TTTN1 | Sự hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động xuất khẩu rau quả về mặt chính sách | Zou & Stan (1998) |
TTTN2 | Sự hỗ trợ của Nhà nước cho hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu rau quả | |
TTTN3 | Sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tiếp cận thông tin về thị trường rau quả nước ngoài | |
TTTN4 | Sự biến động của thị trường rau quả trong nước | |
TTTN5 | Thị trường cung ứng nguyên liệu đầu vào tạo thuận lợi cho doanh nghiệp | |
Vai trò của Hiệp hội | ||
HH1 | Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề thông tin về thị trường xuất khẩu như các rào cản, nhu cầu, v.v. | Phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm |
HH2 | Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình kinh doanh xuất khẩu. | |
HH3 | Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp | |
HH4 | Hiệp hội thường xuyên tổ chức các doanh động quảng bá sản phẩm rau quả tại thị trường trong và ngoài nước. | |
HH5 | Hiệp hội có hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn về về tài chính |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 7
- Giới Thiệu Về Chương Trình Nghiên Cứu
- Thiết Kế Nghiên Cứu Định Tính Lần 2 Về Điều Chỉnh Mô Hình Nghiên Cứu
- Mẫu Nghiên Cứu Và Phương Pháp Lấy Mẫu Mẫu Nghiên Cứu
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Mẫu Nghiên Cứu Chính Thức
- Kết Quả Kiểm Định Mô Hình Và Giả Thuyết Nghiên Cứu Về Kết Quả Kiểm Định Mô Hình Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính)
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ:
Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo để sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thiết kế như sau:
Về đối tượng khảo sát:
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát là doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Tp.HCM và vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Về mẫu nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu:
Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp 100 doanh nghiệp theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết.
Về kỹ thuật xử lý dữ liệu
Dữ liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0.Sau đó các biến quan sát được đánh giá bằng 02 phương pháp: phương pháp pháp phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và phương pháp phân tích EFA. Những biến quan sát thỏa mãn các điều kiện trong 02 phương pháp đánh giá này thì được sử dụng cho nghiên cứu chính thức (thang đo chính thức).
3.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ:
Về kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích độ tin cậy
thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha bao gồm:
(i) Hệ số Cronbach‟s Alpha tổng thể của thang đo
Hệ số Cronbach‟s Alpha tổng thể của các thang đo cần phải lớn hơn 0,6 (Nunnally và Burnstein, 1994).
(ii) Hệ số tương quan giữa biến so với tổng của các biến quan sát (Corrected Item – Total Correlation)
Hệ số tương quan giữa biến so với tổng của các biến quan sát cần phải lớn hơn 0,3 (Nunnally và Burnstein, 1994).
3.3.2.1 Thang đo Kết quả xuất khẩu
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo kết quả xuất khẩu thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.2 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.2 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Kết quả xuất khẩu
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
KQ1 | 10,1798 | 4,763 | 0,792 | 0,866 |
KQ2 | 10,1011 | 4,456 | 0,830 | 0,851 |
KQ3 | 10,1910 | 4,861 | 0,720 | 0,891 |
KQ4 | 10,1124 | 4,737 | 0,767 | 0,874 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Kết quả xuất khẩu = 0,900 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.2 Thang đo Chiến lược marketing xuất khẩu
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo chiến lược marketing xuất khẩu thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.3 cho thấy: biến quan sát CML5 bị loại vì không thỏa mãn yêu cầu. Các biến quan sát còn lại đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha.
Bảng 3.3 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Chiến lược marketing xuất khẩu
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
CLM1 | 10,0000 | 4,545 | 0,769 | 0,814 |
CLM2 | 9,9326 | 5,018 | 0,675 | 0,852 |
CLM3 | 10,0112 | 4,670 | 0,800 | 0,801 |
CLM4 | 9,9326 | 5,200 | 0,649 | 0,861 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Chiến lược marketing xuất khẩu=0,870 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.3 Thang đo đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.4 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.4 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
NL1 | 12,6742 | 6,063 | 0,735 | 0,835 |
NL2 | 12,6629 | 6,431 | 0,684 | 0,848 |
NL3 | 12,1011 | 6,046 | 0,739 | 0,834 |
NL4 | 12,0899 | 6,196 | 0,647 | 0,857 |
NL5 | 12,1348 | 5,800 | 0,695 | 0,846 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Đặc điểm và năng lực quản lý doanh nghiệp= 0,872 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.4 Thang đo Đặc điểm ngành
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm ngành thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.5 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.5 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm ngành
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
DDN1 | 9,9101 | 3,242 | 0,586 | 0,811 |
DDN2 | 9,8876 | 2,965 | 0,688 | 0,764 |
DDN3 | 9,7303 | 3,017 | 0,724 | 0,748 |
DDN4 | 9,8764 | 3,337 | 0,615 | 0,798 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Đặc điểm ngành=0,826 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.5 Thang đo Đặc điểm quản lý
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm quản lý thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.6 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha
Bảng 3.6 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Đặc điểm quản lý
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
DDQL1 | 10,1798 | 3,195 | 0,653 | 0,782 |
DDQL2 | 10,1910 | 3,338 | 0,608 | 0,802 |
DDQL3 | 10,2360 | 3,251 | 0,656 | 0,781 |
DDQL4 | 10,3483 | 3,093 | 0,696 | 0,762 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Đặc điểm quản lý = 0,827 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.6 Thang đo Thị trường trong nước
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Thị trường trong nước thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.7 cho thấy: biến quan sát TTTN1 bị loại vì không thỏa mãn yêu cầu. Các biến quan sát còn lại đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha
Bảng 3.7 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Thị trường trong nước
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
TTTN2 | 10,0562 | 3,667 | 0,603 | 0,786 |
TTTN3 | 10,0787 | 3,482 | 0,666 | 0,757 |
TTTN4 | 10,2247 | 3,063 | 0,746 | 0,715 |
TTTN5 | 10,2247 | 3,790 | 0,544 | 0,812 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Thị trường trong nước = 0,817 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.7 Thang đo Thị trường nước ngoài
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Thị trường nước ngoàithông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.8 cho thấy: Tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.8 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Thị trường nước ngoài
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
TTNN1 | 9,8876 | 3,146 | 0,667 | 0,819 |
TTNN2 | 10,3146 | 3,423 | 0,720 | 0,793 |
TTNN3 | 9,9101 | 3,515 | 0,677 | 0,811 |
TTNN4 | 9,7303 | 3,404 | 0,690 | 0,804 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Thị trường nước ngoài = 0,847 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
3.3.3.8 Thang đo Vai trò của hiệp hội
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Vai trò của Hiệp hộithông qua hệ số Cronbach‟s Alpha được trình bày trong bảng 3.9 cho thấy: tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy thông quan hệ số Cronbach‟s Alpha .
Bảng 3.9 Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo Vai trò của hiệp hội
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến- tổng hiệu chỉnh | Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến | |
HH1 | 11,6404 | 4,733 | 0,722 | 0,822 |
HH2 | 11,7753 | 5,131 | 0,609 | 0,851 |
HH3 | 11,7753 | 5,017 | 0,728 | 0,822 |
HH4 | 11,5618 | 5,067 | 0,680 | 0,833 |
HH5 | 11,8090 | 4,974 | 0,668 | 0,836 |
Giá trị Cronbach Alpha thang đo Vai trò của hiệp hội = 0,862 |
(Nguồn: kết quả khảo sát, 2017)
Kết luận: Trong 36 biến quan sát dùng để đo lường 08 khái niệm nghiên cứu (kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu) thì có 02 biến bị loại (CLM5 và TTTN1) do có hệ số tương quan biến với tổng nhỏ hơn 0,3; còn 34 biến quan sát còn lại đều thỏa mãn các chỉ tiêu đánh giá trong phân tích độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha. Do vậy, tất cả 34 biến quan sát này đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá ở mục tiếp theo.
3.3.3.9 Về kết quả phân tích nhân tố khám phá (Exploratary Factor Analysis)
Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích EFA:
(i) Tính tích hợp của mô hình EFA so với dữ liệu thu thập từ thị trường
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) được sử dụng để đánh giá tính tích hợp của mô hình EFA với dữ liệu thu thập từ thị trường.
Hệ số KMO thỏa điều kiện: 0,5< KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường (Hair và cộng sự, 2006).
(ii) Tính tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện
Kiểm định Bartlett được sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (Hair và cộng sự, 2006).
(iii) Trọng số của các biến quan sát
Trọng số của các biến quan sát (Factor Loading) cần phải lớn 0,40 (Gerbing và Anderson, 1988).
(iv) Mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Phương sai trích (% Cumulative Variance) được sử dụng để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Để đạt được mức độ giải thích thì phương sai trích cần phải lớn hơn 50% và Eigenvalue phải có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing và Anderson, 1988).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Components với phép xoay Varimax để thực hiện phân tích EFA.
Về kết quả phân tích EFA các yếu tố tác động kết quả xuất khẩu
Kết quả EFA các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu được trình bày trong bảng 3.9 cho thấy: 30 biến quan sát sau khi phân tích EFA thì được rút thành 07 nhân tố với tổng phương sai trích là 69,848% tại Eigenvalue là 2,283.