Những Nhân Tố Mới Tác Động Tới Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Nhật Bản


- Thứ ba, tổng hơp ̣quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục phát triển quan hê ̣thương maị Viêṭ Nam – Nhật Bản trong những năm tới

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh .mới (giai đoạn 2008-2013). Trong quan hệ thương mại, quan hệ về thương mại hàng hóa chiếm một phần quan trọng nên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về quan hệ thương mại hàng hóa.

Về thời gian, luận văn nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2008 đến năm 2013.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng hệ phương pháp kết hợp logic và lịch sử, khái quát hoá và cụ thể hoá.

Phương pháp so sánh để xác định xu hướng, mức độ biến động của hoạt động thương mại giữa hai nước.

Phương pháp thông kê, thu thập số liệu thông tin từ sách báo ,từ các tổ chứ c và Bô ̣công thương, các tổ chức chính phủ khác...

6. Những đóng góp mới của đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

- Hệ thống hóa các vấn đề thực tiễn về quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước dưới bối cảnh mới.

- Phân tích mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2008 đến năm 2013, chỉ ra được những thành tựu, những tồn tại và lý giải để tìm ra nguyên nhân còn tồn tại giữa mối quan hệ của hai nước

Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008-2013 - 3

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hơn nữa trong tương lai.


- Đưa ra một số dự đoán về triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam

– Nhật Bản cho tới năm 2020.

7. Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần lời cảm ơn, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những nhân tố mới tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam

-Nhật Bản

Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản


CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ MỚI TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NHẬT BẢN

1.1.Nhân tố bên ngoài

1.1.1. Xu thế toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong đó, toàn cầu hóa ngày nay có bản chất là toàn cầu hóa kinh tế, chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất, sự gia tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.

Các nhân tố dẫn đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế:

- Một là sự phát triển của lực lượng sản xuất; quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất và phân công lao động đã vượt khỏi tầm tay của từng nước.

- Hai là sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển nhảy vọt về thông tin liên lạc, giao thông, đặc biệt là sự ra đời của công nghệ thông tin.

- Ba là nhu cầu mở mang thị trường, xuất khẩu tư bản, sự di cư ồ ạt về lao động.

- Bốn là sự hòa hợp và tham gia rộng rãi vào các hoạt động quốc tế của các quốc gia, đặc biệt là các nước thứ ba.

- Năm là sự phát triển và phổ cập của kinh tế thị trường và cơ chế thị trường.


- Sáu là sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia, các tổ chức quốc tế về thương mại và tài chính, sự hình thành các hệ thống tài chính, ngân hàng quốc tế, tạo ra khối lượng giao dịch tiền tệ, hàng hóa khổng lồ.

Toàn cầu hóa kinh tế nảy sinh rất sớm và dần dần phát triển, để rồi tạo ra những bước phát triển nhảy vọt như hôm nay. Ngay từ đầu thế kỷ XVI – XVII với sự giao thương giữa các quốc gia, đã hình thành dần các nhân tố quốc tế hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế khởi nguồn từ trao đổi thương mại dần dần phát triển sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, dịch vụ, đầu tư, môi trường, xã hội. Nó thu hút tất cả các nền kinh tế của các quốc gia, không phân biệt giàu, nghèo, phát triển hay chưa phát triển, quốc gia lớn và cả quốc gia bé, các nước có chế độ chính trị khác nhau.

Toàn cầu hóa kinh tế mang những đặc điểm:

- Tự do hóa các yếu tố của tái sản xuất xã hội mang tính toàn cầu được thể hiện qua tự do thương mại đang trở thành nội dung quan trọng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Bằng chứng là, mục tiêu của hầu hết các thể chế kinh tế thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là WTO, đều tập trung giải quyết vấn đề tiếp cận thị trường thông qua các cam kết về tự do hóa thương mại. Đây là quá trình dỡ bỏ dần những rào cản trong các hoạt động thương mại, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng, nhằm làm cho hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế ngày càng tự do hơn thông qua việc cắt giảm dần thuế quan; giảm bớt và tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan và không phân biệt đối xử giữa các quốc gia khi tham gia thương mại quốc tế.

- Đẩy mạnh các hoạt động đầu tư quốc tế và các quan hệ tài chính khác. Các hoạt động tài chính được biểu hiện bằng quan hệ tự do hóa về vấn đề tài chính như: tự do hóa lãi suất; tự do hóa khi các quốc gia tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế giới. Quá trình này dẫn đến hệ


thống các nền tài chính quốc gia hội nhập, tùy thuộc và tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.

- Hình thành nhiều và ngày càng nhiều tổ chức liên kết kinh tế quốc tế với những cấp độ khác nhau đang có được những vai trò nhất định trong quá trình toàn cầu hóa.

- Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế. Quá trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết song phương đến đa phương phát triển đến khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, OPEC,… liên khu vực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu.

1.1.2. Sự gia tăng tiến trình khu vực hóa mậu dịch

Từ những năm đầu của thập niên 1990, song song với quá trình toàn cầu hoá, chủ nghĩa khu vực đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về lượng và về chất. Trước đó, chủ nghĩa khu vực thường mang hình thái khu vực mậu dịch tự do nhưng kể từ thập niên 1990, hình thái FTA song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến hơn, với phạm vi hợp tác rộng hơn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như lao động, môi trường.

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng đang diễn ra đặc biệt mạnh mẽ. Xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực hiện có cũng như đang hình thành. Các khối, tổ chức kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong những cuộc thương lượng, sắp xếp và giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong việc thúc đẩy tự do hoá thương mại và giao lưu kinh tế quốc tế. Bất kỳ một nước nào muốn phát triển được trong tương lai thì


đều phải tìm cách trở thành thành viên của ít nhất một trong những tổ chức kiểu như vậy. Quá trình toàn cầu hoá đã dẫn đến việc hình thành các khối kinh tế – mậu dịch tự do trong khu vực. Hiện nay, nền kinh tế thế giới có rất nhiều khối liên minh, liên kết kinh tế hoặc mậu dịch tự do. Ví dụ như, liên minh Châu Âu: được coi là một tổ chức liên kết khu vực rất điển hình, đường biên giới giữa các quốc gia đã bị xóa bỏ không còn hàng rào thuế quan. Mặc dù tiến trình này, diễn ra không hoàn toàn suôn sẻ như mong muốn, song việc hình thành một thị trường thống nhất đang ngày được hoàn thiện hơn. Mục tiêu của toàn cầu hoá kinh tế đó là, lưu thông tự do hàng hoá; các yếu tố - công nghệ sản xuất cả những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý… trên phạm vi toàn cầu. Nhưng trong tương lai gần, mục tiêu này chưa thể thực hiện được. Chính vì vậy, việc từng nhóm nước liên kết lại với nhau, cùng đưa ra những ưu đãi cho nhau cao hơn những ưu huệ quốc tế hiện hành như: loại bỏ những hàng rào ngăn cách, lưu thông hàng hoá và các yếu tố sản xuất… giữa các nước. Đây là một khâu quan trọng, đặt nền móng cho quá trình toàn cầu hoá về kinh tế được xúc tiến nhanh hơn. Từ đó có thể khẳng định rằng, khu vực hoá và hợp tác kinh tế toàn cầu hoàn toàn không mâu thuẫn với nhau mà hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau và bổ trợ cho nhau. Khu vực hoá chỉ nảy sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đã phát triển đến một mức độ nhất định nào đấy. Nhưng, trong trình độ hợp tác của khu vực hoá lại cao hơn so với toàn cầu hoá kinh tế và khu vực hoá phát triển rộng rãi trên thế giới sẽ lại giúp cho hợp tác kinhtế toàn cầu phát triển ngày càng sâu sắc hơn. Hai tổ chức khu vực có tác động và ảnh hưởng trực tiếp nhất, liên quan mật thiết đến quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta, đặc biệt là quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản. Đó là, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN).

ASEAN


ASEAN được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, lúc đầu thành lập mới có 5 nước thành viên. Hiện nay, đã phát triển và mở rộng ra toàn bộ các nước Đông Nam á, số thành viên hiện tại là 12 nước (bao gồm 2 quan sát viên), trong đó có Việt Nam. Ngay trong ngày đầu thành lập, ASEAN đã long trọng tuyên bố mục tiêu hàng đầu của hiệp hội là: “thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng, hợp tác nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho một cộng đồng các nước Đông Nam á hoà bình, hợp tác và thịnh vượng”. Kể từ đó cho đến nay, các nước này luôn coi hợp tác kinh tế là một trong những nội dung chủ yếu trong các hoạt động của mình. Là một nước thành viên của ASEAN, các quan hệ kinh tế của Việt Nam với Nhật Bản, nhất là trong quan hệ của ASEAN cộng 3 gồm (Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc) vừa chịu sự chi phối của những nguyên tắc chung trong hợp tác kinh tế của hiệp hội với các nước trong khu vực và các khu vực khác, vừa nằm trong bối cảnh chung quốc tế, chịu sự chi phối của các chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản với các nước trong khu vực này.

Với mục tiêu thúc đẩy sự thống nhất trong khu vực và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết giữa nhân dân các nước ASEAN và nhân dân Nhật Bản, trong 5 năm liền từ 2007 đến 2013, Nhật Bản đã tổ chức “Chương trình Giao lưu thanh niên Đông Á thế kỷ 21 (JENESYS)”, mời 14.000 thanh, thiếu niên sang Nhật Bản giao lưu và ngược lại, phái cử thanh niên Nhật Bản tới các nước Asean. Cơ chế này không những đã tạo cơ hội cho thanh, thiếu niên các nước đối mặt với các vấn đề “nóng” trong khu vực và trên Thế giới như chống khủng bố, ngăn chặn bệnh truyền nhiễm, bảo vệ môi trường…, và còn làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác Nhật Bản - ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề trên.

Ngày 14 tháng12 năm 2013, Tại hội nghị cấp cao Nhật Bản – ASEAN đã diễn ra tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh: "Nhật Bản và


ASEAN là các đối tác thực sự và chân thành, hai bên đều mong muốn hướng tới một nền thịnh vượng chung. Để đạt được điều này, chúng ta phải duy trì hòa bình, nhất là bảo vệ tự do hàng hải và hàng không. Kể từ khi chính thức nhậm chức, tôi luôn theo đuổi một chiến lược ngoại giao hướng tới toàn thế giới, và trong đó, ASEAN luôn được coi là một đối tác hết sức quan trọng... Tôi muốn (chúng ta) cùng xây dựng một tương lai tốt đẹp cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tôn trọng nền văn hóa của mọi quốc gia thành viên, đồng thời kiến tạo một hệ thống kinh tế không bị chi phối bởi vũ lực mà sẽ vận hành dựa trên các nguyên tắc cụ thể đã được nhất trí cũng như nỗ lực của tất cả các bên".

APEC

APEC ra đời vào tháng 11/1989 với 12 thành viên sáng lập: Australia,

Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada, Mỹ. Năm 1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan; năm 1993 có thêm Mexico, Papua New Ghine, năm 1994 có thêm Chile; năm 1998 có thêm Việt Nam, Liên bang Nga và Peru. Qua gần 25 năm, APEC hiện là cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại có quy mô lớn nhất tại khu vực, gồm 21 nền kinh tế, trong đó có 9 thành viên của nhóm G20, chiếm khoảng 59% dân số, 50% lãnh thổ, 54% GDP và 57% thương mại toàn cầu. Các thành viên coi trọng hợp tác trong khuôn khổ Diễn đàn.

Trong năm 2013, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến nhanh. Kinh tế thế giới phục hồi chưa bền vững, Vòng đàm phán Đô-ha tiếp tục trì trệ, song các nước chủ chốt đang thúc đẩy để có thể đạt kết quả nhất định tại Hội nghị bất thường WTO lần thứ 9 (Ba-li, In-đô-nê-xi-a, tháng 12/2013). Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục duy trì vai trò đầu tầu về tăng trưởng và liên kết kinh tế thế giới. Cục diện liên kết kinh tế đa tầng nấc ở khu vực ngày càng khẳng định, nổi bật là hình thành các khuôn khổ mới như đàm phán Hiệp định đối tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022