Trình Bày Tổng Hợp Lại Kết Quả Nghiên Cứu Đã Đạt Được Và Đưa Ra Một Số Đề Xuất Kiến Nghị. Ý Nghĩa, Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Trong



GB3

Tôi không ngại trả thêm tiền cho TPAT


GB2

Giá của TPAT luôn tương xứng với chất lượng của nó


X4

MT1

Môi trường không an toàn ảnh hưởng đến TPAT


MÔI TRƯỜNG

MT3

Tôi bỏ rác vào thùng rác phân loại khác nhau

MT4

Ô nhiễm môi trường chỉ có thể được cải thiện khi chúng

ta sử dụng TPAT

MT2

Tôi thích tiêu dùng TP sạch, TP hữu cơ có thể tái chế


X5

SK2

Tôi cho rằng sức khỏe của tôi là quan trọng nhất


SỨC KHỎE

SK3

Tôi cho rằng bản thân mình rất có ý thức về bảo vệ sức

khỏe

SK1

Tôi thường xuyên chăm sóc sức khỏe của tôi

SK5

Tôi có thể hi sinh một vài sở thích để bảo vệ sức khỏe

SK4

Tôi cố gắng ăn uống lành mạnh


X6

CL2

Tôi nghĩ TPAT có chất lượng cao hơn TP thường


CHẤT LƯỢNG

CL1

Tôi tin là TPAT có chất lượng cao

CL3

TPAT bảo vệ sức khỏe cho tôi

CL4

Tôi tin rằng TPAT có hàm lượng dinh dưỡng cao


Y

YD1

Tôi sẽ chủ động tìm kiếm TPAT


Ý ĐỊNH MUA

YD2

Tôi sẽ mua TPAT trong thời gian tới

YD3

Có khả năng tôi sẽ mua TPAT, nếu TPAT có trong khu

vực của tôi

YD4

Trong thời gian tới, tôi sẽ thử TPAT tôi cần TPAT đặc

tính như thế nào

YD5

Ý định mua TPAT của tôi rất mạnh mẽ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau - 8

(Nguồn: tác giả tự đề xuất)


4.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu


Như vậy sau khi phân tích nhân tố EFA kết quả cho chúng ta thấy 7 nhóm yếu tố với 33 biến quan sát được rút trích. Do đó mô hình nghiên cứu ban đầu được điều chỉnh cho phù hợp và để thực hiện các phân tích tiếp theo. Mô hình nghiên cứu mới sau phân tích nhân tố được điều chỉnh như sau:

Mô hình nghiên cứu:



Nhóm tham khảo

Nhận thức về hệ thống

bán hàng TPAT

Nhận thức về giá bán

TPAT


Sự quan tâm đến môi trường ATTP

Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM AN

TOÀN

Sự quan tâm đến sức

khỏe

Nhận thức về chất

lượng sản phẩm

H1

H2

H3

H4

H5

H6


Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau phân tích nhân tố EFA.


(Nguồn: tác giả tự đề xuất)


4.5. Phân tích tương quan Pearson

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy, ta phải xem xét mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau.

Hệ số tương quan dương biểu hiện mối quan hệ cùng chiều, hệ số tương quan âm biểu hiện mối quan hệ ngược chiều, hệ số tương quan giữa các nhân tố càng lớn thể hiện mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập càng chặt chẽ.

Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của thang đo, các nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị nhân tố được kiểm định là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó.

Trước khi kiểm định mô hình, kiểm định hệ số tương quan Pearson được sử dụng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Từ kết quả phân tích hệ số tương quan, các giá trị cho thấy các biến có tương quan với nhau. Bảng kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.10. Kết quả phân tích tương quan Pearson


Tương quan


Ý định

Tham khảo

Hệ thống

Giá bán

Môi trường

Sức khỏe

Chất lượng


Hệ số tương quan

Pearson


1


.504**


.420**


.491**


.412**


.356**


.440**

Ý định

Giá trị Sig


.000

.000

.000

.000

.000

.000


N (Số quan sát)

250

250

250

250

250

250

250


Tham khảo

Hệ số tương quan

Pearson


.504**


1


.251**


.242**


.169**


.186**


.257**

Giá trị Sig

.000


.000

.000

.007

.003

.000


N (Số quan sát)

250

250

250

250

250

250

250


Hệ số tương quan

Pearson


.420**


.251**


1


.227**


.149*


.151*


.230**

Hệ thống

Giá trị Sig

.000

.000


.000

.019

.017

.000


N (Số quan sát)

250

250

250

250

250

250

250



Hệ số tương quan Pearson


.491**


.242**


.227**


1


.238**


.184**


.183**

Giá bán

Giá trị Sig


.000


.000


.000



.000


.003


.004


N (Số quan sát)

250

250

250

250

250

250

250


Môi trường

Hệ số tương quan

Pearson


.412**


.169**


.149*


.238**


1


.198**


.178**

Giá trị Sig


.000


.007


.019


.000



.002


.005


N (Số quan sát)

250

250

250

250

250

250

250


Hệ số tương quan Pearson


.356**


.186**


.151*


.184**


.198**


1


.067

Sức khỏe

Giá trị Sig


.000


.003


.017


.003


.002



.289


N (Số quan sát)

250

250

250

250

250

250

250


Hệ số tương quan Pearson


.440**


.257**


.230**


.183**


.178**


.067


1

Chất lượng

Giá trị Sig


.000


.000


.000


.004


.005


.289



N (Số quan sát)

250

250

250

250

250

250

250

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


Theo ma trận hệ số tương quan bảng 4.10 cho thấy hầu hết các giá trị hệ số tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc đều có ý nghĩa ở mức 99%. Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố có mối quan hệ với biến phụ thuộc ý định mua. Trong đó tương quan mạnh nhất với biến nhóm tham khảo (0.504, p < 0.05) và tương quan yếu nhất với biến sức khỏe (0.356, p < 0.05). Do vậy, ta có thể kết luận là các biến độc lập này phù hợp để đưa vào mô hình giải thích cho biến ý định mua TPAT.

4.6. Phân tích hồi quy bội

Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy. Phân tích hồi quy không chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát, mà còn suy rộng mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Ngoài ra phương


pháp thực hiện hồi quy nhằm xác định vai trò quan trọng của từng nhân tố trong việc đánh giá mối quan hệ giữa ý định mua TPAT của người tiêu dùng TP. Cà Mau.

Tác giả tiến hành kiểm định các giả định của hàm hồi quy bội, bao gồm:


Tương quan từng phần các hệ số hồi quy

Mức độ phù hợp của mô hình

Kiểm định hiện tượng đa công tuyến.

Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư.

Thực hiện phân tích hồi quy với phương pháp Enter, ta có kết quả bảng 4.11 sau đây:

Bảng 4.11. Tóm tắt mô hình



Model Summaryb


Mô hình


R


R2

R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

1

.767a

.588

.578

.44773

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


Từ kết quả bảng 4.11 tóm tắt mô hình với mức ý nghĩa 5%, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.578 có nghĩa là 57.8% biến thiên của ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau được giải thích bởi các biến trong mô hình, trong trường hợp này các biến “nhóm tham khảo, nhận thức về hệ thống bán hàng của sản phẩm TPAT, nhận thức về giá bán, sự quan tâm đến môi trường ATTP, sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng sản phẩm” đưa vào ảnh hưởng 57.8% sự thay đổi của biến ý định mua, còn lại 42.2% là do biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy đưa ra là phù hợp với mức ý nghĩa 5%.


Bảng 4.12. Phân tích phương sai ANOVA



ANOVAa


Mô hình


Tổng bình phương


Bậc tự do Df

Bình phương trung bình


Giá trị thống kê F


Mức ý nghĩa Sig

Hồi quy

69.643

6

11.607

57.901

.000b

Còn lại

48.713

243

.200



Tổng

118.356

249




(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


Từ kết quả phân tích phương sai ANOVA bảng 4.12 cho ta thấy giá trị thống kê kiểm định F = 57.901 và mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, điều này chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu đã thu thập được, có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc ý định mua.

Bảng 4.13. Kết quả mô hình hồi quy bội




Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn

hóa


T


Mức ý nghĩa Sig

Thống kê cộng tuyến


B

Độ lệch chuẩn Std.

Error


Beta

Độ chấp nhận của

biến

Hệ số phóng đại phương

sai VIF

Hằng số

.057

.231


.245

.807



Tham khao

.229

.038

.269

6.025

.000

.851

1.175


He thong

.151

.036

.183

4.162

.000

.877

1.141

Gia ban

.204

.035

.261

5.903

.000

.864

1.157

Moi truong

.161

.035

.201

4.631

.000

.895

1.117

Suc khoe

.160

.039

.174

4.061

.000

.919

1.088

Chat luong

.189

.035

.233

5.333

.000

.884

1.131

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích SPSS)


Kết quả phân tích hồi quy bảng 4.13 không có nhân tố nào bị loại bỏ do Sig kiểm định T của từng biến độc lập đều < 0.05 và hệ số VIF các biến độc lập đều nhỏ hơn 10. Như vậy, tác giả có thể kết luận rằng không có đa cộng tuyến xảy ra.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng là: “nhóm tham khảo, nhận thức về hệ thống bán hàng của sản phẩm TPAT, nhận thức về giá bán, sự quan tâm đến môi trường ATTP, sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng”. Nhìn chung mức độ quan trọng đối với các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT là khác nhau, đều này được thể hiện thông qua tầm quan trọng của các hệ số Beta trong phương trình hồi quy. Tóm lại kết quả cho thấy yếu tố nhóm tham khảo có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo là yếu tố giá bán, chất lượng, môi trường, hệ thống và cuối cùng là yếu tố sức khỏe.

Tóm tắt chương 4


Chương này trình bày mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu thông qua việc thực hiện kiểm định thang đo các yếu tố tạo nên ý định mua TPAT và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội. Sau khi đo lường và phân tích nhân tố, kết quả cho thấy có 6 nhân tố tác động đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau bao gồm: “Nhóm tham khảo, nhận thức về hệ thống bán hàng của sản phẩm TPAT, nhận thức về giá bán, sự quan tâm đến môi trường ATTP, sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng”. Chương tiếp theo sẽ trình bày về kết luận và đưa ra một số kiến nghị.


Chương 5


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Chương 5 - trình bày tổng hợp lại kết quả nghiên cứu đã đạt được và đưa ra một số đề xuất kiến nghị. Ý nghĩa, hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai của đề tài cũng được nêu rõ trong chương này.

5.1. Kết luận

Tại những đô thị của Việt Nam, ATTP là một trong những vấn đề n i bật và bức xúc đối với người tiêu dùng TP. TP không an toàn, TP bẩn hiện có mặt tràn lan trên thị trường. TP không có nguồn góc, xuất xứ rõ ràng, sử dụng phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, TP sử dụng vật giống biến đổi ghen,… gây không ít lo lắng cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội, vấn đề này cần phải được giải quyết ngay và triệt để. Vì vậy, cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng, hợp tác của các nhà sản xuất cung ứng vận chuyển, bảo quản và kinh doanh TP, người tiêu dùng và toàn xã hội. Với các nhà sản xuất và kinh doanh, lựa chọn TPAT để kinh doanh là một giải pháp và cũng là cơ hội mới.

Những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong tình hình có nhiều nhà kinh doanh hiện nay đều rất mong muốn rằng, họ luôn muốn làm hài lòng tất cả khách hàng của mình. Việc thõa mãn những nhu cầu và mong đợi của khách hàng là một thách thức, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Để đáp ứng được nhu cầu và thõa mãn mong muốn của khách hàng, các nhà sản xuất và kinh doanh cần phải hiểu rõ tâm lý tiêu dùng khách hàng của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi tâm lý, sở thích của khách hàng ngày càng trở nên rất quan trọng. Theo Ajzen (1975) ý định mua là dự báo tốt nhất về nhu cầu quyết định hành vi mua. Do đó, nghiên cứu ý định mua có thể giúp các nhà sản xuất, kinh doanh và những người làm marketing dự đoán được hành vi của khách hàng. Kết quả nghiên cứu này dự báo được nhu cầu tiêu dùng TPAT giúp cho chúng tôi định lượng được một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng Việt Nam nói chung và của người tiêu dùng thành phố Cà Mau nói riêng, từ đó giúp hiểu rõ hơn được mức

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí