Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 9

Cháy nhà → Nhà cháy. Vé hết → Hết vé.

b. Kiểu cải biến từ vựng - ngữ pháp:

Kiểu cải biến này cho phép thêm vào cấu trúc được cải biến một bán thực từ, tức là những từ đã bị ngữ hoá nhưng chưa trở thành hư từ thực sự (ví dụ: bị, được, làm, khiến, sự, cuộc, nỗi niềm, cái…). Thuộc kiểu cải biến này là cải biến danh hoá (ví dụ: Anh ấy ra đi - Sự ra đi của anh ấy), cải biến bị động (ví dụ: Tôi đánh nó - Nó bị tôi đánh), cải biến nguyên nhân (Mẹ lo lắng vì sự ra đi của anh ấy - Sự ra đi của anh ấy khiến mẹ lo lắng)

Các thủ pháp xác định thành phần câu nêu trên đây được áp dụng rộng rãi trong ngôn ngữ học và rất thích hợp, có hiệu quả trong việc nghiên cứu ngữ pháp đặc biệt là nghiên cứu câu tiếng Việt.

Vận dụng các nguyên tắc và thủ pháp xác định thành phần câu nêu trên, dưới đây, chúng ta sẽ xem xét câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ ở hai mặt: a) đặc tính của mối quan hệ cú pháp giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả; b) tính chất đơn, phức (ghép) của kiểu câu này.

Như đã nói ở trên, câu có ý nghĩa nhân quả thuộc kiểu cấu trúc đối ứng. Về bản chất, cấu trúc đối ứng cũng như cấu trúc chủ vị là kiểu cấu trúc có đặc tính không hoàn toàn rõ ràng. Nếu xét mối quan hệ nội bộ giữa các thành tố trong cấu trúc thì có thể thấy tính chất phụ thuộc qua lại giữa các thành tố khá rõ (xem trang 21). Nhưng nếu xét cấu trúc trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài thì vai trò chính lại thuộc về thành tố thứ hai.

Như chúng ta đã biết, khi xem xét vai trò của các yếu tố trong cấu trúc nhất định, tiêu chuẩn khả năng phát sinh mối quan hệ cú pháp với các yếu tố ngoài cấu trúc thường được coi là tiêu chuẩn quan trọng. Xét về mặt này, vị ngữ tỏ ra có ưu thế hơn so với chủ ngữ. Điều này có thể thấy rõ qua khả năng lược bỏ các thành tố. Cụ thể:

- Khi hai cụm chủ vị quan hệ với nhau, chỉ chủ ngữ ở một trong hai cụm (hoặc ở cả hai cụm) có thể lược bỏ, tức là chỉ vị ngữ mới có khả năng đại diện cho cụm chủ vị quan hệ với cụm kia.

So sánh:

1a. Nếu trời mưa thì chúng ta nghỉ.→ 1b. Nếu mưa thì chúng ta nghỉ. (+) 1c. Nếu mưa thì nghỉ. (+)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

1d. Nếu trời mưa thì chúng ta. (-) 1e. Nếu trời thì chúng ta. (-)

- Khi cụm chủ vị quan hệ với một từ ngữ ngoài cụm, cũng chỉ vị ngữ có khả năng đại diện cho cụm quan hệ với từ ngữ bên ngoài (từ bị lược trong cụm chỉ có thể là chủ ngữ):

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 9

So sánh:

2a. Nó bảo rằng nó bận. → 2b. Nó bảo (rằng) bận. (+) 2c. Nó bảo (rằng) nó. (-)

3a. Người anh cần gặp đã đến. → 3b. Người cần gặp đã đến. (-)

3c. Người anh đã đến. (-)

Như vậy, theo cách luận giải trên đây thì về bản chất, quan hệ cú pháp giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả trong những câu nhân quả thường được gọi là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân (ví dụ: Vì nó mà tôi khổ; Tại anh, tôi đến muộn) và trong những câu nhân quả thường được gọi là câu ghép nhân quả (ví dụ: Vì nó lười nên tôi khổ; Vì trời mưa nên đường trơn) là như nhau (đều có quan hệ chính phụ, trong đó bộ phận phụ là bộ phận chỉ nguyên nhân).

Tuy nhiên, cần thấy rằng xét về mức độ phụ thuộc thì sự phụ thuộc của bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả ở hai dạng câu này có sự khác nhau nhất định. Việc khảo sát, so sánh về nội dung (ý nghĩa, quan hệ) và

mặt hình thức ngữ pháp của hai dạng câu này cho thấy ở những câu thường được gọi là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, sự phụ thuộc của trạng ngữ vào bộ phận nòng cốt câu là sự phụ thuộc gần như hoàn toàn mang tính một chiều (quan hệ chính phụ đích thực); còn ở những câu được gọi là câu ghép nhân quả thì như vừa nhận xét ở trên, có cả tính chất phụ thuộc qua lại. Nếu cho rằng quan hệ từ là dấu hiệu chỉ ra sự phụ thuộc thì dấu hiệu này gần như thường trực ở trạng ngữ nguyên nhân trong khi có thể vắng mặt ở vế chỉ nguyên nhân của những câu được gọi là câu ghép nhân quả:

So sánh:

1a. Vì nó mà tôi khổ. → 1b. Tôi khổ vì nó. (+)

1c. Tôi vì nó mà khổ. (+) 1d. Nó mà tôi khổ. (-)

2a. Vì nó lười nên tôi khổ. → 2b. Tôi khổ vì nó lười. (+)

2c. Nó lười nên tôi khổ. (+)

Như các ví dụ trên cho thấy, khả năng lược bỏ chỉ có thể có trong trường hợp sau là cụm C - V (ở 2c). Chính khả năng lược bỏ ở 2c đã làm giảm tính phụ thuộc (ít ra là về hình thức) của cụm chủ vị chỉ nguyên nhân vào cụm chủ vị chỉ kết quả đứng sau nó.

Ở trên, chúng ta vừa xem xét tính chất của mối quan hệ giữa các bộ phận chỉ nguyên nhân, kết quả trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ. Vấn đề còn lại là việc xác định kiểu loại của câu nhân quả xét theo quan điểm phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp. (Chúng là câu đơn hay câu ghép?). Hai dạng câu mà chúng ta xem xét là:

(1) Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, tôi đã tiến bộ nhiều.

(2) Nhờ bạn bè giúp đỡ, tôi đã tiến bộ nhiều.

Như đã thấy ở trên, theo Cao Xuân Hạo thì cả hai dạng câu nhân quả đang được xem xét đều là câu đơn. Cơ sở của cách phân loại này là sự giống

nhau về tính chất của mối quan hệ giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả ở hai dạng câu đang xem xét (đều là quan hệ chính phụ).

Theo Hoàng Trọng Phiến thì những câu có dạng như ở (1) là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, còn những câu có dạng như ở (2) là câu ghép qua lại. Cách phân loại này rõ ràng là dựa vào số lượng cụm chủ vị.

Theo chúng tôi, tiêu chí phân loại khác nhau thì kết quả đương nhiên, sẽ khác nhau. Hoàng Trọng Phiến dựa vào số lượng cụm chủ vị, còn Cao Xuân Hạo lại dựa vào cụm chủ vị làm nòng cốt, nên kết quả phân loại của hai tác giả khác nhau. Rõ ràng việc lựa chọn cách phân loại ở đây tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của công trình. Phù hợp với quan niệm coi cấu trúc chủ vị cũng chỉ là một dạng của cấu trúc chính phụ, chúng tôi sẽ chọn cách phân tích coi cả hai dạng trên đều là câu đơn. Cơ sở và lợi ích của cách phân tích này là:

+ Chú ý đến mặt chức năng hơn là cấu trúc (chức năng của 2 bộ phận chỉ nguyên nhân là như nhau, đều bổ sung cho bộ phận chỉ kết quả).

+ Khắc phục được những khó khăn, rắc rối, mâu thuẫn trong việc phân loại câu. Theo cách phân tích này, những câu sau sẽ đều được coi là câu đơn, bất chấp sự khác nhau về tổ chức của bộ phận đứng sau :

a. Nó nghỉ ốm.

b. Nó nghỉ vì ốm.

c. Nó nghỉ vì nó ốm.

d. Nó nghỉ vì con nó ốm.

Trong những câu trên đây, tất cả các từ ngữ đứng sau đều thể hiện kết trị nguyên nhân của động từ - vị ngữ nghỉ dù bên nó có hay không có chủ ngữ đi kèm và đều đó có quan hệ phụ thuộc (là yếu tố phụ) của động từ nghỉ. Sự xuất hiện của chủ ngữ bên động từ ốm chỉ có tác dụng làm rõ nghĩa cho động từ này không làm thay đổi bản chất ý nghĩa và chức năng cú pháp của động từ ốm xét trong quan hệ với động từ - vị ngữ nghỉ.

Theo cách phân tích trên thì những câu nhân quả dưới đây đều là câu đơn bất kể sau quan hệ từ nguyên nhân là từ, ngữ hay cụm chủ vị:

Một hôm, do một sự tình cờ, y biết được tên Tư. (Nam Cao. Sống mòn) Tại hai chén rượu vừa uống mà cảm thấy rét hơn lúc bắt đầu uống.

(Nguyễn Khải. Một chiều mùa đông)

Nhờ ánh đèn vặn to, Bính nhận rõ từng nét mặt Năm. (Nguyên Hồng.

Bỉ vỏ)

đèn sáng nên trông rõ lắm. (Nguyễn Công Hoan. Báo hiếu: trả

nghĩa cha)

Tại chị thiệt thà nên chị không muốn hiểu. (Hồ Biểu Chánh. Bỏ chồng) Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này. (Thạch Lam.

Đứa con)

3.2. Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ quan hệ

3.2.1. Ý kiến của các nhà nghiên cứu về cách phân tích kiểu câu này

Khi phân tích đặc điểm ngữ pháp của các động từ ngữ pháp làm, khiến Nguyễn Kim Thản đã xếp các động từ này vào cùng nhóm động từ cầu khiến (bắt, buộc, mời, cấm…) và cùng với cách xếp loại đó, tác giả đã đồng nhất đặc điểm ngữ pháp của làm, khiến, với đặc điểm ngữ pháp của động từ cầu khiến mà ông gọi chung là động từ gây khiến, theo đó, mô hình cú pháp cơ bản của chúng là N1 - V1 - N2 - V2 . Theo Nguyễn Kim Thản, “những động từ gây khiến thường đòi hỏi có hai bổ ngữ, bổ ngữ thứ nhất bao giờ cũng là một danh từ biểu thị đối tượng mà hoạt động do động từ gây khiến chuyển tới; nói một cách khác, N2 biểu thị đối tượng chịu sự thúc đẩy, giúp đỡ hay cản trở hoặc được sự giúp đỡ của N1. Bổ ngữ thứ hai bao giờ cũng do một động từ biểu thị, động từ V2 biểu thị hoạt động của N2 và là kết quả của sự thúc đẩy, giúp đỡ, cản trở hay cho phép của N1. Tuy có quan hệ về mặt ý nghĩa như vậy nhưng về mặt ngữ pháp, V2 lại không có quan hệ tường thuật (quan hệ chủ vị) với N2. Ở trong câu, V2 không phải là vị ngữ vì nó không có thể được các

hình thức hoá như một vị ngữ thông thường, ví dụ, không thể được sự phụ thêm của những hư từ chỉ thể - thời. Trong dạng thức cải biến (4) ở mục 2.3.1, ta thấy V2 có thể đảo lên đầu câu, hệt như N2 ở dạng thức (3). Mặt khác, ta có thể để V2 tồn tại bên cạnh V1 mà không cần N2 như dạng thức (5) đã chỉ rõ.” [28, 147 - 148]

Cùng với Nguyễn Kim Thản, Lê Biên [2, 79] cũng coi làm, khiến thuộc tiểu loại động từ gây khiến đòi hỏi hai bổ ngữ.

Cách phân tích trên đây của Nguyễn Kim Thản không phải hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, cách phân tích đó chưa phản ánh sự khác nhau giữa làm, khiến với động từ cầu khiến.

Theo chúng tôi, ý kiến của Nguyễn Kim Thản chỉ thực sự phù hợp với các động từ cầu khiến, còn đối với các động từ quan hệ làm, khiến, những điểm sau đây chưa được tác giả chú ý:

- Về mô hình cú pháp, làm, khiến không chỉ có dạng thức N1 - V1 - N2

- V2 mà còn có các dạng thức khác mà động từ cầu khiến không có. Đó là các dạng thức mà chủ ngữ được biểu hiện bằng động từ (V - V1 - N2 - V2; ví dụ: Chiều trẻ làm chúng sinh hư) hoặc cụm chủ vị (SP - V1 - N2 - V2; ví dụ: Anh cười khiến nó ngượng). Đó còn là dạng thức mà giữa V1(vị ngữ) và N2 - V2 (bổ ngữ) có quan hệ từ cho (N1 - V1 cho N2 - V2; V - V1 cho N2 - V2; SP - V1 cho N2 - V2). Nguyễn Kim Thản hoàn toàn không chú ý đến quan hệ từ cho vì vậy, sự phân tích của ông không đầy đủ. Vấn đề đặt ra là cho không dẫn nối cụm chủ vị làm bổ ngữ thì dẫn nối thành tố nào? (N2 hay V2?)

- Về khả năng được dạng thức hoá, động từ đứng sau làm, khiến không phải hoàn toàn không có khả năng “được sự phụ thêm của những hư từ chỉ thể

- thời” như Nguyễn Kim Thản đã nêu ở trên. (Ví dụ: Quy mô của cuộc can thiệp và hậu quả ngoài ý muốn của nó đủ khiến cho cuộc can thiệp này đang lấn át mục tiêu chính trị và nhân đạo ban đầu).

- Về khả năng lược bỏ, trong cấu trúc với vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến, N2 nói chung, hầu như không thể lược bỏ như Nguyễn Kim Thản đã nhận xét.

Ví dụ:

a. Tối hôm ấy, ông Dự không đi chơi như mọi tối khiến cho tôi nghĩ ngợi. (Nguyễn Công Hoan. Thằng Quýt I)

→ Tối hôm ấy, ông Dự không đi chơi như mọi tối khiến cho nghĩ ngợi. (-)

b. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. (Thạch Lam. Gió lạnh đầu mùa)

→ Gió thổi mạnh làm thấy lạnh và cay mắt. (-)

Như vậy, việc tác giả đã xếp các động từ quan hệ làm, khiến vào cùng loại với các động từ cầu khiến là không hợp lí.

3.2.2. Ý kiến trao đổi đề xuất

Theo chúng tôi, để xác định đặc điểm cấu tạo của bổ ngữ trong những câu nhân quả có vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến, cần xuất phát từ bản chất ngữ pháp của các động từ giữ vai trò vị ngữ.

Có thể thấy rằng những lí do mà Nguyễn Kim Thản đưa ra để khẳng định N2, V2 là hai bổ ngữ của V1 (chứ không phải là hai thành tố có quan hệ chủ vị làm bổ ngữ của V1) là chưa đầy đủ và thuyết phục vì:

- Đúng là vị ngữ thường được hình thức hoá (có khả năng kết hợp vào mình các yếu tố chỉ thời thể), tuy nhiên, đó là các vị ngữ điển hình. Trong một số truờng hợp vị ngữ (không điển hình) có thể không được hình thức hoá. (xem các ví dụ ở bên dưới)

- Việc V2 có thể đảo lên trước N2 (chỉ trong một số trường hợp) cũng không phải là lí do phủ nhận hoàn toàn mối quan hệ chủ vị giữa chúng vì trên thực tế, vị ngữ có thể đứng trước chủ ngữ:

So sánh:

Nhà cháy → Cháy nhà.

Đừng để nhà cháy. → Đừng để cháy nhà.

- Khả năng lược bỏ N2 cũng không phải là chứng cứ phủ nhận tư cách chủ ngữ của nó xét trong mối quan hệ với V2 vì một cụm chủ vị làm bổ ngữ hay trạng ngữ vẫn cho phép chủ ngữ của nó lược bỏ.

So sánh:

1a. Nó bảo nó bận không đến được. → 1b. Nó bảo bận không đến được.

2a. Hắn sung sướng vì hắn đã ghĩ ra điều ấy.→ 2b. Hắn sung sướng vì nghĩ ra điều ấy.

Theo chúng tôi, coi bổ ngữ của các động từ làm, khiến là cụm chủ vị là có cơ sở. Ngoài những lí do đã phân tích trên đây, còn hai lí do nữa để lựa chọn cách phân tích này:

(1) N2 không có khả năng cùng với V1 tạo thành tổ hợp có khả năng dùng độc lập hoặc dùng với tư cách là biến thể rút gọn của cấu trúc lớn hơn, nghĩa là giữa chúng không thực sự có quan hệ cú pháp.

(2) Quan hệ từ cho không dẫn nối riêng N2 hay V2 mà dẫn nối cả tổ hợp gồm hai thành tố này.

Trở ngại duy nhất của cách phân tích này là ở chỗ vị từ giữ vai trò vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ chỉ có khả năng kết hợp hạn chế với các phó từ chỉ thời thể. Điều này cho thấy cụm chủ vị làm bổ ngữ sau làm, khiến không phải là cụm chủ vị bình thường. Mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ ở cụm chủ vị này (đặc biệt trong trường hợp quan hệ từ cho vắng mặt) không được hiện thực hoá đầy đủ (nghĩa là bị yếu đi) do mỗi thành tố của cụm chủ vị ít nhiều bị chi phối bởi động từ - vị ngữ. Sự yếu đi đó gợi sự liên tưởng đến sự yếu đi của mối quan hệ chủ vị trong các cụm chủ vị làm bổ ngữ và định ngữ trong những trường hợp sau đây:

- Trường hợp cụm chủ vị làm bổ ngữ bên các động từ ngữ pháp chỉ quan hệ bị động (bị, được):

Ví dụ: Chị Tư Hậu được tỉnh và huyện khen.

- Trường hợp cụm chủ vị làm bổ ngữ bên các động từ - thực từ chỉ sự thụ cảm (nghe, thấy, xem…):

Ví dụ: Chúng tôi nghe thầy giáo giảng bài.

- Trường hợp cụm chủ vị làm định ngữ cho danh từ ngữ pháp việc: Ví dụ: Việc anh về muộn khiến mẹ lo lắng.

Trong những trường hợp trên đây, trước các động từ khen, giảng, về

hầu như không thể xuất hiện các phó từ chỉ thời thể.

Tóm lại, do đặc tính không biến hình của từ tiếng Việt nên ranh giới giữa các quan hệ cú pháp không rõ ràng và có sự chuyển dần, nghĩa là giữa các kiểu quan hệ cú pháp cũng có những trường hợp trung gian chuyển tiếp mà quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong những trường hợp được dẫn trên đây là những trường hợp cụ thể.

3.3. Tiểu kết

Về cách phân tích kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, phù hợp với quan niệm coi cấu trúc chủ vị cũng chỉ là một dạng của cấu trúc chính phụ, chúng tôi chọn cách phân tích coi cả hai dạng sau đây đều là câu đơn:

(1) Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, tôi đã tiến bộ nhiều.

(2) Nhờ bạn bè giúp đỡ, tôi đã tiến bộ nhiều.


Cơ sở và lợi ích của cách phân tích này là:

+ Chú ý đến mặt chức năng hơn là cấu trúc (chức năng của 2 bộ phận chỉ nguyên nhân là như nhau, đều bổ sung cho bộ phận chỉ kết quả).

+ Khắc phục được những khó khăn, rắc rối, mâu thuẫn trong việc phân loại câu.

Về cách phân tích kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ quan hệ, theo chúng tôi, để xác định đặc điểm cấu tạo của bổ ngữ trong những câu nhân quả có vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến, cần xuất phát từ bản chất ngữ pháp của các động từ giữ vai trò vị ngữ.


KẾT LUẬN

Trên đây, sau khi đã xác định bản chất của mối quan hệ ngữ nghĩa xét trong mối tương quan với quan hệ cú pháp và bản chất của mối quan hệ nhân quả, chúng tôi đã tiến hành phân loại và miêu tả hai cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng phương tiện cú pháp (quan hệ từ) và bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp (động từ quan hệ).

Từ những điều trình bày trên đây, chúng tôi thấy có thể rút ra các kết luận sau:

1. Quan hệ nhân quả với tư cách là một kiểu quan hệ ngữ nghĩa, là kiểu quan hệ có tính phổ quát tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ nhưng trong các ngôn ngữ khác nhau cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả có sự khác nhau.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022