Thiết Kế Nghiên Cứu Định Tính Lần 2 Về Điều Chỉnh Mô Hình Nghiên Cứu



thang đo này lại được nghiên cứu về xuất khẩu cà phê, thủy sản, v.v… Do vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính thông qua thảo luận tay đôi cùng các chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung cùng các đối tượng khảo sát vào 04/2016 đến 10/2016 để khám phá và điều chỉnh thang đo các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả của Việt Nam. Thông qua kết quả này, mô hình nghiên cứu và các thang đo lường đã được điều chỉnh cho phù hợp với trường hợp xuất khẩu trái cây tươi tại thị trường Việt Nam (thang đo nháp 2). Trên cơ sở thang đo nháp 2 này, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc của thang đo để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thang đo nháp 2 được đánh giá bằng phương pháp định lượng (định lượng sơ bộ) thông qua khảo sát 100 đáp viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết vào 11/2016. Các biến quan sát này được đánh giá bằng 02 phương pháp: (i) phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và (ii) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis). Các biến quan sát thỏa mãn các điều kiện của 02 phương pháp đánh giá trên thì được sử dụng cho nghiên cứu chính thức (thang đo chính thức).

Bước 3: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp 300 đáp viên là các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chính thức (thang đo chính thức) theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện vào giai đoạn từ tháng 1/2017 đến tháng 04/2017.Trước tiên, các thang đo này được đánh giá bằng phương pháp phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và phương pháp phân tích EFA. Các thang đo thỏa mãn điều kiện của 02 phương pháp đánh giá trên sẽ được đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis). Các thang đo thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích CFA sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling).



Mô hình điều chỉnh

Thang đo nháp 2

Mô hình và thang

Thảoluận nhóm tập trung2 lần

Cơ sở lý thuyết

Bước 1:


Vấn đề nguyên cứu

Bước 2:


Định lượng sơ bộ (n=100)

Kiểm tra hệ số Cronbach‟s Alpha; Kiểm tra tương quan biến và tổng.

Cronbach‟s



Thang đo chính thức

Kiểm tra hệ số KMO; tính tương quan của các biến quan sát; trọng số EFA và phương sai trích.

EFA

Cronbach‟s Alpha

EFA

Bước 3:



Định lượng chính thức (n=300)


Kiểm tra hệ số Cronbach‟s Alpha; Kiểm tra tương quan biến và tổng.


Kiểm tra hệ số KMO; tính tương quan của các biến quan sát; trọng số EFA và phương sai trích.


Kiểm tra độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và phương sai trích.

CFA


Kiểm tra độ tích hợp của mô hình; Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Kết luận và đề xuất các ứng dụng kết quả nghiên cứu.


SEM

(Nguồn: xây dựng của tác giả)

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu



3.2 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Nghiên cứu định tính nhằm xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp; điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát.

3.2.1 Nghiên cứu định tính lần 1

3.2.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính lần 1

Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên mô hình của tác giả Chen và cộng sự (2016) vì đây là mô hình lý thuyết được cập nhật nhất dựa trên tổng quan 124 bài báo từ 2006 đến 2014 và các thang đo từ các nghiên cứu của các tác giả Cavusgil và Zou (1994), Zou và Stan (1998); Altıntas và cộng sự (2007), Chen và cộng sự (2016). Tuy nhiên, mô hình và các thang đo này được thực hiện tại những quốc gia phát triển có nhiều khác biệt về kinh tế và văn hóa đối với Việt Nam. Vì vậy tác giả thực hiện nghiên cứu định tính lần 1 thông qua thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát nhằm hình thành mô hình nghiên cứu.

Mục tiêu:

Thảo luận nhóm cùng các đối tượng khảo sát nhằm: xác định mô hình nghiên

cứu

Đối tượng và phương pháp tổ chức thảo luận nhóm

- Đối tượng thảo luận nhóm: giám đốc/phó giám đốc của 10 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.

- Phương pháp tổ chức phỏng vấn:

Trước khi tiến hành thảo luận nhóm 1 tuần các đối tượng thảo luận được gợi ý và thăm dò khả năng tham gia, sau đó họ sẽ nhận được một giấy mời chính thức kèm theo một thư ngỏ cho biết tinh thần và nội dung cơ bản của cuộc thảo luận, trong đó họ được lưu ý là không cần phải chuẩn bị trước điều gì mà chỉ cần trả lời hay thảo luận đúng như những gì họ đang suy nghĩ tại cuộc thảo luận.

Các cuộc thảo luận nhóm được tiến hành dưới hình thức là những buổi tọa đàm, trong đó các đối tượng tham gia thảo luận và người điều khiển buổi thảo luận (tác giả) trao đổi với nhau một cách hoàn toàn tự nhiên về chủ đề kết quả xuất khẩu



rau quả và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả. Người điều khiển cuộc thảo luận chỉ có vai trò định hướng cho cuộc thảo luận đi theo đúng hướng để đạt được các mục tiêu đề ra mà không can thiệp vào suy nghĩ và câu trả lời của những người được hỏi và cũng không nhận xét, đánh giá về các câu trả lời. Toàn bộ quá trình thảo luận được ghi chép lại bằng văn bản để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu tiếp theo.

Thu thập và xử lý dữ liệu:

Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận nhóm là các bản ghi chép lại trên giấy A4 theo đúng nguyên văn những gì đã thảo luận. Các cuộc thảo luận được tiến hành dưới hình thức các buổi tọa đàm về chủ đề kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu. Vì vậy, người điều khiển cuộc thảo luận đã sử dụng một bản hướng dẫn phỏng vấn theo dạng bán cấu trúc và các câu hỏi đưa ra là những câu hỏi mở nhằm khuyến khích và hướng cho người được hỏi trả lời vấn đề theo ý nghĩ của mình và sử dụng những từ (thuật ngữ) của riêng họ trong khi trình bày.

Đầu tiên: Tác giả giới thiệu sơ lược về mình và về luận án nghiên cứu; sau đó tác giả đề nghị mọi người tự giới thiệu về bản thân của họ để làm quen và tạo bầu không khí cởi mở.

Trưởng nhóm (tác giả):Chào mừng ông (bà/anh/chị) đến với buổi tọa đàm hôm nay! Chúng tôi là những thành viên của nhóm nghiên cứu đang thực hiện luận án: các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu quả tại Việt Nam.

Trong quá trình thảo luận, ông (bà/anh/chị) sẽ nhận được những câu hỏi liên quan đến chủ đề kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu. Do vậy, rất mong các ông (bà/anh/chị) hãy cố gắng nêu ra thật sát những gì ông (bà/anh/chị) đang suy nghĩ, hãy bày tỏ suy nghĩ theo cách của riêng mình, tất cả các ý kiến của ông (bà/anh/chị) sẽ được ghi nhận và có thể được tranh luận mà không bị đánh giá là đúng hay sai hoặc tốt hay xấu.

Mỗi vấn đề có thể được đặt ra chung cho cả nhóm và đề nghị từng người cho



biết ý kiến riêng của họ hoặc có những câu hỏi riêng đặt ra cho mỗi người cụ thể. Các vấn đề không chỉ được hỏi và trả lời mà còn được khuyến khích trao đổi, bình luận bằng cách đưa ra câu hỏi theo dạng đồng hành từ (Word Association): “đó là ý kiến của ông (bà/anh/chị) A, còn ông (bà/anh/chị) nghĩ sao? Ông (bà/anh/chị) có đồng ý với quan điểm này không? Tại sao? Còn gì nữa không? Còn ý kiến nào khác không?”. Mỗi cuộc thảo luận nhóm kéo dài khoảng 2 giờ.

Tổng kết lại các vấn đề đã được trình bày. Tuyên bố kết thúc cuộc thảo luận và tặng quà cho người tham dự.

Phân tích dữ liệu:


Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận nhóm (các bản ghi chép bằng tay trên giấy A4) được tổng hợp lại để rút ra những kết luận có tính bản chất và quan trọng nhất về những vấn đề đã được thảo luận nhằm xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu, điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính lần 1:


10/10 các nhà quản lý doanh nghiệp đều thống nhất cho rằng: kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: chiến lược marketing xuất khẩu, đặc điểm và năng lực của công ty, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước như mô hình của Chen và cộng sự (2016).

8/10 các nhà quả lý doanh nghiệp cho rằng: kết quả xuất khẩu chịu tác độngbởi 01 yếu tố ngoài mô hình của Chen và cộng sự (2016) đó là vai trò của Hiệp Hội và cũng thống nhất cho rằng Vai trò Hiệp hội có tác động thúc đẩyhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

3.2.2 Nghiên cứu định tính lần 2.


3.2.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính lần 2 Về điều chỉnh mô hình nghiên cứu



Mục tiêu:

Thảo luận nhóm cùng các đối tượng khảo sát lần 2 nhằm: điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Đối tượng và phương pháp tổ chức thảo luận nhóm

- Đối tượng thảo luận nhóm: giám đốc/phó giám đốc của 10 doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.

- Phương pháp tổ chức phỏng vấn:

Trước khi tiến hành thảo luận nhóm 1 tuần các đối tượng thảo luận được gợi ý và thăm dò khả năng tham gia, sau đó họ sẽ nhận được một giấy mời chính thức kèm theo một thư ngỏ cho biết tinh thần và nội dung cơ bản của cuộc thảo luận, trong đó họ được lưu ý là không cần phải chuẩn bị trước điều gì mà chỉ cần trả lời hay thảo luận đúng như những gì họ đang suy nghĩ tại cuộc thảo luận.

Thu thập và xử lý dữ liệu:

Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận nhóm là các bản ghi chép lại trên giấy A4 theo đúng nguyên văn những gì đã thảo luận.

Phân tích dữ liệu:


Dữ liệu thu thập được từ các cuộc thảo luận nhóm (các bản ghi chép bằng tay trên giấy A4) được tổng hợp lại để rút ra những kết luận có tính bản chất và quan trọng nhất về những vấn đề đã được thảo luận nhằm xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu, điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính lần 2:

Kết quả thảo luận cũng cho thấy: các nhà quản lý thống nhất điều chỉnh câu chữcho phù hợp với thực tiễn ngành rau quả tại Việt Nam. Cụ thể: 36 biến quan sát (các phát biểu) dùng để đo lường khái niệm kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu đã được hình thành. Kết quả được trình bày như bảng 3.1



Bảng 3.1Kết quả nghiên cứu định tính


Ký hiệu

Nội dung

Nguồn

Kết quả xuất khẩu


KQ1

Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu


Zou & Stan (1998);

Altıntas và cộng sự (2007)

KQ2

Doanh nghiệp hài lòng với kết quả xuất khẩu


KQ3

Doanh nghiệp đạt được sự thành công trong hoạt động xuất khẩu

KQ4

Doanh nghiệp thâm nhập được thị trường xuất khẩu

Thang đo Chiến lược marketing

CLM1

Doanh nghiệp có chiến lược marketing xuất khẩu phù hợp


Zou & Stan (1998), Ayan

& Percin (2005)


CLM2

Sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh

CLM3

Doanh nghiệp có chiến lược về chiêu thị

CLM4

Doanh nghiệp có chiến lược giá sản phẩm cạnh tranh

CLM5

Doanh nghiệp có kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu

Đặc điểm và năng lực của công ty

NL1

Quy mô của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu


Zou & Stan (1998), Chen

và cộng sự (2016)

NL2

Thâm niên của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu

NL3

Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc tế

NL4

Doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 9


NL5

Doanh nghiệp có định hướng thị trường xuất khẩu


Đặc điểm ngành

DDN1

Mức độ bất ổn định của thị trường rau quả trong nước


Zou & Stan (1998), Chen

và cộng sự (2016)

DDN2

Mức độ phát triển của thị trường rau quả trong nước

DDN3

Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rau quả


DDN4

Mức độ thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành

Đặc điểm quản lý


DDQL1

Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có kinh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu


Zou & Stan (1998), Ayan

& Percin (2005).


DDQL2

Đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có kiến thức trong hoạt động xuất khẩu rau quả


DDQL3

Doanh nghiệp có khả năng phân tích và dự báo sự biến động của thị trường rau quả


DDQL4

Doanh nghiệp có khả năng huy động và quản lý nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu

Thị trường nước ngoài

TTNN1

Mức độ hấp dẫn của thị trường rau quả tại nước ngoài


Cavusgil and Zou (1994),

Zou & Stan (1998).

TTNN2

Mức độ cạnh tranh của thị trường rau quả tại nước ngoài

TTNN3

Hàng rào xuất khẩu đối với mặt hàng rau quả tại nước ngoài

TTNN4

Sự tương đồng về văn hóa tại nước xuất khẩu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2024