Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 15


thức, thủ đoạn trốn thuế mới, nếu cần xuất bản một loại tài liệu tham khảo

định kì có tính chất chuyên đề để phổ biến những phương thức, thủ đoạn trốn thuế mới đến cán bộ làm công tác liên quan đến thuế.

3.3.3. Các giải pháp về chính sách, pháp luật

Giải pháp pháp luật là giải pháp có tính nguyên tắc trong phòng chống tội phạm nói chung, trong phòng chống tội phạm trốn thuế nói riêng. Trật tự kỉ cương xã hội, trật tự quản lí kinh tế, trật tự quản lí trong hoạt động thu nộp thuế được đảm bảo đến mức nào một phần phụ thuộc vào các biện pháp pháp luật. Tác dụng phòng ngừa của pháp luật được thể hiện ở toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hợp lí sẽ tạo ra trật tự phù hợp với yêu cầu của đời sống thực tế, sẽ có tác dụng ngăn ngừa hành vi phạm tội. Chẳng hạn quy định chặt chẽ về kiểm tra, kiểm soát, kỉ luật trách nhiệm, chế độ quyền lợi thoả đáng của cán bộ công chức thuế sẽ góp phần ngăn ngừa các hành vi lạm dụng quyền lực hoặc tham ô, tham nhũng tiếp tay cho tội phạm trốn thuế. Việc thực hiện đúng pháp luật là một trong những

đảm bảo quan trọng để khắc phục, hạn chế và loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm trốn thuế.

Hệ thống pháp luật thuế cần được nhanh chóng hoàn thiện, khắc phục những thiếu sót, chồng chéo, mâu thuẫn, những bất hợp lí và kẽ hở để tội phạm trốn thuế có thể lợi dụng, có điều kiện tồn tại và phát triển. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế theo mục tiêu tổng quát được đề ra trong Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 06/12/2004 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình c°i c²ch hệ thống thuế đến năm 2010 l¯: “xây dứng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lí, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng x± hội chĐ nghĩa”. Tụ trước đến nay, c²c quy định về thuế nằm rải rác ở từng luật, pháp lệnh về các loại thuế khác nhau, do vậy các chế

định về phương thức thu nộp thuế, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác thuế, xử lí vi phạm trong lĩnh vực thuế, quản lí thuế nói


chung còn phân tán, có quy định chưa đồng bộ, thống nhất, tập trung, vừa thừa vừa thiếu. Chính vì vậy, việc ban hành một luật về quản lí thuế là cần thiết, là yêu cầu đặt ra cấp bách trong tình hình hiện nay, để có thể làm tốt hơn công tác quản lí thuế cũng nhằm góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Sửa đổi khái niệm về trốn thuế trong Nghị định số 100/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 2 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. Trong văn bản này hành vi trốn thuế được định nghĩa như sau: “Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm”. Theo lí luận về tội trốn thuế phần đầu chũng tôi đ± phân tích thì hành vi trốn thuế còn bao hàm cả việc chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế nhưng không nộp thuế theo quy định của pháp luật, ví dụ như một người hoạt động kinh doanh nhưng không kê khai nộp thuế theo quy định. Thêm vào

đó, việc quy định hành vi gian lận làm tăng số thuế được hoàn lại không phải là hành vi có dấu hiệu đặc trưng trong mặt khách quan của trốn thuế mà lại mang tính lừa dối, gian lận chiếm đoạt trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt. Do vậy, để thống nhất cách hiểu trong các văn bản pháp luật, giữa Nghị định 100 và các hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế (Thông tư 21/2004/TTLT của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Việt kiểm sát nhân dân tối cao), không cần thiết phải quy định những hành vi mang tính lừa đảo chiếm đoạt trong lĩnh vực thuế ở nghị định này mà nên truy cứu trách nhiệm hành chính theo văn bản xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Theo chúng tôi, nên sửa đổi khái niệm trốn thuế t³i Nghị định số 100 như sau: “Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế dưới hình thức không nộp thuế, làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm”.

Đấu tranh phòng, chống tội trốn thuế - 15


Hoàn thiện chế định về tội phạm trốn thuế trong pháp luật hình sự. Trước hết là cần quán triệt thống nhất việc hiểu đúng, áp dụng đúng cấu thành của tội phạm trốn thuế trong luật hình sự, tiếp đến là cần phân tích sâu sắc, phân biệt được sự khác nhau giữa tội trốn thuế và các tội khác khi điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trốn thuế.

Vấn đề quy định tình tiết gi°m nhẹ khi x²c định “người ph³m tội tứ nguyện sừa chửa, bọi thường thiệt h³i, khắc phúc hậu qu°” theo Điểm b, Khoản 1, Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, cần được hiểu đúng, hướng dẫn cụ thể khi áp dụng làm tình tiết giảm nhẹ trong xử lí tội phạm trốn thuế. Nên quy định về thời điểm, số lượng, cách thức thực hiện việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả như thế nào thì coi là tình tiết giảm nhẹ theo luật. Chẳng hạn người phạm tội tự nguyện thực hiện việc bồi thường, khắc phục hậu quả với giá trị ít nhất 50% thiệt hại thực tế xảy ra khi trốn thuế thì mới được coi là tình tiết giảm nhẹ.

Theo chúng tôi, cũng cần tăng thêm mức hình phạt ở khung tăng nặng cao nhất đối với tội trốn đến 15 năm tù mới đủ sức răn đe và thể hiện thái độ nghiêm khắc của nhà làm luật đối với loại tội phạm này. Ngay trong cách diễn

đ³t cĐa Kho°n 3, Điều 161 củng viết: “ph³m tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì...”, trong trường hợp đặc biệt nghiêm tróng m¯ mữc hình ph³t chỉ đặt ra cao nhất là 7 năm tù thì.

Nên đưa ra khái niệm về tội trốn thuế để làm rõ hơn dấu hiệu nhận biết hành vi và khái quát ở một tầm cao hơn, có thể đưa khái niệm như trên đã phân tích: “Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy

định của pháp luật về thuế dưới hình thức không nộp thuế, làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được miễn, giảm”.

Luật Quản lí thuế đã được Quốc hội khoá 11 thông qua tại kì họp thứ 11 vừa qua là một bước tiếp mới trong quá trình hoàn thiện các quy định luật


pháp chống gian lận thuế nói chung và đấu tranh phòng chống tội trốn thuế nói riêng. Đây là công cụ pháp lí quan trọng thể hiện quyết tâm đấu tranh phòng chống loại vi phạm và tội phạm này.

3.3.4. Các giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm

Kết quả về phát hiện, xử lí vi phạm và tội trốn thuế có tác động, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến tâm lí, tình cảm, đến thói quen, lối sống, xử sự của những người đã, đang và sẽ có ý định vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Với nhóm giải pháp này có thể được thực hiện thông qua các giải pháp cụ thể sau:

Nâng cao nhận thức, đánh giá về tính chất và mức độ đối với các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thuế. Để có thể đưa ra được các giải pháp về phát hiện, xử lí vi phạm, tội phạm chính xác, phù hợp trước hết phải có sự nhận thức khách quan, toàn diện với các vi phạm, tội phạm xảy ra trong thực tế cũng như xu hướng vận động, phát triển của nó.

Quá trình xử lí hành vi trốn thuế và các vi phạm, tội phạm khác trong lĩnh vực thuế nói chung thường xảy ra hai khuynh hướng hoặc hành chính hoá hoặc hình sự hoá. Thời gian qua, việc xử lí các hành vi trốn thuế thường có xu hướng hành chính hoá. Các vi phạm về thuế thì nhiều trong khi đó số vụ việc

được phát hiện, bị đưa ra truy cứu trách nhiệm hình sự còn quá ít. Theo Báo cáo tổng kết công tác quản lí thuế trong 15 năm, từ năm 1999 đến nay, tống số các vụ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện các luật thuế vượt quá thẩm quyền xử lý của cơ quan thuế phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, khởi tố là 1.616 vụ song mới khởi tố được 553 vụ, đã xét xử

được 67 vụ. Thu hồi cho Ngân sách Nhà nước 274 tỷ đồng.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các hành vi trốn thuế cần tránh hai khuynh hướng, hoặc cho rằng đã vi phạm hành chính trốn thuế hay các tội về kinh tế khác mà vẫn tái phạm thì phải xử thật nặng, hoặc cho rằng vi phạm về thuế chỉ là những vi phạm trong lĩnh vực kinh tế không cần phải áp dụng


các hình phạt nặng dẫn đến xem xét, đánh giá chứng cứ qua loa, định khung hình phạt quá nhẹĐây là hai khuynh hướng nên tránh bởi khuynh hướng thứ nhất dễ làm cho người muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh nản lòng, không muốn tham gia sản xuất, kinh doanh, ngược lại, khuynh hướng thứ hai lại làm cho người kinh doanh coi thường pháp luật, sẵn sàng vi phạm pháp luật.

Phân định rõ trách nhiệm và tăng cường công tác phối hợp trong công tác phát hiện, xử lí vi phạm, tội phạm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, toà án, viện kiểm sát và cơ quan thuế cần được quy định rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của mỗi cơ quan trong công tác đấu tranh phòng chống tội trốn thuế. Ngành thuế cần làm tốt công tác phát hiện ban đầu thông qua hoạt động nghiệp vụ, kiểm tra chuyên ngành. Ngành công an cần chú trọng công tác trinh sát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm trốn thuế do vậy cần đào tạo, bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ về kinh tế.

Làm tốt hơn nữa công tác theo dõi, thống kê, phân tích số liệu về các vụ việc trốn thuế, phục vụ đắc lực cho công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Từ những con số thống kê, phân tích tình hình tội phạm trốn thuế chúng ta có thể thấy được những xu hướng phát triển, diễn biến của loại tội phạm này, chủ động trong công tác đấu tranh phòng chống.

Xây dựng cơ chế công khai hoá các bản án có hiệu lực pháp luật đối với các vụ trốn thuế để những người có nhu cầu tiếp cận học tập, nghiên cứu. Các cán bộ làm việc trong các cơ quan bảo vệ pháp luật dễ dàng tìm hiểu, nghiên cứu tích luỹ kinh nghiệm, phục vụ tốt hơn nữa đấu tranh phòng chống tội trốn thuế.

3.3.5. Các giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật

Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một trong những giải pháp quan trọng, là cơ sở để đối tượng nộp thuế tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, nhưng trong thời gian qua chưa được coi trọng đúng mức.


Tuyên truyền giáo dục đồng thời được tiến hành đối với cả người nộp thuế, cán bộ công chức quản lí nhà nước trong lĩnh vực thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Hình thức tuyên truyền giáo dục phải cụ thể, sinh động, dễ

đi vào lòng người, dễ hiểu và dễ nhớ. ë Nhật Bản, việc tuyên truyền giáo dục về thuế đem lại hiệu quả cao nhờ áp dụng nhiều hình thức, kể cả đưa vào thành những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa giáo dục về nghĩa vụ nộp thuế, tác

động vào tâm tư tình cảm của mỗi công dân ngay từ nhỏ.

Việc xử lí nghiêm minh đối với những hành vi trốn thuế cũng là hình thức có ý nghĩa tuyên truyền giáo dục, răn đe những ai có ý định phạm tội trốn thuế. Với ý nghĩa đó, các phiên xét xử của toà án về tội trốn thuế nên tiến hành xét xử lưu động, vừa răn đe vừa tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế.

Giáo dục người dân nhận thức được tầm quan trọng của hoá đơn khi đi mua sắm: người tiêu dùng phải lấy hoá đơn khi mua sắm bất kì hàng hoá nào nhằm tránh những hành vi gian lận về thuế, giúp nhà nước thu đủ số thuế. Thói quen mua sắm lấy hoá đơn là một thói quen trong xã hội văn minh thương mại.

Công tác tuyên truyền giáo dục phải đi sâu, gắn với đòi hỏi của thực tiễn, huy động được sự tham gia của mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Tuyên truyền giáo dục về pháp luật thuế, công tác đấu tranh phòng chống gian lận thuế, tội phạm trốn thuế, các đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực thuế, các điển hình tốt và các vụ vi phạm về thuế đã đưa ra xử líCông tác này có sự tham gia của các thành phần trong xã hội, trong đó các phương tiện thông tin đại chúng và nền giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng. Phải hình thành được ý thức chấp hành pháp luật thuế, ý thức phê phán với gian lận thuế, trốn thuế, ý thức xây dựng đối với ngành thuế, công tác thuếđể biến thành hành động chấp hành tốt pháp luật thuế và các quy định có liên quan.


Kết luận

Tội phạm trốn thuế và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế ở Việt Nam là một đề tài có ý nghĩa đối với những người làm công tác thuế, nhà làm luật, những người công tác trong các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề này. Nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, khoa học về vấn đề này là một

đòi hỏi đặt ra trong quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, phòng chống gian lận thuế, tội phạm trốn thuế, góp phần làm cho hệ thống thuế phát triển lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước, xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, tạo công bằng, minh bạch trong nền kinh tế đối với các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh và những chủ thể khác có liên quan.

Luận văn đã nhận diện một cách tương đối có hệ thống về tội trốn thuế trên các bình diện: tổ chức, quy mô, cấu thành, thủ đoạn phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, sự phát triển của tội phạm qua các thời kỳ... Đồng thời luận văn cũng nêu lên kết quả đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong thời gian qua, chủ yếu trong giai đoạn 2001 - 2005. Trên cơ sở phân tích về thực trạng công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế, luận văn cũng đã đề cập đến một số tồn tại và hướng khắc phục để làm tốt hơn nữa công tác đấu tranh phòng chống loại tội phạm này. Đặc biệt luận văn đã đưa ra những ý kiến đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự về tội trốn thuế, phát chế

định huy tốt hơn hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế trong giai

đoạn hiện nay.

Phòng chống tội phạm trốn thuế phải được thực hiện đồng bộ các giải pháp, trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau. Từ đề tài nghiên cứu với quy mô một luận văn tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp, trao đổi để có thể hoàn thiện hơn đề tài, tiếp tục nghiên cứu để đóng góp cho công tác đấu tranh


phòng chống tội phạm nói chung và đấu tranh phòng chống tội phạm trốn thuế nói riêng.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí