Khung Pháp Lý Của Việt Nam Về Hỗ Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng Tạo

hệ xã hội”, “môi trường khởi nghiệp ở trường đại học” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”.

Nghiên cứu của Pablo-Lerchundi (2015) về “Influences of parental occupation on occupational choices and professional values” đã nhận định sự ảnh hưởng của nghề nghiệp cha mẹ lên sự chọn lựa nghề nghiệp của con cái đã đưa ra kết luận: cha mẹ tự kinh doanh là tấm gương điển hình về khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi nghiệp, cha mẹ làm việc cho các khu vực công không phải là tấm gương khởi nghiệp cho con và cản trở ý định khởi nghiệp. Chưa thấy các nghiên cứu tiếp theo kiểm định điều này.

2.2.2. Các nghiên cứu công bố trong nước

Lê Cát Vi (2013) trong luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế”, tác giả đã xác nhận 9 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV như sau: (1) Chất lượng dịch vụ, (2) Cảm nhận sự hữu ích, (3) Cảm nhận sự dễ sử dụng, (4) Cảm nhận về chi phí, (5) Ðặc điểm và thông tin dịch vụ, (6) Dịch vụ chăm sóc khách hàng, (7) Nhận thức và sự thúc đẩy của những người xung quanh, (8) Hoạt động thu hút khách hàng, (9) Chương trình quảng cáo và khuyến mãi.

Ðinh Thị Hồng Thúy (2008) trong luận văn “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của sinh viên TP.HCM” đã chỉ ra rằng chỉ có bốn nhân tố là có khả năng dự đoán tốt cho sự thay đổi của biến phụ thuộc: Ðánh giá chung về dịch vụ, đó là Sự hấp dẫn, Chất lượng kỹ thuật, Chi phí, Ðộ tin cậy, nghĩa là các yếu tố, thuộc tính đo lường cho các nhân tố này chính là các tiêu chí để sinh viên làm căn cứ đánh giá, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho mình..

Nghiên cứu về ý định KNKD đã được thực hiện nhiều ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp của thanh niên và sinh viên, tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên sử dụng dịch vụ ươm tạo trong quá trình khởi nghiệp.

2.3. Nghiên cứu về ươm tạo doanh nghiệp

2.3.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài

Theo Raymond W. Smilor (1987) trong “Commercializing Technology Through New Business Incubators” cho rằng việc ươm mầm doanh nghiệp là việc tăng cường các nguồn lực để phát triển các công ty mới. Các vườn ươm công nghệ mới còn được biết đến là các trung tâm sáng tạo, đã được phát triển, đổi mới kể từ cuối những năm 1970 và tạo ra những công ty mới, đặc biệt là các công ty công nghệ cao, các doanh nghiệp sản xuất.

Theo Sarfraz A Mian (1997) trong nghiên cứu “Assensing and managing the university technology business incubator: An intergrative framework” đã đưa ra các quan niệm và phương pháp để đánh giá và quản lý kinh doanh vườn ươm công nghệ trong các trường đại học như một công cụ cho việc tạo ra các quỹ đầu tư mới. Theo đó, các vườn ươm công nghệ trong trường đại học được cho rằng đã góp phần tạo ra môi trường nuôi dưỡng các công ty công nghệ mới. Để giải quyết vấn đề này, tác giả đã đề xuất một khung đánh giá mới nhằm tính toán, đo lường tính hiệu quả của các vườn ươm công nghệ trong trường đại học. Hệ thống này đã được nhiều tổ chức xác nhận và được áp dụng trên qui mô rộng hơn để đánh giá các mô hình đã có trong nước Mỹ. Hệ thống này được xây dựng dựa trên ba khía cạnh hoạt động chính: (1) các chương trình tăng trưởng phát triển bền vững; (2) sự tồn tại và phát triển của các công ty tổ chức dịch vụ; (3) sự đóng góp vào việc bảo trợ các sứ mệnh của nhà trường. Hơn nữa, hệ thống còn đánh giá cả phạm vi và hiệu quả của các chính sách quản lý cơ sở, của các nhà cung cấp dịch vụ. Cũng trong báo cáo này đã cung cấp các ý tưởng một cách rõ ràng cho những người đánh giá hiệu suất hoạt động của các vườn ươm công nghệ trong trường đại học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.3.2. Các nghiên cứu công bố trong nước

Tác giả Lê Du Phong (2006) với cuốn sách “Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực KH&CN” đã tập trung vào việc phát triển công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đây chính là loại hình doanh nghiệp chiếm số lượng lớn trong tỷ trọng kinh tế của cả nước. Ngoài ra, cuốn sách tập trung vào những giải pháp về mặt công nghệ giúp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng doanh nghiệp của mình dựa vào sức mạnh của công nghệ.

Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp - 3

Theo Nguyễn Thị Phương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2008) với đề tài Nhận diện những khó khăn trong quá trình hoạt động của vườn ươm

doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc” đã tập trung đi sâu vào nhận diện những khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc. Bên cạnh đó, đề tài tập trung nêu ra các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp này phát triển mạnh mẽ hơn trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong cuốn sách của Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Anh Tuấn chủ biên (2009) về “Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học Việt Nam” đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và mô hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học; thực trạng hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và mô hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học ở Việt Nam; phát triển các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp và hoàn thiện mô hìn trung tâm ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học ở Việt Nam. Nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng việc hình thành và phát triển một doanh nghiệp trong cơ sở ươm tạo phải trải qua quy trình ươm tạo doanh nghiệp gồm 5 bước: Phát hiện ý tưởng; sàng lọc ý tưởng; tạo môi trường hỗ trợ quá trình phát triển ý tưởng thành doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo trưởng thành và cho doanh nghiệp hoạt động độc lập, tách khỏi cơ sở ươm tạo.

Trong cuốn sách của Đào Thanh Trường và Nguyễn Thị Thúy Hiền chủ biên (2018) về “Lộ trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025”, nhóm tác giả đã phân tích hoạt động ươm tạo dựa trên việc nghiên cứu các dịch vụ mà cơ sở ươm tạo cung cấp bao gồm: dịch vụ hành chính/văn phòng; Dịch vụ cơ sở hạ tầng; Dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lưới; Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức và Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Nhóm nghiên cứu phân tích các chính sách hỗ trợ và hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế, bất cập. Nghiên cứu cũng khẳng định hiện nay Việt Nam còn thiếu nhiều quy định, hướng dẫn thi hành cụ thể đối với hoạt động ươm tạo công nghệ. Nghiên cứu cũng đề xuất lộ trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ với lộ trình phân chia chính sách thành 2 nhóm gồm các chính sách “trọng yếu” và nhóm chính sách điều chỉnh từ thực trạng và hành lag pháp lý.

Hiện nay, các chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp do cơ sở ươm tạo tổ chức hay ở cấp vĩ mô đang thu hút sự quan tâm không nhỏ. Tuy nhiên, các hoạt động này đang diễn ra như thế nào lại chưa có nhiều nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, viêc nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ tại cơ sở ươm tạo và yếu tố tác động đến quyết định lựa

chọn sử dụng dịch vụ của thanh niên khởi nghiệp là việc làm cần thiết, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và xu thế phát triển của đất nước, có ý nghĩa cả về măt lý luận và thực tiễn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp.

2.4. Khung pháp lý của Việt Nam về hỗ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

2.4.1. Khung pháp lý hỗ trợ cá nhân khởi nghiệp

Nhận thấy vai trò quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo trong xu hướng phát triển mới, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cũng như hỗ trợ các cá nhân khởi nghiệp như:

1. Những chính sách trợ giúp DN nhỏ và vừa được đề cập trong nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

2. Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2020 đã đưa ra nhiệm vụ nhằm “tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST”.

3. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp (startup)

4. Quyết định 939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”;

5. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Theo những nghị định này thì đối với các trường hợp: ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,…sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

6. Theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì đã ban hành danh mục 27 ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và 30 ngành, nghề ưu đãi đầu tư. Trong đó, có ngành nghề được đặc biệt ưu đãi là “Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp

công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học”.

7. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 (Điều 18 và Điều 19 quy định về các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

8. Luật Chuyển giao công nghệ 2017 (Luật số 07/2017/QH14), trong đó có một số nội dung liên quan tới hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

9. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên có điều khoản áp dụng mức thuế 15 – 17% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các chương trình, đề án quốc gia

10. Quyết định số 677/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 có những nội dung liên quan đến hỗ trợ ứng dụng công nghệ, xây dựng dữ liệu công nghệ, đào tạo, thuê chuyên gia cho các doanh nhiệp nhỏ và vừa; Các chương trình Quốc gia như chương trình hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ bằng cơ chế tự chủ theo Quyết định 592/QĐ-TTg và chương trình phát triển thị trường công nghệ đến năm 2020;

11. Đề án “hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” theo Quyết định 1665/QĐ-TTg 2017;

12. Đề án thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam (VSV) được phê duyệt tại Quyết định số 1383/2013/QĐ-BKHCN vào ngày 04/06/2013. Đây là mô hình mới của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo đang trong giai đoạn khởi nghiệp của Việt Nam thông qua mô hình tổ chức thúc đẩy kinh doanh (business accelerator); đồng thời xây dựng cầu nối giữa các doanh nghiệp được hỗ trợ của đề án VSV với các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tại Thung lũng Silicon Hoa Kỳ.

13. Chương trình TECHFEST là sự kiện thường niên của Chính phủ dành cho cộng đồng khởi nghiệp ĐMST, nhằm quy tụ các đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST [Chương trình TechFest, 2016].

2.4.2. Khung pháp lý hỗ trợ cho các hoạt động của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ công nghệ là tổ chức có khả năng hỗ trợ các công đoạn của một quy trình ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Do vậy, các hoạt động liên quan của cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ liên quan đến khung pháp lý của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Các khung pháp lý này có những điều kiện ưu đãi liên quan đến thuế, đất đai, cơ sở vật chất, nguồn lực khác,… cho hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Các nội dung cụ thể sẽ được phân tích ở phần dưới đây:

Theo Luật chuyển giao công nghệ 2006 tại điều 44 quy định: “Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ được miễn thuế thu nhập trong bốn năm, được giảm 50% thuế thu nhập phải nộp trong chín năm tiếp theo và được miễn thuế sử dụng đất”.

Ngày 11/04/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 418/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020. Trong Chiến lược này, đã đề ra chỉ tiêu đến năm 2015 có 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ, 30 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và chỉ tiêu đến năm 2020 là có 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ và 60 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Chiến lược cũng chỉ ra định hướng nhiệm vụ là cần phải “phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Phát triển mạnh doanh nghiệp khoa học và công nghệ, chủ yêu từ các trường đại học, viện nghiên cứu”.

Nghị quyết số 19/2015/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016 cũng đã khẳng định tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ, chuyển giao công nghệ và đầu tư mạo hiểm phục vụ phát triển thị trường công nghệ, cũng chính là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các cơ sở ươm tạo công lập như phần trên đã dẫn giải thì chịu các quy định liên quan đến tổ chức khoa học và công lập cũng như các quy định liên quan đến các đơn vị sự nghiệp công lập, do vậy, đối với các khung pháp lý liên quan đến loại hình tổ

chức này đều có tác động đến các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ công lập. Điển hình trong đó là Nghị định 54/2016/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP sẽ được phân tích phần dưới đây.

Trong Luật công nghệ cao năm 2008 đã có những chính sách hỗ trợ hoạt động này được quy định tại Điều 22: Các biện pháp thúc đẩy ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao

1. Nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn thuế sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;

b) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp Luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao tại cơ sở ươm tạo được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp Luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao và nguồn kinh phí khác có nguồn gốc ngân sách.

3. Nhà nước đầu tư, tham gia đầu tư xây dựng một số cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao có ý nghĩa quan trọng.

Hỗ trợ về tài chính thông qua chính sách thuế đối với các tổ chức công nghệ nói chung và cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ nói riêng cũng là một chủ trương được Nhà nước quan tâm và có quy định trong các văn bản pháp luật. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Theo đó, thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các trường hợp:

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp Luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; …

Theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì đã ban hành danh mục 27 ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư và 30 ngành, nghề ưu đãi đầu tư (Xem Phụ lục 6). Trong đó, có ngành nghề được đặc biệt ưu đãi là “Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học”. Các dự án đầu tư tại các ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định hoặc các Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao và pháp luật về khoa học công nghệ thì được hưởng các ưu đãi liên quan đến đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, …

Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/08/2010 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ.” Theo đó theo định nghĩa tại Luật KH&CN và Luật công nghệ cao cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ chính là có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiết để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2023