Đối Với Các Nhà Quản Lý Ngân Hàng


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài nhằm mục tiêu phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam từ đó có thể đưa ra các hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể chủ động trong việc cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng. Trong đó mẫu nghiên cứu của Luận văn bao gồm 25 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2017. Để làm được điều này đề tài đã tiến hành tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Đồng thời, khi tổng quan các nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác nhau trên thế giới đề tài nhận thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng có thể chia làm hai nhóm: (1) nhóm các yếu tố bên trong liên quan đến đặc điểm ngân hàng và (2) nhóm các yếu tố bên ngoài:kinh tế vĩ mô, pháp lý, thị trường tài chính…). Do đó, đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu tương tự với phương pháp tiếp cận mà Were và các cộng sự (2014) và sử dụng các yếu tố như quy mô, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, chi phí hoạt động, lợi nhuận làm đại diện cho các đặc điểm công ty và các yếu tố mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế và lạm phát làm đại diện cho các đặc điểm ngành và kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, chênh lệch thu nhập ròng được đề tài sử dụng hai chỉ tiêu để đại diện bao gồm (1) tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản và (2) chênh lệch giữa tỷ lệ thu từ lãi trên cho vay và tỷ lệ chi phí từ lãi trên tiền gửi khách hàng.

Sau khi sử dụng mô hình hồi quy GMM hệ thống 2 bước với mục đích giải quyết nội sinh, tự tương quan và phương sai thay đổi đề tài tìm thấy rằng các yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu xác định chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng đều có ý nghĩa thống kê ở mức 0.10. Cụ thể, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động và lợi nhuận ngân hàng đều có tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng đang đối mặt với rủi ro tín dụng càng cao, quy mô càng lớn, gánh chịu chi phí hoạt động lớn, và lợi nhuận dồi dào thì thường có khuynh hướng sẽ


tăng chênh lệch thu nhập ròng nhiều hơn. Ngược lại, mức độ thanh khoản có tương quan âm với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê

0.10. Nói cách khác, các ngân hàng có mức độ thanh khoản tốt thì thường sẽ có mức chênh lệch thu nhập ròng tương đối thấp hơn các ngân hàng có thanh khoản kém (rủi ro thanh khoản cao).

Bên cạnh đó, các yếu tố ngành và vĩ mô cũng cho thấy ảnh hưởng đáng kể đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Theo đó cả ba yếu tố mức độ tập trung ngành, tăng trưởng kinh tế và lạm phát đều có tương quan dương với chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 0.10. Kết quả này ngụ ý rằng, khi ngành ngân hàng Việt Nam càng tập trung, nền kinh tế Việt Nam càng tăng trưởng và có mức lạm phát cao thì sẽ giúp các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam có trong mẫu nghiên cứu đạt được chênh lệch thu nhập ròng cao hơn.

5.2 Hàm ý chính sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bài nghiên cứu mạnh dạn đưa ra các kiến nghị dành cho các nhà quản trị ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam từ kết quả nghiên cứu đã phát hiện được, với mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.

5.2.1 Đối với các nhà quản lý ngân hàng

Các yếu tố tác động đến chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam - 9

Đầu tiên các nhà quản lý ngân hàng có thể xem xét đến chính sách thiết lập giá (lãi suất) đối với các khoản vay cho các đối tượng có nhu cầu về vốn nếu mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Cụ thể như, các nhà quản lý ngân hàng có thể phân loại nhóm khách hàng có XHTD cao và thấp để từ đó có căn cứ yêu cầu gia tăng lãi suất cho vay đối với các khách hàng có XHTD thấp xem như là một phần bù đắp cho rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang gánh chịu, kết quả là TNLT cũng như chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng này sẽ cao hơn.


Thứ hai, các nhà quản lý ngân hàng có thể xem xét đến quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Cụ thể như các nhà quản lý ngân hàng nên cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động cũng như phạm vi kinh doanh hơn do các ngân hàng có quy mô lớn có thể tận dụng lợi thế quy mô nền kinh tế để có thể khuếch đại lợi nhuận thông qua mức chênh lệch thu nhập ròng cao. Hơn thế nữa, khi các ngân hàng càng có quy mô càng lớn thì sẽ càng có sự phức tạp trong quá trình kinh doanh do đó sẽ có thể phải gánh chịu rủi ro càng lớn dẫn đến phải gia tăng phần thu nhập lãi thuần để bù đắp phần rủi ro này, kết quả là cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng này.

Thứ ba, các nhà quản lý ngân hàng có thể xem xét đến chính sách phân bổ chi phí hoạt động của ngân hàng nếu mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Cụ thể như các nhà quản lý nên tính toán kỹ lưỡng và phân bổ các chi phí hoạt động của ngân hàng có liên quan đến quá trình thẩm định, giám sát và kiểm soát khoản vay do trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trung gian tài chính, giám sát các khoản vay đã cấp cho các khách hàng, cũng như đánh giá hồ sơ của người đi vay và theo dõi các dự án mà ngân hàng đang liên kết cấp tín dụng. Khi các ngân hàng phải trải qua giai đoạn có chi phí hoạt động cao thì thường sẽ thực hiện gia tăng lãi suất cho vay so với lãi suất huy động đề nhằm bù đắp phần tăng trong chi phí hoạt động, nói cách khác chênh lệch thu nhập ròng sẽ gia tăng.

Thứ tư, các nhà quản lý ngân hàng có thể xem xét đến lợi nhuận của ngân hàng nếu mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Cụ thể như các nhà quản lý ngân hàng nên cố gắng đẩy mạnh lợi nhuận ngân hàng hơn, do các ngân hàng có lợi nhuận tương đối cao, thì thường không mong muốn lợi nhuận của mình biến động nhiều nên sẽ tiếp tục tăng chênh lệch thu nhập ròng để đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Hơn thế nữa, một sự gia tăng trong lợi nhuận có thể đến từ việc ngân hàng áp dụng chính sách tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất huy động.


Thứ năm, các nhà quản lý ngân hàng có thể xem xét đến mức độ thanh khoản của ngân hàng nếu mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Cụ thể như các nhà quản lý ngân hàng bắt buộc phải đánh đổi giữa mức độ thanh khoản và chênh lệch thu nhập ròng. Nói cách khác, nếu khẩu vị rủi ro của các nhà quản lý ngân hàng là chấp nhận rủi ro thì các nhà quản lý có thể thực hiện chính sách gia tăng lãi suất cho vay nhằm bù đắp phần rủi ro mà ngân hàng đang gánh chịu khi đó chênh lệch thu nhập ròng sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu khẩu vị rủi ro của các nhà quản lý ngân hàng là thận trọng thì không cần thiết phải đẩy mạnh chênh lệch thu nhập ròng mà nên đảm bảo thanh khoản để nhằm đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản do Ngân hàng Nhà nước đã quy định.

5.2.2 Đối với các nhà hoạch định chính sách

Đầu tiên, các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc và tiềm cách tác động đến mức độ tập trung ngành ngân hàng. Cụ thể các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc đến việc tập trung hoạt động ngành ngân hàng vào một số ngân hàng nhất định, do mức độ tập trung ngân hàng càng cao càng cho thấy thị trường ngân hàng đang có sự độc quyền càng cao, cho nên khi đó sự gia tăng trong sức mạnh thị trường sẽ tạo ra lợi nhuận độc quyền. Đồng thời thị trường càng tập trung thì sẽ làm giảm chi phí thông đồng giữa các ngân hàng và do đó sẽ đẩy nhanh quá trình thông đồng giữa các ngân hàng với nhau. Tuy nhiên nếu số lượng ngân hàng đang hoạt động nhiều thì chi phí thông đồng sẽ gia tăng bởi vì việc thông đồng sẽ trở nên khó thực hiện (Goddard và các cộng sự, 2004). Tuy nhiên, nếu sự thông đồng có thể diễn ra, các ngân hàng sẽ có thể kiếm nhiều lợi nhuận hơn. Mặc dù điều này có thể giúp các ngân hàng đạt được chênh lệch thu nhập ròng cao nhưng sẽ gây ra tâm lý bất ổn cho các ngân hàng nhỏ, bởi lẽ các ngân hàng nhỏ này sẽ không thể đạt được lợi ích từ việc tập trung ngành ngân hàng. Do đó đây sẽ là một hướng đi cần cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Thứ hai các nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc đến vấn đề tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nếu mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng


của các ngân hàng. Cụ thể các nhà hoạch định chính sách nên cố gắng phối hợp hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do các ngân hàng quan tâm vào khối lượng cho vay hơn là lãi suất cho vay, cho nên khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì sẽ giúp cho các công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị và dẫn đến nhu cầu vay vốn cao hơn. Điều này sẽ làm gia tăng thu từ lãi của các ngân hàng và kết quả là chênh lệch thu nhập ròng sẽ tăng.

Thứ ba cần cân nhắc đến vấn đề lạm phát của Việt Nam nếu các nhà hoạch định chính sách mong muốn cải thiện chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng. Cụ thể các nhà hoạch định chính sách có thể cố gắng xây dựng các mô hình dự báo lạm phát cũng như có các chiến lược kiểm soát lạm phát thật tốt bằng cách tham khảo các cách thực hiện ở các quốc gia đã phát triển cũng như các quốc gia trong khu vực. Lý do trong trường hợp lạm phát được các ngân hàng dự báo đúng thì các ngân hàng có thể tiến hành điều chỉnh lãi suất áp dụng cho các khách hàng đang giao dịch với ngân hàng ngay lập tức, và do đó sẽ gia tăng chênh lệch thu nhập ròng.

5.3 Hạn chế đề tài

Bên cạnh những phát hiện mà đề tài tìm được, bài nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế nhất định, cụ thể:

Đề tài chỉ thu thập số liệu của 25 NHTM đang hoạt động tại Việt Nam, chưa nghiên cứu các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh để có cái nhìn bao quát trong việc xác định chênh lệch thu nhập ròng của ngân hàng.

Đồng thời, tính tin cậy về kết quả của bài nghiên cứu này phụ thuộc nhiều vào sự chính xác của dữ liệu thứ cấp được các ngân hàng thương mại công bố vì số liệu mà Bài nghiên cứu thu thập chủ yếu là các số liệu thứ cấp.

Hơn thế nữa, Luận văn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2006 đến 2017, mà giai đoạn này là giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính. Cho nên sẽ có ảnh hưởng


tiềm tàng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đến các biến số trong mô hình nghiên cứu cũng như chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.

Cuối cùng, đề tài chỉ nghiên cứu các yếu tố mà Were và các cộng sự (2014) đã sử dụng trong mô hình nghiên cứu của mình. Nhưng ngoài những yếu này thì còn nhiều yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng như hành vi chấp nhận rủi ro, loại hình sở hữu ngân hàng của các nhà quản lý ngân hàng… nhưng chưa được đưa vào trong mô hình để nghiên cứu

5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế của đề tài này, đề tài mạnh dạn mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo khi phân tích chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng.

Cụ thể, các đề tài sau này cố gắng thu thập các số liệu tài chính của các ngân hàng nước ngoài cũng như các ngân hàng liên doanh để từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về ngành ngân hàng tại Việt Nam khi phân tích các yếu tố xác định chênh lệch thu nhập ròng. Hơn thế nữa, trước và sau khủng hoảng tài chính cần được tách thành hai giai đoạn nghiên cứu; hoặc có thể đưa thêm biến giả đại diện cho cuộc khủng hoảng tài chính để loại trừ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 đến các yếu tố trong mô hình nghiên cứu cũng như đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu thêm.

Cuối cùng, các nghiên cứu sau này có thể tổng quan các nghiên cứu trước đây để tìm được các yếu tố khác với các yếu tố mà Were và các cộng sự (2014) đã sử dụng để đưa vào mô hình nghiên cứu xem xét tác động của các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đến chênh lệch thu nhập ròng của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

1. Abreu, M., & Mendes, V. (2003). Do macro-financial variables matter for european bank interest margins and profitability?. In EcoMod2003- International Conference on Policy Modeling. Global Economic Modeling Network.

2. Afanasieff, T. S., Lhacer, P. M., & Nakane, M. I. (2002). The determinants of bank interest spread in Brazil. Money affairs, 15(2), 183-207.

3. Ahokpossi, M. C. (2013). Determinants of bank interest margins in Sub- Saharan Africa (No. 13-34). International Monetary Fund.

4. Almeida, F. D., & Divino, J. A. (2015). Determinants of the banking spread in the Brazilian economy: The role of micro and macroeconomic factors. International Review of Economics & Finance, 40, 29-39.

5. Angbazo, L. (1997). Commercial bank net interest margins, default risk, interest-rate risk, and off-balance sheet banking. Journal of Banking & Finance, 21(1), 55-87.

6. Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D. (2008). Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of international financial Markets, Institutions and Money, 18(2), 121-136.

7. Barajas, A., Steiner, R., & Salazar, N. (1999). Interest spreads in banking in Colombia, 1974-96. IMF Staff Papers, 46(2), 196-224.

8. Berger, A. N. (1995). The relationship between capital and earnings in banking. Journal of money, credit and Banking, 27(2), 432-456.

9. Berger, A. N., Demirgüç-Kunt, A., Levine, R., & Haubrich, J. G. (2003). Bank concentration and competition: An evolution in the making. Journal of Money, Credit and Banking, 433-451.


10. Bourke, P. (1989). Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North America and Australia. Journal of Banking & Finance, 13(1), 65-79.

11. Chirwa, E. W., & Mlachila, M. (2004). Financial reforms and interest rate spreads in the commercial banking system in Malawi. IMF Staff papers, 51(1), 96-122.

12. Claessens, S., Demirgüç-Kunt, A., & Huizinga, H. (2001). How does foreign entry affect domestic banking markets?. Journal of Banking & Finance, 25(5), 891-911.

13. Claeys, S., & Vennet, R. V. (2008). Determinants of bank interest margins in Central and Eastern Europe: A comparison with the West. Economic Systems, 32(2), 197-216.

14. Dabla-Norris, E., & Floerkemeier, H. (2007). Bank efficiency and market structure: what determines banking spreads in Armenia? (No. 2007-2134). International Monetary Fund.

15. Demirgüç-Kunt, A., & Huizinga, H. (1999). Determinants of commercial bank interest margins and profitability: some international evidence. The World Bank Economic Review, 13(2), 379-408.

16. Demirgüç-Kunt, A., Laeven, L., & Levine, R. (2003). The impact of bank regulations, concentration, and institutions on bank margins. The World Bank.

17. Demsetz, H. (1973). Industry structure, market rivalry, and public policy. The Journal of Law and Economics, 16(1), 1-9.

18. Drakos, K. (2003). Assessing the success of reform in transition banking 10 years later: an interest margins analysis. Journal of Policy Modeling, 25(3), 309-317.

19. Dumičić, M., & Rizdak, T. (2013). Determinants of banks’ net interest margins in Central and Eastern Europe. Financial theory and practice, 37(1), 1-30.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí