

Eztimib

Giảm LDL-C Giảm TC

TG HDL-C

18 - 20%

12%

Giảm nhẹ Tăng nhẹ


10mg/ngày

Cơ chế: ức chế hấp thu cholesterol trên thành ruột non (NPC1L1).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Đánh giá tính an toàn và tác dụng trên các thông số lipid máu của cao chiết từ lá cây Chè vằng Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae trên thực nghiệm - 3

1.5. CÁC MÔ HÌNH GÂY TĂNG LIPID MÁU TRÊN THỰC NGHIỆM

Để nghiên cứu thuốc điều trị rối loạn lipid máu, trước hết phải gây được mô hình tăng lipid máu. Có ba mô hình dược lý đã được nghiên cứu và áp dụng trên động vật thực nghiệm là: gây tăng cholesterol hoặc lipid máu ngoại sinh (đưa cholesterol và mỡ theo đường thức ăn), gây tăng cholesterol máu nội sinh (gây tăng tổng hợp cholesterol) hoặc phối hợp cả hai loại này.

Động vật thường được sử dụng trong các mô hình tăng cholesterol máu là: thỏ, chuột cống, chuột nhắt, hamster, ngoài ra có thể dùng khỉ, lợn, chim cút…

Tại Việt Nam, các mô hình đánh giá tác dụng hạ lipid máu chưa có nhiều. Tập trung chủ yếu vào các mô hình gây tăng bằng các chất gây tăng theo cơ chế ngoại sinh như mô hình gây tăng bằng chế độ ăn giàu chất béo, giàu cholesterol. Việc gây tăng bằng chế độ ăn giàu cholesterol đã được chứng minh có thể gây tăng được lipid máu. Tuy nhiên chỉ 30% cholesterol có nguồn gốc ngoại sinh, 70% còn lại được gan tổng hợp có nguồn gốc nội sinh. Do vậy, việc gây tăng bằng chế độ ăn thường mất thời gian, tốn kém, mức gây tăng thường không cao, chưa thực sự phù hợp với mục đích sàng lọc thuốc.

Để gây tăng lipid máu nội sinh, các chất gây tăng lipid máu thường sử dụng là Tween 80 (Polysobarte 80), Triton WR-1339 (Tyloxapol), Poloxamer 407 (P-407),.. với đặc điểm chung: liều đơn tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm màng bụng có thể gây tăng lipid nhanh và rõ rệt, nồng độ đỉnh quan sát được sau khi gây tăng bằng Tween 80 là 6-12 giờ, Triton WR-1339 là khoảng 24 giờ, P-407 là khoảng 36 giờ sau tiêm. Do đó, so với gây tăng lipid máu bằng chế độ ăn thì phương pháp này nhanh và đơn giản hơn giúp phát hiện các thuốc có tác dụng trên sinh tổng hợp và chuyển hóa lipid, thích hợp cho việc nghiên cứu, sàng lọc ban đầu [23, 40].

Trên thế giới mô hình gây tăng lipid máu theo cơ chế nội sinh (kích thích gan tăng tổng hợp cholesterol) thường hay được áp dụng hơn để sàng lọc các thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Các mô hình này đã được chứng minh có khả năng tăng mạnh lipid máu trong thời gian ngắn, thuận tiện và tiết kiệm được chi phí, phù hợp để sàng lọc và đánh giá các thuốc hạ lipid máu. Trong các chất

gây tăng theo cơ chế nội sinh, P-407 được sử dụng khá phổ biến, hiệu quả gây tăng cao và không gây độc tính cho động vật thực nghiệm [36].

Mô hình gây tăng lipid máu bởi Poloxamer 407: mô hình được nghiên cứu bởi Johnston T.P và cộng sự. Năm 1992, nhóm nghiên cứu của Johnston tiêm phúc mạc liều duy nhất P407 1,5g/kg trên chuột cống cho thấy khả năng tăng cholesterol và triglycerid huyết tương của P407. Sau đó là những nỗ lực tìm kiếm cơ chế gây tăng lipid máu trên cả invivo thực nghiệm động vật và invitro ty thể tế bào gan sử dụng liều 300mg/kg P407 [36].

1.6. GIỚI THIỆU VỀ CAO CHIẾT LÁ CÂY CHÈ VẰNG (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae)

Chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume Oleaceae) là một loài cây mọc khá phổ biến ở nước ta đặc biệt là các tỉnh miền Trung, được sử dụng rộng rãi để chữa viêm loét ngoài da, thông kinh, hoạt huyệt, chữa viêm tuyến sữa, trị thiếu máu, bổ gan, thải độc, ổn định huyết áp, kích thích tiêu hoá, ngủ

ngon giấc, chống oxi hoá. Chè được thu hái phơi khô hoặc nấu cao [7].



Hình 1.6: Cây chè vằng tự nhiên và các sản phẩm cao chiết

Chè vằng còn được gọi là chè cước man, dây cẩm vân, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae). Nhiều người gọi nhầm cây chè vằng là cây lá ngón, nhưng một cây có hoa vàng (lá ngón thật), một cây kia hoa trắng (chè vằng), ngoài ra còn có một số điểm khác cần chú ý để tránh nhầm lẫn [20].

Mô tả cây: chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc mọc ở các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6 mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5m và vươn dài đến 15-20m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (bằng hạt ngô). Khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc. Mùa quả chín tháng 7-10 [20].

Thành phần hóa học: Nghiên cứu từ những năm 1984 cho thấy chè vằng có terpenoid, glycosid đắng, flavonoid, syringin. Nhiều hợp chất có dược tính tốt đã được biết và công nhận như betulin, axit betulinic, 3β-acetyl-oleanoic, lupeol, β-sitosterol, rutin, astragalin, isoquercetrin, nicotiflorin, verbascosid, isoverbascosid, isooleoverbascosid, apiosylverbascosid, 6'-O- menthiafoloylverbascosid, Daucosterol, Dotriacontanol có trong chè vằng (Jasminum subtriplinerve Blume) [7, 43].

Tác dụng sinh học: Chè vằng có 4 nhóm hợp chất (terpenoid, glycosid đắng, flavonoid, syringin) đều có tác dụng kháng khuẩn (tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan máu, Shigella dysenteriae, S.shigae, trực khuẩn thương hàn, Achromobacter và ức chế yếu hơn đối với trực khuẩn mủ xanh). Tác dụng sinh học chủ yếu của chè vằng là tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra, chè vằng còn có tác dụng chống viêm, hạ sốt, làm lành vết thương bảo vệ niêm mạc, tăng tiết dịch mật, giảm nhu động ruột. Hoạt tính kháng khuẩn của chè vằng không biến động theo thời tiết và thời kỳ sinh trưởng của cây [11].

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

▪ Nguyên liệu: Lá chè vằng được thu mua tại huyện Thanh Chương và Tương Dương, tỉnh Nghệ An sẽ được chiết, cô đặc tạo cao chiết theo các bước mô tả như sau:

- Chọn lọc, xử lý, làm sạch lá.

- Lấy chất dịch chiết: Cho lá đã xử lý vào nồi đun với tỉ lệ 4kg nguyên liệu và 4 lít nước. Sau khi đun lần thứ nhất, để nguội, dùng mảnh vải mỏng hoặc vải màn gạn vắt bỏ bã, để lắng lọc lấy phần trong. Lặp lại với quá trình trên, chiết lần 2 với 4 lít nước. Kết thúc 2 lần đun thu được 5 lít dịch chiết.

- Cô đặc thành cao: khi cô phải ở nhiệt độ thấp, thời gian cô 4-5 giờ. Cao thu được cao ở thể dẻo, đặc quánh, sờ không dính tay. Bảo quản ở nơi kín khí, hạn chế oxi, phòng tránh oxy hóa, ở nhiệt độ phòng và áp suất thường.

Quy trình

Lá tươi

Đun lấy nước

Dịch chiết 1

Dịch chiết 2

Dịch chiết tổng



Cô đặc



Bảo quản

- Kết quả: Với 4kg nguyên liệu lá và 4 lít nước, chiết ở nhiệt độ sôi 100oC, áp suất thường. Đem cô đặc thu được 10-15% nước. Qua quá trình nấu từ 10-12 giờ, thu được 1 lạng cao lá ở thể dẻo, đặc quánh, sờ không dính tay. Bảo quản kín khí, tránh oxy hóa, nhiệt độ phòng và áp suất thường.

▪ Động vật thực nghiệm:

+ Chuột cống trắng chủng Wistar khỏe mạnh, cả hai giới, trọng lượng 180 ± 20g: để đánh giá độc tính bán trường diễn.

+ Chuột nhắt trắng dòng Swiss khỏe mạnh, cả hai giới, trọng lượng trung bình 25 ± 2 g/con (để đánh giá tác dụng trên lipid máu).

+ Chuột được cung cấp bởi Học viện Quân y và được nuôi bằng thức ăn tổng hợp, uống nước đun sôi để nguội, phòng nuôi chuột được khống chế nhiệt độ trong khoảng 23-25C, độ ẩm 45-75% [3, 44, 50].

Thuốc, hóa chất và máy móc phục vụ nghiên cứu:

+ Poloxamer 407 500g (Sigma – Singapore).

+ Atorvastatin viên nén bao phim 10mg (STADA - Việt Nam).

+ Fomandehit 500ml (công ty TNHH SX TM Việt Mỹ - Việt Nam)

+ Máy phân tích huyết học tự động Coulter LH 780, Máy phân tích sinh hóa tự động Beckman Coulter AU5800. Kính hiển vi. Bộ dụng cụ chẩn đoán ERBA thương mại được sử dụng để phân tích huyết thanh học của cholesterol toàn phần (TC), triglycerid (TG), lipoprotein- cholesterol mật độ cao (HDL-C).

+ Các hóa chất xét nghiệm và làm tiêu bản mô bệnh học.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 16/09/2024