CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chương 1 giới thiệu tổng quan về nghiên cứu. Chương 2 này nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trên cơ sở này, một mô hình lý thuyết và các giả thuyết được xây dựng. Chương này bao gồm hai phần chính: (1) cơ sở lý thuyết về quyết định vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng thương mại; (2) mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
2.1. Một số vấn đề chung về cho vay tiêu dùng
2.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. các khoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như: nhà ở, phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế....trước khi họ có đủ khả năng tài chính để hưởng thụ.
2.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là Ngân hàng tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân. Khác với cho vay kinh doanh, ở đây người đi vay sử dụng tiền vay vào các hoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiền vay, vì thế nó có đặc điểm sau:
- Tiền lãi tính theo lãi gộp hay lãi giảm dần.
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Thiêm - 1
- Các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Thiêm - 2
- Mô Hình Lý Thuyết Hành Động Hợp Lý Tra (Theory Of Reasoned Action)
- Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam –
- Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Vietinbank Cn Thủ Thiêm – Tp.hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
- Thời hạn cho vay tương đối dài.
- Phục vụ cho nhu cầu đời sống – nhu cầu phát sinh hàng ngày của đại đa số dân chúng.
- Cho vay tiêu dùng thường có tài sản bảo đảm
- Các khoản cho vay tiêu dùng luôn được đánh giá là đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng do lãi suất cho vay thường cao hơn so với lãi suất Ngân hàng
5
phải huy động từ các nguồn khác nhau để thực hiện cho vay do cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao bởi thời hạn vay dài nên nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm, tài năng và sức khỏe của người vay… Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc làm Ngân hàng sẽ rất kho thu lại được nợ.
- Các khoản cho vay tiêu dùng có xu hướng nhạy cảm trước các tác động của chu kì kinh tế.
- Chủ yếu là cho vay trả góp vốn và lãi hàng tháng. Lãi suất cho vay tiêu dùng thường ít co dãn so với nhu cầu vay. Người đi vay tiêu dùng chủ yếu quan tâm tới khoản thanh toán hàng tháng họ phải trả Ngân hàng là bao nhiêu.
- Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn.
- Bản chất của cho vay tiêu dùng là ứng trước, trả dần, là động lực để người vay kiếm thêm thu nhập và tiết kiệm, đảm bảo nghĩa vụ nợ, họ lo dành dụm cho những mục tiêu lớn, không chi tiêu vô ích.
2.1.3. Các loại cho vay tiêu dùng
Hiện nay các NHTM đã phát triển các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú dành cho khách hàng cá nhân. Tiêu biểu cho việc cung cấp các sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân ở các NHTM lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV, Sacombank, Đông Á… Các sản phẩm tín dụng tập trung vào các nhóm chính sau đây:
- Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: nhằm hỗ trợ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, cải tạo nâng cấp nhà ở của khách hàng.
- Cho vay mua nhà, đất: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu về mua nhà ở, đất ở và cần sự hỗ trợ tài chính.
- Cho vay người lao động làm việc ở nước ngoài: hỗ trợ tài chính cho người lao động Việt Nam được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài.
- Cho vay mua xe ô tô: hỗ trợ khách hàng có nhu cầu mua xe ô tô để phục vụ
đi lại.
6
- Cho vay hỗ trợ du học: được thiết kế và cung cấp cho khách hàng có nhu cầu chứng minh tài chính hoặc tài trợ chi phí cho con em mình đi du học trong nước và nước ngoài.
- Cho vay cán bộ công nhân viên: là hình thức vay tín chấp cung cấp cho khách hàng là cán bộ công nhân viên tại các đơn vị thực hiện chi lương qua Ngân hàng.
- Cho vay sinh hoạt – tiêu dùng khác: nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân, gia đình.
2.1.4. Đối tượng cho vay tiêu dùng
Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
2.1.5. Vai trò của cho vay tiêu dùng
2.1.5.1. Đối với nền kinh tế
Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hoá dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu không được dùng đúng như vậy thì có thể làm giảm khả năng tiết kiệm trong nước. Dưới đây, ta có thể thấy vai trò của cho vay tiêu dùng đối với các yếu tố trong nền kinh tế sau:
- Thứ nhất, đối với doanh nghiệp, cho vay tiêu dùng thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của người dân đối với sản phẩm của các doanh nghiệp tạo ra, do đó quy mô sản xuất của doanh nghiệp tăng theo để đáp ứng nhu cầu của người dân, mức độ đổi mới và phong phú về chất lượng ngày càng lớn. Chính điều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đó chính là nền tảng tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai, cho vay tiêu dùng thúc đẩy thành phần tiêu dùng và do đó gia tăng cầu trong nước, trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội, hạn chế sự phụ thuộc vào cầu nước ngoài, do đó thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững hơn.
- Thứ ba, góp phần xoá bỏ vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít – sản lượng thấp.
7
- Thứ tư, cho vay tiêu dùng thúc đầy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và từ đó làm tăng thu nhập, tạo khả năng tiết kiệm, mở rộng cơ hội huy động vốn và phát triển các dịch vụ Ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
2.1.5.2. Đối với cá nhân, hộ gia đình
Với nền kinh tế phát triển, khoa học – kỹ thuật hiện đại ngày nay, sản xuất ra nhiều hàng hóa đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Tín dụng tiêu dùng mở rộng sẽ hỗ trợ cho người dân trong việc chi tiêu (như: mua, xây sửa chữa nhà, mua xe, tiêu dùng, du lịch, du học,…) nhằm nâng cao mức sống, trình độ dân trí của họ. Nhu cầu chi tiêu được đáp ứng sẽ giúp cho người lao động được thỏa mãn, tái tạo sức lao động, kích thích người dân lao động làm việc tích cực, sáng tạo, năng suất cao.
Mở rộng cho vay tiêu dùng qua các Ngân hàng sẽ làm giảm đi các hiện tượng cho vay nặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi tiền vay mượn. Qua hoạt động cho vay tiêu dùng, người dân có thể tiết kiệm tích lũy để đầu tư, phát triển, như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở, du học, mua xe, giải trí,… đời sống người dân được nâng cao.
2.1.5.3. Đối với Ngân hàng cho vay
Trong xu thế kinh tế thế giới hội nhập đã mở ra cho ngành Ngân hàng nhiều cơ hội phát triển. Ngân hàng trở thành một ngành đầy tiềm năng và thử thách, thu hút được nhiều lĩnh vực khác liên quan. Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng từ huy động vốn cho đến cấp tín dụng.
Việt Nam với dân số 90 triệu người là một thị trường đầy tiềm năng đối với các Ngân hàng thương mại, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ cá nhân. Mức sống người dân ngày càng cao là một thị trường hấp dẫn cho các Ngân hàng thu hút vốn (dưới dạng tiền gửi thanh toán, tiền tiết kiệm), thu phí dịch vụ thanh toán (chuyển tiền, phí kiểm đếm tiền, phí giữ hộ,…) và lợi nhuận từ cấp tín dụng. Tín dụng và dịch vụ là hai nguồn thu chính của các Ngân hàng thương mại.
Cho vay cá nhân là một kênh thuận lợi cho các Ngân hàng tiếp cận các tiện ích khác của Ngân hàng, như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch vụ chuyển tiền,
8
chuyển khoản, kiểm đếm, giữ hộ,…đồng thời giúp Ngân hàng phân tán rủi ro từ tín dụng doanh nghiệp sang tín dụng cá nhân.
2.1.6. Những đặc điểm của tín dụng cá nhân
Thứ nhất, quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng vay lớn. So với việc cho vay sản xuất kinh doanh, giá trị các khoản cho vay cá nhân không lớn. Điều này một phần do giá trị hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở mức vừa phải. Mặt khác, đa số các khách hàng vay vốn đã có sự tích luỹ từ trước đối với các tài sản có giá trị lớn, họ chỉ tìm đến Ngân hàng với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tiêu dùng cá nhân. Tuy quy mô khoản vay này là nhỏ nhưng tổng quy mô cho vay của Ngân hàng lại rất lớn, do số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng cá nhân lớn.
Thứ hai, các khoản tín dụng cá nhân có mức lãi suất cho vay chưa linh hoạt. Khách hàng cá nhân thường ít “nhạy cảm” với lãi suất, họ thường chỉ quan tâm đến khoản tiền phải trả hàng tháng hơn là mức lãi suất ghi trong hợp đồng.
Thứ ba, tín dụng cá nhân có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của Ngân hàng. Bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí không đáng kể song số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, Ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ.
Thứ tư, tín dụng cá nhân có mức độ rủi ro cao. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:
- Cho vay khách hàng cá nhân dễ gặp rủi ro đạo đức. Khả năng hoàn trả vốn vay đối với các khoản cho vay tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập và thiện trí trả nợ của người đi vay.
- Thời hạn cho vay cá nhân thường dài nên dễ gặp nhiều biến động về lãi suất vay ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay hoặc nhân tố chủ quan có thể là tình trạng “sức khoẻ” tài chính của người đi vay, công việc làm ăn không tốt … ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính của khách hàng, từ đó giảm khả năng thực hiện trả nợ của khách hàng. Các nhân tố khách quan như hạn hán, mất mùa, sự suy thoái của nền
9
kinh tế dẫn đến khả năng mất việc cao… cũng là những nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của khách hàng.
Thứ năm, lợi nhuận từ tín dụng cá nhân lớn. Lãi suất của các khoản tín dụng cá nhân phần lớn đều cao hơn các khoản tín dụng khác của Ngân hàng thương mại (NHTM). Điều này xuất phát từ các khoản tín dụng cá nhân có thời hạn dài và rủi ro cao nhất trong các loại cho vay của NHTM nên mức lãi suất cho vay cũng cao hơn mức lãi suất kinh doanh. Mức lợi nhuận từ trên mỗi khoản tín dụng cá nhân cao, số lượng lớn, vì vậy toàn bộ lợi nhuận thu về từ hoạt động này là đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM.
2.2. Hành vi quyết định vay vốn của khách hàng
2.2.1. Khái niệm hành vi khách hàng
Đến nay cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi người tiêu dùng, vì vậy với những định nghĩa mà tác giả tiếp cận được về hành vi người tiêu dùng sẽ được luận văn giới thiệu cụ thể như sau:
Hành vi người tiêu dùng có thể được định nghĩa là: “…việc nghiên cứu các cá nhân, nhóm, hay tổ chức và các quá trình họ lựa chọn, giữ gìn, sử dụng và thải bỏ sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm hay ý tưởng để thỏa mãn nhu cầu và các tác động của những quá trình này lên người tiêu dùng và xã hội.” (Hawkins và cộng sự, 2001:7.)
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, “Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ”. Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng. Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng.
10
Theo Philip Kotler, “Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ”.
“Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ”. (Solomon Micheal- Consumer Behavior, 1992)
“Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ. Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó”. (James F.Engel, Roger D. Blackwell, Paul W.Miniard – Consumer Behavior, 1993).
Như vậy qua hai định nghĩa trên, chúng ta có thể xác định được một số đặc điểm của hành vi tiêu dùng là:
- Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ. Tiến trình này bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử dụng, xử lý của con người trong quá trình mua sắm và tiêu dùng.
- Hành vi tiêu dùng có tính linh hoạt và tương tác vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trường bên ngoài và nó cũng có sự tác động trở lại đối với môi trường ấy.
2.2.2. Mô hình hành vi khách hàng
Hành vi khách hàng được nghiên cứu nhiều ở trong thời gian qua. Tuy nhiên, ở mối giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau thì có những mô hình hành vi khách hàng tương ứng. Dưới đây là các mô hình hành vi khách hàng ở các giai đoạn khác nhau:
Mô hình cổ điển: Trung tâm của mô hình cổ điển là quyết định mua của khách hàng, xoay quanh là các thành phần như thái độ, mô típ, nhu cầu, quan điểm,
11
cá nhân, học hỏi. Ở phạm vi rộng hơn, đó là gia đình, kinh tế, doanh nghiệp, văn hóa và xã hội.
Mô hình EKB (Engle-Kollatt-Blackwell): Theo Giacobbe, mô hình EKB có các điểm chính sau: Mô hình EKB tập trung vào quá trình ra quyết định mua. Quá trình ra quyết định bao hàm:
- Đầu vào
- Thông tin được xử lý như thế nào
- Các biến đặc biệt của quá trình ra quyết định
- Các tác nhân bên ngoài
Mô hình Howard-Sheth (HS): Mô hình HS có các điểm chính sau: Mô hình HS quan tâm đến 03 nhóm khách hàng tiêu dùng là: người mua, người sử dụng và người chi trả để mua. Có 4 nhân tố tổng quát:
- Đầu vào
- Cấu trúc khái niệm (perceptual constructs)
- Cấu trúc học hỏi (learning constructs)
- Đầu ra (nội bộ hoặc bên ngoài)
Mô hình Bettman: hay còn gọi là mô hình xử lý thông tin Mô hình Bettman nhấn mạnh vào quá trình xử lý thông tin. Có 2 cấu trúc đặc biệt dựa trên lập luận là khách hàng là những người giám sát tích cực. Các cơ cấu quét/ngắt (scanner/interrupt).
Mô hình HCB (Hawkins-Coney-Best):
Mô hình HCB nhấn mạnh vào quá trình ra quyết định mua, hình ảnh bản thân và lối sống. Có 2 cấu trúc tác động là:
- Tác động bên ngoài
- Tác động bên trong
Mô hình của Peter-Olson: Peter và Olson trình bày mô hình nghiên cứu về hành vi khách hàng tiêu dùng ở dạng “Bánh xe phân tích khách hàng”. Bánh xe này bao gồm 3 thành phần cơ bản là:
- Thành phần hành vi
12