Theo từ điển kinh tế kinh doanh do Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật biên soạn, từ một số từ điển kinh tế nổi tiếng thế giới, 2016 thì Hiệp hội ngành hàng là một hiệp hội của các nhà sản xuất và các thương gia trong cùng một ngành kinh doanh, được thành lập nhằm mục đích bảo vệ và phát triển quyền lợi của các thành viên và đại diện của họ, chẳng hạn như trong các cuộc thương lượng với chính quyền hay với các nghiệp đoàn hay với các Hiệp hội ngành hàng khác.
Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học Nhà xuất bản Tiến bộ Matscova và xuất bản Sự Thật, Hà Nội, 1986 cho rằng: Hội là những tổ chức liên hợp tự nguyện của công dân xây dựng theo nguyên tắc tự quản và chủ động nhằm bảo vệ lợi ích cho những tập đoàn nhất định trong nhân dân như các tập đoàn xã hội - nghề nghiệp, xã hội – nhân khẩu hoặc các tập đoàn liên hợp lại với nhau chỉ cùng có thêm mục tiêu này hoặc những mục tiêu khác và những lợi ích khác nhau.
Còn tại Việt Nam, Nghị định 57/1998/NĐ-CP, ngày 31/07/1998 thì cho rằng, thương nhân kinh doanh cùng ngành hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, được phép thành lập Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở tự nguyện để phối hợp hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các hội viên, đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia. Chiến lược marketing xuất khẩu
Chiến lược marketing xuất khẩu được xem xét như cách thức mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu về doanh thu xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994; Moghaddam et al., 2012) bao gồm tất cả các khía cạnh của kế hoạch marketing (Cavusgil & Zou, 1994) như: sản phẩm, giá, chiêu thị và phân phối (Aaby & Slater, 1989; Cavusgil & Zou, 1994; Katsikeas và cộng sự, 2000; Leonidou và cộng sự, 2002; Craig, 2003; Ayan & Percin, 2005; Lagesvà cộng sự, 2008; Chen và cộng sự, 2016; Erdil & Ozdemir, 2016).
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu của Madsen (1987), Aaby & Slater (1989), Cavusgil & Zou (1994), Zou & Stan (1998), Katsikeas và cộng sự (2000), Leonidou và cộng sự (2002) Ayan & Percin, (2005), Lages và cộng sự (2008), Miltiadis và cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2016), Erdil & Ozemir (2016) cho thấy: chiến lược marketing của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H1 như sau:
H1: Chiến lược marketing có tác động đến kết quả xuất khẩu (kỳ vọng dương)
Đặc điểm và năng lực của công ty
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Lý Thuyết Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Kết Quả Xuất Khẩu
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Về Kết Quả Xuất Khẩu
- Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 7
- Thiết Kế Nghiên Cứu Định Tính Lần 2 Về Điều Chỉnh Mô Hình Nghiên Cứu
- Thang Đo Đặc Điểm Và Năng Lực Quản Lý Doanh Nghiệp
- Mẫu Nghiên Cứu Và Phương Pháp Lấy Mẫu Mẫu Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (Zou & Stan, 1998; Chen và cộng sự, 2016) bao gồm: quy mô doanh nghiệp (Zou & Stan, 1998; Katsikeas và cộng sự, 2000; Nazar & Saleem, 2009; Adu-Gyamfi & Korneliussen, 2013; Erdil & Ozdemir, 2016; Chen et al., 2016); kinh nghiệp xuất khẩu của doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2016); năng lực cạnh tranh quốc tế (Zou & Stan, 1998); thâm niêm của doanh nghiệp (Zou & Stan, 1998); công nghệ của doanh nghiệp (Zou & Stan, 1998; Nazar & Saleem, 2009), năng lực tương tác và kết nối với doanh nghiệp nước ngoài (Nazar & Saleem, 2009), kiến thức về thị trường xuất khẩu (Nazar & Saleem, 2009), kế hoạch xuất khẩu (Nazar & Saleem, 2009), định hướng thị trường xuất khẩu (Chen và cộng sự, 2016). Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H2 như sau:
H2: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến kết quả xuất khẩu
(kỳ vọng dương)
Đặc điểm ngành công nghiệp
Đặc điểm ngành được xem như một yếu tố có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (Cavusgil & Zou, 1994; Zou & Stan, 1998; Chen và cộng sự, 2016) bao gồm: mức độ công nghệ trong ngành (Cavusgil & Zou, 1994; Zou & Stan, 1998), mức độ ổn định của ngành (Zou & Stan, 1998), sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước (Chen và cộng sự, 2016), sự phát triển của công nghệ (Chen và cộng sự, 2016). Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H3 như sau:
H3: Đặc điểm ngành có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ
vọng dương)
Đặc điểm quản lý
Đặc điểm quản lý là yếu tố chính trong sự tồn tại, phát triển và thịnh vượng của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu (Moghaddam và cộng sự, 2012).Vì vậy, đặc điểm quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2016). Các nhà quản lý của các doanh nghiệp xuất khẩu đưa ra các quyết định và chiến lược để mở rộng ra thị trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Katsikeas và cộng sự, 2000). Đặc điểm quản
lý bao gồm thái độ của nhà quản lý (Katsikeas và cộng sự, 2000; Ayan & Percin, 2005; Nazar & Salem, 2009), kinh nghiệm (Katsikeas và cộng sự, 2000; Ayan & Percin, 2005; Lagesvà cộng sự, 2008; Nazar & Salem, 2009; Moghaddam và cộng sự, 2012; Adu-Gyamfi&Korneliussen, 2013; Chen và cộng sự, 2016), trình độ của nhà quản lý (Katsikeas và cộng sự, 2000; Ayan & Percin, 2005; Nazar & Salem, 2009; Moghaddam và cộng sự, 2012). Đặc biệt, kinh nghiệm quốc tế của nhà quản lý là yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2016).
Nghiên cứu của Zou & Stan (1998), Katsikeas và cộng sự (2000), Leonidou và cộng sự (2002), Ayan & Percin (2005), Lagesvà cộng sự (2008), Nazar & Salem (2009), Moghaddam và cộng sự (2012), Chen và cộng sự (2016) đều cho thấy: đặc điểm quản lý là yếu tố có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H4 như sau:
H4: Đặc điểm quản lý có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ
vọng dương)
Đặc điểm thị trường nước ngoài
Đặc điểm của thị trường nước ngoài đặt ra cả cơ hội và thách thức cho các nhà xuất khẩu vì vậy các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các cơ hội, hạn chế những thách thức để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp (Cavusgil and Zou, 1994). Đặc điểm của thị trường nước ngoài có thể bao gồm: sự hấp dẫn của thị trường xuất khẩu (Zou & Stan, 1998), các rào cản từ thị trường xuất khẩu (Zou & Stan, 1998), mức độ cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994; Zou & Stan, 1998; O‟Cass & Craig, 2003; Altıntasvà cộng sự, 2007; Chen và cộng sự, 2016), nhu cầu tiềm năng từ thị trường xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994), sự tương đồng về văn hóa (Cavusgil & Zou, 1994), sự tương đồng về pháp luật và khuôn khổ pháp lý (Cavusgil & Zou, 1994; O‟Cass & Craig, 2003). Đặc biệt, yếu tố mức độ cạnh tranh tại thị trường xuất khẩu là yếu tố được quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu (Chen và cộng sự, 2016). Mặc khác, khoảng cách địa lý sang thị trường nước ngoài lại là yếu tố có tác động ngược chiều đến kết quả xuất khẩu (Virvilaite & Seinauskiene, 2015).
Kết quả nghiên cứu của Cavusgil and Zou (1994), Gemünden, (1991), Zou & Stan (1998), Katsikeas và cộng sự (2000), Chen và cộng sự.(2016) cho thấy đặc điểm của thị trường nước là yếu tố có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H6 như sau:
H5: Đặc điểm của thị trường nước ngoài có tác động đến kết quả xuất khẩu
của doanh nghiệp (kỳ vọng dương)
Đặc điểm thị trường trong nước
Các đặc điểm của thị trường trong nước có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm: cầu trong nước (Chen và cộng sự, 2016); hoạt động hỗ trợ xuất khẩu (Chen và cộng sự, 2016); chất lượng cơ sở hạ tầng (Chen và cộng sự, 2016); hệ thống luật pháp (Chen và cộng sự, 2016), môi trường thể chế (Chen và cộng sự, 2016), các điều kiện của thị trường trong nước (Chen và cộng sự, 2016; Zou & Stan, 1998); chính sách xuất khẩu của nhà nước (Katsikeas và cộng sự, 1996).
Kết quả nghiên cứu của Zou & Stan (1998), Gemünden (1991), Katsikeas và cộng sự.(1996), Katsikeas và cộng sự (2000), Ayan & Percin (2005), Chen và cộng sự (2016) đều cho thấy: đặc điểm thị trường trong nước là yếu tố có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết H6 như sau:
H6: Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến kết quả xuất khẩu của
doanh nghiệp (kỳ vọng dương)
Hiệp hội ngành hàng
Hiệp hội là tổ chức đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp trong sự phối hợp, góp ý xây dựng chính sách pháp luật như: thủ tục hải quan điện tử, thủ tục khai báo thuế... và hợp tác với Chính phủ để tìm hiểu thông tin về chính sách kinh tế, tài chính, thuế và cho vay của Chính phủ nước đó. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, chồng chéo trong việc ban hành, thực thi pháp luật liên quan đến doanh nghiệp chưa được hiệp hội phản hồi và đề xuất giải pháp kịp thời. Hiệp hội ngành hàng là tổ chức hiểu rõ nhất những tác động của chính sách pháp luật đến hoạt động của doanh nghiệp, ngành hàng mà mình quản lý, bên cạnh đó, cũng là nơi nắm được những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh và việc tuân thủ pháp luật.
Hiệp hội rau quả Việt Nam là tổ chức đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp rau quả trong sự phối hợp và hợp tác với Chính phủ để tìm hiểu thông tin về chính sách kinh tế, tài chính, thuế và cho vay của Chính phủ tại Việt Nam. Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vietnam fruits and vegetables Association) được thành lập 3/2001 tại Việt Nam, là tổ chức phi chính phủ bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong ngành rau quả với các thành phần kinh tế khác nhau. Hiệp hội phối hợp hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, thúc đẩy hoạt động kinh doanh rau quả cua Việt Nam phát triển theo hướng bền vững và hợp tác quốc tế, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam.
Vai trò của Hiệp hội được thể hiện thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, đề xuất các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
H7: Hiệp hội ngành hàng có tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương)
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu của Cavusgil & Zou (1994), O‟Cass & Craig, (2003), Erdil & Ozdemir (2016), Chen và cộng sự (2016), Nguyễn Viết Bằng và cộng sự (2017) cho thấy: chiến lược marketing chịu bởi đặc điểm và năng lực quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy, giả thuyết H8 được đề xuất như sau:
H8: Đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược
marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: đặc điểm ngành là yếu tố có tác động đến chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (Cavusgil & Zou, 1994; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017). Vì vậy, giả thuyết H9 được đề xuất như sau:
H9: Đặc điểm ngành có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
Đặc điểm quản lý là một trong những yếu tố tác động đến chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017). Vì vậy, giả thuyết H10 được đề xuất như sau:
H10: Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
Kết quả của các nghiên cứu trước cho thấy: đặc điểm thị trường trong nước (Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017). Vì vậy, giả thuyết H11 được đề xuất như sau:
H11: Đặc điểm thị trường trong nước có tác động đến Chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương).
Và cuối cùng, kết quả của các nhà khoa học cũng cho thấy: đặc điểm thị trường nước ngoài có tác động đến chiến lược marketing xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994; O‟Cass & Craig, 2003; Lages và cộng sự, 2008; Chen và cộng sự, 2016; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017). Vì vậy, giả thuyết H12 như sau:
H12: Đặc điểm thị trường nước ngoài có tác động đến Chiến lược marketing
xuất khẩu của doanh nghiệp (kỳ vọng dương)`
Toàn bộ mô hình và giả thuyết nghiên cứu được trình bày như hình 2.10.
Hình 2.10 Mô hình nghiên cứu đề xuất
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về xuất khẩu. Bao gồm: lý thuyết nền về xuất khẩu, lược khảo các mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu, tổng quan các nghiên cứu liên quan của các nhà khoa học trong và ngoài nước về kết quả xuất khẩu. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cho trường hợp kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam.
12 giả thuyết được tác giả xây dựng, trong đó: 07 giả thuyết thể hiện mối quan hệ tác động của chiến lược marketing, đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm ngành công nghiệp, đặc điểm quản lý, đặc điểm thị trường nước ngoài, đặc điểm thị trường trong nước, và vai trò của hiệp hội tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Và 05 giả thuyết thể hiện mối quan hệ tác động đến chiến lược marketing xuất khẩu của doanh nghiệp đó là: đặc điểm và năng lực của doanh nghiệp, đặc điểm ngành, đặc điểm thị trường trong nước và đặc điểm thị trường nước ngoài.
GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3 này, tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu được tác giả sử dụng để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Bao gồm: toàn bộ quy trình, tiến độ thực hiện nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ.
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.1.1 Giới thiệu về chương trình nghiên cứu
Luận án “ Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam” được lựa chọn để kiểm định các giả thiết nghiên cứu. Như đã phân tích khe hổng lý thuyết trong nghiên cứu về yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu, là một nghiên cứu cần thiết và hữu ích để đóng góp vào lý thuyết và thực tiễn. Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện qua 03 bước bao gồm:
(1)Nghiên cứu định tính- Nghiên cứu lý thuyết thiết kế sơ bộ thang đo
(2) Nghiên cứu định lượng – nghiên cứu sơ bộ
(3) Nghiên cứu định lượng – nghiên cứu chính thức. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Qua những lập luận về yếu tố tác động đến kết quả của doanh nghiệp rau quả, nghiên cứu được diễn giải tiến trình nghiên cứu qua 3 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nghiên cứu định tính
Dựa trên mô hình lý thuyết về kết quả xuất khẩu của Chen và cộng sự (2016) vì đây là mô hình lý thuyết được cập nhật nhất dựa trên tổng quan 124 bài báo từ 2006 đến 2014 và các thang đo từ các nghiên cứu của các tác giả Cavusgil và Zou (1994), Zou và Stan (1998); Altıntas và cộng sự (2007), Chen và cộng sự (2016) thì mô hình nghiên cứu và các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đã được hình thành (thang đo nháp 1). Tuy nhiên, mô hình và các thang đo này được xây dựng và kiểm định tại những quốc gia phát triển có sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế so với Việt Nam. Thêm vào đó, mô hình và các các