Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ TIẾNG NƯỚC NGOÀI


ASE : Amman Stock Exchange (Thị trường chứng khoán Amman) CPI : Consumer Price Index (Chỉ số giá tiêu dùng)

FEM : Fixed Effects Model (Mô hình tác động cố định)

FGLS : Feasible General Least Square (Phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi)

GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTW : Ngân hàng trung ương NHNN : Ngân hàng nhà nước

NIM : Net Interest Margin (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên)

NNIM : Non Net Interest Margin (Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên)

Pooled OLS : Pooled Ordinary Least Squares (Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

REM : Random Effects Model (Mô hình tác động ngẫu nhiên) ROA : Return on Assets (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) ROE : Return on Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) RRTD : Rủi ro tín dụng

TCTD : Tổ chức tín dụng

Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam - 2

TSSL : Tỷ suất sinh lợi TMCP : Thương mại cổ phần

VAMC : Vietnam Asset Management Company (Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam)

VCSH : Vốn chủ sở hữu

WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) World Bank : Ngân hàng thế giới


Bảng 2.1 : Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (ROA, ROE)

Bảng 3.1 : Tóm tắt một số thông tin về các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu

Bảng 3.2 : Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Bảng 3.3 : Dư nợ tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Bảng 3.4 : Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đọan 2008-2015

Bảng 4.1 : Mô tả các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.2 : Thống kê mô tả các biến

Bảng 4.3 : Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

Bảng 4.4 : Hệ số hồi quy và giá trị p–value của 3 mô hình ước lượng cơ bản - mô hình 01

Bảng 4.5 : Kiểm định đa cộng tuyến - mô hình 01

Bảng 4.6 : Kiểm định phương sai của sai số thay đổi - mô hình 01 Bảng 4.7 : Kiểm định tự tương quan - mô hình 01

Bảng 4.8 : Kết quả kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi - FGLS - mô hình 01

Bảng 4.9 : Hệ số hồi quy và p–value của 3 mô hình ước lượng cơ bản - mô hình 2 Bảng 4.10: Kiểm định đa cộng tuyến - mô hình 02

Bảng 4.11: Kiểm định phương sai của sai số thay đổi - mô hình 02 Bảng 4.12: Kiểm định tự tương quan - mô hình 02

Bảng 4.13: Kết quả kiểm định bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi - FGLS - mô hình 02

Bảng 4.14: Tổng hợp các kết quả kiểm định


Đồ thị 3.1: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Đồ thị 3.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Đồ thị 3.3: Chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Đồ thị 3.4: Tài sản có tính thanh khoản trên tổng tài sản bình quân của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Đồ thị 3.5: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Đồ thị 3.6: Tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008-2015


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU


1.1. Lý do thực hiện đề tài


Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước ta hiện nay. Khi nhắc tới vai trò của NHTM thì không thể không nhắc tới vai trò cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế và thông qua hoạt động với các chủ thể, NHTM trở thành công cụ giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và giúp ngân hàng trung ương (NHTW) có thể hoạch định các chính sách tài chính tiền tệ phù hợp trong từng thời kỳ. Do đó, việc xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường chính là đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, đồng thời là mục tiêu chung trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

Tính đến năm 2015, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân thấp hơn so với cùng ngành ở các nước và trong khu vực, nợ xấu được xử lý bằng nhiều biện pháp trong đó có việc bán nợ cho VAMC nhưng vẫn không nhanh như kỳ vọng. Những khó khăn với ngành ngân hàng năm qua phải kể đến như mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp nhưng tín dụng tăng trưởng khó khăn do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Bên cạnh đó là cơ chế, chính sách về xử lý tài sản đảm bảo, các quy định của pháp luật về đất đai, bất động sản…còn nhiều bất cập dẫn đến việc xử lý tài sản đảm bảo để giải quyết nợ xấu gặp nhiều hạn chế, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải tăng trích lập dự phòng rủi ro và làm ảnh hưởng tới lợi nhuận. Trước bối cảnh đó, việc đòi hỏi kinh doanh hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu.

Tỷ suất sinh lợi (TSSL) – yếu tố không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt động. Thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được năng lực của một ngân hàng, từ đó tìm ra những yếu tố tích cực để tiếp tục phát huy cũng như những yếu tố tiêu cực để khắc phục hay loại bỏ nhằm không ngừng gia tăng lợi nhuận


và năng lực cạnh tranh. Xuất phát từ tầm quan trọng đó trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của hệ thống NHTM Việt Nam, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu


1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu


Luận văn nghiên cứu sẽ giúp làm rõ được những vấn đề sau


- Phân tích thực trạng về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn từ 2008-2015

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

- Tiến hành phân tích, kiểm định mối tương quan và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

- Dựa trên kết quả phân tích đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu


Thứ nhất, thực trạng về tình hình hoạt động của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2008-2015?

Thứ hai, những yếu tố nào tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015?

Thứ ba, mức độ tác động của các yếu tố đó đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015?

Thứ tư, cần đưa ra những biện pháp và khuyến nghị gì nhằm góp phần nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam?


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu là do hạn chế về việc công bố dữ liệu rộng rãi của tất cả các ngân hàng thương mại trong toàn hệ thống và để đảm bảo tính cân bằng dữ liệu cho đề tài cần nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của 22 ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2015.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


1.4.1. Nguồn dữ liệu


Dữ liệu nghiên cứu về sự tác động của các yếu tố nội tại được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 22 ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ năm 2008 -2015 và dữ liệu nghiên cứu về tác động của yếu tố vĩ mô được lấy từ trang web của Ngân Hàng Thế giới (World Bank).

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu


Bài nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng.


Phương pháp nghiên cứu định lượng thể hiện khi đề tài sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu thông thường Pooled OLS (Ordinary Least Square) và phương pháp ước lượng thông dụng trong hồi quy dữ liệu bảng bao gồm phương pháp ước lượng với tác động cố định FEM (Fixed Effects Model), phương pháp ước lượng với tác động ngẫu nhiên REM (Random Effects Model). Từ kết quả của các mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện các kiểm định Hausman test, F - Test để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp. Tuy nhiên, sau khi kiểm định nếu mô hình bị vi phạm các giả thiết thì các phương pháp này đều không tối ưu mà phải dùng phương pháp khác tốt hơn đó là phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi FGLS (Feasible General Least Square) để khắc phục (theo Wooldrige (2002)).

1.5. Kết cấu của luận văn


Luận văn nghiên cứu bao gồm 5 chương


Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Chương 5: Giải pháp và khuyến nghị góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài


Đề tài góp phần vào việc hoàn thiện mô hình nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam mà vốn có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Ngoài ra đây cũng là nghiên cứu kiểm định lại những kết quả nghiên cứu trước đây cũng như mở ra những hướng đi mới cho các nghiên cứu sau này mà đề tài còn hạn chế.

Đề tài nghiên cứu của tác giả thực hiện với mẫu dữ liệu là các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn gần nhất từ năm 2008-2015, do đó có tính ứng dụng cao cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định trong bối cảnh hiện nay.

Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị ngân hàng, các cổ đông hiện hữu, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương pháp tiếp cận trong đo lường và đánh giá tỷ suất sinh lời của các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Thông qua kết quả nghiên cứu, các nhà quản trị có thể vận dụng để đưa ra các chính sách quản lý phù hợp đồng thời đề tài góp phần cung cấp sự hiểu biết sâu sắc hơn cho các nhà đầu tư về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng và là căn cứ để ra quyết định đầu tư đúng đắn. Ngoài ra, các yếu tố tác động sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách dễ dàng hơn trong việc đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô kịp thời, hợp lý để có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại


Khả năng sinh lợi là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính và việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế, là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ để tạo ra các khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một số người hay nhầm lẫn giữa khái niệm lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi. Đôi khi, thuật ngữ “lợi nhuận” và “tỷ suất sinh lời” được sử dụng thay thế cho nhau nhưng trong thực tế, hai thuật ngữ này khác nhau về mặt ý nghĩa. Lợi nhuận là thuật ngữ tuyệt đối đề cập đến tổng thu nhập của ngân hàng trong thời gian nhất định trong khi tỷ suất sinh lợi là một khái niệm tương đối đề cập đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Việc phân tích và đánh giá sức mạnh tài chính của một ngân hàng khá thách thức đối với những ai quan tâm và nghiên cứu về lĩnh vực này do đặc thù hoạt động và tính ra vào liên tục của dòng tiền khác biệt so với một công ty sản xuất bình thường. Tuy nhiên, vẫn có sự tương đồng khi chúng ta tiếp cận ở góc độ định lượng, thông qua việc đánh giá khả năng sinh lợi của các ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế người ta thường đo lường khả năng sinh lợi của NHTM bằng các chỉ tiêu định lượng như giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận và đặc biệt là các chỉ tiêu thể hiện tỷ suất sinh lợi như tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)…Nhóm chỉ số này càng cao cho thấy ngân hàng kinh doanh càng có hiệu quả. Do đó, tỷ suất sinh lợi là một trong các yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có nhiều định nghĩa và khái niệm về tỷ suất sinh lợi được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau của kinh tế học về những khoản tiền thu được so với vốn sử dụng để sinh ra lãi hay số chi phí đã tiêu hao để sinh ra lãi.

2.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí