Chú Trọng Công Tác Bồi Dưỡng Và Quản Lý Cán Bộ


Công tác tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ quần chúng chưa được chú trọng đúng mức. Cán bộ cải cách ruộng đất thực hiện “ba cùng”, chủ yếu thiên về mục đích trước mắt là vận động nông dân tìm ra địa chủ, đưa địa chủ ra đấu tố, ít chú ý đến công tác tuyên truyền để giáo dục quần chúng hiểu được đường lối, chính sách của Đảng. Do quá nhấn mạnh đánh địch nên khi phong trào quần chúng lên cao thì nhiều cán bộ không theo kịp, dẫn đến những hành động quá tả của quần chúng. Hiện tượng tố sai, tố điêu, không đúng sự thật diễn ra phổ biến, dẫn đến trấn áp bừa bãi, gây hoảng loạn trong nông thôn. Phong trào đi theo hướng tự phát của quần chúng, vi phạm nghiêm trọng đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.

3. Chú trọng công tác bồi dưỡng và quản lý cán bộ

Gánh vác một nhiệm vụ phức tạp và nặng nề, cán bộ cải cách ruộng đất phải là những người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, lập trường giai cấp vững vàng, am hiểu tình hình địa phương. Cán bộ phải đi sâu nghiên cứu, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, đi đôi với việc áp dụng chủ trương, đường lối, chính sách đó vào thực tiễn địa phương mình; phải có tác phong và phương pháp làm việc thật dân chủ, nghe ngóng và tranh thủ ý kiến của quần chúng nhân dân. Để làm được điều đó, đòi hỏi đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ phải thật sự nghiêm túc, sát sao.

Thực tế trong cải cách ruộng đất, ta phạm phải nhiều sai lầm là do công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ chưa được chú ý và có nhiều lệch lạc.

Về lãnh đạo tư tưởng thì một chiều, nếu cán bộ không thông hoặc phản ứng thì phê phán, chụp mũ, thậm chí lấy kỉ luật để doạ, làm cho cán bộ phục tùng mù quáng, kém đấu tranh hoặc nảy ra chiều hướng tư tưởng sợ hữu, “thà tả còn hơn hữu”, “tả sai còn hơn mất lập trường”. Vì vậy, trong công tác Khu


luôn nhắc nhở cấm truy bức nhục hình, nhưng cán bộ vẫn làm sai và rất phổ biến. Cán bộ biết sai mà vẫn làm sai, có khi còn sáng tác ra những cái sai.

Đối với cán bộ thường thiếu dân chủ, quan liêu, mệnh lệnh, độc đoán, chuyên quyền. Có cán bộ phát hiện sai, đưa ra phát biểu thì không chịu lắng nghe, ngược lại có những cán bộ không dám phát biểu.

Về khen thưởng nhiều khi không chính xác, thường lệch về thành tích đánh địch, có khi biến những sai lầm thành thành tích để khen thưởng, nên càng đẩy cán bộ đi đến chỗ sai lầm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Vấn đề sử dụng cán bộ, nặng về thành phần chủ nghĩa và kinh nghiệm chủ nghĩa, nên việc bố trí, sắp xếp cán bộ ngược chiều: cán bộ có năng lực công tác, nắm vững chính sách thì xuống làm đội viên, cán bộ mới không có hoặc ít chuyên môn, năng lực lãnh đạo kém thì lại ưu tiên vai trò lãnh đạo. Đối với cán bộ địa phương thì ít tin tưởng, sử dụng.


Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 10

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, nhiệm vụ phản đế, giành độc lập dân tộc, và nhiệm vụ phản phong, mang lại quyền tự do cho nhân dân có quan hệ mật thiết với nhau. Lực lượng to lớn nhất, hùng hậu nhất của cách mạng không ai khác chính là giai cấp nông dân. Muốn huy động được nông dân tham gia cách mạng phải nhằm vào giải quyết những lợi ích thiết thân cho nông dân, phải làm cho nông dân được tự do và từng bước đem lại ruộng đất để cày cấy. Nhận thức được điều này, Đảng ta ngay từ khi mới ra đời đã đề cập đến nhiệm vụ “người cày có ruộng”, và đã thực hiện bằng những biện pháp đấu tranh thích hợp với yêu cầu đấu tranh giành độc lập tự do.

Sau cách mạng tháng Tám, dưới chế độ dân chủ cộng hoà, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những chủ trương chính sách cụ thể về vấn đề ruộng đất và nông dân, được thực thi từng bước, tiến tới triệt để thực hiện người cày có ruộng. Từ năm 1953, Đảng chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và thực hiện cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ, mang lại ruộng đất cho nông dân.

Thực hiện chủ trương đó, từ cuối 1955, sang đầu 1956, cải cách ruộng đất đã được tiến hành tại Kiến An. Kết quả, ta đã xóa bỏ quyền chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân lao động, và vị thế của người làm chủ ở nông thôn, góp phần hoàn thành công cuộc cải cách ruộng đất trên quy mô toàn miền Bắc.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An đã lặp lại những sai lầm của phong trào chung, thậm chí có phần nghiêm trọng hơn.

Chủ trương cải cách ruộng đất như đã làm trong những năm 1953 - 1956 ngay từ đầu đã không cần thiết, đặc biệt là sau khi hòa bình lập lại. Sai


lầm đó xuất phát từ nhận thức, đánh giá nông thôn miền Bắc một cách phiến diện, nhất là đã đánh giá địch quá cao. Sai lầm nối tiếp sai lầm, vì vậy đợt cuối cùng - đợt 5 cải cách ruộng đất được xem là nghiêm trọng hơn cả, trong đó có Kiến An.

Hậu quả nghiêm trọng của cải cách ruộng đất rút ra cho Đảng ta một kinh nghiệm xương máu rằng "mặc dầu ruộng đất có những phức tạp, nhưng có thể thực hiện mục tiêu người cày có ruộng bằng con đường thích hợp nhất" [50, 71].

Bên cạnh chủ trương thực hiện cải cách ruộng đất như đã làm trong những năm 1953 - 1956 là không cần thiết, quá trình chỉ đạo thực hiện lại càng mắc phải nhiều sai lầm mà nguyên nhân của nó là do: không đứng vững trên lập trường cách mạng đúng đắn, để tư tưởng tự phát của nông dân chi phối, đi đến bần cố nông chủ nghĩa; chuyên quyền độc đoán, làm việc thiếu dân chủ tập thể thành một hệ thống từ trên xuống dưới; tổ chức thực hiện chưa đúng, chưa sát, thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên… Sâu xa của những sai lầm nghiêm trọng đó là do sự chi phối của luồng tư tưởng tả khuynh từ trên xuống dưới khiến cho việc nhận định, đánh giá tình hình, nắm tinh thần chính sách, chỉ đạo chấp hành chính sách đến chỉ đạo công tác tư tưởng đều có lệch lạc.

Quá trình thực hiện công tác sửa sai, Đảng bộ Kiến An đã nêu cao tinh thần quyết tâm và triệt để, bù đắp phần nào những thiệt hại về người và của do sai lầm của cải cách ruộng đất gây ra, góp phần ổn định tình hình nông thôn, đoàn kết nội bộ Đảng, Chính quyền, đoàn thể quần chúng và trong nhân dân, củng cố niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Tìm hiểu quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An đã giúp chúng ta nhận thức, đánh giá một cách khách quan, khoa học về những kết quả và sai lầm của cải cách ruộng đất nói chung và trên địa bàn Kiến An nói


riêng. Thành bại của cuộc cải cách ruộng đất đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng, từ đó giúp cho Đảng và Nhà nước có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để hoạch định chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn, cho phù hợp với yêu cầu mới của giai đoạn cách mạng hiện nay.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ Hải Phòng (1996), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập II (1955-1975), Nxb Hải Phòng. Hải Phòng.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ quận Kiến An (2000), Lịch sử Đảng bộ quận Kiến An (1930-1999), Nxb Hải Phòng. Hải Phòng.

3. Báo cáo thực hiện cải cách ruộng đất. Phòng lưu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.

4. Báo cáo về việc sửa chữa sai lầm sau cải cách ruộng đất của hai đoàn III, IV và tỉnh uỷ Kiến An. Phòng lưu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.

5. Báo cáo số 56-BC kết quả về hội nghị trù bị tổng kết cải cách ruộng đất tỉnh từ 20-27/3/1958. Phòng lưu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.

6. Báo cáo tiếp nhận phong trào về mặt tổ chức sau cải cách ruộng đất ở Kiến An (3.1.1956). Phòng lưu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.

7. Báo cáo một số vấn đề tình hình phổ biến nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 10 mở rộng và tình hình sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức (22.11.1956). Phòng lưu trữ, Văn phòng Thành uỷ Hải Phòng.

8. Báo cáo số 185-BC/TTD Tổng kết công tác trả tự do (10.7.1957). Kho lưu trữ UBND Thành phố Hải Phòng.

9. Báo cáo số 146-NC Thực hiện việc trả lại tự do (25.9.1956). Kho lưu trữ UBND Thành phố Hải Phòng.

10.Báo cáo số 500-NC sơ kết đợt V (5.11.1956). Kho lưu trữ UBND Thành phố Hải Phòng.

11.Báo cáo tổng kết thực hiện cải cách ruộng đất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiến An. Phòng lưu trữ Văn phòng Thành ủy Hải Phòng.


12.Báo cáo của UBCCRĐ khu Tả ngạn, Sở Bưu điện khu Tả ngạn về tình hình thực hiện kế hoạch đợt 5 cải cách ruộng đất trong khu 1956. Hồ sơ số 379. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

13.Báo cáo của UBHC cải cách ruộng đất khu Tả ngạn về tổng kết đợt 5 và đợt 8 cải cách ruộng đất và giảm tô 1957. Hồ sơ 356. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

14.Báo cáo về việc xét và xoá án quản chế. Hồ sơ số 373. Phông UBHC khu Tả ngạn. Trung tâm lưu trữ quốc gia III.

15.Trần Thị Chinh (2006), Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo cải cách ruộng đất ở địa phương (1955-1957), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Lưu trữ tại thư viện khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV.

16.Cao Văn Đan (2006), Đảng bộ Nam Định lãnh đạo cải cách ruộng đất 1955-1957, Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, Lưu trữ tại thư viện khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV.

17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, 1930,


NXB CTQG, H.


18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, 1936- 1939, NXB CTQG, H.

19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, 1940- 1945, NXB CTQG, H.

20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, 1948,


NXB CTQG, H.


21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14, 1953, NXB CTQG, H.

22.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, 1954, NXB CTQG, H.

23.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, 1955, NXB CTQG, H.

24.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, 1956, NXB CTQG, H.

25.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, 1957, NXB CTQG, H.

26.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 19, 1958, NXB CTQG, H.

27.Vũ Thị Hải (1998), Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm 1945-1953, Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, Lưu trữ tại thư viện khoa Lịch sử, trường Đại học KHXH&NV.

28.Lê Mậu Hãn (2002), Đảng Cộng sản Việt Nam các Đại hội và Hội nghị Trung ương, Nxb CTQG. H.

29.Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, t3 (1945 – 1995). Nxb Giáo dục. H.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí