Thực Trạng Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam –


nhiều hơn. Như Nurul harisah biniti ahmad (2012), Vijayakumar M. & Subburaj B (2012) cũng khẳng định lãi suất là nhân tố có tác động lớn đến quyết định vay của khách hàng cá nhân. Vay tiêu dùng là khoảng vay nhỏ nhưng mục đích vay không mang lại thu nhập mà dùng để tiêu dùng. Hay nói cách khác khách hàng phải mua sản phẩm dịch vụ tiêu dùng với giá đắt hơn, và khoảng đắt hơn đó chính là khoản lãi suất của gói vay tiêu dùng mà họ phải trả. Vì vậy, có thể nói lãi suất cho vay là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân.

2.4.2.Hạn mức vay

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà Ngân hàng cung cấp cho bạn để sử dụng. Hạn mức này được cấp tùy thuộc vào những thông tin mà Ngân hàng xác minh về thu nhập thường xuyên và mức độ ổn định của thu nhập đó, nghĩa vụ trả nợ đối với những món nợ hiện có (ngay cả nợ ở Ngân hàng khác) và mức độ khả tín của từng khách hàng cụ thể.

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước thì hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Theo Vijayakumar M. & Subburaj B (2012), hạn mức vay là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định vay của khách hàng cá nhân. Thật vậy, hạn mức vay càng rộng thì người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn các hạn mức phù hợp với năng lực tài chính bản thân. Điều đó cũng ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận, mức độ hài lòng về dịch vụ cho vay của Ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định vay của khách hàng cá nhân.

2.4.3.Thời hạn vay

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước thì Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Thời hạn cho vay cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay của khách hàng cá nhân. Vijayakumar


21


M. & Subburaj B (2012), Utkarsh Gupta và cộng sự (2015) thời hạn vay càng lớn thì càng khuyến khích khách hàng vay. Thời hạn vay dài sẽ giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội thoải mái về thời gian và tài chính trong việc trả nợ Ngân hàng. Điều này khuyến khích họ vay nhiều hơn.

2.4.4. Thời gian xử lý hồ sơ

Thời gian xử lý hồ sơ là khoản thời gian khách hàng nộp hồ sơ vay đến khi khách hàng nhận được tiền vay. Trong môi trường làm việc với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại như hiện nay thời gian cho các khâu công việc được rút ngắn lại. Hơn nữa trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các Ngân hàng đều luôn cố gắng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ hoàn mỹ nhất, trong đó có vấn đề thời gian để làm hài lòng khách hàng. Vijayakumar M. & Subburaj B (2012), Utkarsh Gupta và cộng sự (2015) thời gian xử lý hồ sơ là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định vay của khách hàng cá nhân. Thời gian xử lý hồ sơ càng ít thì thời gian chờ đợi của khách hàng càng ít điều đó giúp khách hàng hài lòng hơn khi đi vay.

2.4.5.Niềm tin vào Ngân hàng

Sự tin tưởng là một xu hướng của một bên rằng sẵn sàng chấp nhận hành động của bên kia mặc dù bên thứ nhất không được bảo vệ bởi bên thứ hai và không thể kiểm soát các hành động của bên thứ hai (Mayer và cộng sự, 1995, trang 712).

Sự tin tưởng là quan trọng vì nó giúp người tiêu dùng vượt qua nhận thức về sự không chắc chắn và rủi ro khi tham gia vào “hành vi liên quan đến niềm tin” với các nhà cung cấp, chẳng hạn như chia sẻ thông tin cá nhân (McKnight và cộng sự, 2002). Tin tưởng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ Ngân hàng là một nền tảng quan trọng cho sự thành công đối với dịch vụ cho vay của Ngân hàng thương mại. Utkarsh Gupta và cộng sự (2015), Yemen, Khaled al Qasa (2013), Vijayakumar M. & Subburaj B (2012) đều chỉ ra rằng niềm tin của khách hàng cá nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định vay của khách hàng cá nhân.

2.4.6. Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ cán bộ nhân viên là một nguồn lực quan trọng, giữ vai trò trung tâm và quyết định sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Đối với một ngành kinh doanh


22


như ngân hàng thì chất lượng đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của ngân hàng. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên ngân hàng chính là một yếu tố để khách hàng đánh giá về các chất lượng dịch vụ ngân hàng.

2.4.7. Gợi ý từ bạn bè, người thân

Việc vay tiêu dùng cũng chịu tác động của những người thân, bạn bè của khách hàng cá nhân. Utkarsh Gupta và cộng sự (2015) cho rằng gợi ý của người thân, bạn bè ảnh hưởng lớn đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân, là động lực thúc đẩy khách hàng cá nhân ra quyết định.

2.5. Đóng góp mới của đề tài

Đóng góp mới của đề tài thể hiện ở chỗ xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại VietinBank Chi nhánh Thủ Thiêm. Bên cạnh đó luận văn còn đo lường được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hành vi quyết định sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Thủ Thiêm mà từ trước tới nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện cho đề tài này tại Chi nhánh.

Kết luận chương 2

Chương 2 tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến các vấn đề như tín dụng, khách hàng cá nhân, vay tiêu dùng,… Bên cạnh đó, luận văn còn tiến hành nghiên cứu các mô hình hành vi của khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay của khách hàng cá nhân. Ngoài ra chương 2 còn tiến hành khảo lược các đề tài nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài.


23


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –

CHI NHÁNH THỦ THIÊM


3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.

- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

- Có 9 Công ty hạch toán độc lập và 05 đơn vị sự nghiệp.

- Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.

- Có quan hệ đại lý với trên 900 Ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

- Là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở Chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam: Huy động vốn, cho vay, đầu tư, bảo lãnh, tài trợ thương mại, thẻ, ngân quỹ, ngân hàng điện tử và các hoạt động dịch vụ khác.

3.2. Giới thiệu sơ lược về VietinBank Chi nhánh Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh

3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển VietinBank CN Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh


24


VietinBank Chi nhánh Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh được thành lập sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng với tên gọi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Quận 2 theo Quyết định thành lập 175/QĐ-NHQGVN ngày 17/10/1975 của Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, hoạt động với chức năng là trung tâm tiền tệ Tín dụng phục vụ cho nhu cầu khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày 1/7/1988, NHNN Quận 2 bắt đầu hoạt động độc lập theo Nghị định 531/HĐBT ngày 26/3/1988 và Quyết định 402/HĐBT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), với tên gọi là Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Thủ Thiêm trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm – Thành phố Hồ Chí Minh

Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade – Ho Chi Minh City -Thu Thiem Branch

Địa chỉ: 208 Trần Não, P. Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 3740 7285 Fax: 08 3740 7286

3.2.2. Hệ thống tổ chức của VietinBank CN Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh

Về cơ cấu tổ chức, hiện tại, VietinBank CN Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh hoạt động với khoảng 300 cán bộ nhân viên, được phân chia vào các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ riêng cho từng cá nhân.


Giám đốc Chi nhánh

Phó giám đốc 1

Phòng KHDN

Phó giám đốc 2

P. Bán lẻ

P.Ngân

quỹ

Tổ tài

trợ TM

P.Hành

chính

P. Kế

toán

4

PGD

Nguồn: Quy chế về hoạt động của VietinBank CN Thủ Thiêm – TP.Hồ Chí Minh

Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của VietinBank CN Thủ Thiêm – TP.Hồ Chí Minh


25


Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

* Phòng Bán lẻ: - Trực tiếp giao dịch với cá khách hàng là cá nhân; Phát hành các loại thẻ cho cá nhân; Tiếp cận, tìm hiểu, giới thiệu các sản phẩm tín dụng thuộc về cá nhân cho khách hàng; Báo cáo kết quả hoạt động thuộc phạm vi khách hàng cá nhân cho Phó Giám Đốc 1; Tiếp nhận chỉ thị từ Phó Giám đốc 1...

* Phòng Ngân quỹ: - Thực hiện các nghiệp vụ thu, chi cho Ngân hàng; Lập và trình báo cáo liên quan đến lĩnh vực ngân quỹ cho Phó Giám đốc 1; Tiếp nhận chỉ thị trực tiếp từ Phó Giám đốc 1.

* Phòng Khách hàng doanh nghiệp: - Trực tiếp tiếp cận với các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, duy trì và tìm kiếm KHDN; Phát triển và triển khai các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp; Thực hiện các nhiệm vụ hướng dẫn lập hồ sơ vay, thẩm định các dự án… khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại Ngân hàng; Thực hiện huy động vốn, tiền gửi của các DN lớn; Lập các báo cáo về hoạt động của phòng cho Giám đốc Chi nhánh; Tiếp nhận chỉ thị trực tiếp từ Giám đốc Chi nhánh.

* Tổ Tài trợ thương mại: Tài trợ xuất, nhập khẩu cho các cơ quan, tổ chức kinh doanh hàng hóa; Quản lý các công tác tài trợ xuất, nhập khẩu; Tiếp nhận chỉ thị từ phòng khách hàng doanh nghiệp.

* Phòng Hành chính: Đảm bảo cho các cá nhân và bộ phận trong Ngân hàng thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ để đạt được hiệu quả trong công việc; Đảm bảo trong việc tuyển dụng nhân sự, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên theo yêu cầu và chiến lược của công ty; Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định của Ban giám đốc.

* Phòng Kế toán: Thực hiện toàn bộ công việc kế toán của Ngân hàng như: kế toán tiền mặt, kế toán TSCĐ, kế toán chi phí…; Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của Ngân hàng; Đảm bảo an toàn Tài sản của Ngân hàng về mặt giá trị; Hoạt động dưới sự giám sát của Phó giám đốc 2.

* Phòng giao dịch: Tiếp xúc với khách hàng; Chăm sóc và phục vụ các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Lập các báo cáo về hoạt động của Phòng và gửi về cho Phó giám đốc 2; Tiếp nhận chỉ thị, tuân thủ các yêu cầu dưới sự giám sát của PGĐ


26


3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh Thủ Thiêm – TP.Hồ Chí Minh (2012 – 2015)

3.3.1. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

Giai đoạn từ năm 2012 – 2015, nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, thị trường xuất khẩu truyền thống giới hạn nguồn cầu, bất động sản, chứng khoán điêu đứng,…Song, nhờ vào sự quyết tâm, cố gắng vực dậy nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, tình hình hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của Ngân hàng nói riêng cũng dần có những tín hiệu khởi sắc, khả quan hơn. Tuy tình trạng nợ xấu, khả năng huy động và sử dụng vốn hợp lý vẫn là bài toán nan giải với nhiều Ngân hàng; nhưng với những chính sách sáng suốt, kịp thời và hiệu quả, lại một lần nữa ban lãnh đạo của VietinBank đã khẳng định vị thế trụ cột của mình trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Hiện tại, VietinBank là một trong số ít các Ngân hàng thương mại duy trì được mức tăng trưởng hàng năm dương và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 1%/năm. Để đạt được thành công đó, bên cạnh những nổ lực từ phía ban lãnh đạo, là sự đồng lòng, phấn đấu, đoàn kết của cả tập thể nhân viên trong hệ thống, cũng như sự liên kết chặt chẽ giữa hội sở - sở giao dịch – Chi nhánh và các ban - ủy ban khác. VietinBank CN Thủ Thiêm – TP.Hồ Chí Minh là một trong số những nhân tố ấy, kiên trì, bền bĩ, từng bước góp phần đưa Ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh Thủ Thiêm, TP.Hồ Chí Minh (2012 – 2015)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh

2013/2012

So sánh

2014/2013

So sánh

2015/2014

Δ

%

Δ

%

Δ

%

Doanh thu

456.710

440.580

441.925

463.343

16.130

3,66

-1,345

-0,30

21.418

4,85

Chi phí

407.130

392.538

380.356

391.532

14.592

3,72

12.182

3,20

11.176

2,94

Lợi nhuận

49.580

48.042

61.569

71.811

1.538

3,20

-13.527

-21,97

10.242

16,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Thiêm - 5

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Thủ Thiêm)


27


Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2015, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chuyển biến theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu của năm 2013 so với năm 2012 là 3,66%, năm 2014 so với năm 2013 doanh thu có giảm nhẹ nhưng không đáng kể (giảm 0,03%), năm 2015 so với năm 2014 doanh thu tăng 4,85%. Năm 2015 là năm Ngân hàng VietinBank – CN Thủ Thiêm đạt được kết quả tích cực. Tuy kết quả thu được chưa cao song nếu xét trên tổng bình diện chung của ngành Ngân hàng Việt Nam năm vừa qua, thì mức doanh thu này đã được xem là thành công của VietinBank CN Thủ Thiêm – TP.Hồ Chi Minh. Trong suốt ba năm qua, chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng ổn định, hợp lý, không có bất kỳ khoản mục nào gia tăng bất thường. Năm 2013, tuy chi phí tăng 3,2% so với năm trước đó, nhưng nhìn chung mức tăng này không cao lắm, không ảnh hưởng nhiều đến tính thanh khoản của Ngân hàng. Năm 2014 chi phí tăng 3,2% so với năm 2013, mức tăng trưởng của chi phí tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Điều đó cho thấy Ngân hàng hiệu quả đồng vốn đầu tư, tài trợ của Ngân hàng chưa cao. Đến năm 2015 chi phí của Ngân hàng cũng tăng so với năm 2014 là 2,94%; so với mức tăng của doanh thu và lợi nhuận thì mức tăng chi phí của Ngân hàng thấp hơn nhiều. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã quan tâm đến từng đồng vốn đầu tư và dùng tất cả các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cũng như suất sinh lời của đồng vốn. Từ năm 2012 – 2015, lợi nhuận còn lại của Ngân hàng có xu hướng tăng nhưng không ổn định. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng tăng 3,2% so với năm 2014, đánh dấu một năm hoạt động kinh doanh thành công của Ngân hàng. Do nhiều yếu tố vĩ mô, vi mô của nền kinh tế tác động, cộng với sự sụt giảm của doanh thu và mức tăng tỷ lệ nghịch của chi phí, năm 2014 lợi nhuận của Ngân hàng giảm mạnh đến 21,97% so với năm thắng lợi 2013. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quan toàn ngành Ngân hàng năm vừa qua, trong khi phần lớn các Ngân hàng phải công bố thua lỗ, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, nhiều Ngân hàng phải tiến hành cơ cấu toàn bộ hệ thống hay sáp nhập để có thể duy trì hoạt động, thì mức lợi nhuận đạt được của VietinBank CN Thủ Thiêm – TP.Hồ Chí Minh đã được đánh giá là kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững, luôn đảm


28

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2024