Sai Lầm Ở Kiến An Không Tách Rời Khỏi Sai Lầm Chung Của Công Cuộc Cải Cách Ruộng Đất , Thậm Chí Còn Nghiêm Trọng Hơn


chính sách và vận dụng đúng phương châm mà Trung ương đề ra; đồng thời tập trung lực lượng từ tỉnh đến huyện, xã, thực hiện công tác sửa sai, do đó đã đạt được những kết quả căn bản. Các vụ tranh cãi, xích mích, gây rối ở vùng nông thôn giảm, các chi bộ được phục hồi, trên 90% đảng viên bị xử trí sai được trả lại đảng tịch, chi bộ cơ sở xã được chấn chỉnh, bổ sung. Việc sửa lại thành phần, đền bù tài sản được tiến hành khẩn trương trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau, thông cảm, đoàn kết. Mặc dù công tác sửa sai còn gặp phải những hạn chế, tồn tại nhất định, song về căn bản, những kết quả chính đã đạt được, quyền lợi của mỗi người dân đều được đảm bảo. Những mất mát và thiệt hại về con người cũng dần nguôi ngoai vì đồng bào ta vốn có truyền thống "đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại", hơn thế nữa "cùng với công việc phải tập trung chiến đấu chống kẻ thù, nên lâu dần đồng bào cũng cho qua" [46, 29].

2.4. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

2.4.1. Một số nhận xét

1. Sai lầm ở Kiến An không tách rời khỏi sai lầm chung của công cuộc cải cách ruộng đất, thậm chí còn nghiêm trọng hơn

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã thực hiện các chính sách ruộng đất từ năm 1945 đến 1952, từng bước đem lại quyền lợi cho nông dân lao động. Thắng lợi đó góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 1953 trở đi, Đảng chủ trương “phóng tay phát động quần chúng” triệt để giảm tô, giảm tức tiến tới thực hiện cải cách ruộng đất trong khi không chú ý đến đặc điểm riêng biệt của xã hội Việt Nam, của cách mạng Việt Nam. Đó là: về chính trị, sau cách mạng tháng Tám 1945, bộ phận quan lại trong giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, bọn phản động, đại địa chủ đã chạy vào vùng địch. Còn phần lớn địa chủ (chủ yếu là trung và tiểu địa chủ) đã ủng hộ và quy phục chính quyền


mới. Trong vùng du kích, căn cứ du kích, thế lực của bọn cường hào gian ác cũng sứt mẻ một phần. Về kinh tế, qua quá trình thực hiện chính sách ruộng đất kết hợp với thuế nông nghiệp đã làm cho kinh tế của địa chủ bị sa sút. Vì vậy, chủ trương đấu tranh quyết liệt với địa chủ, thực hiện cải cách ruộng đất đã là không cần thiết.

Sau hoà bình lập lại, Đảng tiếp tục chủ trương hoàn thành cải cách ruộng đất trên toàn miền Bắc, nhưng sai lầm lại nối tiếp sai lầm, Đảng ta đã không căn cứ vào đặc điểm, tình hình miền Bắc sau ngày giải phóng; không đánh giá đúng tình hình chiếm hữu ruộng đất của các thành phần giai cấp ở nông thôn; nhận định sai về tình hình địch ta, cho rằng ở vùng mới giải phóng, địch hoạt động mạnh, nên đã đề ra những chủ trương, biện pháp không phù hợp, gây hậu quả nghiêm trọng.

Sai lầm của cải cách ruộng đất ở Kiến An cũng nằm trong sai lầm của phong trào chung, đặt dưới sự chỉ đạo của Khu uỷ Tả ngạn. Mặt khác, các đoàn đã tích cực phụ hóa thậm chí phát triển thêm nên không những không hạn chế được sai lầm mà còn làm cho sai lầm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Kiến An nằm trong đợt phát động cải cách ruộng đất sau cùng, mặc dù vậy, những kinh nghiệm được áp dụng ở Kiến An phần lớn là những kinh nghiệm sai lầm phổ biến trong Khu. Uỷ ban cải cách ruộng đất đã áp đặt những kinh nghiệm đó trong cải cách ruộng đất đợt 5, nên có thể xem như sai lầm của đợt này là nghiêm trọng hơn cả.

2. Tả khuynh là tư tưởng bao trùm, dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng của cải cách ruộng đất

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 9

Tư tưởng chỉ đạo thiếu kiên định đã dẫn đến bị uốn theo hướng tả khuynh sợ hữu ngày càng nặng, có lúc hoang mang, dao động, nên càng thúc đẩy đi tới chỗ sai lầm nghiêm trọng. Tư tưởng tả khuynh đã chỉ phối mọi mặt:


từ nhận định tình hình, nắm tinh thần chính sách, chỉ đạo chấp hành chính sách đến chỉ đạo công tác tư tưởng đều có lệch lạc.

Do nghiên cứu đặc điểm tình hình không kỹ nên các đoàn đã có những nhận định không đúng, lặp lại những nhận định của trên, và ngày càng rơi vào đánh giá phiến diện, mù quáng xa rời thực tế. Các đoàn đã đánh giá tình hình nông thôn quá nghiêm trọng, cho rằng nơi nào cũng có địch, đội xuống xã là bước vào trận địa địch đã bố trí sẵn, nơi phá hoại, nơi không phá hoại cũng là có địch, nơi xẩy ra chết người hay chưa xảy ra cũng có địch, cơ sở du kích đường 5 là địch, cơ sở của ta vùng 300 ngày 89% là địch, thậm chí nhận định 100% là địch, xã nào cũng có nhiều bá.

Cũng do tư tưởng tả khuynh, sợ hữu chi phối dẫn đến phủ nhận những thành quả đạt được, cho rằng thành tích kháng chiến là của nhân dân, của quân đội, của Đảng lãnh đạo chứ không phải của chi bộ; coi những thành tích đấu tranh cải cách dân chủ như là không có gì hoặc sai cả. Coi những sai lầm của đợt 8 giảm tô ở nơi khác là thành tích, lấy đó cổ vũ khuyến khích thúc đẩy đợt 5 cải cách ruộng đất làm theo. Những kinh nghiệm sai lệch của các nơi cũng được coi là đúng, là hay và được đem phổ biến, áp dụng thi hành một cách tích cực. Khi dưới báo cáo lên, điểm nào phù hợp với tư tưởng chủ quan, tả khuynh của mình thì cho là được, điểm nào khác thì vội cho là không đúng, là hữu khuynh. Việc báo cáo lên trên cũng diễn ra theo khuynh hướng một chiều như vậy.

Cũng do tư tưởng tả khuynh, sợ hữu nên ta đã không quán triệt tinh thần chính sách của Trung ương dẫn tới nặng về chỉ đạo yêu cầu đánh địch và chỉnh đốn tổ chức, coi nhẹ các yêu cầu chính của cải cách ruộng đất. Vì luôn sợ hữu khuynh, đánh địch không mạnh, các đoàn đã phát triển thêm những điểm không đúng như tỷ lệ địa chủ, tỷ lệ địa chủ cường hào gian ác, tiêu chuẩn quy bá miền biển… Luôn luôn thúc đẩy truy bá, truy địch, gò ép đấu bá


mới cho chuyển bước. Nơi nào truy địch không ra, quy cường hào ác bá không đạt tỷ lệ, lại vội chụp mũ hữu khuynh, phái đội kiểm tra xuống tận nơi truy địch, truy ác bá, bắt kiểm tra lại chỗ dựa, thay đổi chỗ dựa.

Cũng do tư tưởng tả khuynh chi phối nên công tác chỉ đạo tư tưởng theo lối đả thông một chiều chống hữu. Nhiều sai lầm tả khuynh vẫn được coi là đúng, rồi lấy đó giáo dục, động viên cán bộ làm. Những ý kiến đúng của cán bộ và quần chúng không được chấp nhận, nhiều khi còn chụp mũ cho là hữu khuynh mất lập trường. Trong các hội nghị tổng kết, các cuộc chỉnh huấn, chủ yếu nhằm giải quyết tư tưởng hữu khuynh, đem những điển hình sai lệch để chinh phục tư tưởng cán bộ. Cán bộ nào đánh địch không mạnh, xử trí đảng viên không mạnh, kiểm thảo không thông, thì đình chỉ công tác, hoặc giao công tác khác không quan trọng để đối phó. Do đó đã gây cho cán bộ tư tưởng “thà tả còn hơn hữu”, “thà sai còn hơn mất lập trường”, dẫn tới nhận thức mù quáng, nhìn sai ra đúng, nhìn đúng thành sai, đi sâu vào sai lầm tả khuynh ngày càng nghiêm trọng, gây nên những tổn thất nặng nề.

3. Trách nhiệm của các cấp đảng bộ và chính quyền trong tổ chức thực hiện cải cách ruộng đất

Trung ương chủ trương không sử dụng các tổ chức sẵn có của ta, không dựa vào cấp uỷ địa phương để chỉ đạo cải cách ruộng đất, đi đến thành lập đoàn đội, tước quyền các cấp uỷ và cán bộ là một sai lầm thuộc về nguyên tắc, trái với điều lệ Đảng, làm cho cải cách ruộng đất thêm phức tạp, khó khăn, gây thêm nhiều sai lầm, hạn chế thắng lợi của cải cách ruộng đất.

Từ đầu đợt đến hết bước 3, Tỉnh uỷ không trực tiếp chỉ đạo cải cách ruộng đất, mà Trung ương giao trách nhiệm cho Khu uỷ và Uỷ ban cải cách ruộng đất Khu Tả ngạn. Tuy nhiên trên thực tế, Khu uỷ hầu như không họp bàn, phó mặc cho UBCCRĐ Khu làm. Ranh giới giữa Khu uỷ và UBCCRĐ lẫn lộn, nhiều chính sách quan trọng không được bàn bạc kỹ lưỡng.


Về quan hệ lãnh đạo với Khu uỷ Tả ngạn, Tỉnh uỷ chỉ kết hợp huy động người đi tham quan, làm công tác xây dựng tổ chức, đánh địch và tiến hành một số công việc khác (sản xuất, đắp đê…). Việc cử cán bộ xuống địa phương cũng gặp nhiều khó khăn vì phải qua Ban tổ chức Khu uỷ Tả ngạn xét lý lịch, xuống địa phương thì phạm vi công tác và quyền hạn cũng rất hạn chế. Trên thực tế, Tỉnh uỷ và Huyện uỷ lúc đó đã bị tước quyền lãnh đạo, UBCCRĐ các tỉnh không được thành lập theo sắc luật cải cách ruộng đất như đã quy định. Uỷ ban cải các ruộng đất Khu lấn át cả cấp uỷ và chính quyền địa phương, trao quyền chỉ đạo thực hiện cho các đoàn, đội cải cách ruộng đất. Các đoàn dần tách khỏi quan hệ với Tỉnh và còn lấn át quyền hạn của Tỉnh. Những công việc địa phương ngoài phạm vi cải cách ruộng đất cũng phải khó khăn, chật vật đấu tranh mới được thi hành. Khi thi hành thì bị kiểm soát gắt gao, trái ý kiến của đoàn, đội lập tức bị đình chỉ, thậm chí còn bị nghi ngờ là chống phá cải cách ruộng đất.

Từ đầu bước 4, Trung ương quyết định giao nhiệm vụ sửa chữa cho Tỉnh uỷ chỉ đạo, đồng thời ban hành thông tư số 1162-TTg về việc ấn định nhiệm vụ, quyền hạn của UBCCRĐ các cấp về công tác sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức. Theo đó, UBCCRĐ tỉnh Kiến An được thành lập, có nhiệm vụ giúp UBHC Tỉnh theo dõi tình hình sửa chữa sai lầm ở địa phương, đề nghị với UBHC Tỉnh đóng góp ý kiến vào chính sách của Chính phủ, và giúp UBHC Tỉnh chuẩn bị tổng kết cải cách ruộng đất ở địa phương. Thực hiện sửa sai, Tỉnh uỷ đã tiến hành xét lại thành phần, trả lại tài sản tịch thu, trưng thu, trưng mua không đúng chính sách, sửa sại những điểm sai lệch trong chính sách đối với nhà chùa, nhà chung v.v…

Khi xem xét trách nhiệm của Đảng bộ và chính quyền các cấp, không có nghĩa mặc nhiên cho rằng: nếu Tỉnh uỷ chỉ đạo trực tiếp ngay từ đầu sẽ không mắc phải sai lầm. Cần suy xét thật kỹ vì những sai lầm đó chủ yếu do


ảnh hưởng của cả một luồng tư tưởng tả khuynh từ trên xuống dưới và từ bên ngoài tác động vào Việt Nam.

2.4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử

1. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo luôn nắm vững phương châm, chính sách, đường lối của Đảng; vận dụng linh hoạt vào thực tiễn, đồng thời phải kiểm tra đôn đốc để rút ra kinh nghiệm, bổ khuyết kịp thời.

Phát động quần chúng cải cách ruộng đất là một công tác cách mạng to lớn, một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, phải huy động hàng triệu nông dân, hàng vạn cán bộ, làm rung chuyển sâu sắc đến các tầng lớp, quyết định sinh mạng cả một giai cấp, đòi hỏi phải chấp hành đúng phương châm, chính sách, phương pháp và kế hoạch đề ra. Vì vậy việc kiểm tra, đôn đốc là cần thiết.

Thực hiện cải cách ruộng đất, phương châm của Đảng đề ra là “dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, liên hiệp phú nông, đánh đổ giai cấp địa chủ, xoá bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, từng bước và có phân biệt”. Tuy nhiên trong chỉ đạo thực hiện và thực hiện còn nhiều sai lệch, như: một chiều đề cao bần cố nông, đi đến bần cố nông chủ nghĩa; cán bộ có thành kiến, xa lánh trung nông, không chú ý phát động trung nông, nghiêm trọng hơn là đã đả kích mạnh vào trung nông trong lúc truy liên quan, phản động, đã quy vạch nhiều trung nông lên địa chủ, trong đó có cả địa chủ cường hào gian ác. Bên cạnh đó, việc chỉ đạo phát động quần chúng đã coi nhẹ chính sách liên hiệp phú nông, nhiều nơi và nhiều cán bộ coi phú nông ngang hàng với địa chủ, tìm cách bao vây, cô lập phú nông, khiến cho bộ phận này hoang mang, dao động, một số đã hùa theo địa chủ đả kích lại nông dân lao động. Sai lầm đó đã khiến cho mặt trận chống phong kiến ở nông thôn co hẹp lại, vô hình trung đã đẩy phú nông về phía địa chủ, chống lại nông dân. Đánh đổ giai cấp địa chủ từng bước và có phân biệt là một chủ


trương đúng, nhất là đối với tình hình thực tế tỉnh đã qua phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến từ sau cách mạng tháng Tám. Nhưng vì không quán triệt đường lối đó, không thấy hết sự phân hoá trong giai cấp địa chủ nên trong cải cách ruộng đất, ta đã không phân biệt đối xử đối với từng loại địa chủ. Trong quy vạch địa chủ đã hẹp hòi với địa chủ có tinh thần dân tộc, không chiếu cố gia đình địa chủ có người tham gia kháng chiến, hơn thế nữa còn quy nhầm 163 địa chủ thường và 39 địa chủ kháng chiến lên địa chủ cường hào gian ác, đem ra đấu tố và tịch thu toàn bộ tài sản.

Tóm lại đường lối giai cấp ở nông thôn và sách lược đấu tranh của Đảng là hoàn toàn đúng, nhưng trong khi chỉ đạo thực hiện và thực hiện có nhiều sai lệch, làm tổn thương đến chỗ dựa của Đảng, đến khối đoàn kết nông dân lao động, thu hẹp mặt trận chống phong kiến ở nông thôn trong lúc cần phải mở rộng để cô lập kẻ thù, đánh trúng và đánh mạnh vào bọn đầu sỏ gian ác.

Các chính sách cụ thể như: chính sách quy vạch thành phần; chính sách giảm tô, thoái tô và thanh toán tiền công quỵt; chính sách tịch thu, trưng thu, trưng mua; chính sách chia; chính sách đối với tôn giáo… cũng không được thực hiện nghiêm chỉnh, có nhiều sai lệch, đã hạn chế thắng lợi của cải cách ruộng đất.

Sở dĩ có những thiếu sót là do ta không chú ý giáo dục cán bộ thấu suốt đường lối, sách lược đấu tranh và các chính sách của Đảng ở nông thôn. Thêm vào đó, trong chỉ đạo lại ít kiểm tra, đôn đốc để rút ra kinh nghiệm bổ khuyết và uốn nắn kịp thời. Quan điểm kiểm tra, đôn đốc không đúng, không đi sâu kiểm tra, đôn đốc về mặt chấp hành đường lối, phương châm, chính sách, phương pháp, kế hoạch đúng sai, để rút kinh nghiệm, mà chỉ nặng về đánh địch, đấu bá và xử trí đảng viên. Khi kiểm tra, đôn đốc lại không khách quan, thường nặng theo một định kiến có sẵn, như: nơi nào chưa thấy địch thì


thúc ép tìm ra địch, chưa ra bá thì cố tìm ra bá, nơi xử trí đảng viên ít thì cố tìm cách xử trí cho mạnh. Khi báo cáo tình hình thì không trung thực, hay mù quáng hoặc sáng tạo ra những sai lầm, người nghe cũng thiếu khách quan đi sâu phân tích.

2. Dựa vào quần chúng, nhưng không theo đuôi quần chúng

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh: mọi phong trào của cách mạng phải gắn với việc tổ chức, tập hợp, giáo dục, giác ngộ quần chúng nhân dân, có như vậy phong trào mới thực sự trở thành phong trào của quần chúng, cách mạng mới thành công.

Phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng lớn lao của quần chúng nông dân, do Đảng lãnh đạo. Sự nghiệp cách mạng ấy nhằm mang lại quyền lợi cho nông dân, và phải do nông dân tự nguyện, tự giác vùng dậy đấu tranh.

Thực tế trong cải cách ruộng đất, hiện tượng cán bộ đảng viên bao biện, làm thay, hay gò ép quần chúng, không chú ý giáo dục chính sách cho quần chúng diễn ra khá phổ biến, gây tác hại nghiêm trọng.

Ví như trong phát động quần chúng tố khổ. Phương pháp phát động quần chúng tố khổ là cần thiết để nâng cao giác ngộ của quần chúng nhân dân, để quần chúng nhận biết rõ địch ta, thấy được sức mạnh to lớn của mình, đứng lên đoàn kết đấu tranh đánh đổ giai cấp địa chủ, giành lấy ruộng đất, làm chủ nông thôn. Tuy nhiên, khi phát động quần chúng nhiều nơi còn gò ép quần chúng, không cho quần chúng tham gia đóng góp ý kiến, bàn bạc. Có trường hợp cán bộ thúc ép hay mớm cho quần chúng tố khổ không đúng sự thật, dẫn tới quy vạch thành phần sai, đánh địch không trúng, gây nhiều tổn thất, đả kích vào nội bộ đảng, nội bộ nông dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022