Thuộc Tính Kết Trị Của Các Động Từ Làm, Khiến

- Nét nghĩa quan hệ nhân quả của làm, khiến cũng được xác nhận qua khả năng thay thế chúng bằng các quan hệ từ nhân quả vì (do, bởi, tại, nhờ)… nên (mà) như đã chỉ ra ở trên.

Tóm lại, về ý nghĩa, các động từ ngữ pháp làm, khiến vừa mang đặc tính của động từ (chỉ hoạt động gây khiến) vừa mang đặc tính của quan hệ từ (biểu thị quan hệ nhân quả).

2.3.2.2. Thuộc tính kết trị của các động từ làm, khiến

Phù hợp với đặc điểm ý nghĩa, hoạt động ngữ pháp của làm, khiến cũng mang tính hai mặt, phản ánh tính chất trung gian giữa động từ - thực từ và quan hệ từ của chúng. Đặc tính của hai động từ này thể hiện ở chỗ:

a) Chúng có khả năng kết hợp (tuy không mạnh) với các phó từ chỉ thời thể giống như động từ. (xem trang 58)

b) Chúng cũng có khả năng làm vị ngữ (với sự hỗ trợ của các thực từ) để tạo nên kiểu câu có mô hình ngữ pháp riêng. Khi giữ vai trò vị ngữ, với đặc tính ngữ pháp của mình, làm, khiến chi phối đặc tính của chủ ngữ và bổ ngữ về ý nghĩa và hình thức qua các mô hình kết trị cơ bản sau:

Mô hình 1: N - làm (khiến) - SP

Ví dụ:

Thái độ ấy làm cho vị quả phụ thủ tiết ấy tức khắc nối trận lôi đình. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Mô hình 2: V - làm( khiến) - SP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Ví dụ:

Có sắc đẹp mới khiến được kẻ giận mình tha thứ. (Khái Hưng, Nhất Linh. Đời mưa gió)

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 7

Mô hình 3: SP - làm(khiến) - SP

Ví dụ:

Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm. (Anh Đức. Một chuyện chép ở bệnh viện)

Trong các mô hình này, làm (khiến) giữ vai trò hạt nhân (vị ngữ), các thành tố đứng trước là thành tố bắt buộc chỉ chủ thể ngữ pháp (chủ ngữ), còn các thành tố đứng sau là thành tố bắt buộc chỉ đối thể ngữ pháp (bổ ngữ).

Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét cụ thể đặc điểm của chủ ngữ và bổ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến.

2.3.2.2.1. Đặc điểm của chủ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến

Về ý nghĩa, chủ ngữ trong cả ba mô hình trên có những đặc điểm chung sau đây:

- Về ý nghĩa từ vựng, chúng đều chỉ hoạt động, đặc điểm hay sự việc, sự kiện.

- Về nghĩa sâu (nghĩa quan hệ sâu), chúng đều chỉ nguyên nhân. Do có ý nghĩa này mà chủ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến thường được gọi là chủ ngữ nguyên nhân.

- Về ý nghĩa cú pháp, chúng đều chỉ chủ thể của hoạt động do động từ quan hệ làm, khiến biểu thị. Nghĩa chủ thể hoạt động của chủ ngữ ở đây do ý nghĩa hoạt động của động từ - vị ngữ quy định.

- Về đặc điểm hình thức, chủ ngữ trong các mô hình trên đây không thuần nhất.

Như các mô hình kết trị trên cho thấy, về cấu tạo, chủ ngữ bên các động từ làm, khiến có thể là danh từ (ngữ danh từ), vị từ (ngữ vị từ), hoặc cụm chủ vị.

Trong mô hình thứ nhất, chủ ngữ được biểu hiện bằng danh từ (ngữ danh từ), đại từ

Danh từ (ngữ danh từ), đại từ làm chủ ngữ bên các động từ làm, khiến

thuộc các nhóm sau:

+ Danh từ (ngữ danh từ), đại từ mà về ý nghĩa từ vựng chỉ hoạt động, tính chất, đặc điểm hoặc có gắn với hoạt động, tính chất, đặc điểm kiểu như: cái chết, cuộc kháng chiến, ánh trăng, tiếng động, cử chỉ, câu nói, sự so sánh, ý nghĩ, trận mưa…

Ví dụ:

Một tiếng nói làm Sinh ngẩng đầu lên. (Nguyễn Công Hoan. Tôi cũng không hiểu tại làm sao I)

Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng. (Thạch Lam. Đứa con đầu lòng)

Một ý nghĩ khiến ông mỉm cười. (Ngô Tự Lập. Giấc ngủ kì lạ của ông Lương Tử Ban)

Cử chỉ ấy làm cho ông đồ Uẩn cũng đam ra sợ xanh mắt. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

Những tiếng nổ ầm ầm làm Lương choàng tỉnh dậy. (Nguyễn Đình Thi.

Mặt trận ở trên cao)

Ý tưởng ấy khiến Huy căm tức, nhớ lại những cử chỉ và hành vi khốn nạn của Lộc. (Nhất Linh, Khái Hưng. Nửa chừng xuân)

Trận mưa đêm qua làm cho cả mái, vach, tối đen, như cái ụ đất. (Tô Hoài. Khác trước)

Thái độ của chị khiến tôi lại càng phải kinh ngạc. (Vũ Trọng Phụng.

Lòng tự ái)

Ánh đèn rực rỡ làm chàng chói mắt. (Thạch Lam. Ngày mới)

Trong ví dụ cuối cùng này, ánh đèn cần được hiểu là ánh sáng của đèn, nghĩa là chủ ngữ ở đây cũng gắn mật thiết với ý nghĩa đặc điểm, tính chất.

+ Danh từ chỉ sự vật cụ thể mà tên gọi luôn gợi lên đặc điểm, tính chất: Ví dụ:

Trăng làm thị đẹp lên. (Nam Cao. Chí Phèo)

Trong ví dụ này, trăng là sự vật cụ thể có thuộc tính bản chất là sáng.

Do đó, câu trên cần được hiểu là Ánh trăng làm thị đẹp lên.

+ Danh từ điều + đại từ xác định (này, kia, ấy, đó)

Suy ra từ ngữ cảnh, ta thấy tổ hợp này cũng thường gắn với ý nghĩa biểu thị sự kiện, sự việc.

Ví dụ:

Điều ấy khiến tôi lo ngại. (Thạch Lam. Tình xưa)

Những điều này đã làm Bính suy nghĩ và đau lòng. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ)

Theo thống kê của chúng tôi, danh từ điều làm chủ ngữ có 13 trường hợp, chiếm 1,3% tổng số câu chứa động từ quan hệ làm, khiến.

Trong mô hình thứ hai, chủ ngữ được biểu hiện bằng vị từ, ngữ vị từ Đặc điểm của các vị từ (ngữ vị từ) giữ vai trò chủ ngữ ở đây là chúng không có ý nghĩa và hình thức thời thể (không thể bổ sung các phó từ chỉ thời thể vào trước chúng). Chủ ngữ ở dạng này có thể coi là biến thể của chủ ngữ được biểu hiện bằng danh từ trong đó danh từ trung tâm do không có vai trò quan trọng về nghĩa nên đã bị lược bỏ. Về nguyên tắc, có thể khôi phục lại các danh từ bị lược bỏ.

So sánh:

Nghĩ như thế làm cho Minh thêm buồn rầu. (Khái Hưng, Nhất Linh.

Gánh hàng hoa)

Việc nghĩ như thế làm cho Minh thêm buồn rầu.

Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt. (Nguyên Hồng. Những ngày thơ ấu)

Việc tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt.

Trong mô hình thứ ba, chủ ngữ được biểu hiện bằng cụm chủ vị. Cụm chủ vị làm chủ ngữ trong mô hình này có đặc điểm sau:

- Về hình thức ngữ pháp, bên vị ngữ của cụm chủ vị này rất ít khi xuất hiện các phó từ chỉ thời thể. [37, 83]

Ví dụ:

Nước chảy xiết, rào rào đập vào mạn phà làm cho nó như đứng ì lại, không nhúc nhích lên được nữa mặc dù mọi người đi xe đều bắt tay vào kéo đỡ. (Nguyễn Đình Thi. Vào lửa)

Vừa dứt câu, roi gân bò quật vào mặt tôi, khiến tôi tối tăm cả mặt mũi. (Nguyễn Công Hoan. Thằng ăn cướp)

Trường hợp trước vị ngữ của cụm chủ vị làm chủ ngữ có xuất hiện phó từ chỉ thời thể như dưới đây chỉ là trường hợp hiếm hoi trong số những ví dụ mà chúng tôi thống kê được:

Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần tôi đi qua các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt nhìn trộm. (Tô Hoài. Dế Mèn phiêu lưu ký)

- Cụm chủ vị làm chủ ngữ hầu như luôn có khả năng danh hoá để biến thành là nhóm danh từ.

Ví dụ:

Bà thợ giặt cười một cái nặng nề, làm cho những cục thị ở mặt nổi hết cả lên. (Nam Cao. Sống mòn)

→ Việc bà thợ giặt cười một cái nặng nề, làm cho những cục thịt ở mặt nổi hết cả lên. (+)

Bà cụ vừa nói vừa mỉm cười, khiến Mai luống cuống bẽn lẽn, vội ngồi xuống thở dài. (Khái Hưng. Nửa chừng xuân)

→ Việc bà cụ vừa nói vừa mỉm cười, khiến Mai luống cuống bẽn lẽn, vội ngồi xuống thở dài. (+)

Như vậy, ta thấy mặc dù về cách biểu hiện chủ ngữ bên các động từ làm, khiến có những nét khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có những điểm chung sau:

- Chủ ngữ ở cả ba mô hình đều có tính danh từ (cách biểu hiện ở dạng cơ bản của chủ ngữ). Tính danh từ của chủ ngữ ở mô hình 1 đã hoàn toàn rõ ràng, còn ở mô hình 2 và 3, tính danh từ của chủ ngữ được biểu hiện ở khả năng chuyển các vị từ hoặc cụm chủ vị làm chủ ngữ thành nhóm danh từ bằng thủ pháp danh hoá.

So sánh:

Thu cúi mặt không nói, khiến ông đốc tưởng lầm rằng nàng đã ưng thuận. (Khái Hưng, Nhất Linh. Đời mưa gió)

→ Việc Thu cúi mặt không nói, khiến ông đốc tưởng lầm rằng nàng đã ưng thuận. (+)

- Về nghĩa sâu, chủ ngữ ở cả ba mô hình đều chỉ nguyên nhân nên chúng đều cho phép chuyển thành trạng ngữ nguyên nhân hay vế phụ chỉ nguyên nhân của câu ghép nhân quả.

So sánh:

Câu hỏi bất ngờ của Liên làm Minh trở nên lúng túng. (Khái Hưng, Nhát Linh. Gánh hàng hoa)

→ Minh trở nên lúng túng vì câu hỏi bất ngờ của Liên.(+)

câu hỏi bất ngờ của Liên nên Minh trở nên lúng túng. (+)

Lời lẽ khôn ngoan sắc xảo ấy khiến Xuân Tóc Đỏ sung sướng lắm. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Nhờ những lời lẽ khôn ngoan sắc xảo ấy mà Xuân Tóc Đỏ sung sướng lắm. (+)

→ Xuân Tóc Đỏ sung sướng lắm bởi những lời lẽ khôn ngoan sắc xảo

ấy.(+)

Cử chỉ gian manh ấy khiến tôi lúng túng, thậm chí như người bị ngạt

thở. (Nguyễn Huy Thiệp. Những tiếng lòng)

Bởi cử chỉ gian manh ấy mà tôi lúng túng, thậm chí như người bị ngạt thở.

→ Tôi lúng túng, thậm chí như người bị ngạt thở bởi cử chỉ gian manh

ấy.

Tóm lại, qua việc khảo sát đặc điểm của chủ ngữ bên vị ngữ là các

động từ “làm, khiến”, ta thấy mặc dù về cách biểu hiện chủ ngữ có những nét khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có những nét chung. Về ý nghĩa, về nghĩa từ vựng, chủ ngữ đều chỉ hoạt động hoặc đặc điểm; về nghĩa quan hệ sâu, chủ ngữ đều chỉ nguyên nhân; về nghĩa cú pháp, chủ ngữ đều chỉ chủ thể. Điều

đáng chú ý là hầu hết chủ ngữ được biểu hiện ở dạng cơ bản là danh từ (ngữ danh từ); còn chủ ngữ được biểu hiện bằng vị từ hay cụm chủ vị cũng đều được cấu tạo trên cơ sở các vị từ được danh hoá nhờ các yếu tố: sự, việc, cuộc, cái, điều… Sở dĩ có tình hình như vậy là vì mối quan hệ nhân quả (do các động từ làm, khiến biểu thị) giữa chủ ngữ và bổ ngữ trong kiểu câu đang xem xét về mặt logíc - ngữ nghĩa, suy cho cùng phải là mối quan hệ giữa các hoạt động, tính chất hay sự việc.

Trên đây, chúng ta đã xem xét đặc điểm của chủ ngữ trong các mô hình câu có vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét đặc điểm của bổ ngữ trong các mô hình này.

2.3.2.2.2. Đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ làm, khiến

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, bổ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến có cấu tạo là cụm chủ vị. Cụm chủ vị làm bổ ngữ bên làm, khiến có những đặc điểm sau:

- Về phương thức kết hợp với động từ - vị ngữ, chúng có thể có hai biến thể:

+ Biến thể vắng quan hệ từ: Ví dụ:

Gạch mát và phủ rêu xanh khiến Thanh nhớ lại bàn chân xinh xắn của Nga ngày nào đi trên đó. (Thạch Lam. Dưới bóng hoàng lan)

Mùi nước hoa thơm nức, cộng thêm đôi mắt sáng ngời và đôi môi tươi tắn của Nhung làm chàng mơ mơ màng màng nghĩ đến những chuyện cổ tích mà yêu tinh quyến rũ khách si tình. (Khái Hưng, Nhất Linh. Gánh hàng hoa)

Lòng yêu chuộng xưa kia đã khiến tôi vì nàng quên ăn bỏ ngủ thì sự thất vọng ngày nay làm tôi chẳng còn khối óc, làm lụng được một việc gì, nên lẩn thẩn, tôi nghĩ cách… đi xa. (Vũ Trọng Phụng. Con người điêu trá)

Lòng ghen ghét làm Tích khoẻ thêm lên. (Thạch lam. Một đời người) Lời của anh Hết làm chị Hảo thương điếng trong lòng. (Nguyễn Ngọc

Tư. Hiu hiu gió bấc)

Tiếng khóc vỡ ra đột ngột khiến con chó mực ngoài sân cũng giật thót mình, sủa lên mấy tiếng ai oán. (Nguyễn Huy Thiệp. Cánh buồm nâu)

Cái lối xưng hô ấy làm cô không chịu được. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố) Tiếng nổ khiến mọi người giật mình. (Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt)

+ Biến thể có quan hệ từ:

Quan hệ từ được dùng để dẫn nối bổ ngữ ở đây là cho.

Ví dụ:

Cái cồn cào làm cho chàng mệt như ốm. (Nguyễn Công Hoan. Kiếp tài tình)

Trời đã khiến cho mẹ con mình lao đao lận đận, thì mình phải chịu chớ không nên phiền trách. (Hồ Biểu Chánh. Cay đắng mùi đời)

Ngoài đường, đàn sẻ líu tíu càng làm cho Bính bồn chồn nóng ruột. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ)

Những lời thị phi ấy đến tai bà Cả, khiến cho bà tái tím ruột gan. (Thạch Lam. Đứa con)

Sự im lặng trong huyện đường khiến cho quan càng oai vệ lắm. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố.)

Câu chuyện của nó làm cho cả hai người nhận ra họ đã sống một đời nghệ sĩ đầy ý nghĩa. (Nguyễn Ngọc Tư. Bởi yêu thương)

Ánh sáng trăng tuy leo lét, song cũng đủ khiến cho hai con mắt rất tinh tường của nhà chủ điền nom thấy rõ hai cái má phúng phính, một cặp môi nhỏ và dầy, cái cằm tròn trĩnh và hơi lẹm trong cái vành khăn mỏ quạ bằng láng thâm. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố)

- Về tổ chức nội bộ, bổ ngữ là cụm chủ vị bên các động từ quan hệ làm, khiến có những đặc điểm sau:

+ Vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ về mặt từ loại được biểu hiện bằng động từ.

Ví dụ:

Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đây khiến chàng vướng phải. (Thạch Lam. Dưới bóng hoàng lan)

Một tiếng chuông dài kêu lên ngoài giàn thiên lí làm cho bà chủ ngồi nhổm dậy. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Điều tôi nghe hôm ấy về ngôi chùa làm tôi bâng khuâng nghĩ sang nhiều lĩnh vực khác. (Nguyễn Đình Thi. Xung kích)

Cử chỉ không ngờ này lại khiến bà chánh cảm động. (Nguyễn Công Hoan. Hé! Hé! Hé!)

Chỉ riêng tiếng nói của Người cũng đã đủ làm cho họ khóc rồi. (Anh Đức. Hòn đất)

+ Ngoài hình thức biểu hiện trên đây, vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ còn được biểu hiện bằng tính từ nhưng trong trường hợp này, bên tính từ thường phải có thêm các yếu tố phụ (thêm, hơn, chóng…) chỉ sự gia tăng về đặc điểm, phẩm chất. Sự có mặt của các yếu tố phụ này làm cho tính từ có nét gần gũi với động từ.

Ví dụ:

Một làn ánh sáng mờ lướt qua làm cái mặt hốc hác và màu da đã xanh lại càng xanh thêm. (Nam Cao. Nghèo)

Công việc ấy chẳng những không làm nàng mệt mỏi, mà trái lại nó chỉ

khiến nàng thêm tỉnh táo và vui sướng. (Ngô Tự Lập. Vĩnh biệt đảo hoang)

Những nguồn ánh sáng đèn chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối. (Thạch Lam. Hai đứa trẻ.)

Cái lối trang điểm cổ làm cho người ta chóng già, ta phải thay đổi đi mới được. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ)

Gió mạnh dán chặt quần áo vào người chàng, khiến cái lạnh thêm thấm thía và ẩm ướt. (Thạch Lam. Cuốn sách bỏ quên)

Trường hợp vị ngữ (của cụm chủ vị làm bổ ngữ) được biểu hiện bằng tính từ lại có thêm yếu tố phụ chỉ cách thức như ở ví dụ dưới đây là một trường hợp hiếm hoi:

Ánh trăng lọc qua lớp sương mờ huyền uyển chuyển như khói khiến

khung cảnh cứ mờ nhạt một cách huyền ảo. (Nguyễn Khải. Mùa lạc)

+ Trước động từ giữ vai trò vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ, hầu như không xuất hiện các phó từ chỉ thời thể. Sự xuất hiện của phó từ đứng trước động từ - vị ngữ như trong trường hợp dưới đây rất ít gặp:

Quy mô của cuộc can thiệp và hậu quả ngoài ý muốn của nó đủ khiến cho cuộc can thiệp này đang lấn át mục tiêu chính trị và nhân đạo ban đầu. (Báo Nhân dân. Ngày 28/04/1999)

Qua cách phân tích trên đây về đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm chung của cụm chủ vị làm bổ ngữ trong những trường hợp trên đây là: a) Chúng có thể xuất hiện sau từ trung tâm với 2 biến thể: biến thể không có quan hệ từ và biến thể có quan hệ từ. b) Vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ ít nhiều bị chi phối trực tiếp bởi từ trung tâm đứng trước nên mất đi ý nghĩa và hình thức thời thể đồng thời không có khả năng hiện thực hoá đầy đủ mối quan hệ chủ ngữ với vị ngữ.

Tóm lại, các động từ làm, khiến là những động từ có nguồn gốc từ động từ - thực từ nhưng đã bị “hư hoá” ở mức độ nhất định và trở thành động từ quan hệ có đặc tính trung gian giữa thực từ và hư từ. Từ những tư liệu cụ thể, chúng tôi nhận thấy giữa làm khiến có những điểm chung sau đây: Về ý nghĩa, chúng vừa biểu thị nét nghĩa hoạt động gây khiến trừu tượng, khái quát, vừa biểu thị mối quan hệ nhân quả giữa các thực từ trong câu. Về chức năng cú pháp, chúng vừa là trung tâm tổ chức câu (làm vị ngữ trong câu) vừa là phương tiện cải biến câu.

2.4. Tiểu kết

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phương tiện cú pháp (quan hệ từ) và bằng phương tiện từ vựng - ngữ pháp (động từ quan hệ) trong tiếng Việt khá phổ biến.

Bằng phương tiện cú pháp (quan hệ từ), quan hệ nhân quả có thể được biểu hiện bằng hai nhóm quan hệ từ sau:

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí