Đối Với Những Xã Có Nhiều Người Làm Nghề Thủ Công Và Làm Nghề Buôn Bán


- Tuy có tản cư đi nơi khác, nhưng vẫn tiếp tục bóc lột tô như cũ.

- Từ 1949 đến nay, có một thời kỳ độ 1, 2 năm không bóc lột, còn thì vẫn bóc lột như trước.

b. Trước năm 1949 vốn là địa chủ, nhưng nay nếu thuộc những trường hợp dưới đây thì không vạch là địa chủ:

- Từ tháng 7.1949 đến ngày hòa bình lập lại (7.1954) nếu tham gia lao động nông nghiệp hoặc làm một nghề khác như làm thợ, làm củi, làm gỗ, mở quán, buôn bán, mở xưởng tiểu công nghệ, v.v…để sinh sống trong thời gian 5 năm liền, không bóc địa tô thì không vạch là địa chủ, mà căn cứ vào nghề nghiệp mới để vạch thành phần của họ.

- Trường hợp cá biệt, có người trước đây có nhiều tội ác đối với nông dân, nông dân yêu cầu đấu tranh thì cá nhân người đó sẽ bị vạch là địa chủ cường hào gian ác và đưa ra xét xử, ruộng đất, tài sản sẽ bị tịch thu toàn bộ hoặc một phần. Nhưng gia đình họ vẫn không vạch là thành phần địa chủ.

- Trong 5 năm liền không bóc lột; nhưng có sức lao động mà không lao động, không làm nghề gì khác, chuyên sống vào củ bóc lột; hoặc tuy đã một thời gian 5 năm không bóc lột tô, nhưng sau khi hòa bình lập lại vẫn tiếp tục bóc lột tô thì vẫn vạch là địa chủ. Nhưng đối với những người địa chủ già cả, thiếu sức lao động, tản cư ra vùng tự do sống nhờ vào con cái, đã 5 năm liền không bóc lột tô nữa, tuy không làm nghề gì cũng không vạch là địa chủ.

2. Đối với những người năm 1949 là địa chủ, nay tuy không vạch thành phần là địa chủ nữa nhưng ruộng đất, tài sản của họ vẫn phải xử lý như ruộng đất của địa chủ. Đối với ruộng hoang của những người này thì xử lý như sau:

a. Nếu chủ ruộng là cường hào gian ác thì tịch thu ruộng hoang ấy.

b. Nếu chủ ruộng trước năm 1949 thuộc loại địa chủ thường thì trưng

thu.


c. Nếu chủ ruộng trước năm 1949 thuộc loại nhân sĩ dân chủ, địa chủ kháng chiến thì trưng mua.

Giá mua ruộng hoang này chỉ bằng 1/3 sản lượng thường niên.

3. Những gia đình từ tháng 7.1949 trở về trước là trung nông nay là phú nông, nhưng sau đó vì tham gia công tác kháng chiến hoặc bị tai nạn chiến tranh mất sức lao động, nếu nguồn sống chính dựa vào bóc lột như địa chủ, cũng không vạch là địa chủ mà vạch theo thành phần cũ của họ.

Giải quyết vấn đề tranh chấp ruộng đất, tài sản:

Nguyên tắc giải quyết là “đảm bảo đoàn kết ở nông thôn, có lợi cho phục hồi và phát triển sản xuất”.

- Trung nông đã có ruộng tư, nhưng lại để hoang mà đi vỡ hoang của địa chủ tốt hơn và gần hơn thì khi chia ruộng đất, trên cơ sở sở hữu của họ, chiếu cố thêm một phần ruộng họ đã khai hoang. Khi phải rút một phần ruộng đất họ đã khai hoang thì sẽ bù công khai phá bằng cách chia thêm quả thực cho họ. Nơi nào có nhiều ruộng đất để chia thì vấn đề rút ruộng vỡ hoang của những người này không đặt ra.

- Nông dân vỡ hoang ruộng của phú nông. Nếu là phần ruộng trước đây phú nông vẫn phát canh thì trưng mua số ruộng đó chia cho nông dân. Nếu là ruộng trước đây phú nông vẫn tự canh, nay người vỡ hoang muốn làm, nhưng phú nông muốn đòi lại, thì phải để cho nông dân được cày 3 năm tính từ ngày vỡ hoang.

- Nông dân vỡ hoang lẫn ruộng của nhau thì theo nguyên tắc trước đây đất thuộc quyền sở hữu của ai thì nay trả về người đó; nhưng nếu nông dân đồng ý đổi cho nhau thì cũng được.

Còn về tài sản trước đây nông dân lấy lẫn của nhau thì cần dàn xếp để người lấy trả lại cho người bị mất. Giải quyết những việc trên đây chỉ trong


trường hợp của hãy còn đó, người mất của và người giữ của cũng còn, ở cùng xã với nhau, hoặc tuy ở khác xã nhưng thôn giáp nhau.

II. Đối với những xã có nhiều người làm nghề thủ công và làm nghề buôn bán

Cuộc phát động quần chúng mở rộng xuống đồng bằng thì có nhiều thôn ruộng ít, và có nhiều người làm nghề thủ công, buôn bán. Tình hình ở đây có những đặc điểm đặc biệt khác, cho nên cần chú ý trong mấy điểm như sau:

1. Vạch giai cấp

Gia đình vừa làm nghề thủ công, vừa cày ruộng, không phân biệt nghề nào chính, nghề nào phụ, nếu họ yêu cầu và nông dân đồng ý thì vẫn vạch là nông dân.

- Thợ thủ công đã chuyển sang cày ruộng làm nguồn sống chính được trên một năm thì vạch là nông dân.

Vạch giai cấp ở những nơi này ngoài việc căn cứ vào số ruộng đất của họ, còn phải chú ý nghề nghiệp khác của họ nữa. Ở những nơi mức ruộng đất bình quân nhân khẩu quá ít thì phải xét điều kiện cụ thể xin chỉ thị của cấp, không nên chỉ căn cứ vào mức bình quân ruộng đất gấp 3 như đã ghi trong bản “Điều lệ tạm thời phân định thành phần giai cấp ở nông thôn” mà vạch thành phần họ là địa chủ.

2. Đối với ruộng đất của những người có ít ruộng đất cho phát canh:

Đối với ruộng đất của những có ít ruộng đất cho phát canh thì về nguyên tắc không đụng đến. Nhưng đối với gia đình tiểu chủ có ít ruộng đất cho phát canh, nếu nghề của họ đã đủ sống và nếu họ đồng ý thì trưng mua một phần ruộng đất của họ; phần để lại cho họ không nên thấp hơn mức chia cho bần cố nông.


- Ruộng đất của địa chủ phân tán vào người làm nghề thủ công, người buôn bán, nếu nhiều thì rút ra một phần, phần để lại bằng mức chia cho bần cố nông. Khi rút ruộng của họ thì cách trả tiền cho họ như trả cho trung nông.

3. Chia ruộng đất cho người làm nghề thủ công, buôn bán nhỏ:

- Những gia đình làm nghề thủ công không có tiền để phát triển đời sống thiếu thốn, có sức lao động nếu họ yêu cầu chia ruộng, thì chia cho họ một phần ruộng bằng phần chia cho bần cố nông.

- Những người buôn bán nhỏ có sức lao động và yêu cầu chia ruộng, thì cũng chia cho họ một phần ruộng; chia bao nhiêu, do nông dân định.

4. Những người thủ công hoặc làm nghề lao động khác tham gia tổ chức nông hội:

Những người làm nghề thủ công và lao động khác ở nông thôn được tham gia nông hội.

Trong những xã có nhiều người làm nghề thủ công và lao động khác thì trong Ủy ban hành chính và chấp hành nông hội của xã đều cần có đại biểu thuộc thành phần của họ. Số đại biểu ấy là bao nhiêu thì nên căn cứ vào số người làm nghề thủ công và lao động khác trong xã đó nhiều hay ít mà định.

III. Đối với những xã có nghề làm muối

1. Những gia đình không có lao động chính mà nguồn sống chính chỉ nhờ vào phát canh ruộng lúa, hoặc chỉ phát canh ruộng muối, thì đều vạch thành phần là địa chủ. Đối với ruộng muối, dụng cụ, trâu bò của họ dùng làm muối thì tùy theo họ là địa chủ cường hào gian ác hoặc địa chủ thường mà tịch thu, trưng thu, trưng mua và đem chia hẳn cho nông dân biết làm muối.

2. Đối với những người lao động vừa cày ruộng lúa vừa làm muối, hoặc chỉ làm muối, đều coi như nông dân. Khi chia ruộng đất thì tùy theo họ có ruộng lúa và ruộng muối nhiều hay ít, mà áp dụng nguyên tắc “thiếu nhiều


chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia” như đối với nông dân. Khi chia quả thực cũng chia cho họ như chia cho nông dân.

IV. Nói rõ thêm về vấn đề để lại ruộng đất cho nhà thờ, nhà chùa trong cải cách ruộng đất

Để thỏa mãn yêu cầu ruộng đất của bần cố nông, vừa để phù hợp với chính sách của Chính phủ tôn trọng và bảo đảm tự do tín ngưỡng, cần để lại cho nhà thờ, nhà chùa một số ruộng đất vừa phải đủ cho việc thờ cúng và đủ cho cha cố, sư sãi sinh sống.

Căn cứ trên nguyên tắc ấy, khi chia ruộng đất cần đưa vấn đề để ruộng đất cho nhà chùa, nhà thờ cho nông dân bàn. Ủy ban cải cách ruộng đất tỉnh căn cứ vào ý kiến của nông dân và tình hình cụ thể mà quyết định. Nếu là nhà thờ địa phận, ruộng đất có quan hệ đến nhiều nơi thì Ủy ban cải cách ruộng đất tỉnh hoặc Đoàn ủy cải cách ruộng đất triệu tập đại biểu nông dân những xã có liên quan đến bàn bạc, rồi báo cáo và xin chỉ thị Ủy ban cải cách ruộng đất khu hoặc Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương trước khi Ủy ban cải cách ruộng đất tỉnh quyết định.

Những nhà tu, nhà mụ, tiểu vãi, nếu xưa nay họ vẫn sống về ruộng đất có lao động thì chia cho họ một phần ruộng đất như chia cho nông dân.

Việc để lại ruộng đất cho nhà chung, nhà chùa phải do ý kiến của số đông nông dân bàn bạc và đề nghị. Cán bộ tuyệt đối không được mệnh lệnh.


2. Phụ lục 2: Một số văn bản về sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất.

1/ Thông tư số 012/TTg của Thủ tướng Phủ Về một số điểm trong chính sách cụ thể, cần nắm vững khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất (12.1.1957)



THỦ TƯỚNG PHỦ

-----

Số: 012/TTg

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------------------

Hà Nội, ngày 12 tháng 1 năm 1957

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 12


THÔNG TƯ

Về một số điểm trong chính sách cụ thể,

cần nắm vững khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất


Kính gửi UBHC các Khu, Thành phố và Tỉnh.


Thủ tướng Phủ đã có thông tư số 1196-TTg ngày 28.12.1956 giải thích và bổ sung chính sách phân định thành phần giai cấp ở nông thôn, và thông tư số 1197-TTg ngày 29.12.1956 về việc đền bù tài sản, nay nói rõ thêm mấy điểm để các cấp chính quyền và cán bộ nắm vững trong khi tiến hành sửa chữa sai lầm về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức.

I - VỀ VIỆC PHÂN ĐỊNH THÀNH PHẦN GIAI CẤP:

1. Đối với những người làm nghề khác, trong thông tư số 1196-TTg nói: “Những người làm nghề khác có ruộng đất phát canh tùy bình quân chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình có quá gấp 3, 4 lần bình quân chiếm hưu một nhân khẩu ở địa phương nhưng tổng số ruộng đất không nhiều, xétkhông cần thiết thì không vạch là địa chủ”. Như vậy là trường hợp ruộng đất của gia đình đó có ít, tùy mức bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương, nhưng mức bóc lột không quá mức bóc lột của phú nông thì cũng không quy là địa chủ.

Ở vùng nhiều ruộng công, trong thông tư số 1196-TTg cũng nói “những gia đình chiếm hữu nhiều ruộng công mà không lao động nếu những


năm gân đây đã trả lại ruộng công và đã tham gia lao động, xét không cầnthiết thì không vạch là địa chủ”.

Cần hiểu xét không cần thiết ở đây có nghĩa là những ngươi đó theo tiêu chuẩn nói trên đáng lẽ vạch là địa chủ nhưng vì họ có ít ruộng đất và ít tội ác với quần chúng thì không vạch là địa chủ. Trong trường hợp người có nhiều tội ác, quần chúng oán ghét, trong cải cách ruộng đất đã vạch là địa chủ thì nay không hạ thành phần nữa.

Đối với những người có nghề khác và ở vùng hiều ruộng công, việc sửa thành phần phải do Ủy ban hành chính tỉnh xét duyệt.

2. Những người đủ tiêu chuẩn là địa chủ, đáng lẽ có thể chiếu cố không vạch là địa chủ, nhưng trong cải cách ruộng đất đã vạch gia đình đó là địa chủ thì nay cho họ thay đổi thành phần theo nghề nghiệp của họ.

Ví dụ: một người làm nghề khác có ruộng đất phát canh, bình quân chiếm hữu một nhân khẩu trong gia đình đó quá gấp 3 lần bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương; đáng lẽ chiếu cố nghề nghiệp khác của họ thì không vạch gia đình này là địa chủ, nhưng trong cải cách ruộng đất đã quy họ là địa chủ, thì nay không nên là cải cách ruộng đất làm sai, phải sửa lại thành phần, mà nên đặt vấn đề cho họ được thay đổi thành phần theo nghề nghiệp của họ. Ruộng đất, tài sản của họ đã trưng mua, nay không phải đền bù lại, trừ trường hợp đã trưng mua quá đáng làm cho họ gặp khó khăn về sinh sống thì cần điều chỉnh lại một phần nào.

Nếu rõ ràng họ không đủ tiêu chuẩn là địa chủ, như có nghề khác mà ruộng đất của một nhân khẩu trong gia đình đó không quá gấp 3 lần bình quân chiếm hữu của một nhân khẩu địa phương thì phải sửa thành phần cho họ.

3. Ở vùng nhiều ruộng công, những người tuy mua trương ruộng công của xã hoặc mua phần ruộng của những người khác, nhưng trong gia đình không có ai tham gia lao động chính, số ruộng đất lại nhiều, chuyên đem


ruộng đất đó phát canh hoặc thuê người làm thì vẫn phải vạch là địa chủ, chứ không vạch là quá điền hay phú nông.

4. Trước đây, trong cải cách ruộng đất có quy định: tùy gia đình có lao động chính, nhưng chiếm hữu ruộng đất, số bóc lột về ruộng đất nhiều, trên 40 tạ và gấp 3 lần số tự làm ra thì vẫn vạch là địa chủ. Điều quy định này là đúng và cần thiết. Trong cải cách ruộng đất, một số xã đã vạch một số địa chủ theo tiêu chuẩn này. Nay các cấp và cán bộ cần chú ý nắm vững những quy định đó để tránh hạ lầm địa chủ xuống phú nông.

5. Trong vùng mới giải phóng, có một số người trước vốn là nông dân hoặc thành phần khác, đi ngụy quân hoặc làm ngụy quyền bản thân và cả gia đình không tham gia lao động nữa, ruộng đất chỉ có ít, nguồn sống chính dựa vào càn quét, cướp bóc của nhân dân, trong cải cách ruộng đất vạch họ là địa chủ cường hào gian ác và đã trừng trị về tội hình, nay xét tội của học vẫn đúng thì bản thân họ vẫn bị giam giữ, nhưng tuyên bố cho gia đình họ được thay đổi thành phần.

Nếu người có ít tội ác không đáng trừng trị, thì khi tha về cần tuyên bố là họ có tội nhưng Chính phủ khoan hồng. Đồng thời khi về xã cũng tuyên bố cho họ được thay đổi thành phần.

6. Những tên địa chủ cường hào gian ác có tội nhưng bị xử án quá nặng (không phải oan) thì sau này có dịp sẽ ân xá hoặc ân giảm.

7. Địa chủ hết thời hạn được thay đổi thành phần thì chỉ đổi xuống trung nông mà không hạ xuống bần cố nông, và không cho họ vào nông hội hoặc tổ đổi công. Nếu họ chuyển sang làm nghề khác, thì quy thành phần theo nghề nghiệp của họ.

8. Trong khhi tiến hành sửa sai, yêu cầu chính về sửa thành phần là sửa chữa những trường hợp vạch lầm nông dân lao động, phú nông và những người thuộc thành phần khác lên địa chủ.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí