Phụ Lục 1: Một Số Văn Bản Về Thực Hiện Cải Cách Ruộng Đất Sau Miền Bắc Giải Phóng.


30.Nguyễn Văn Khoan (2007), "Nhìn lại cuộc cải cách ruộng đất ở Hải Phòng - Kiến An", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (số 6),23-30.

31.Lê Quỳnh Nga (2008), "Quan điểm tiến hành cải cách ruộng đất ở vn trong những năm 1945-1956 qua các nghị quyết trung ương đảng", http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/Hoithao/VNHOC/TB9/nga.pdf.

32.Những nhận thức và chủ trương của cấp trên trong công tác giảm tô và cải cách ruộng đất 1956. Hồ sơ 378 Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

33.Văn Phong (1956), Đánh giá cho đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai lầm trong cải cách ruộng đất, Nxb Sự thật, H.

34.Vũ Huy Phúc, “Sự biến chuyển của chế độ sở hữu ruộng đất miền Bắc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, 50 năm viện Sử học những bài viết chọn lọc.

35.Thông tư, báo cáo của UBHC khu Tả ngạn về việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất (18/9/1953-31/5/1954). Hồ sơ số 331. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

36.Thông tư số 3-NC/KA về việc đền bù tài sản (3.3.1958). Kho lưu trữ UBND Thành phố Hải Phòng.

37.Thông tư số 4-NC/KA Kế hoạch thi hành thông tư số 3-NC/KA (3.3.1958). Kho lưu trữ UBND Thành phố Hải Phòng.

38.Thông tri số 15-TT/TƯ về việc huy động cán bộ, công nhân viên đi tham quan đấu bá trong cải cách ruộng đất (16.3.1956). Phòng lưu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.


39.Thông tri số 135-TT/TU v/v giải quyết thái độ cho cán bộ xuất thân ở giai cấp bóc lột đối với nhiệm vụ cải cách ruộng đất. Phòng lưu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 11

40.Thống kê tình hình và mức độ công tác của 12 đoàn cải cách ruộng đất đợt 5 khu Tả ngạn 1957. Hồ sơ 447. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

41.Thống kê tình hình chiếm hữu sử dụng ruộng đất và các hình thức bóc lột của giai cấp khu Tả ngạn. Hồ sơ số 448. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

42.Thống kê điều chỉnh ruộng đất, trâu bò, tài sản trong sửa sai các tỉnh khu Tả ngạn 1957. Hồ sơ số 449. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

43.Thống kê về thành phần giai cấp sau cải cách ruộng đất tại các tỉnh của khu Tả ngạn 1957. Hồ sơ số 450. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

44.Thống kê sửa sai về thành phần giai cấp cải cách ruộng đất của các tỉnh khu Tả ngạn 1957. Hồ sơ số 451. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

45.Tổng cục thống kê (2003), Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Thống kê, H.

46.Nguyễn Duy Trinh (1957), Báo cáo bổ sung về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức (đọc trước kỳ họp Quốc hội lần thứ IV ngày 4.1.1959), NXB Sự Thật, H.

47.Trường Chinh, Thấu suốt đường lối chung của Đảng ở nông thôn để sửa sai cho tốt (1957), NXB Sự Thật, H.


48.Uỷ ban cải cách ruộng đất Trung ương (1956), Những chính sách trong giảm tô và cải cách ruộng đất (sắc lệnh, nghị định, thông tư, điều lệ do Chính phủ ban hành) tập I, H.

49.Viện Kinh tế thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội (1968), Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

50.Viện Kinh tế thuộc Uỷ ban Khoa học xã hội (1985), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của cách mạng quan hệ sản xuất trong Nông nghiệp nước ta, Nxb KHXH, H.

51.Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê nin & Tư tưởng Hồ Chí Minh (1975), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975), Nxb CTQG, H.


PHỤ LỤC


1. Phụ lục 1: Một số văn bản về thực hiện cải cách ruộng đất sau miền Bắc giải phóng.

1/ BẢN QUY ĐỊNH BỔ SUNG VÀ SỬA ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT ĐỘNG QUẦN CHÚNG GIẢM TÔ VÀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

(Số 473-TTg ngày 1.3.1955 của Thủ tướng Phủ)

Căn cứ vào những đặc điểm của tình hình mới hiện nay, sau khi hiệp định đình chiến ở Đông Dương đã được thực hiện;

Xét tình hình thực tế trong vùng nông thôn mới giải phóng trước và sau khi kí hiệp định đình chiến;

Xét cần phải đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất để mau chóng cải thiện đời sống nông dân, phục hồi sản xuất và đẩy mạnh đấu tranh chính trị củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc;

Căn cứ vào đề nghị của Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương;

Sau khi đã được Hội đồng Chính phủ thông qua và Ban thường trực Quốc hội thỏa thuận;

Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ra những điều quy định bổ sung và sửa đổi sau đây về chính sách phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất:

I- Thoái tô ở vùng mới giải phóng

1. Trong khi phát động quần chúng giảm tô, địa chủ nào có ruộng đất phát canh trong vùng mới giải phóng mà chưa giảm tô oặc chưa giảm đúng mức, hoặc đã tăng tô, đều phải thoái tô cho nông dân.

2. Chính sách thoái tô ở những vùng mới giải phóng quy định như sau:


a. Ở những nơi nào là vùng căn cứ du kích từ năm 1949 cho đến khi được giải phóng (hoặc năm 1949 sau khi có Sắc lệnh giảm tô vẫn còn là vùng tự do sau biến thành vùng căn cứ du kích) thì thoái tô tính từ ngày có Sắc lệnh giảm tô số 78-SL ngày 14.7.1949.

Ở những nơi nào đã là vùng căn cứ du kích, địa chủ đã giảm tô, nhưng khi Pháp đến lại tăng tô thì nay phải thoái tô.

b. Ở những vùng du kích và vùng bị tạm chiếm mới giải phóng từ 1950 đến nay, thì thoái tô từ ngày được giải phóng.

c. Ở vùng bị tạm chiếm mới được giải phóng khi thi hành hiệp định đình chiến, thì chỉ thoái tô từ năm 1953, sau khi có Sắc lệnh về chính sách ruộng đất số 149-SL ngày 12.4.1953

3. Trong phát động quần chúng giảm tô, việc thoái tiền công quỵt chỉ đặt ra với những địa chủ cường hào gian ác đầu sỏ.

Thời gian phải thoái tiền công quỵt cũng theo như thời gian phải thoái tô ở điều 2.

II. Xử lý những địa chủ có tội ác đối với nông dân và địa chủ không theo pháp luật

1. Từ nay, trong phát động quần chúng thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất, đối với giai cấp địa chủ sẽ chia làm 4 loại sau đây mà có phân biệt đối xử:

1 – Nhân sĩ dân chủ và thân sĩ yêu nước, 2 – Địa chủ kháng chiến,

3 – Địa chủ thường,

4 – Địa chủ cường hào gian ác.

2. Trong khhi phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của Chính phủ, bất cứ địa chủ nào, nếu có âm mưu hoặc hành động phá hoại việc thi hành chính sách ruộng đất, làm hại đến tính mạng, tài sản của nông dân,


hạơc sau khi đình chiến vẫn tiếp tục chống lại Chính phủ, phá hoại đoàn kết, phá hoại công việc quốc phòng thì đều bị đưa ra truy tố trước Toà án nhân dân đặc biệt theo Sắc lệnh số 15-SL ngày 12.4.1953 quy định về việc trừng trị những địa chủ chống lại pháp luật trong khi phát động quần chúng.

3. Trong phát động quần chúng thực hiện chính sách ruộng đất của Chính phủ, để xử lý những địa chủ có tội ác, không tổ chức các cuộc “đấu” mà chỉ lập những phiên toà án nhân dân đặc biệt xét xử.

Trong những phiên tòa đó, nhân dân có quyền tố khổ và vạch tội ác của địa chủ. Ngoài chánh án và thẩm phán chuyên môn của toà án, trong mỗi phiên tòa cần có từ 3 đến 5 đại biểu nông dân lao động ở địa phương làm thẩm phán nhân dân để tham gia việc xét xử.

III. Việc vạch thành phần giai cấp những người công thương nghiệp kiêm địa chủ và những người làm nghề tôn giáo

1. Đối với những người công thương nghiệp kiêm địa chủ trước đây có ruộng đất phát canh thu tô trong vùng quân Pháp tạm chiếm đóng hoặc vùng du kích, nhưng trong thời gian kháng chiến đã tản cư ra vùng tự do, từ năm 1949 đến nay không bóc lột như địa chủ nữa thì không gọi là địa chủ, nhưng ruộng đất của họ ở nông thôn cũng cần trưng mua như ruộng đất của địa chủ.

2. Trong phát động quần chúng giảm tô những người công thương nghiệp kiêm địa chủ phải giảm tô và thoái tô. Trong cải cách ruộng đất, nói chung họ không bị gọi về nông thôn để quần chúng nông dân vạch thành phần giai cấp và ruộng đất của họ sẽ được trưng mua. Song họ phải viết thư về cho nông hội nơi họ có ruộng đất đó tự nhận thành phần là nhà công thương nghiệp kiêm địa chủ và kê khai ruộng đất, trâu bò, nông cụ của họ.

3. Đối với những người chuyên làm nghề tôn giáo như linh mục, nhà sư, v.v… quả lý ruộng đất phát canh của tôn giáo hoặc có ít ruộng đất tách riêng phát canh, nay không vạch thành phần địa chủ, nhưng họ phải chấp


hành đúng chính sách ruộng đất của Chính phủ. Trong lúc cải cách ruộng đất, ngoài việc trưng mua phần ruộng đất của tôn giáo, sẽ trưng mua phần ruộng đất tư của họ theo như cách trưng mua ruộng đất của địa chủ thường.

IV. Việc thi hành tịch thu, trưng thu, trưng mua trong khi cải cách ruộng đất

1. Đối với địa chủ đã hợp tác với Pháp trong thời kỳ chiến tranh mà không bị kết án hoặc không bị coi là cường hào gian ác thì ruộng đất của họ sẽ được trưng mua.

Điều khoản này không áp dụng với địa chủ nào trong thời gian kháng chiến đã bị kết án về tội việt gian phản động, và bị tịch thu hoặc trưng thu ruộng đất, và tài sản khác.

2. Từ nay chỉ thi hành tịch thu, trưng thu ruộng đất và tài sản khác đối với những địa chủ sau đây:

a. Địa chủ cường hào gian ác,

b. Địa chủ can tội chống pháp luật trong giảm tô và cải cách ruộng đất đã bị đưa ra toàn án xét xử.

V. Quy định về việc hiến ruộng

1. Đối với địa chủ là:

- Nhân sĩ dân chủ, thân sĩ yêu nước,

- Địa chủ kháng chiến,

- Địa chủ thường, bản thân hoặc có con tham gia quân đội nhân dân, làm cán bộ hoặc viên chức của chính quyền nhân dân,

Nếu muốn hiến ruộng đất trâu bò, nông cụ, lương thực và nhà cửa ở nông thôn thì cho phép được hiến.

- Đối với những viên chức của Pháp được giữ lại làm việc sau khi tiếp quẩn thành thị và những người kinh doanh công thương nghiệp ở các thành


thị lớn, nếu họ là địa chủ nhưng không phải là cường hào gian ác và muốn hiến ruộng đất thì cũng có thể được hiến (1).

2. Bất cứ trường hợp nào địa chủ muốn hiến ruộng đất phải được nông dân địa phương đồng ý và Ủy ban cải cách ruộng đất tỉnh chuẩn y.

3. Khi hiến ruộng đất, nếu chủ ruộng muốn giữ lại một số ruộng đất để tự lao động mà sống thì có thể xin giữ lại một số xấp xỉ với mức bình quân chiến hữu của nông dân ở địa phương.

Ngoài những điểm đã bổ sung và sửa đổi trong bản quy định này, tất cả những điều khoản khác ghi trong các Sắc lệnh, nghị định và Chỉ thị do Chính phủ hoặc Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương ban hành trước đây đều không thay đổi.


2/ MẤY VẤN ĐỀ BỔ SUNG VÀO CHÍNH SÁCH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỐI VỚI VÙNG MỚI GIẢI PHÓNG (Đã được Hội đồng

Chính phủ thông qua trong phiên họp trung tuần tháng 5.1955)

I. Mấy vấn đề chính sách cần bổ sung đối với vùng mới giải phóng

Vạch giai cấp:

Trong kháng chiến, địa chủ cũng như nông dân, có một số rời quê hương tản cư đi nơi khác (vùng tự do hoặc vùng sau lưng địch). Nay hòa bình được lập lại, họ lại trở về quê hương của họ. Vạch giai cấp của những người này rất phức tạp. Dưới đây quy định một số trường hợp cụ thể:

1. Trước năm 1949 vốn là địa chủ, nhưng đã 5 năm liền tản cư nơi khác, thì nên căn cứ vào chỗ có bóc lột tô hay không, có lao động hoặc làm một nghề khác hay không mà quy định thành phần từng gia đình hay từng người.

a. Trước năm 1949 vốn là địa chủ , nay nếu thuộc những truờng hợp sau thì cũng vẫn vạch là địa chủ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022