Thống Kê Tổng Hợp Điều Chỉnh Ruộng Đất Cho Các Hộ Và Các Diện Được Đền Bù (14.9.1957) [42, 16]


rời rạc, chỉ có một cán bộ tuyên huấn, và hầu như khoán trắng cho toà án và công an. Việc tuyên truyền ở xã yếu đi, nên quần chúng khinh miệt, thành kiến đối với người được tha kể cả nông dân, khiến họ th iếu phấn khởi.

Việc xác minh, xét duyệt chưa được khẩn trương. Nhất là ở bước 3, UBHC và Huyện uỷ lúc đầu xem nhẹ, chưa chú ý đến công tác xét trả tự do nên khoán trắng cho công an, toà án huyện làm. Sau đó Tỉnh đã họp bổ khuyết kịp thời nên sự lãnh đạo có phần chặt chẽ hơn. Tuy nhiên về phía Khu, việc xét duyệt án cũng tiến hành tương đối chậm, gần 3 tháng mà Khu chưa duyệt được 20 hồ sơ do Tỉnh gửi lên. Tính đến tháng 7 năm 1957, vẫn còn một số án tử hình chưa xác minh và minh oan được.

Trong bước 1, ta thả nhầm một số cường hào gian ác có con là cán bộ, bộ đội, một số tên khi về vẫn khinh rẻ nông dân, tranh chấp tài sản với nông dân, tìm cách gây dựng lại uy thế của họ. Bước 2 tha nhầm một số tên có nhiều tội ác, nên quần chúng không đồng tình. Hơn thế nữa, xét tiêu chuẩn của Trung ương về việc trả tự do qua 3 bước: những trường hợp đúng là địa chủ nhưng vì có con em là cán bộ, bộ đội nên được tha về ở bước 1, trong khi đó nông dân lao động bị kích lên địa chủ thì phải đến bước 3 mới được tha về; hoặc ở bước 1, địa chủ được tha về cũng được đối xử và hưởng tiêu chuẩn như cán bộ, đảng viên. Điều này gây thắc mắc trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên.

2.3.3. Công tác sửa thành phần và đền bù tài sản

Sửa thành phần và đền bù tài sản là công tác gay go, phức tạp nhất, quyết định đến tính chất của toàn bộ công tác sửa sai. Mục đích của công tác này là nhằm tạo điều kiện ổn định tình hình nông thôn, tăng cường đoàn kết nội bộ nhân dân.


Yêu cầu của việc sửa sai thành phần là phải làm đúng chính sách, đảm bảo không quy sai và hạ sai thành phần, vận dụng đúng đường lối nông thôn của Đảng. Trên tinh thần đó, Tỉnh ủy và các cấp ủy đã hướng dẫn cho đảng viên, quần chúng học tập kỹ lưỡng mục đích, ý nghĩa của công tác sửa thành phần, tiêu chuẩn thành phần, đồng thời cử người về nói chuyện nhằm đả thông tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, quần chúng.

Trong quá trình thực hiện công tác sửa sai thành phần, chúng ta gặp phải một số khó khăn. Đó là số người bị quy sai lên địa chủ, phú nông nhiều, nên việc xét sử lại phải hết sức thận trọng và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, khi đặt vấn đề sửa thành phần, diễn biến tư tưởng của một số cán bộ, đảng viên và quần chúng có biểu hiện phức tạp: người muốn hạ, người không muốn hạ, một số đông không có ý kiến gì, dè dặt, hay bàng quan vì sợ thù oán, sợ lại làm sai, hay không muốn trả lại tài sản được chia trong cải cách. Thậm chí, trong các cuộc họp của nhân dân, một số người lên giọng trấn áp thân nhân, họ hàng của những người bị quy sai; số khác im lặng, không dám phát biểu. Trong tình hình đó, ta đã phải tăng cường học tập lại và giáo dục thêm ý thức trách nhiệm cho nhân dân về quy định thành phần.

Với tinh thần kiên quyết, và triệt để, công tác sửa thành phần đã đạt được những kết quả nhất định: Trong cải cách ruộng đất, ta đã quy 3 .796 hộ địa chủ, đến sửa sai đã xét duyệt và hạ thành phần cho 2.228 hộ (trong đó có 1.483 hộ xuống trung nông, 745 hộ xuống các thành phần khác). Ngoài ra ta cũng đã hạ thành phần cho 2.072 gia đình trung nông khác bị kích lên phú nông và các thành phần bóc lột khác.

Trong nội bộ giai cấp địa chủ, số bị quy sai lên địa chủ cường hào gian ác đã xem xét và điều chỉnh: 163 hộ xuống địa chủ thường, 39 hộ xuống địa chủ kháng chiến.


Tổng cộng ta đã sửa sai và hạ thành phần cho 4.300 hộ bị quy sai trong cải cách ruộng đất.

Song song với công tác hạ thành phần, ta cũng đã tiến hành đền bù tài sản cho những người bị tịch thu, trưng thu, trưng mua sai; những diện được chia chưa hợp lý trong cải cách ruộng đất.

Thực hiện chủ trương đền bù tài sản, các xã đã tổ chức học tập phổ biến chính sách trong chi bộ Đảng, trong cán bộ quân, dân, chính, tổ nông hội và các gia đình thuộc diện được giúp đỡ đền bù tài sản. Phương châm của việc đền bù tài sản là tận dụng tối đa khả năng của địa phương, dựa vào sự thương lượng, bàn bạc trên tinh thần nhân nhượng lẫn nhau giữa những người được chia và người bị quy sai, để cho những người được chia vui lòng bỏ ra một phần, và người bị quy sai vui lòng chịu thiệt thòi một phần. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẵn sàng đứng ra bù thêm cho những phần tài sản còn thiếu của những người bị quy sai bằng cách mua lại những phần ruộng đất, trâu bò, nhà cửa… và trả dần bằng tiền hoặc hiện vật trong 5 năm. Tuy nhiên, tinh thần chính vẫn là dựa vào khả năng của địa phương, dựa vào sự tự nguyện của quần chúng nhân dân, khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ đền bù của Chính phủ.

Vấn đề đền bù tài sản gặp rất nhiều khó khăn, vì số lượng người bị tịch thu, trưng thu, trưng mua sai rất nhiều, hơn thế nữa những tài sản này đã được chia cho những nông dân lao động khác. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, đã xảy ra những hiện tượng tự phát trong nhân dân, gây mất ổn định tình hình nông thôn: một số người bị quy sai, nay được hạ thành phần đã tự động đến nhận nhà của người được chia, giữ ruộng không cho nông dân cày cấy, đem trâu bò về; một số có biểu hiện thăm dò thái độ của cán bộ và nhân dân về tài sản của họ bị chia như thế nào. Về phía người được chia tài sản, có người đã tự trả lại tài sản cho những người


được tha về, nhưng cũng có hiện tượng tìm cách phân tán tài sản được chia. Vì vậy, tuy có cố gắng giải quyết song việc đền bù tài sản cũng chỉ đạt được ở mức độ tương đối.

Bên cạnh việc vận động quần chúng nhân dân tự nguyện là chính, địa phương cũng đã rút bớt một phần ruộng đất, trâu bò, nhà cửa của những hộ đã được chia trong cải cách ruộng đất như: rút 118 mẫu 1 sào 2 thước của 106 hộ; rút trâu bò của 615 hộ, rút nhà cửa của 464 hộ để đền bù phần nào cho những hộ bị quy sai nay được hạ thành phần và những diện khác.

Bảng 2.1. Thống kê tổng hợp điều chỉnh ruộng đất cho các hộ và các diện được đền bù (14.9.1957) [42, 16]


Diện được đền bù


Số hộ

Nhân khẩu

Ruộng đất cần bù (m.s.t)


1. Những hộ bị quy sai nay được hạ thành phần

- Trung nông

- Phú nông

- Lao động khác

- Ít ruộng đất phát canh


182

55

6

12


932

295

29

76


144.7.9

59.6.6

0.3.0

4.1.5

Tổng cộng

255

1.332

208.8.2

2. Những hộ bị rút ruộng sai chính sách trong CCRĐ

- Bần cố nông

- Trung nông

- Phú nông


9

17

1


37

107


2.6.8

7.8.3

0.7.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 8



- Lao động khác


4


Tổng cộng

27

148

11.1.1

3. Những hộ có nhân khẩu chưa được chia trong CCRĐ


21


198


39.9.4

4. Những nhân khẩu chưa được

ưu tiên, ưu đãi



102


5. Những hộ địa chủ trong CCRĐ được chia quá ít


70


325


24.9.0

6. Tôn giáo, tín ngưỡng



50.7.4

Tổng cộng

373

2.105

355.3.2


Ngoài ruộng đất, địa phương cũng đã đền bù cho những hộ bị quy sai nay được hạ thành phần những tài sản khác như: đền bù 81 con trâu, bò; 95 cái cày bừa; trả lại nhà hay đền bù nhà khác cho 190 hộ dân…

Ngoài những phần tài sản được chuyển giữa những người được chia và người bị quy sai nay được hạ thành phần, Chính phủ cũng đã đứng ra giúp đỡ đền bù những phần tài sản còn thiếu cho các tầng lớp nhân dân.

2.3.4. Công tác chấn chỉnh tổ chức

Trong cải cách ruộng đất, các tổ chức cũ bị giải tán. Toàn tỉnh có 64 chi bộ đã giải tán 50 và không công nhận 14 chi bộ, gạt 2.126 đảng viên ra khỏi đảng.

Các tổ chức mới xây dựng trong cải cách ruộng đất cũng hầu như tê liệt, đảng viên mới là những người bị đả kích mạnh nhất, mất niềm tin với nhân dân. Các ngành chính quyền và các giới xã, cán bộ dao động, nằm im, sợ xin nghỉ công tác ngày một nhiều, quần chúng không sinh hoạt.

Thực hiện sửa sai, các cán bộ sửa sai đã xuống xã công tác, đã gặp và thận trọng xét lại số đảng viên bị xử trí oan và đã phục hồi đảng viên cho các


đồng chí. Toàn tỉnh đã phục hồi trên 1.000 đảng viên. Cụ thể, đoàn 3 đã phục hồi 1.050 đảng viên, đoàn 4 phục hồi 121 đảng viên. Tính chung số đảng viên cũ còn lại trong cải cách ruộng đất cộng với số đảng viên mới kết nạp, và những đảng viên được phục hồi sau sửa sai, toàn tỉnh có khoảng trên 3.000 đảng viên. 64 chi bộ đảng trước đây bị giải tán và không công nhận thì nay đã được phục hồi. Bên cạnh đó, ta đã lập thêm 43 chi bộ mới, tổng cộng toàn tỉnh có 107 chi bộ.

Kiện toàn bộ máy chính quyền xã

Thực hiện thông tư số 1169-TTg của Thủ tướng phủ về việc kiện toàn bộ máy chính quyền cấp xã, Tỉnh đã họp các huyện phổ biến kế hoạch và biện pháp thực hiện.

Sau cải cách ruộng đất, Tỉnh đã tuyên bố trả tự do cho 908 cán bộ bị xử trí oan, số còn lại đang tiếp tục điều tra xét duyệt. Các xã cũng đã làm công tác vận động tư tưởng để các đồng chí này tiếp tục về tham gia công tác.

Huyện kiểm điểm và xét những xã nào cần điều chuyển và có điều kiện làm trước để phục vụ cho công tác sửa sai hiện tại. Sau đó, huyện phân công uỷ viên trực tiếp xuống từng xã, kết hợp với cán bộ sửa sai, thẩm tra, nắm tình hình, nhận xét ai cần chuyển sang ngành khác, ai giữ lại, ai cần đưa vào Uỷ ban, rồi phát động từng người, làm cho họ nhận thức đúng, tự nguyện, tự giác, tham gia bàn bạc để xây dựng, kiện toàn chính quyền.

Trong bước 1, ta đã kiện toàn xong 98 xã, còn 9 xã thuộc 3 huyện Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo chưa hoàn thành về số lượng cũng như thành phần theo đúng như thông tư 1169-Ttg của Thủ tướng phủ. Có những xã đưa vào uỷ ban quá nhiều tới 12, 13 uỷ viên nhưng vẫn kém tác dụng. Có xã trung nông chiếm nhiều, hoặc chánh phó chủ tịch là trung nông hay bần nông cả. Đến đầu bước 2, ta tiếp tục chấn chỉnh kiện toàn. Kết quả 9 xã có 75 uỷ viên


(trong đó 16 cố nông, 28 trung nông, 31 bần nông, 1 lao động khác, 32 đảng viên).

Về mặt bồi dưỡng cán bộ xã, nói chung các huyện từ sau bước 1 đã đặt vấn đề bồi dưỡng cho cán bộ xã về lề lối làm việc và phân công phân nhiệm cho từng người trong uỷ ban. Riêng huyện Kiến Thuỵ đã triệu tập chủ tịch và phó chủ tịch các xã họp hội nghị 4 ngày, kiểm điểm tình hình công tác bước 1, rút ra những ưu khuyết điểm phục vụ cho công tác bước 2, đồng thời bồi dưỡng cách làm việc cho từng uỷ viên, sao cho mỗi người đi sâu vào từng khối lượng công tác của mình, làm việc phải sát thực tế, sát nhân dân.

Kiện toàn các ban ngành giúp việc xã

Đi đôi với chấn chỉnh bộ máy chính quyền, các xã đồng thời tiến hành kiện toàn các ban ngành giúp việc xã để đảm nhiệm công tác chuyên môn.

Ban công an: qua bước 1 về cơ bản đã được phục hồi, chấn chỉnh, bổ sung cán bộ. Tính đến tháng 3 năm 1957, toàn tỉnh có 228 cán bộ công an xã, trong đó 92 xã đã có uỷ viên trong uỷ ban phụ trách công an, 15 xã còn lại mới chỉ có đồng chí phó chủ tịch phụ trách chung. Tóm lại, mỗi xã đã kiện toàn có từ 2 đến 3 người, trừ một số xã như Lê Lợi (An Dương) mỗi xóm có từ 1 đến 2 công an xã.

Ban xã đội: trong toàn tỉnh, 104 ban chỉ huy xã đội được phục hồi, bổ sung. Còn lại 3 xã Đại Hợp, Minh Tân (Kiến Thuỵ), Đại Thắng (Tiên Lãng) đến hết bước 2 mới kiện toàn xong. Tổng số cán bộ xã đội là 438 người, mỗi xã có từ 3 đến 5 cán bộ. Xã nào cũng có uỷ viên trong uỷ ban làm xã đội trưởng.

Ban văn hoá – xã hội: Tất cả các xã trong Tỉnh đều có uỷ viên phụ trách văn hoá hay xã hội, trừ những xã có 7 uỷ viên thì 1 đồng chí phụ trách kiêm cả 2 phần trên. Về xóm, hầu như các xóm đều có từ 1 đến 2 giáo viên giảng dạy, phong trào học tập trong nhân dân được đẩy mạnh, đặc biệt là ở


các xã Tân Trào, Tân Phong (Kiến Thuỵ), mỗi xóm trong xã đã xây dựng một nhà trường để nhân dân tiện lợi đi lại học tập. Về văn hóa, mỗi xã đã có 1 nhà văn hoá để nhân dân trong xóm đọc sách báo.

Tư tưởng cán bộ cũ mới

Trong khi học tập đường lối sách lược nông thôn, đa phần cán bộ mới tỏ ra hào hứng, phấn khởi công tác, nhưng ngược lại còn một số nghi ngờ không an tâm công tác, cho rằng trước sau uỷ ban cũng bầu lại, còn một số muốn an phận về nhà nhà giúp đỡ gia đình sản xuất, một số thì nằm im, chây lười bỏ nhiệm vụ không làm.

Tư tưởng cán bộ cũ được phục hồi sau cải cách ruộng đất, đa phần muốn gạt cán bộ mới ra ngoài bộ máy. Một số đồng chí tỏ ra hoài nghi chính sách của Đảng, Chính phủ; một số cán bộ xin nghỉ (Hợp Đức – Kiến Thuỵ, Uỷ ban có 9 người thì 6 người đề nghị xin nghỉ công tác), một số cán bộ trung nông tỏ ra không hào hứng công tác, cho rằng Đảng và Chính phủ tin ở bần cố nông hơn họ, cũng có những cán bộ xin nghỉ để về giúp đỡ gia đình sản xuất. Trung bình, mỗi xã có từ 2 đến 3 người xin nghỉ công tác.

Trước tình hình đó, cán bộ sửa sai đã hướng dẫn các xã, nhiều lần tổ chức họp cán bộ cũ mới để giải thích, ổn định tư tưởng, nói rõ trách nhiệm của mỗi đồng chí là đoàn kết để sửa sai được tốt. Qua bồi dưỡng giáo dục, cán bộ cũ mới đã dần dần thông cảm, vui vẻ công tác với nhau mặc dù số lượng cán bộ cũ tham gia còn ít; việc sinh hoạt bước đầu được phục hồi, dần đi vào nền nếp.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, với tinh thần quyết tâm cao độ, Đảng bộ và quần chúng nhân dân Kiến An đã từng bước khắc phục những hậu quả do sai lầm của cuộc cải cách ruộng đất gây ra.

Qua thực hiện nhiệm vụ của công tác sửa sai và chỉnh đốn tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Đảng bộ Kiến An đã nắm vững chủ trương,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022