Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 10

Trong tiếng Việt, mối quan hệ nhân quả được biểu hiện bằng hai phương thức: bằng quan hệ từ và bằng động từ quan hệ.

2. Quan hệ từ biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt bao gồm hai nhóm: quan hệ từ chỉ nguyên nhân và quan hệ từ chỉ kết quả trong đó, quan hệ từ chỉ nguyên nhân có số lượng lớn hơn, tần số xuất hiện cao hơn và khả năng lược bỏ hạn chế hơn quan hệ từ chỉ kết quả. Trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, quan hệ giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả về bản chất, là quan hệ chính phụ trong đó vai trò chính thuộc về bộ phận chỉ kết quả..

3. Động từ quan hệ biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt là những động từ đã bị “ngữ pháp hoá” ở mức độ nhất định, có đặc tính trung gian giữa quan hệ từ và thực từ. Hai động từ quan hệ biểu thị quan hệ ngữ nghĩa nhân quả tiêu biểu trong tiếng Việt là làm, khiến.

Đặc tính trung gian của làm, khiến thể hiện ở chỗ về nghĩa, làm, khiến vừa chỉ hoạt động (trừu tượng, khái quát) vừa chỉ mối quan hệ nhân quả giữa chủ ngữ và bổ ngữ; về kết trị, làm, khiến đòi hỏi chủ ngữ có nghĩa sâu chỉ nguyên nhân được biểu hiện bằng vị từ (ngữ vị từ), cụm chủ vị hoặc bằng danh từ (ngữ danh từ) mà về nghĩa từ vựng có gắn với hoạt động hay đặc điểm, tính chất; đồng thời đòi hỏi bổ ngữ là cụm chủ vị (chỉ kết quả) trong đó mối quan hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ được hiện thực hóa không đầy đủ.

4. Việc nghiên cứu các phương thức khác nhau biểu hiện mối quan hệ nhân quả cho phép khẳng định rằng: trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ khác, một nội dung ngữ nghĩa có thể được biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp khác nhau. Điều này cho thấy ngữ nghĩa và ngữ pháp mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không phải là hai phạm trù đồng nhất.

5. Việc nghiên cứu cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng các phương tiện khác tiện khác nhau nói riêng và việc nghiên cứu cách biểu hiện một quan hệ ngữ nghĩa bằng những hình thức ngữ pháp khác nhau nói chung

là rất cần thiết đối với việc học tập và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề hết sức phức tạp mà những kết quả đạt được của luận văn này mới chỉ có tính chất sơ bộ. Chúng tôi hi vọng rằng vấn đề này sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong giai đoạn tiếp theo.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt.NXB Giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

2. Lê Biên (1996), Từ loại tiếng Việt hiện đại. Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Dương Hữu Biên (1998), Quan hệ nghĩa học - chức năng: một phạm trù cần yếu cho việc phân tích nghĩa của câu. Ngôn ngữ, số 5.

Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng việt - 10

4. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt. NXB ĐH và THCN. Hà Nội.

5. Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich.N.N (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. L.

6. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1, tập 2). NXB Giáo dục.

7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục.

8. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Đức Dân (1990), Logic và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả. Ngôn ngữ, số 1.

10. Đinh Văn Đức (1978), Về một cách hiểu ý nghĩa từ loại. Ngôn ngữ, số 2.

11. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học. NXB Giáo dục.

13. Cao Thị Hảo (1998), Phân loại động từ theo kết trị, Luận văn TNĐH. ĐHSP TN.

14. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng.NXB KHXH.

15. Cao Xuân Hạo (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 1, Câu trong tiếng Việt, NXB Giáo dục.

16. Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 2, Ngữ đoạn và từ loại, NXB Giáo dục.

17. Phạm Thị Hiền (1998), Động từ ngữ pháp trong tiếng Việt, Luận văn TNĐH. ĐHPTN.

18. Kasneson. S. D (1988). Nhận xét về lý thuyết cách của Fillmore. Ch.V.Ja.Số 1.

19. Halliday. M.A.K. (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng. NXB ĐHQGHN (Bản dịch của Hoàng văn Vân)

20. Nguyễn Văn Hiệp (2003), Cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa. Ngôn ngữ, số 2.

21. Kasevich. V.B. (1998), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. NXB Giáo dục. (Trần Ngọc Thêm, chủ biên và hiệu đính)

22. Lương Thị Hồng Nhung (1998), Vai trò của các thủ pháp hình thức trong việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Luận văn TNĐH. ĐHSPTN.

23. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học.

24. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt. Câu, NXB Đại học và THCN.

25. John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, NXB Giáo dục (bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp).

26. Nguyễn Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục.

27. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt Tập 1, 2, NXB Khoa học Xã hội.

28. Nguyễn Kim Thản (1995), Động từ trong tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội.

29. Lý Toàn Thắng (2000), Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Ngôn ngữ, số 5.

30. Nguyễn Thị Thìn (2003), Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Minh Thuyết (1982), Chủ ngữ trong tiếng Việt, Tóm tắt luận văn Phó tiến sĩ. Leningrad.

32. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu trong tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Hạnh Phương (1999), Các đơn vị ngữ pháp có đặc tính trung gian trong tiếng Việt, Luận văn TNĐH. ĐHSP Thái Nguyên

34. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, NXB Giáo dục.

35. Nguyễn Văn Lộc (2003), Thử nêu một định nghĩa chủ ngữ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 3.

36. Nguyễn Văn Lộc (2004), Động từ ngữ pháp trong tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. ĐHSPTN.

37. Nguyễn Văn Lộc (2005), Cần chú ý hiện tượng đồng hình khi dạy cú pháp tiếng Việt. Tạp chí Giáo dục, số 3.

38. Nguyễn Văn Lộc (2008), Tìm hiểu những nhân tố chi phối hiện tượng tỉnh lược thành phần câu tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 4.

39. Nguyễn Văn Lộc (2008), Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao năng lực thực hành về từ và ngữ pháp tiếng Việt cho sinh viên năm thứ nhất ở

trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng sư phạm miền núi, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ. ĐHSPTN.

40. Panfilov.V.S. (1993), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt. Xanh Pêtébua.

41. Raspopov.I.R. (1981), Một vài nhận xét về cái gọi là cấu trúc ngữ nghĩa của câu. V. Ja. Số 4.

42. Sonlseva. N. V. (1992), Sự chi phối của tác thể với động từ. Ngôn ngữ. Số 1.

43. S.E.Jakhontov. (1971), Nguyên tắc của việc xác định các thành phần câu trong tiếng Hán(trong tập: Các ngôn ngữ Trung Quốc và Đông Nam Á, 11)

44. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục.

45. Uỷ ban Khoa học xã hội (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB KHXH.

46. Văn Tân (1997), Từ diển tiếng Việt, H.

47. Wallace L. Chafe (1998), ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (Bản dịch của Nguyễn Văn Lai), NXB Giáo dục.

48. Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ (2003), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN

49. Báo Nhân dân

50. Báo An ninh thế giới

51. Anh Đức (2006), Hòn đất. Nxb Văn học.

52. Anh Đức (2007), Một chuyện chép ở bệnh viện - Văn chương một thời để nhớ. Nxb Văn học.

53. Hồ Anh Thái (2004), Cõi người rung chuông tận thế. Nxb Đà Nẵng

54. Bộ giáo dục và đào tạo, (2005). Văn học lớp 11, tập 1. Nxb Giáo dục.

55. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ chồng. Nxb Phụ nữ.

56. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ vợ. Nxb phụ nữ.

57. Hồ Biểu Chánh (2005), Cay đắng mùi đời. Nxb Văn hoá Sài gòn.

58. Hồ Biểu Chánh (2005), Cha con nghĩa nặng. Nxb Văn hoá Sài Gòn.

59. Hồ Biểu Chánh (2005), Đoá hoa tàn. Nxb Phụ nữ.

60. Hồ Biểu Chánh (2005), Khóc thầm. Nxb phụ nữ.

61. Hồ Biểu Chánh (2003), Nhân tình ấm lạnh. Nxb Hội nhà văn.

62. Hồ Biểu Chánh (2005), Thầy thông ngôn. Nxb văn hoá sài gòn.

63. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

64. Khái Hưng, Nhất Linh (2001), Đời mưa gió. Nxb Văn nghệ TPHCM

65. Khái Hưng, Nhất Linh (2006), Gánh hàng hoa. Nxb Đồng Nai.

66. Khái Hưng, Nhất Linh (2007), Nửa chừng xuân. Nxb Văn hoá Sài Gòn.

67. Lữ Huy Nguyên (2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân. Nxb Văn học.

68. Ma Văn Kháng (2003), Chó Bi đời lưu lạc - Côi cút giữa cảnh đời - Cỏ tơ. Nxb Công an Nhân dân.

69. Ma Văn Kháng (2003), Mùa lá rụng trong vườn - Đám cưới không có giấy giá thú. Nxb Hội nhà văn.

70. Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn chọn lọc. Nxb Hội nhà văn.

71. Nam Cao (2003), Những tác phảm tiêu biểu trước 1945. NXb Giáo dục.

72. Nam Cao (2001), Sống mòn - Tác phẩm và dư luận. Nxb Văn học.

73. Ngô Tất Tố (2005), Tắt đèn. Nxb Văn học.

74. Ngô Tự Lập (2008), Mộng du và những chuyện khác. Nxb văn học.

75. Nguyễn Công Hoan (2004), Truyện ngắn chọn lọc. Nxb Văn học.

76. Nguyễn Đình Thi (2001), Truyện. Nxb văn học.

77. Nguyên Hồng (2005), Bỉ vỏ - Những ngày thơ ấu. Nxb Văn học.

78. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tiểu long nữ. Nxb Công an nhân dân

79. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tuyển tập truyện ngắn. Nxb Văn hoá Sài Gòn.

80. Nguyễn Khải (2006), Truyện ngắn - Văn chương một thời để nhớ. Nxb Văn học.

81. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận. Nxb Trẻ.

82. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Tập truyến ngắn Giao thừa. Nxb Trẻ.

83. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Bàn có năm chỗ ngồi. Nxb Trẻ.

84. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Những chàng trai xấu tính. Nxb trẻ.

85. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Nữ sinh. Nxb trẻ.

86. Nguyễn Quang Sáng (2004), Chiếc lược ngà. Nxb Trẻ.

87. Nguyễn Quang Sáng (2005), Nó và tôi - Quán rượu người câm. Nxb Hội nhà văn.

88. Nguyễn Thị Thu Huệ (2004), 37 truyện ngắn. Nxb Hội nhà văn.

89. Nguyễn Tuân (2004), Truyện ngắn. Nxb Văn học.

90. Thạch Lam (2004), Tuyển tập truyện ngắn. Nxb Văn học.

91. Tô Hoài (2006), Ba người khác. Nxb Đà Nẵng.

92. Tô Hoài (2003), Dế mèn phiêu lưu ký. Nxb Văn học.

93. Tô Hoài (2004), Tạp văn, truyện ngắn. Nxb Hội nhà văn.

94. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn) (2004), Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. Nxb Văn học.

95. Văn Tân (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt. H.

96. Vũ Trọng Phụng.(2003), Giông tố. Nxb văn học.

97. Vũ Trọng Phụng (2002), Số đỏ. Nxb Văn học.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí