Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 13


Trong khi sửa sai, nếu có địa chủ cường hào gian ác lọt lưới rõ ràng, tội ác lớn, quần chúng oán ghét thì vẫn phải vạch thành phần những tên đó. Những địa chủ thường lọt lưới rõ ràng, ruộng đất hiện nay còn nhiều, quần chúng yêu cầu, thì cũng phải vạch thành phần.

II - VỀ VIỆC ĐỀN BÙ TÀI SẢN

1. Nơi nào có phú nông có nhiều ruộng đất mà ít sức lao động, thật thà tự nguyện xin hiến một phần ruộng, thì Ủy ban hành chính Tỉnh nghiên cứu và có thể chuẩn y cho phú nông đó hiến ruộng, nhưng không nên tuyên truyền việc cho phú nông hiến ruộng.

2. Trong khi điều chỉnh ruộng đất để đền bù cho người bị quy sai, không được rút ruộng củ những người làm nghề khác ở nông thôn.

3. Đối với những nông dân lao động trong cải cách ruộng đất bị rút một phần ruộng tư thì nay phải trả lại phần ruộng tư đó hoặc phải đền bù cho họ. Trong cải cách ruộng đất có trung nông bị rút ruộng phân tán nhưng đã giữ phần ruộng phân tán lại, đưa ruộng tư ra thì nay không phải trả hoặc đền bù lại phần ruộng đất đã rút.

Cần chú ý là trong cải cách ruộng đất nơi nào đã rút một phần ruộng trung nông vỡ hoang của địa chủ, hoặc vỡ hoang ruộng công thì đó không phải là sai chính sách, nay không phải đền bù lại (xem nghị quyết của Hội đồng chính phủ tháng 5.1955 về “mấy vấn đề cần bổ sung vào chính sách cải cách ruộng đất đối với vùng mới giải phóng”).

4. Về trâu bò, khi đền bù cho những người bị quy sai là địa chủ phải dùng phương pháp thương lượng trên tinh thần đoàn kết, nhân nhượng lẫn nhau để đảm bảo sản xuất. Có thể trả lại cho người bị quy sai một phần trâu, bò; nơi nào nhiều trâu bò, có thể trả lại cho những người bị quy sai con trâu, con bò của họ, đồng thời vận động họ cho những gia đình bần cố nông bị rút


trâu được mượn trâu bò để cày, hoặc vận động nông dân giúp đỡ lẫn nhau, hay là chia ghép thêm vào những con trâu mới chia cho 2, 3 gia đình…

5. Đối với nhà chung, đền chùa, sau khi trưng thu, trưng mua nếu ta đã để lại ruộng đất quá ít, hay đã trưng thu lầm cả đồ lễ… thì nay phải sửa lại theo chỉ thị về việc sửa chữa sai lầm đối với tôn giáo. Còn việc trả lại số tô thoái quá mức thì không đặt ra.

6. Nơi nhà Nhà Chung lấy lại ruộng đất đã chia cho nông dân thì phải giái dục vận động quần chúng đấu tranh kết hợp với biện pháp chính quyền buộc nhà chung phải trả lại những ruộng đất đó cho nông dân.

Nơi nào giáo dân gặt tranh lúa của nông dân bên lương mới được chia ruộng nhà chung, hoặc đem của đấu tranh trả lại nhà chung, thì cần giải thích cho giáo dân nhận rõ làm như vậy là sai. Đồng thời cũng giải thích cho nhà Chung nhận rõ việc lấy lại hoa lợi mà nông dân vừa được chia là trái với chính sách của Chính phủ. Nơi nào quần chúng giác ngộ, tự giác đấu tranh đòi lại thì phải hết sức nâng đỡ, giải quyết nguyện vọng quả quần chúng, song cũng không nên đặt ra yêu cầu quá cao, thoát ly quần chúng, nhất là phải tránh gây ra xung đột giữa giáo và lương.

III - ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ HY SINH, NGƯỜI TỐ SAI VÀ

CÁN BỘ PHẠM SAI LÀM TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

1. Những người bị hy sinh là những người bị xử tử hình oan, bị tra tấn chết, hay chết trong trại giam, hoặc bị truy bức đã tự sát. Những người này không gọi là liệt sĩ. Người nào có thành tích đặc biệt thì phải báo cáo lên Ủy ban hành chính Khu xét và quyết định đề nghị truy thưởng.

2. Hài cốt của những người bị hi sinh lúc này chưa nên bốc đi nơi khác vì dễ gây căm thù trong quần chúng, đồng thời hại cho vệ sinh chung. Việc đưa hài cốt của những người ấy vào nghĩa trang hay không cũng để sau sẽ xét tường hợp.


3. Đối với con cái những người bị hi sinh, nhân dân và chính quyền địa phương cần cố gắng giúp đỡ về sinh sống, còn việc học hành thì giúp đỡ trong điêu kiện có thể, không nên đặt thành nguyên tắc như có nơi đề nghị “bé được phụ cấp, lớn được đi học và có học bổng”, vì hiện nay ta còn gặp khó khăn, nhiều con em cán bộ và liệt sĩ cũng chưa giải quyết được như thế.

Những người bị hi sinh sẽ được tính vào nhân khẩu thuế nông nghiệp của gia đình trong thời hạn 5 năm.

4. Đối với cán bộ thoát ly bị xử trí đuổi về xã và cán bộ xử trí sai (không phải đi tù), không đặt vấn đề truy lĩnh sinh hoạt phí và tiền phụ cấp, mà cần giải thích cho anh em nhận rõ khó khăn về tài chính hiện nay của Nhà nước. Nếu gia đình họ quá túng thiếu thì giúp đỡ, tùy theo hoàn cảnh từng gia đình mà định mức giúp đỡ một tạ, một tạ rưỡi hoặc nhiều nhất là hai tạ.


2/ Thông tư số 03-NC/KA của Ủy ban Hành chính Tỉnh Kiến An về việc đền bù tài sản (3.3.1958)


ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH KIẾN AN

-----

Số 03-NC/KA

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------------------------------

Kiến an, ngày 3 tháng 3 năm 1958

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 13


THÔNG TƯ

Về việc đền bù tài sản

Hiện nay công tác sửa sai căn bản đã hoàn thành. Các địa phương đã cố gắng làm theo đúng phương châm của Chính phủ và Đảng về việc vận động nông dân thương lượng đền bù tài sản cho những người bị quy sai và cán bộ


Quân, Dân, Chính Đảng xã đã được học tập thông tư số 417-TTg của Thủ tướng Phủ bổ sung về việc đền bù tài sản.

Để đảm bảo việc đền bù tài sản được tốt, Thủ Tướng Phủ đã có thông tư số 417-TTg và ngày 10.2.1958 có thông tư số 105-TTg giải thích và bổ sung thêm một số điểm trong việc thi hành thông tư số 417-TTg. Để thống nhát tài liệu cho cán bộ nhân dân học tập, nắm vững chủ trương chính sách của Chính phủ trong việc đền bù tài sản mà thực hiện, Ủy ban hành chính Tỉnh căn cứ vào tinh thần của 2 văn bản trên của Thủ tướng Phủ biên soạn thành thông tư này.

I. PHƯƠNG CHÂM CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ TÀI SẢN

Trước hết các cấp và các cán bộ cần nắm vững phương châm chính sách đền bù tài sản là: “đảm bảo lợi ích của nông dân lao động, kể cả nông dân lao động được chia và nông dân lao động bị quy sai, chiếu cố thích đáng đến lợi ích của các tầng lớp khác”.

II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐỀN BÙ TÀI SẢN LÀ NHẰM:

- Tăng cường đoàn kết nông thôn, chủ yếu là đàn kết giữa bần, cố, trung nông.

- Đảm bảo cho người bị quy sai đủ điểu kiện làm ăn sinh sống;

- Làm cho nông dân lao động (kể cả người được chia và những người bị quy sai) nhận rõ Đảng và Chính phủ quan tâm đến đời sống của họ, do đó mà củng cố lòng tin tưởng của họ đối với Đảng và Chính phủ, củng cố công nông liên minh;

- Ổn định quyền sở hữu ruộng đất của nông dân lao động, tạo điều kiện phát triển sản xuất.

Để đạt mục đích trên, trước hết cán bộ và nhân dân cần nhận rõ việc đền bù tài sản chủ yếu là tận dụng khả năng của địa phương, dựa vào nông dân lao động thương lượng, bàn bạc trên tinh thần nhân nhượng lẫn nhau giữa


những người được chia và người bị quy sai thấy rõ khó khăn của Nhà nước mà người bị quy sai vui lòng chịu thiệt thòi một phần và người được chi vui lòng bỏ ra một phần, không nên ỷ lại trông chờ Chính phủ đền bù.

III. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG CỤ THỂ

1. Đối với những người là nông dân lao động hoặc phú nông bị quy sai lên địa chủ, cần cố gắng vận động nông dân đền bù cho họ 4 thứ tài sản chính: ruộng đất, nhà cửa, trâu bò, nông cụ tương đối đảm bảo điều kiện sinh sống và sản xuất của họ.

Ngoài ra đối với những đồ dùng cần thiết trong nhà như giường, phản, nồi niêu, chum vại, nếu người bị quy sai quá thiếu mà người được chia còn giữ và cũng không cần lắm thì vận động những người được chia thương lượng điều chnhr để đền bù cho họ một phần.

Hiện nay qua việc đền bù tài sản, cần giải quyết tốt một số vấn đề còn lại sau:

a. Đối với những người là nông dân lao động hoặc phú nông bị quy sai là địa chủ mà việc đền bù tài sản chính vẫn chưa đảm bảo đủ mức tối thiểu cho họ tương đối đủ điều kiện làm ăn sinh sống, thì cần tiếp tục vận động những người được chia đền bù cho họ có tương đối đủ điều kiện làm ăn sinh sống.

Ví dụ: Mức đền bù co người bị quy sai là 1 con trâu và mỗi nhân khẩu 3 sào ruộng, nhưng hiện nay người được chia chưa chịu nhượng ruộng hoặc bỏ tiền ra một cách đầy đủ như đã hứa và do đó chưa đền bù trâu cho họ, thậm chí có huyện, xã còn thiếu hàng triệu đồng tiền trâu thì nay các huyện, xã có kế hoạch tiếp tục bàn bạc với quần chúng, nhất là bàn bạc thương lượng với những người được chia tùy theo khả năng mà bỏ thêm ít nhiều để đền bù co người bị quy sai tương đối có đủ điều kiện làm ăn sinh sống.


Về phía lãnh đạo cũgn như cán bộ chấp hành tuyệt đối không được ỷ lại

trông chờ Chính phủ giúp đỡ hoặc ngại khó khăn mà coi nhẹ, hoặc bỏ qua

không tiếp tục vận động tận dụng khả năng của địa phương.

Đối với người được chia, cần phải làm cho họ thấy hết khó khăn của Chính phủ, khắc phục tư tưởng ỷ lại trông chờ vào Chính phủ giúp đỡ đền bù, nhận rõ trách nhiệm của mình là phải góp phần đền bù cho người bị quy sai có tương đối đủ điều kiện làm ăn sinh sống, trên tinh thần bàn bạc, thương lượng, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu có trường hợp vì định mức ruộng hoặc tiền trâu không hợp lý, người đã nhận nhiều của được chia mà bỏ ra quá ít để người nhận được ít của suy tị, chưa chịu bỏ tiền ra đền bù, thì cần điều chỉnh lại cho hợp lý.

b. Ở những nơi có nhiều khả năng, xét ra vẫn còn có thể đền bù thêm ruộng và trâu bò cho những người bị quy sai mà vẫn đảm bảo đủ điều kiện làm ăn sinh sống cho những người được chia, thì nên thương lượng, bàn bạc đền bù thêm cho người bị quy sai để giảm bớt chi tiêu cho Nhà nước.

Ở những nơi sau khi đền bù còn thừa lại một số tài sản như ruộng, tiền xét ra không phải là đã rút của người được chia quá đáng, thì nay không nên trả lại những tài sản ấy cho người được chia hoặc mang dùng vào việc khác, mà nên đưa ra chi bộ và nông hội bàn bạc để dùng vào việc đền bù thêm cho những người bị quy sai thành phần mà trước đây xét ra việc đền bù cho họ còn quá ít.

Tóm lại trong tác vận động đền bù tài sản, phải thấu suốt phương châm tận dụng khả năng của địa phương, khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Chính phủ giúp đỡ đền bù, bảo đảm thực hiện đúng chính sách đèn bù tài sản do Đảng và Chính phủ đã quy định.

2. Sau khi đã vận động hết khả năng của địa phương để đền bù những thứ tài sản chính thì đối với phần ruộng đất, trâu bò (kể cả bê, nghé) còn thiếu


của nông dân lao động bị quy sai, Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù bằng cách mua lại những ruộng đất, trâu bò đó và sẽ trả dần bằng tiền hoặc hiện vật trong thời gian 5 năm. Song để giảm bớt chi tiêu cho Nhà nước, đối với những trung nông chiếm hữu ruộng đất quá nhiều hoặc có quá nhiều trâu bò bị quy sai lên địa chủ và đã bị trưng mua, trưng thu tài sản, nay sưủa sai ta đã vận động nông dân đền bù một phần ruộng đất, trâu bò đủ làm ăn sinh sống, phần ruộng đất, trâu bò còn thiếu thì vận động họ chỉ lấy của Chính phủ đền bù tới một phần nhất định.

3. Việc giúp đỡ đền bù về ruộng đất và giá ruộng đất (kể cả những ruộng đất còn thiếu của nông dân lao động bị quy sai thành phần được kê vào loại ruộng đất mà Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù).

- Những ruộng đất còn thiếu mà Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù là đinh những ruộng đất trồng lúa, trồng mầu thuộc quyền sở hữu của người bị quy sai và đã có sản lượng chịu thuế, như ruộng lúa, đất trồng màu, vường ao có sản lượng chịu thuế hoặc ruộng và đất màu nhưng dùng để trồng những sản vật đặc biệt như trồng cam, trồng mía, trồng dâu, v.v… (trừ thổ cư và vườn kèm theo thổ cư không có sản lượng chịu thuế).

Người bị quy sai mà mức chiếm hữu ruộng đất quá nhiều là những người có đủ 3 điều quy định dưới đây:

- Mức bình quân chiếm hữu ruộng đất của mỗi nhân khẩu trong gia đình họ gấp đôi mức bình quân chiếm hữu td của trung nông trong xã trở lên.

- Tổng số ruộng đất chiếm hữu của gia đình đó từ 4 mẫu trở lên (ruộng đất chiếm hữu là ruộng đất tư của họ lúc cải cách ruộng đất).

- Sau khi nhân dân đã cố gắng đền bù phần ruộng đất để làm ăn sinh sống rồi, phần còn thiếu của họ từ 2 mẫu 5 sào trở lên.

Nếu người nào chỉ có một hoặc hai điều quy định trên thì cũng không phải là người chiếm hữu ruộng đất quá nhiều.


Đối với một số người chiếm hữu ruộng đất quá nhiều như đã quy định ở trên, thì sau khi địa phương đã cố gắng đền bù cho họ tương đối có đủ ruộng đất để làm ăn sinh sống theo như chính sách đã quy định rồi, đối với phần ruộng đất còn thiếu của họ Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù như sau:

- Nếu phần còn thiếu từ 2 mẫu 5 sào trở xuống thì Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù đủ.

- Nếu phần còn thiếu từ 2 mẫu 5 sào đến 5 mẫu thì Chính phủ sẽ giúp đỡ đền 2 mẫu 5 sào.

- Nếu phần còn thiếu từ 5 mẫu trở lên thì Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù bằng một nửa số ruộng đất còn thiếu.

- Về giá ruộng đất, qua tình hình một số nơi làm thí điểm, ta nhận thấy cách tính giá ruộng đất bằng một năm sản lượng thường niên của từng thửa gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì ruộng đất rút bù đảo lộn lung tung. Do vậy nay áp dụng cách tính thống nhất như sau: giá một mẫu ruộng bằng sản lượngbình quân một năm của một mẫu ruộng ở trong thôn (gồm tất cả các hạgn ruộng trong thôn cộng lại); giá một mẫu đất trồng màu bằng sản lượng bìnhquân một năm của một mẫu đất ở trong thôn (gồm các loại đât trồng màu cộng lại).

Cách tính này đơn giản, tránh được nhiều khó khăn phức tạp. Do đó, cần giải thích cho quần chúng thông cảm và đồng tình.

Trong khi tính số ruộng đất còn thiếu mà Chính phủ sẽ giúp đỡ đền bù, cần chú ý những trường hợp trong cải cách ruộng đất quy lầm người bố, người anh lên địa chủ rồi tịch thu gộp cả số ruộng đất mà họ đã chia cho các em, con hoặc em họ ở riêng, rồi lại chia ruộng đất cho các con, các em họ như mọi người nông dân lao động khác. Gặp trường hợp này cần phải cộng cả số ruộng đất trong cải cách ruộng đất đã để lại cho các con, hoặc các em người bị quy sai, với số ruộng đất đã cho họ số ruộng đất đã tịch thu, trưng thu,

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí