Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp - 2


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xã hội hiện đại, trình độ khoa học là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế. Nhận thức được vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN), các nước trên thế giới đều tìm cách tăng cường năng lực quốc gia trong lĩnh vực này thông qua các chính sách hỗ trợ đầu tư dành cho các cá nhân và tổ chức KH&CN.

Doanh nghiệp khởi nghiệp luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với phát triển kinh tế của một quốc gia. Bởi vì doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và giải quyết vấn đề việc làm. Mặc dù, doanh nghiệp khởi nghiệp và vai trò doanh nhân luôn được đề cao, song Việt Nam hiện đang là nước có tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp rất thấp so với các nước trong khu vực.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ như: mô hình đơn sở hữu, đa sở hữu; công lập, tư nhân; phát triển cơ sở ươm tạo thông qua hỗ trợ của mạng lưới các doanh nghiệp; hợp tác quốc tế; mô hình cơ sở ươm tạo tại trường đại học,… Sự phát triển và thành công của mô hình cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các nước trên thế giới như Trung Quốc, Thụy Điển, Mỹ,… và ngay tại quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… đã chứng minh vai trò tích cực của mô hình cơ sở ươm tạo.

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể về hoạch định các chính sách nhằm phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, để thông qua đó, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, có một khoảng cách không nhỏ giữa hoạt động R&D và sản xuất khiến hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam không cao. Hiện nay, ở Việt Nam, công nghệ tiên tiến chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khối doanh nghiệp trong nước có trình độ công nghệ lạc hậu khá cao. Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ dành khoảng 0,4% doanh thu hàng năm cho công tác đổi mới công nghệ trong khi tại Hàn Quốc là 10%. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến hơn 80% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa được sản xuất cách đây 30 năm [Ban Kinh tế Trung ương, 2016]. Việc sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu như hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ

gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh hội nhập như hiện nay . Điều này đòi hỏi phải tiến hành một bước tiếp theo là khâu “ươm tạo”, để giúp các doanh nghiệp công nghệ mới lớn mạnh, đạt tới quy mô thương mại. Và vai trò của các cơ sở cung cấp dịch vụ ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, hay còn gọi là “Cơ sở ươm tạo” hoặc “Vườn ươm doanh nghiệp” (Business Incubator - BI) đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động ươm tạo doanh nghiệp là một lĩnh vực còn khá mới lạ với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, thực tế, ở Việt Nam, khái niệm này mới chỉ được nhắc đến trong một vài năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động của Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp tương đối lớn. Trong báo cáo Giám sát doanh nhân toàn cầu 2013, tỉ lệ người trưởng thành ở Việt Nam có ý định khởi trong vòng 3 năm tới cũng ở mức rất thấp (24,1%), thấp hơn mức trung bình là 44,7% so với các nước phát triển [GEM, 2014]. Theo số liệu từ Bản tin khảo sát thị trường lao động quý 2/2018, được Bộ LĐ- TB&XH và Tổng cục Thống kê tính đến tháng 6/2018, số lượng người có trình độ đại học thất nghiệp 126 900 người, giảm 15 400 người so năm 2017 [Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê, 2018] . Điều này cho thấy tình trạng thất nghiệp ở sinh viên có tín hiệu giảm tuy nhiên tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn rất lớn.

Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và “tư duy làm chủ” trong sinh viên nói riêng và các tầng lớp dân cư nói chung trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho xã hội. Năm 2016 được coi là năm “quốc gia khởi nghiệp” với rất nhiều ý tưởng đến từ thế hệ thanh niên. Tuy nhiên, trước làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ đó cũng có rất nhiều trường hợp bạn trẻ đã khởi nghiệp thất bại và từ bỏ. Vậy câu hỏi đặt ra là trong quá trình khởi nghiệp các startup gặp khó khăn gì và tại sao họ lại lựa chọn sử dụng dịch vụ tại cơ sở cung cấp dịch vụ về ươm tạo doanh nghiệp (hay còn gọi là là cơ sở ươm tạo) này?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính vì vậy, việc đánh giá “Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp” sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa ra một “bức tranh toàn cảnh” về khởi nghiệp dưới góc nhìn của thanh niên đang trong quá trình khởi nghiệp và sử dụng dịch vụ tại các cơ sở ươm tạo ở Việt Nam từ đó tạo cơ sở để có thể đưa ra các giải pháp góp phần cải thiện môi trường cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên hiện nay.

2. Tổng quan nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp - 2

Đề tài nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp và cơ sở ươm tạo là một lĩnh vực mới tại Việt Nam hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp khởi nghiệp và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, năm 2016 được Chính phủ lấy là năm “quốc gia khởi nghiệp” và phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Lĩnh vực khởi nghiệp được nhiều tác giả quan tâm và nhiều bài báo, nghiên cứu được công bố. Trong pham vi luận văn, tổng quan kết quả nghiên cứu tập trung làm rõ một số nội dung:

(1) Nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp;

(2) Nghiên cứu về các yếu tố tác động lựa chọn dịch vụ;

(3) Nghiên cứu về ươm tạo doanh nghiệp;

(4) Khung pháp lý của Việt Nam về hỗ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

2.1. Những nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp

2.1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (2006) về “Stimulating youth entrepreneurship : barriers and incentives to enterprise start-ups by young people” đã phân tích rào cản và những ưu đãi đối với doanh nghiệp trẻ do thanh niên khởi nghiệp thông quá việc phân tích thái độ xã hội và văn hóa đối với doanh nhân trẻ, vấn đề giáo dục tin thần kinh thương, tiếp cận nguồn tài chính để khởi nghiệp, khung hành chính và các quy định, các dịch vụ hỗ trợ từ cơ sở ươm tạo. ILO cũng phân tích các động cơ khởi nghiệp của thanh niên là các điều kiện sống và thái độ cá nhân, sự quan tâm và thế mạnh của bản thân. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra định hướng thiết kế cấu trúc chính sách phát triển doanh nghiệp trẻ, các khuyến nghị từ các doanh nhân trẻ đã khởi nghiệp thành công.

Nghiên cứu Driessen và Zwart (2006) trong nghiên cứu “The Entrepreneur Scan Measuring Characteristics and Traits of Entrepreneurs” nhận định về sự tác động của các yếu tố tính cách cá nhân lên khả năng khởi nghiệp. Mô hình đã được các tác giả phát triển lên thành mô hình E-Scan sau đó để đo lường các tính cách này tác động đến khả năng KNKD của cá nhân và được khảo sát trên mạng internet toàn cầu. 10 yếu tố tính cách cá nhân tác động đến khả năng khởi nghiệp trong mô hình: Nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, nhu cầu quyền lực, định hướng xã hội, sự tụ tin, sự nhẫn nại, chấp nhận rủi ro, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng.

Lee (2006) trong nghiên cứu “Influences on students attitudes toward entrepreneurship: A multi-country study” cho rằng tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

Sobel & King (2008) trong bài viết “Does school choice increase the rate of youth entrepreneurship?” nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Các hướng tiếp cận chính đến ý định khởi nghiệp gồm (1) chương trình giáo dục, (2) môi trường tác động và (3) bản thân người học (động cơ, tính cách, tư duy, thái độ, giới tính).

Trong nghiên cứu của Gallup (2013) về “How Employee Engagement Drives Growth” cho thấy tiếp cận nguồn vốn và hỗ trợ đào tạo là 2 vấn đề sống còn tới hoạt động khởi nghiệp của thanh niên ở các nước Châu Phi. Kết quả khảo sát 1000 thanh niên từ 15 tuổi trở lên chỉ ra, số thanh niên có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và đào tạo có ý tưởng và kế hoạch khởi nghiệp nhiều hơn số thanh niên không được tiếp cận cơ hội về đào tạo và nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên tiếp cận được nguồn vốn và đào tạo ở Châu Phi chỉ đạt hơ 23%. Nghiên cứu đưa ra giải pháp để tạo điều kiên cho thanh niên được tiếp cận nguồn vốn và đào tạo trước khi khởi nghiệp.

Rae & Woodier-Harris (2013) trong bài báo“How does enterprise and entrepreneurship education influence postgraduate students’ career intentions in the New Era economy?” cho rằng muốn doanh nghiệp có một nền tảng kiến thức tốt và quản lý doanh nghiệp thành công thì cần phải xây dựng chương trình học khởi nghiệp rộng rãi cho sinh viên, cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để khởi nghiệp thành công và định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn.

Huber & cs. (2014) trong nghiên cứu “The effect of early entrepreneurship education: Evidence from a field experimentp” phân tích hiệu quả của việc giáo dục khởi nghiệp sớm cho các trẻ em tiểu học ở Hà Lan và chứng minh rằng việc đầu tư sớm giáo dục khởi nghiệp cho trẻ em 11 hoặc 12 tuổi mang đến hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp. Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, kinh tế, chính trị, vì thế nghiên cứu giáo dục khởi nghiệp dựa trên những nét đặc trưng này sẽ góp phần đóng góp quan trọng cho lý thuyết và thực tin giáo dục đại học nói chung.

Với chủ đề huấn luyện khởi nghiệp thực tế, Taatila & Down (2012) về “Measuring entrepreneurial orientation of university students” đã kết luận sinh viên ở những chương trình đào tạo khác nhau có xu hướng khởi nghiệp khác nhau; sinh viên có trải nghiệm về doanh nghiệp có xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên chưa có trải nghiệm về doanh nghiệp; sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tích cực sẽ có xu hướng khởi nghiệp cao hơn sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tiêu cực. Kết quả này mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Kuckertz & Wagner (2010) về “The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience” vì nhóm tác giả này chứng minh người chưa có va chạm thực tế về doanh nghiệp có xu hướng kiên định về khởi nghiệp cao hơn người đã có va chạm thực tế về doanh nghiệp.

Từ các kết quả nghiên cứu trước, có thể thấy nhiều nghiên cứu tập trung vào chương trình giáo dục. Đối chiếu với bối cảnh Việt Nam, luận văn nhận thấy ở Việt Nam chưa có chương trình đào tạo bài bản chính thức nào về khởi nghiệp. Các chương trình về khởi nghiệp hiện nay mới chỉ dửng lại ở các talkshow, tập huấn hay tọa đàm.

2.1.2. Các nghiên cứu trong nước

Tác giả Lê Quân (2007), với “Nghiên cứu quá trình quyết định khởi nghiệp của doanh nhân trẻ Việt Nam”, đã tiến hành trên mẫu điều tra gồm 159 doanh nhân thành lập doanh nghiệp ở độ tuổi dưới 30 trong giai đoạn 2000 - 2006. Thanh niên sẽ đi đến quyết định khởi nghiệp khi hội tụ đủ ba nhóm yếu tố là phẩm chất cá nhân, khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vai trò của gia đình, bạn bè, nhà trường rất quan trọng với quá trình hình thành và phát triển tư duy doanh nhân trẻ.

Luận án tiến sĩ của Ngô Quỳnh An (2012) về “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” đã chỉ ra rằng: khu vực tự tạo việc làm chủ yếu thu hút những lao động thanh niên chưa qua đào tạo, trong lĩnh vực nông nghiệp và dưới hình thức kinh tế hộ gia đình, chỉ có một số rất ít có thể khởi sự doanh nghiệp. Mặc dù, Chính phủ có các chương trình hỗ trợ tuy nhiên chưa đầy đủ, chưa đến được với thanh niên do phạm vi hạn chế, chưa có tính bền vững, chưa hướng đến mục tiêu khuyến khích sự chủ động khởi nghiệp của thanh niên.

Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương (2015) về “Đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới

sáng tạo trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế” đã có đánh giá về tình hình triển khai, những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Báo cáo đã khái quát các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Báo cáo nhân định, hiện nay vấn đề khởi nghiệp trong thanh niên thiếu vắng khung pháp lý và chính sách đối với việc thành lập và phát triển vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam,… Các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay hình thành không đồng đều, tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh với quy mô nhỏ và vừa.

Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) trong bài viết về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ”, được khảo sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu xác định được thứ tự ảnh hưởng theo mức độ quan trọng giảm dần của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2) giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) nguồn vốn,

(4) quy chuẩn chủ quan, (5) nhận thức kiểm soát hành vi.

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thu Thủy (2015) về “Các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học”, đã khẳng định sự tác động của các nhân tố môi trường tới tiềm năng khởi sự kinh doanh, đồng thời tác giả cho rằng các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm được tiếp cận trong quá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên; các hoạt động định hướng khởi sự kinh doanh trong và ngoài chương trình đào tạo của trường đại học đều tác động tích cực tới hai khía cạnh là tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường cảm xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh.

Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh)” nhận định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng KNKD của sinh viên, đó là (1) Giáo dục và đào tạo tại trường đại học, (2) Kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, (3) Gia đình và bạn bè, (4) Tính cách cá nhân, (5) Nguồn vốn.

Như vậy, thanh niên tham gia khởi nghiệp đang thu hút nhiều sự chú ý của các nhà quản lý và hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm về lĩnh vực này trong đó nghiên cứu về vai trò của thanh niên khởi nghiệp lại rất ít. Điều này hạn chế các sáng kiến chính sách nhằm nâng cao khả năng tham gia khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ.

2.2. Những nghiên cứu về các yếu tố tác động lựa chọn dịch vụ

2.2.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài

Xét trong lĩnh vực KSDN, mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) là một trong những mô hình được sử dụng phổ biến nhất để giải thích ý định KSDN của một cá nhân.

Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) trong nghiên cứu “The theory of planned behavior” cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 yếu tố: thái độ của cá nhân, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Thái độ của cá nhân đối với một hành vi là việc cá nhân đó cảm thấy như thế nào khi thực hiện hành vi, thái độ này có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Quy chuẩn chủ quan lại liên quan đến việc người khác (gia đình, bạn bè,…) cảm thấy như thế nào khi cá nhân thực hiện hành vi đó. Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi hay không.

Trong một đánh giá phân tích tổng hợp của 185 nghiên cứu thực nghiệm, Armitage và Conner (2001) về “Efficacy of the theory of planned behaviour: A metaanalytic review” đã kết luận rằng lý thuyết hành vi kế hoạch có hiệu quả trong việc tiên lượng cả ý định và hành vi. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ý định KSDN dựa trên lý thuyết hành vi kế hoạch cho thấy thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi thường chỉ giải thích được từ 30% đến 50% sự khác biệt trong ý định. Khả năng giải thích này còn tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình huống.

Trong nghiên cứu của Amos and Alex (2014) về “Theory of Planned Behaviour, Contextual Elements, Demographic Factors and Entrepreneurial Intentions of Students in Kenya” nhận định nền tảng giáo dục, nhu cầu thành đạt và nguồn vốn được nhận thấy có ảnh hưởng đáng kể đến ý định KSDN. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xem xét ảnh hưởng của đặc điểm giới tính trong mối quan hệ với thái độ, quy chuẩn chủ

quan, nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn vốn đối với ý định KSDN trong khi có kiểm soát các biến số khác trong mô hình (dân tộc, kết quả học tập, kinh nghiệm kinh doanh và hình mẫu doanh nhân). Giới tính dường như không có vai trò điều tiết lên mối quan hệ giữa giáo dục và ý định KSDN, tương tự cho nhu cầu thành đạt. Điều này có thể lý giải là dù cho đó là giới tính Nam hay Nữ thì ảnh hưởng của giáo dục lên ý định KSDN thay đổi không đáng kể.

Nghiên cứu của Yeng Keat Ooi & Abdullahi Nasiru (2015) về “A Entrepreneurship Education as a Catalyst of Business Start-Ups: A Study on Malaysian Community College Students” đã đánh giá ảnh hưởng của giáo dục về kinh doanh tới sinh viên đại học cộng đồng Malaysia. Một mẫu nghiên cứu gồm 235 sinh viên năm cuối đã được rút ra từ bốn trường nằm ở khu vực phía bắc Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các trường đại học, cao đẳng cộng đồng trong việc thúc đẩy và nuôi dưỡng tinh thần KNKD của sinh viên tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của học giả quốc tế cho rằng yếu tố môi trường liên quan đến khởi nghiệp của thanh niên.

Nghiên cứu của Pruett (2009) về “Explaining entrepreneurial intentions of university students: a cross-cultural study” đã chứng minh “văn hóa/quốc gia”, “yếu tố xã hội”,“tấm gương điển hình trong khởi nghiệp”, “sự ủng hộ của gia đình”, “thiên hướng khởi nghiệp” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”.

Chand & Ghorbani (2011) trong nghiên cứu về “National culture, networks and ethnic entrepreneurship: A comparison of the Indian and Chinese immigrants in the US” đã cho rằng sự khác nhau về văn hóa quốc gia dẫn đến việc thành lập và quản lý doanh nghiệp theo những cách khác nhau (cách quản lý tài chính, cách kiểm soát, huấn luyện nhân viên…). Văn hóa quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và sử dụng vốn xã hội. Vì vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau thì ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ khác nhau.

Sesen (2013) trong bài viết “Personality or environment? A comprehensive study on the entrepreneurial intentions of university students” đã phân tích sâu hơn mô hình Schwarz ở khía cạnh các yếu tố môi trường bao gồm “thông tin kinh doanh”, “mối quan hệ xã hội” và “môi trường khởi nghiệp ở trường đại học”. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoại trừ các yếu tố như “khả năng tiếp cận vốn”, “môi trường khởi nghiệp ở trường đại học”, các yếu tố còn lại như “ thông tin kinh doanh”, “mối quan

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí