Pháp Luật Về Đầu Mối Chủ Sở Hữu Nhà Nước Đối Với Tập Đoàn Kinh Tế Nhà Nước

Các Bộ được phân công giám sát bao gồm:

+ Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ TĐKT; giám sát việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ; chi phí tiền lương; việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán; việc chuyển dịch vốn đầu tư và các nguồn lực bên trong tập đoàn; theo dòi báo cáo tài chính hợp nhất;

+ Bộ quản lý ngành có trách nhiệm giám sát danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề có liên quan; đánh giá cơ cấu ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề có liên quan; theo dòi cán bộ quản lý tại công ty mẹ và đối với ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề có liên quan;

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo dòi, giám sát việc triển khai đề án hình thành TĐKTNN; giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, các dự án có nguy cơ rủi ro; giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ trong TĐKTNN; đánh giá về kết quả thực hiện Đề án; phân tích thuận lợi và rủi ro của phát triển TĐKTNN; giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển của TĐKTNN…

1.3.2.4. Pháp luật về đầu mối chủ sở hữu Nhà nước đối với tập đoàn kinh tế nhà nước

Quy định cụ thể việc phân công, phân ấp thực hiện các quyền của chủ sở hữu Nhà nước đối với từng cấp gồm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ và HĐQT công ty mẹ của TĐKTNN. Theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, các công ty mẹ trong TĐKTNN phải chuyển đổi và tổ chức quản lý theo mô hình công ty TNHH một thành viên [8, Điều 7, khoản 2]. Trong giai đoạn thí điểm, một số chính sách đặc thù cũng được áp dụng đối với TĐKTNN, đó là:

- Công ty mẹ, công ty con của công ty mẹ được thực hiện phương thức chào hàng cạnh tranh mua sắm mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác trong tập đoàn;

- Công ty con có quyền tham gia đấu thầu thực hiện các dự án thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ty mẹ và công ty con khác trong TĐKT;

- Công ty mẹ được quyền quyết định thang, bảng lương, đơn giá tiền lương, chế độ trả lương đối với người lao động và cán bộ quản lý trên cơ sở quy định về lương tối thiểu của Nhà nước, trừ các chức danh là chủ tịch, thành viên HĐQT, TGĐ, các Phó TGĐ, kế toán trưởng.

- Đối với TĐKTNN có ngành nghề kinh doanh chính là khai thác tài nguyên khoáng sản, công ty mẹ được ủy quyền thực hiện chức năng chủ mỏ (chủ thể quản lý tài nguyên khoáng sản) theo quyết định của Thủ tướng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Đối với TĐKTNN được Nhà nước giao đất để phát triển cây công nghiệp dài ngày, công ty mẹ có quyền thống nhất quản lý, bố trí quy hoạch, phát triển diện tích đất giao cho doanh nghiệp thành viên tập đoàn.

1.3.2.5. Pháp luật về quản trị công ty mẹ, công ty con - tập đoàn kinh tế nhà nước

Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước qua bài học Vinashin - 5

Thứ nhất, công ty mẹ, công ty con - tập đoàn kinh tế nhà nước là công ty cổ phần

Luật pháp cho phép các công ty được linh hoạt trong việc xây dựng cơ cấu quản trị của mình. Tuy nhiên, cũng có những sự khác biệt có ý nghĩa pháp lý đối với cơ cấu quản trị của công ty, sự khác biệt giữa CTCP niêm yết và CTCP không niêm yết (trên 11 cổ đông và từ 11 cổ đông trở xuống) [3, Điều 95].

CTCP không niêm yết: Ít nhất phải có các chủ thể quản trị sau: ĐHĐCĐ, HĐQT, TGĐ, BKS (đối với các CTCP có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty).

CTCP niêm yết: Ngoài chủ thể quản trị như CTCP không niêm yết, các công ty niêm yết phải có: BGĐ điều hành; kiểm toán độc lập; thư ký công ty [5, Điều 31].

Thêm vào đó công ty có thể thành lập các ủy ban trực thuộc HĐQT tùy theo nhu cầu và đặc điểm cụ thể của công ty: Ủy ban kiểm toán; Ủy ban chính sách phát triển; Ủy ban nhân sự; Ủy ban lương thưởng; Các ủy ban khác trực thuộc HĐQT [5, Điều 31].

Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc và tự nguyện của các công ty niêm yết và trách nhiệm tương ứng của những chủ thể đó được quy định tương đối cụ thể trong Luật doanh nghiệp, Quy chế QTCT, Thông tư số 121/2012/TT-BTC và Điều lệ Mẫu và được tóm tắt trong Bảng biểu dưới đây.


Đại hội đồng cổ đông

Kiểm toán độc lập

BKS

Kiểm toán nội bộ

Sơ đồ 1.2: Các chủ thể quản trị mang tính bắt buộc và tự nguyện


Ủy ban kiểm toán

Ủy ban chính sách phát triển

Ủy ban nhân lực

HĐQT

Ủy ban

lương thưởng

Các ủy ban khác trực thuộc HĐQT

TGĐ và BGĐ điều

Thư ký công ty

Ghi chú: Các nét đứt là chủ thể theo khuyến nghị của Thông tư số 121/2012/TT-BTC

(Nguồn: Ủy ban chứng khoán Nhà nước và tổ chức International Fienance Corporation (IFC) (2010), Cẩm nang quản trị công ty, Hà Nội).

Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định cụ thể về tiêu chí của thành viên HĐQT độc lập, như sau: Là thành viên HĐQT không điều hành và không phải

là người có liên quan với GĐ (TGĐ), Phó GĐ (Phó TGĐ), Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác được HĐQT bổ nhiệm; không phải là thành viên HĐQT, GĐ (TGĐ), Phó GĐ (Phó TGĐ) của các công ty con, công ty liên kết, công ty do công ty đại chúng nắm quyền kiểm soát; không phải là cổ đông lớn hoặc người đại diện của cổ đông lớn hoặc người có liên quan của cổ đông lớn của công ty; không làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm toán cho công ty trong hai (02) năm gần nhất; không phải là đối tác hoặc người liên quan của đối tác có giá trị giao dịch hàng năm với công ty chiếm từ ba mươi phần trăm (30%) trở lên tổng doanh thu hoặc tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào của công ty trong hai (02) năm gần nhất.

Quy chế QTCT khuyến nghị việc thành lập các ủy ban trực thuộc HĐQT đối với các công ty niêm yết. Theo Quy chế QTCT, một công ty niêm yết cần xem xét việc thành lập một số ủy ban nào đó như Ủy ban kiểm toán, Ủy ban chính sách phát triển, Ủy ban nhân lực, và Ủy ban lương thưởng. Nhiệm vụ chính của các ủy ban này là giúp đỡ HĐQT.

Thứ hai, pháp luật về quản trị công ty con, công ty liên kết – tập đoàn kinh tế nhà nước là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp phổ biến và được ưa chuộng ở nước ta hiện nay. Bởi nó vừa chứa đựng các yếu tố của loại hình công ty đối vốn, vừa thích hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của người Việt Nam, đặc điểm dựa trên mối quan hệ tin tưởng giữa các thành viên công ty và sự đồng nhất giữa người sở hữu với người quản lý. Do đó, chế định QTCT đối với loại hình này không đòi hỏi quá khắt khe và phức tạp như loại hình công ty cổ phần. Nói như Giáo sư Cally Jordan, Đại học Florida, Hoa Kỳ, thì việc áp dụng các tiêu chuẩn QTCT của OECD sẽ không phù hợp với loại hình công ty này, nhất là vấn đề yêu cầu minh bạch thông tin ra bên ngoài công ty [23].

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, cơ cấu tổ chức quản lý công ty được thiết kế theo hai mô hình khác nhau tùy thuộc vào số lượng thành viên công ty. Đối với những công ty TNHH có dưới 11 thành viên Luật chỉ yêu cầu phải có HĐTV và GĐ, đối với công ty có trên 11 thành viên thì ngoài HĐTV và GĐ, công ty còn phải có thêm BKS.

Thứ ba, pháp luật về quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Về Luật Doanh nghiệp 2005: Đã quy định tương đối đầy đủ cơ cấu tổ

chức và cơ chế vận hành của các cơ quan trong công ty, cũng như vấn đề minh bạch thông tin và chống giao dịch tư lợi. Theo Luật Doanh nghiệp, đối với công ty TNHH có một thành viên duy nhất là tổ chức sẽ có hai mô hình quản trị, tùy theo số người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty. Theo đó, nếu chủ sở hữu chỉ ủy quyền cho một người đại diện thực thi các quyền thành viên của mình trong công ty thì cơ cấu tổ chức bao gồm Chủ tịch công ty, GĐ (TGĐ), kiểm toán viên. Ngược lại, nếu có ít nhất hai người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu thì cơ cấu tổ chức công ty bao gồm HĐTV, GĐ (TGĐ), Kiểm soát viên [2, Điều 74]. Riêng Công ty TNHH một thành viên mà thành viên là cá nhân thì cơ cấu tổ chức bao gồm Chủ tịch công ty, GĐ (TGĐ). Trong các mô hình trên, Chủ tịch công ty và HĐTV là chủ thể thực thi các quyền thành viên công ty của chủ thể góp vốn. GĐ là người điều hành, thực thi quyết định của HĐTV và Chủ tịch công ty.

Về Nghị định số 19/2014/NĐ-CP: Xuất phát từ thực tiễn, ngày 14/3/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2014/NĐ-CP về ban hành Điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Theo đó, Điều lệ mẫu áp dụng cho các tập đoàn, TCT, thực chất là công ty mẹ và công ty 100% sở hữu nhà nước thuộc bộ, UBND cấp tỉnh, thành phố làm căn cứ để xây dựng điều lệ cụ thể. Tuy nhiên, đối với các TĐKT nhà nước và các TCT thì Chính phủ sẽ trực tiếp ban hành điều lệ [10, Điều 2].

Trên cơ sở Nghị định 99/2012/NĐ-CP, Điều lệ mẫu quy định Nhà nước là chủ sở hữu của công ty. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước; Phân công cho bộ, phân cấp cho UBND cấp tỉnh, giao nhiệm vụ cho HĐTV (Chủ tịch công ty) thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty. Điều lệ của mỗi doanh nghiệp phải quy định rò tên cơ quan, tổ chức được giao làm đầu mối thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty như bộ đối với công ty thuộc Bộ, UBND cấp tỉnh đối với công ty thuộc UBND cấp tỉnh.

Theo Điều lệ mẫu, công ty tổ chức và hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình. Công ty hoạt động theo các mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh do chủ sở hữu công ty giao, theo quy định của pháp luật về thành lập DN.

Về vốn điều lệ và nguyên tắc điều chỉnh vốn điều lệ, theo quy định sau khi có cam kết đầu tư hoặc bổ sung vốn điều lệ của các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Tài chính có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc Bộ; UBND cấp tỉnh có nghĩa vụ đầu tư đủ vốn điều lệ đối với công ty thuộc UBND cấp tỉnh. Riêng đối với đầu tư ở doanh nghiệp khác, Điều lệ quy định công ty có quyền quyết định nắm giữ, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, thoái vốn ở DN khác sau khi được Bộ, UBND cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.

Về mô hình tổ chức, quản lý công ty, công ty được tổ chức theo mô hình HĐTV hoặc Chủ tịch công ty theo quyết định của Chủ sở hữu công ty. Công ty mẹ của TCT nhà nước được tổ chức theo mô hình có HĐTV; trường hợp tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đối với công ty theo mô hình HĐTV, Điều lệ mẫu nêu rò, thành viên HĐTV gồm chủ tịch và các thành viên khác do Chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên HĐTV không quá 5 năm. Số lượng thành viên không quá 5 người. Còn đối với công ty theo mô hình Chủ tịch công ty, Chủ tịch công ty do Chủ sở hữu công ty quyết định bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5 năm. Chủ tịch công ty có thể được bổ nhiệm lại. TGĐ (GĐ) do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thay thế, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐTV. TGĐ (GĐ) được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ không quá 5 năm. Trường hợp công ty theo mô hình HĐTV thì chủ tịch HĐTV không kiêm TGĐ (GĐ).


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, luận văn đã khái quát những cơ sở lý luận về TĐKTNN và vấn đề QTCT nói chung, quản trị TĐKTNN nói riêng. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn đi sâu nghiên cứu cấu trúc nội bộ của TĐKTNN, mối liên hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với tập đoàn, mối quan hệ ban lãnh đạo tập đoàn với bên có quyền lợi liên quan. Ngoài ra để phục vụ việc nghiên cứu vấn đề quản trị TĐKTNN, tác giả còn đi vào nghiên cứu vấn đề QTCT cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là cơ sở để phân tích những ưu điểm, hạn chế trong mô hình quản trị tại Vinashin mà chúng ta sẽ nghiên cứu tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM (VINASHIN)


2.1. Tổng quan giới thiệu về Vinashin

2.1.1. Giai đoạn từ năm 2006 trở về trước

* Giai đoạn trước năm 1996

Trong giai đoạn 1975 – 1985, các cơ sở đóng tàu của Việt Nam vừa ít ỏi lại vừa thoát khỏi chiến tranh. Chúng ta vừa phải phục hồi vừa phải xây dựng lại vừa tổ chức sản xuất, đơn vị chủ quản cấp trên là Cục Cơ khí vừa làm chức năng quản lý nhà nước vừa làm chức năng quản lý doanh nghiệp.

Giai đoạn 1986 – 1995, lực lượng cơ khí thủy trong Cục Cơ khí được tách ra dưới dạng Liên hiệp các xí nghiệp, ngành Đóng tàu dần được hồi sinh nhưng năng lực sản xuất hạn chế, tàu lớn nhất đóng được có trọng tại khoảng 3.800 tấn.

Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 91/QĐ-TTg, các TCT được thiết lập trong hàng loạt các ngành, một số trường hợp các TCT chiếm toàn ngành. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều TCT nhà nước còn thiếu năng động trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm chưa được cải tiến đáng kể, sản lượng thấp.

* Từ năm 1996 đến 2006

Ngày 31/01/1996, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam được thành lập trên cơ sở sắp xếp lại các cơ sở đóng tàu trong cả nước. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1420/QĐ – TTg ngày 21/11/2001 và Quyết định 1055/QĐ – TTg ngày 21/11/2002 về việc phê duyệt Đề án phát triển Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và quy hoạch tổng thể

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí