Phân Tích Dữ Liệu Thống Kê Mẫu Và Các Biến Nghiên Cứu


Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) hay nói cách khác là giúp loại bỏ các biến quan sát có hệ số tin cậy thấp vì mối quan hệ tương quan không chặt chẽ. Các biến quan sát thuộc hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại trừ và tiêu chuẩn cho các biến quan sát được chọn, là thang đo khi có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 hoặc cao hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8 hoặc gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là vì mối quan hệ tương quan rất chặc chẽ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng gợi ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 hoặc cao hơn là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA


Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp này được sử dụng rất có lợi cho việc xác định biến tập hợp cần thiết cho các vấn đề cần nghiên cứu và được sử dụng để tìm kiếm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong phân tích nhân tố khám phá EFA, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn bao gồm:

Chỉ số KMO là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố khám phá EFA. Chỉ số của KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s trong phân tích nhân tố, cần kiểm định mối tương quan của các biến với nhau (H0: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể). Nếu giả thuyết H0 không được bác bỏ thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig

< 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này ≥ 0.5 Hair và cộng sự (1998).


Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% Gerbing và Anderson (1988). Phương pháp trích (Principal Component Analysis) được sử dụng trong phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0.5 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

3.6.4. Phân tích tương quan Pearson


Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính bội giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mục đích xem xét các biến độc lập có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc được xét riêng cho từng biến độc lập. Khi mức ý nghĩa Sig của hệ số hồi quy nhỏ hơn 0.05 (Sig.<0.05), có nghĩa độ tin cậy là 95%, được kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc và có mối quan hệ tương quan chặt chẽ.

3.6.5. Phân tích hồi quy bội

Phân tích hồi quy bội để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, phương pháp được sử dụng là phương pháp đưa vào lần lượt (Enter). Các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số R2 (R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai sẽ cho biết biến phụ thuộc có mối liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không (Sig. < 0.05, mô hình xây dựng phù hợp và ngược lại).

Kết luận chương 3


Trong chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm ba bước: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Đồng thời, xây dựng thang đo và tiến hành thực hiện bước nghiên cứu bằng nghiên cứu định tính thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, hoàn chỉnh thang đo cũng như các biến quan sát cho nghiên cứu sơ bộ, sau đó tiến hành khảo sát 80 người tiêu dùng để loại bỏ những biến quan sát không phù


hợp với mô hình để phục vụ cho bước nghiên cứu chính thức. Chương này cũng trình bày qui trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu, xử lý số liệu thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và phân tích dữ liệu. Chương tiếp theo trình bày kết quả nghiên cứu.


Chương 4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 4 - trình bày các kết quả thực hiện nghiên cứu bao gồm: mô tả nghiên cứu, kiểm định và đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố từ đó điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu, kế tiếp là phân tích tương quan Pearson cuối cùng là phân tích hồi quy.

4.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu và các biến nghiên cứu


4.1.1. Phân tích dữ liệu thống kê mẫu nghiên cứu



sau:

Tổng thể mẫu khảo sát là 250 người tiêu dùng thành phố Cà Mau, cụ thể như


Về giới tính: theo kết quả khảo sát cho thấy trong 250 mẫu nghiên cứu thì có

177 người nữ tham gia phỏng vấn, chiếm 70.8% và 73 người nam chiếm 29.2%. Tỷ lệ này có thể xem là hợp lý vì trong thực tế đa số người có ý định mua hoặc mua TPAT là nữ. Kết quả cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.1. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính



Tần suất

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ tích lũy

Biến kiểm soát

1. Nam

73

29.2

29.2

2. Nữ

177

70.8

100.0

Tổng

250

100.0


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau - 6

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)

Về độ tuổi: từ kết quả khảo sát cho thấy số người được phỏng vấn thuộc nhiều nhóm tuổi khác nhau, trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 40 – 49 tuổi là 73 người, chiếm 29.2%, kế đó là nhóm tuổi từ 30 – 39 tuổi là 61 người, chiếm 24.4%, từ 20 – 29 tuổi là 51 người, chiếm 20.4%. Hai nhóm còn lại những người trẻ đa số là học sinh, sinh viên có độ tuổi dưới 20 tuổi là 27 người, chiếm 10.8% và người cao tuổi có độ tuổi từ 50 trở lên là 38 người, chiếm 15.2%. Như vậy có thể thấy mẫu có tỷ lệ ở độ tuổi trẻ (từ 49 tuổi trở xuống) và cơ cấu độ tuổi từ 20 đến 49 tuổi là


những người thường xuyên mua thực phẩm cho gia đình sử dụng hằng ngày. Kết quả cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.2. Thống kê mô tả mẫu theo tuổi



Tần suất

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ tích lũy


Biến kiểm soát

1. Dưới 20 tuổi

27

10.8

10.8

2. Từ 20 - 29 tuổi

51

20.4

31.2

3. Từ 30 - 39 tuổi

61

24.4

55.6

4. Từ 40 - 49 tuổi

73

29.2

84.8

5. Trên 50 tuổi

38

15.2

100.0

Tổng

250

100.0


(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


Về trình độ học vấn: theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy có 63 người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 25.2%. Số người có trình độ học vấn phổ thông trong mẫu là 55 người, chiếm 22.0%, trình độ trung cấp là 23 người, chiếm 9.2%, có trình độ cao đẳng là 25 người, chiếm 10.0%, trình độ đại học là 75 người, chiếm 30.0%, đây là nhóm trình độ có tỷ lệ cao nhất do mẫu được chọn tại trung tâm thành phố Cà Mau nơi tập trung của giới trí thức. Còn lại là nhóm có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 3.6% bao gồm 9 người, đây là nhóm người được khảo sát thấp nhất trong tất cả các nhóm trình độ học vấn. Kết quả cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.3. Thống kê mô tả mẫu theo trình độ học vấn



Tần suất

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ tích lũy


Biến kiểm soát

1. Chưa qua đào tạo

63

25.2

25.2

2. Phổ thông

55

22.0

47.2

3. Trung cấp

23

9.2

56.4

4. Cao đẳng

25

10.0

66.4

5. Đại học

75

30.0

96.4

6. Trên đại học

9

3.6

100.0



Tổng

250

100.0


(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


Về thu nhập: từ kết quả khảo sát cho thấy có 76 người có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, chiếm 30.4%, từ 3 – 6 triệu đồng là 101 người, chiếm 40.4%, đây là nhóm thu nhập có số lượng người được khảo sát nhiều nhất do đây là mức thu nhập trung bình 3.604,5 nghìn đồng của người dân thành phố Cà Mau (Niên giám thống kê năm 2016), nhóm có thu nhập từ 6.1 – 10 triệu đồng là 38 người, chiếm 15.2%, từ 10.1 – 15 triệu đồng là 15 người, chiếm 6%, thu nhập từ 15.1 – 20 triệu đồng là 13 người, chiếm 5.2%. Nhóm còn lại có thu nhập trên 20 triệu đồng là 7 người, chiếm 2.8% đây là nhóm có tỷ lệ thấp nhất trong tất cả các nhóm thu nhập đã khảo sát. Lý do thu nhập trung bình nằm trong mẫu nghiên cứu từ 3 – 6 triệu đồng có thể giải thích rằng tỷ lệ người trẻ tuổi trong mẫu cao nên thâm niên công tác còn mới và do đó thu nhập có thể chưa cao. Kết quả cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu theo thu nhập



Tần suất

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ tích lũy


Biến kiểm soát

1. Dưới 3 triệu

76

30.4

30.4

2. Từ 3 – 6 triệu

101

40.4

70.8

3. Từ 6.1 – 10 triệu

38

15.2

86.0

4. Từ 10.1 – 15 triệu

15

6.0

92.0

5. Từ 15.1 - 20 triệu

13

5.2

97.2

6. Trên 20 triệu

7

2.8

100.0

Tổng

250

100.0


(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


4.1.2. Phân tích dữ liệu thống kê các biến nghiên cứu

Kết quả thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu cho thấy ý kiến trả lời cho phát biểu của thang đo các biến khá đa dạng. Có những ý kiến hoàn toàn đồng ý và những ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Các giá trị nhỏ nhất (Minimum) và lớn nhất (Maximum) của các thang đo nằm trong khoản từ 1 đến 5 cho thấy không có giới


hạn về mặt biến động đối với các thang đo sử dụng. Giá trị trung bình của các biến quan sát có sự khác biệt (3.67 – 4.23) chứng tỏ có sự đánh giá khác nhau về mức độ quan sát giữa các biến.

Qua bảng 4.5, kết quả kiểm định Skewness và Kurtosis cho thấy giá trị tuyệt đối của hai chỉ số này nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là Skewness < 3 và Kurtosis < 5. Những kết quả trên cho thấy thang đo có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích tiếp theo ở các phần sau.

Bảng 4.5: Giá trị trung bình của các nhóm nhân tố


Ký hiệu biến

Trung bình

Độ lệch chuẩn


Skewness


Kurtosis

Nhỏ nhất

Lớn nhất

SK1

3.84

1.055

-.616

-.645

1

5

SK2

3.86

1.068

-.595

-.801

1

5

SK3

3.87

1.033

-.599

-.684

1

5

SK4

3.91

1.073

-.719

-.577

1

5

SK5

3.92

1.032

-.714

-.518

1

5

CL1

3.80

1.123

-.799

-.241

1

5

CL2

3.79

1.126

-.782

-.347

1

5

CL3

3.79

1.112

-.739

-.390

1

5

CL4

3.74

1.108

-.640

-.566

1

5

MT1

3.82

1.057

-.753

-.245

1

5

MT2

3.75

1.081

-.695

-.399

1

5

MT3

3.84

1.052

-.802

-.149

1

5

MT4

3.82

1.058

-.741

-.268

1

5

HT1

3.81

1.035

-.769

-.130

1

5

HT2

3.71

1.111

-.598

-.637

1

5

HT3

3.75

1.132

-.630

-.670

1

5

HT4

3.68

1.095

-.541

-.706

1

5

HT5

3.72

1.057

-.685

-.316

1

5

GB1

3.73

1.104

-.618

-.648

1

5

GB2

3.78

1.084

-.668

-.410

1

5

GB3

3.74

1.077

-.684

-.324

1

5

GB4

3.80

1.099

-.632

-.646

1

5

TK1

3.82

1.083

-.791

-.245

1

5

TK2

3.67

1.097

-.619

-.538

1

5

TK3

3.80

1.129

-.755

-.375

1

5


TK4

3.78

1.052

-.647

-.449

1

5

TK5

3.82

1.057

-.815

-.089

1

5

TK6

3.82

1.073

-.696

-.390

1

5

YD1

4.17

.840

-1.072

.897

2

5

YD2

4.23

.879

-1.150

.750

2

5

YD3

4.22

.833

-1.104

.932

2

5

YD4

4.20

.839

-1.000

.601

2

5

YD5

4.20

.874

-1.166

.917

2

5

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha


Để đảm bảo độ tin cậy của các biến quan sát được đưa ra ở các mục hỏi trong bảng điều tra, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ biến không phù hợp, thông qua đó bước đầu có thể đánh giá được giá trị của các thang đo. Với điều kiện đánh giá là các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi đó nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên Numnally và Bumstein (1994). Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha của các thành phần đó được đo lường ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau như sau:

Bảng 4.6. Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha


Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại

biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

biến

Sự quan tâm đến sức khỏe – SK: Cronbach’s Alpha = 0.782

SK1

15.56

9.911

.568

.738

SK2

15.54

9.743

.586

.732

SK3

15.53

9.825

.602

.727

SK4

15.49

10.187

.504

.759

SK5

15.48

10.259

.525

.752

Nhận thức về chất lượng TPAT– CL: Cronbach’s Alpha = 0.759

CL1

11.32

6.877

.586

.686

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023