Hạn Chế Của Đề Tài Nghiên Cứu Và Hướng Nghiên Cứu Trong Tương Lai


độ và chiều hướng tác động đến ý định mua của từng yếu tố. Qua đó giúp thúc đẩy ý định mua của người tiêu dùng tại thành phố Cà Mau cho TPAT. Đồng thời, nghiên cứu cũng đóng góp về mặt lý luận về những phát hiện mới khi nghiên cứu ý định mua TPAT trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường kinh doanh.

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình nghiên cứu trước liên quan đến đề tài, tác giả đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng (sơ bộ và chính thức) để tiến hành nghiên cứu. Sau khi lọc và rà soát dữ liệu tác giả kiểm tra, đánh giá lại các phiếu khảo sát thu được, bỏ đi những phiếu trả lời thông tin không đầy đủ. Thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, đo giá trị bằng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích tương quan Pearson và các giả thuyết nghiên cứu sẽ được kiểm định bằng phương pháp hồi quy. Kết quả nghiên cứu được trình bày cụ thể như sau:

(1) Có 6 yếu tố được xây dựng trong mô hình “Sự quan tâm đến sức khỏe, nhận thức về chất lượng, sự quan tâm đến môi trường ATTP, hệ thống bán hàng TPAT, nhận thức về giá bán TPAT, nhóm tham khảo”. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có yếu tố nào bị loại, 6 yếu tố đều tác động mạnh đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng ở thành phố Cà Mau.

(2) Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết H1 được chấp nhận khẳng định “người tiêu dùng càng quan tâm đến sức khỏe thì càng có ý định mua TPAT”.

- Giả thuyết H2 được chấp nhận khẳng định “người tiêu dùng nhận thức rằng TPAT có chất lượng cao thì ý định mua TPAT của người tiêu dùng sẽ tăng lên”.

- Giả thuyết H3 được chấp nhận khẳng định “người tiêu dùng càng quan tâm đến môi trường ATTP thì càng ảnh hưởng đến ý định mua TPAT”.

- Giả thuyết H4 được chấp nhận khẳng định “người tiêu dùng quan tâm đến hê thống bán hàng TPAT, TPAT có sẵn mọi lúc mọi nơi thì người tiêu dùng sẽ quyết định mua TPAT nhiều hơn”.

- Giả thuyết H5 được chấp nhận khẳng định “nhận thức về giá bán của TPAT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


cao ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua TPAT”.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau - 9

- Giả thuyết H6 được chấp nhận khẳng định “Nhóm tham khảo có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau”.

(3) Theo kết quả nghiên cứu đều cho thấy chiều hướng tác động của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua TPAT đều là thuận chiều, do các hệ số Beta của các biến độc lập trong phương trình hồi quy đều có giá trị lớn hơn 0. Như vậy các hệ số Beta này càng tăng lên thì ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau càng tăng lên.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua TPAT là khác nhau. Trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là nhóm tham khảo với hệ số β = 0.269, theo sau là yếu tố giá bán TPAT với hệ số β = 0.261 và yếu tố sự quan tâm đến chất lượng với hệ số β = 0.233, kế tiếp là yếu tố hệ thống bán hàng TPAT với hệ số β = 0.183, yếu tố ảnh hưởng thấp nhất đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau là yếu tố sự quan tâm đến sức khỏe với hệ số β = 0.174.

5.2. Kiến nghị

Theo kết quả nghiên cứu thì mức độ tác động của các nhân tố, tác giả đưa ra một số đề xuất theo thứ tự ưu tiên cho các nhân tố có tác động mạnh nhất đến yếu dần nhằm góp phần vào định hướng chiến lược cho các đối tượng kinh doanh TPAT tại thành phố Cà Mau, cũng như giúp cho người tiêu dùng cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong ý định mua TPAT của mình như sau:

(1) Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông, quảng bá tiêu chuẩn ATTP và tiếp thị TPAT

Nghiên cứu cho thấy nhóm tham khảo có tác động cùng chiều đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. Trong phân tích hồi quy, yếu tố này có hệ số Beta = 0.269 đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng.

Trên thực tế thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại TPAT và không an toàn lẫn lộn vào nhau, khiến người tiêu dùng khó xác định đâu là TP sạch, đâu là TP


bẩn. Vì vậy, cần phải có giải pháp giúp người tiêu dùng lựa chọn được TPAT, tránh tình trạng mua TP bẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho bản thân và gia đình, đó chính là thường xuyên tham khảo thông tin, những kiến thức kinh nghiệm về TPAT từ những người xung quanh, từ những kênh thông tin đại chúng, dựa trên giấy chứng nhận của cơ quan kiểm định TP hoặc là lựa chọn TPAT theo sự lựa chọn từ các chuyên gia.

(2) Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm an toàn với việc đánh giá và ổn định giá bán TPAT

Nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức về giá bán sản phẩm có tác động cùng chiều đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. Trong phân tích hồi quy, yếu tố này có hệ số Beta = 0.261 đây là nhân tố thứ hai có ảnh hưởng đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng sau yếu tố nhóm tham khảo.

Đối với đa số hàng hóa, giá cả thường là một trong những yếu tố được người tiêu dùng quan tâm cân nhắc, giá TPAT luôn cao hơn thực phẩm thường, nhưng mức thu nhập bình quân của người dân thành thị Cà Mau còn thấp 3.604,5 nghìn đồng/tháng (Nguồn niên giám thống kê, 2016). Nếu giá càng cao thì nguy cơ bị người tiêu dùng bỏ qua khi lựa chọn mua sắm. Tuy nhiên, có một số mặt hàng giá càng cao sẽ làm cho người mua càng chú ý đến mặt hàng đó hơn. Vì vậy, giảm giá thành sản phẩm không phải là tiêu chí hàng đầu mà các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cần quan tâm. Tuy nhiên các doanh nghiệp kinh doanh TPAT cần xây dựng mức giá phù hợp để thu hút được người tiêu dùng. Các giải pháp đề xuất cụ thể như sau:

Luôn duy trì giá bán TPAT ở mức ổn định, tránh có sự biến động về giá quá lớn để người tiêu dùng an tâm mua TPAT trong một thời gian dài. Giúp doanh nghiệp thiết lập được mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng. Việc duy trì giá bán ổn định giúp người tiêu dùng chủ động trong các khoản chi tiêu về TP từ đó làm gia tăng ý định mua TPAT trong thời gian dài.


Giá bán TPAT phải được niêm yết rõ ràng giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra, so sánh, tạo tâm lý thoải mái khi mua sắm. Do đó, các cơ sở kinh doanh cần phải làm tốt vấn đề này, giá cần được ghi rõ ràng, để dễ kiểm tra, so sánh, tránh trường hợp thay đổi giá liên tục gây nhằm lẫn cho người mua.

Nhà cung cấp, kinh doanh TPAT nên hợp tác, gia tăng đầu tư về vốn với các nông trại nhằm tiếp tục mở rộng mô hình nuôi trồng và cung cấp TPAT để có được nguồn cung ứng TPAT với số lượng lớn và đều đặn giúp ổn định giá bán.

(3) Giải pháp nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo chất lượng ATTP trên toàn bộ quy trình sản xuất – vận chuyển – kinh doanh – tiêu dùng TPAT

Nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức về chất lượng có tác động cùng chiều đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. Trong phân tích hồi quy, yếu tố này có hệ số Beta = 0.233 đây là nhân tố có ảnh hưởng đứng thứ ba đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng.

Các yêu cầu về chất lượng, giá trị dinh dưỡng, độ tươi, hay nguồn gốc xuất xứ,…là những tiêu chí để người tiêu dùng phát sinh ý định mua TP nói chung và TPAT nói riêng vì chất lượng cũng luôn được người tiêu dùng quan tâm đến khi quyết định mua một loại sản phẩm nào đó kể cả TPAT. Vì vậy, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh TPAT cần đầu tư nhiều vào khâu kiểm tra, giám sát yếu tố đầu vào để đảm bảo TP chất lượng tốt, đặc biệt TPAT phải đảm bảo độ tươi ngon đồng thời phải có thông tin xuất xứ rõ ràng. Các giải pháp được đề xuất như sau:

Các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh cần đẩy mạnh mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng để đảm bảo chất lượng đầu vào và truy xuất nguồn gốc, tuân theo các tiêu chuẩn về đảm bảo vệ sinh, an toàn TP.

Cần có một bộ phận chuyên kiểm tra chất lượng TP đầu vào, trong quá trình bảo quản và cung ứng cho khách hàng.


Có quy trình công nghệ khép kín từ khâu bảo quản đến khâu đóng gói, vận chuyển giúp TPAT được tươi, sạch, đóng gói gọn gàng, trọng lượng vừa phải, đảm bảo vệ sinh.

Nên đầu tư các thiết bị, máy móc giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của TP ngay tại ch , kiểm tra nhanh về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ngay tại các quầy trưng bày TP. điều này tạo lòng tin, giúp khách hàng an tâm hơn, tin tưởng vào chất lượng TP cung cấp, từ đó góp phần gia tăng ý định mua TPAT.

Chủ động tạo ra các cuộc thảo luận về TPAT, cảnh báo người tiêu dùng đối với những TP bắt mắt, công khai giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, giấy kiểm dịch thực vật giúp người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào sản phẩm mà họ có ý định mua.

(4) Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường ATTP


Nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức về môi trường có tác động cùng chiều đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. Trong phân tích hồi quy, yếu tố này có hệ số Beta = 0.201 đây là nhân tố có ảnh hưởng đứng thứ tư đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng.

Môi trường ngày nay đang trong tình trạng đáng phải báo động, cần có sự chung tay góp sức để bảo vệ môi trường. Trong đó có việc sử dụng TPAT, cũng góp sức vào việc bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh cần chú trọng hơn trong việc đưa ra những TPAT mà phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Một số giải pháp cụ thể như sau:

Cần có những nghiên cứu về nhu cầu của người tiêu dùng vì họ ngày càng quan tâm và tiêu thụ mạnh mẽ những sản phẩm thân thiện với môi trường và có đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Người tiêu dùng đang có nhu cầu tăng đột biến về các sản phẩm là TP hữu cơ. Đây chính là xu hướng kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh TPAT vì


người tiêu dùng có nhu cầu cao trong việc sử dụng các sản phẩm sạch, giàu dưỡng chất tự nhiên, không hóa chất và thân thiện với môi trường.

Để kích cầu tiêu dùng TPAT, nhiều nhà bán lẻ, trung tâm thương mại cần triển khai các hoạt động tuyên truyền, khuyến mãi, giám sát giá sản phẩm. Nhằm mục đích kêu gọi người dân mua sắm, tiêu dùng sản phẩm xanh sạch như: sử dụng túi ni long tự hủy,…thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường, thực hiện nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, hướng dẫn khách hàng phân loại rác thải, tuyên truyền kiến thức tiêu dùng thông minh cho khách hàng nhằm bảo vệ môi trường ATTP ngày một tốt hơn.

(5) Giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ cung cấp TPAT


Nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức về hệ thống bán hàng của sản phẩm TPAT có tác động cùng chiều đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. Trong phân tích hồi quy, yếu tố này có hệ số Beta = 0.183 đây là nhân tố có ảnh hưởng đứng thứ năm đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng.

Ngày nay, trước những thông tin về ngộ độc TP hay những thông tin về các căn bệnh nan y là do các yếu tố sai lầm khi sử dụng TP. Nên người dân ngày càng chú trọng về việc lựa chọn và sử dụng TPAT. Việc lựa chọn và sử dụng thường diễn ra một cách rất là nhanh chóng. Vì thế các đơn vị kinh doanh phải tạo ra sự thuận tiện cho người tiêu dùng, giúp họ dễ dàng lựa chon sản phẩm nhằm tiết kiệm được thời gian khi mua TPAT. Các giải pháp đề xuất như sau:

Các cơ sở kinh doanh TPAT cần được xây dựng ở trung tâm, gần khu dân cư nơi đông đúc người dân sinh sống, giao thông đi lại thuận lợi giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận TPAT. Các gian hàng phải bố trí gần nhau thuận tiện cho khách hàng lựa chọn và mua sắm, không gian mua sắm cần phải rộng rãi, thoáng mát. TPAT phải đa dạng, nhiều chủng loại được trưng bài ở những nơi dễ thấy, được đặt trên những kệ hàng sang trọng, đẹp mắt. Từ đó gây sự chú ý của người tiêu dùng, nhằm tác động tích cực đến ý định mua TPAT.


Hợp tác với nhiều nhà cung cấp TPAT tránh tình trạng thiếu hụt TPAT vào các giờ cao điểm, đa dạng hóa các chủng loại TPAT. Giúp người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp cận nhiều mặt hàng TPAT.

Liên kết, mở rộng các đại lý, địa điểm cung cấp TP. Tuyên truyền giúp người tiêu dùng hiểu biết nhiều hơn về các địa điểm có bán TPAT.

(6) Giải pháp nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng


Nghiên cứu cho thấy yếu tố sự quan tâm đến sức khỏe có tác động cùng chiều đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. Trong phân tích hồi quy, yếu tố này có hệ số Beta = 0.174 đây là nhân tố có ảnh hưởng thấp nhất đến ý định mua TPAT của người tiêu dùng.

Sự quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng sẽ làm nảy sinh ý định mua TPAT trong họ là kết luận trong nghiên cứu. Các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh TPAT có thể thực hiện những hoạt động nhằm khơi gợi ở người tiêu dùng ý thức quan tâm đến sức khỏe của mình như:

Đưa ra những chương trình chăm sóc sức khỏe kèm theo bán hàng. Các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh TPAT có thể thực hiện những chương trình tư vấn về dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe nhằm nâng cao khả năng hiểu biết của người tiêu dùng về vấn đề sức khỏe có liên quan đến TP. Từ đó sẽ nâng cao ý thức tiêu dùng TPAT và đẩy mạnh ý định mua TPAT của người tiêu dùng.

Kết hợp với Bộ Y Tế và các đơn vị liên quan thường xuyên có những bài báo, các cuộc thảo luận về bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tật và kéo dài tuổi thọ. Giúp người tiêu dùng có chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi thói quen sử dụng TP không an toàn, chuyển sang sử dụng những loại TPAT vì sức khỏe của bản thân và gia đình.

Các đơn vị kinh doanh TPAT nên cùng với các cơ quan, tổ chức y tế ở địa phương nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức chăm sóc sức khỏe toàn diện tại các trường mầm non đến các bậc học trung học. Điều này sẽ giúp cho thế hệ sau này


nâng cao được sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần đồng thời sẽ là những người tiêu dùng thông thái trong tương lai.

5.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu


Sau khi có kết quả nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm an toàn của người tiêu dùng trường hợp thành phố Cà Mau” đề xuất các kiến nghị cho các doanh nghiệp trong ngành sản xuất và kinh doanh TPAT và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy ý định mua TPAT tại thành phố Cà Mau nói riêng và toàn quốc gia nói chung. Từ đó cải thiện tình hình VSATTP tại Việt Nam, nâng cao chất lượng cuộc sống người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành sản xuất và kinh doanh TPAT tại Việt Nam.

5.4. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai

Do sử dụng phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu từ đó việc nghiên cứu không hoàn toàn chính xác số biến đưa vào nghiên cứu chỉ giải thích được 57,8%, và việc đưa ra quyết định cuối cùng còn mang tính chủ quan nhưng có thể chấp nhận được. Phương pháp chọn mẫu là phương pháp phi xác suất với hình thức thuận tiện nhưng do chọn mẫu ngẫu nhiên chưa được rộng rãi, qui mô mẫu còn nhỏ nên tính đại diện chưa cao lắm.

Hướng nghiên cứu trong tương lai sẽ thu thập số lượng mẫu lớn hơn, kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thì mẫu sẽ đại diện hơn và kết quả nghiên cứu chính xác hơn.

Tóm tắt chương 5


Chương này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh nâng cao ý định mua của người tiêu dùng và từ đó thúc đẩy hành vi mua TPAT của người tiêu dùng thành phố Cà Mau. Ý nghĩa, hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai cũng được trình bày trong chương này.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí